Đào tạo nguồn nhân lực:Bắt đầu từ trường nghề

Thảo luận trong 'TIN THỊ TRƯỜNG NGUỒN NHÂN LỰC' bắt đầu bởi thantai_hr, 28/11/08.

  1. QUY ĐỊNH DIỄN ĐÀN
    - Đăng bài viết bắt buộc có tiền tố
    - Không đăng bài Quảng Cáo
    - Chỉ được phép đăng bài Tuyển dụng trong lĩnh vực nhân sự, hành chính và liên quan
    - 1 nick chỉ được phép đăng tối đa 2 bài tuyển dụng 1 tuần
    - Bài tuyển dụng bắt buộc phải có thời hạn, và sẽ bị xóa sau khi hết hạn 3 ngày
    ------------------------------
    Liên hệ quản trị diễn đàn: nguyenbaoanh89@gmail.com
    Dismiss Notice
  1. thantai_hr

    thantai_hr New Member

    Tham gia ngày:
    25/10/08
    Bài viết:
    132
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    (LĐ) - Thực hiện Nghị quyết X của Đảng về công tác dạy nghề, mấy năm gần đây, lĩnh vực này đã có nhiều đổi mới và không ngừng khởi sắc. Cả nước hiện có trên 2.000 cơ sở dạy nghề, trong đó có 70 trường cao đẳng nghề.


    Số lượng cơ sở dạy nghề (CSDN) tư thục tăng nhanh, đã có một số cơ sở dạy nghề có vốn đầu tư nước ngoài.


    Đổi mới


    CSDN ngoài công lập là 800. Cơ cấu ngành nghề đào tạo (ĐT) đã được điều chỉnh theo nhu cầu của DN. Các CSDN đã mở thêm nhiều nghề ĐT mới mà thị trường LĐ có nhu cầu. Các hoạt động dạy nghề bắt đầu có sự tham gia của DN từ việc xác định danh mục nghề ĐT, xây dựng nội dung chương trình ĐT trên cơ sở phân tích nghề, biên soạn giáo trình, tài liệu giảng dạy. Huy động DN vào giảng dạy và đánh giá kết quả học tập, tổ chức cho học sinh thực tập...


    Có khoảng 70% HS học nghề tìm được việc làm hoặc tự tạo việc làm ngay sau khi tốt nghiệp, một số nghề và một số CSDN tỷ lệ này đạt trên 90%, thậm chí được DN tiếp nhận 100% HS tốt nghiệp ra trường. Theo đánh giá của người sử dụng LĐ về kỹ năng nghề của LĐ qua ĐTN thì có khoảng 30% đạt loại khá và giỏi; 58% trung bình; về ý thức kỷ luật và tác phong CN: 51% đạt loại tốt và khá.


    Dạy nghề tại doanh nghiệp


    Để đáp ứng nhu cầu, các tập đoàn, TCty, DN đã tổ chức dạy nghề tại nơi làm việc và tại CSDN của DN. Cả nước hiện có gần 150 CSDN thuộc các DN. Các TCty, các tập đoàn kinh tế mạnh đều có trường dạy nghề, góp phần cung cấp NNL cho xã hội. Các DN, nhất là các DN có vốn đầu tư nước ngoài, DN tư nhân có quy mô lớn đã chủ động tổ chức dạy nghề, bổ túc nghề, bồi dưỡng kỹ năng nghề, chuyển giao công nghệ cho NLĐ.


    Dạy nghề tại các CSDN của DN có ưu điểm là hình thức ĐT phù hợp với đặc điểm SX cũng như công nghệ của DN, do vậy tiết kiệm được thời gian ĐT của NLĐ và tiết kiệm chi phí cho DN. Gần đây, chỉ tính riêng các trường của các TCty đã tham gia ĐTN với số lượng ngày càng tăng. Cụ thể nếu năm 1998 ĐT dài hạn ở các trường nghề của TCty được 15.000 người, thì năm 2006 các trường này đã ĐT tăng gấp 4 lần. Nhiều trường thuộc DN đã ĐTN cho các DN của mình khá tốt như các trường của tập đoàn Vinashin hàng năm cung ứng khoảng 6.000-7.000 CNKT, những năm tới sẽ ĐT 12.000 - 13.000 người. Hai trường của TCty lắp máy Lilama tuyển sinh từ 3.000 đến 4.500 người học nghề/năm để cung ứng cho các DN. Năm 2007, các trường của TĐ Than và Khoáng sản VN ĐT được hơn 8.000 LĐ...


    Hiện cả nước có gần 200 KCN, KCX và khu kinh tế (gọi chung là KCN) với hơn 1,4 triệu LĐ đang làm việc. Nhiều LĐ trong các KCN đã được học nghề tại các trường dạy nghề, có khả năng sử dụng được những thiết bị hiện đại trong các KCN. Tuy nhiên, khá nhiều LĐ tuyển tại địa phương, chưa qua ĐT. Để đáp ứng nhu cầu nâng cao trình độ nghề cho NLĐ, một số DN trong các KCN đã thực hiện ĐTN cho NLĐ mới tuyển; tổ chức ĐT lại, hoặc bồi dưỡng tay nghề cho NLĐ.


    Một số KCN đã hình thành trường dạy nghề hoặc trung tâm dạy nghề bước đầu hoạt động hiệu quả như KCN Dung Quất, các KCN Bình Dương, các KCN ở Hà Nội... Các DN tổ chức dạy nghề cho LĐ theo 3 hình thức chủ yếu: kèm cặp tại chỗ, ĐT tại DN và ĐT tập trung, trong đó dạy nghề kèm cặp là phổ biến, chiếm 63% tổng số LĐ được ĐT.


    "Phát triển mạnh mẽ hệ thống giáo dục nghề nghiệp, tăng quy mô đào tạo cao đẳng nghề, trung cấp nghề cho các khu công nghiệp, các vùng kinh tế động lực và cho XKLĐ. Mở rộng mạng lưới cơ sở dạy nghề, phát triển trung tâm dạy nghề quận, huyện. Tạo chuyển biến căn bản về chất lượng dạy nghề tiếp cận với trình độ tiên tiến của khu vực và thế giới. Đẩy mạnh xã hội hoá, khuyến khích phát triển các hình thức dạy nghề đa dạng, linh hoạt: Dạy nghề ngoài công lập, tại DN, tại làng nghề...".


    Trích Văn kiện Đại hội Đảng CSVN lần thứ X.


    Đặng Quang Điều


    laodong.com.vn
     

Chia sẻ trang này

Share