Đóng BHXH 28 năm, hưởng lương hưu thế nào?

Thảo luận trong 'TƯ VẤN LUẬT LAO ĐỘNG' bắt đầu bởi hoacomay, 2/3/09.

  1. QUY ĐỊNH DIỄN ĐÀN
    - Đăng bài viết bắt buộc có tiền tố
    - Không đăng bài Quảng Cáo
    - Chỉ được phép đăng bài Tuyển dụng trong lĩnh vực nhân sự, hành chính và liên quan
    - 1 nick chỉ được phép đăng tối đa 2 bài tuyển dụng 1 tuần
    - Bài tuyển dụng bắt buộc phải có thời hạn, và sẽ bị xóa sau khi hết hạn 3 ngày
    ------------------------------
    Liên hệ quản trị diễn đàn: nguyenbaoanh89@gmail.com
    Dismiss Notice
  1. hoacomay

    hoacomay Moderator

    Tham gia ngày:
    1/6/08
    Bài viết:
    1,538
    Đã được thích:
    6
    Điểm thành tích:
    0
    Giới tính:
    Nữ
    Nơi ở:
    Việt Nam
    Bố tôi sinh năm 1950, đã đóng BHXH được 28 năm, công tác trong nghề độc hại 16 năm, hiện giữ chức quản đốc. Do bị bệnh nên bố tôi không đi làm thường xuyên được. Tôi khuyên bố nên về hưu. Xin hỏi quý báo như vậy có đúng không và chế độ như thế nào?


    Nguyễn Ngọc Thái
     
  2. hoacomay

    hoacomay Moderator

    Tham gia ngày:
    1/6/08
    Bài viết:
    1,538
    Đã được thích:
    6
    Điểm thành tích:
    0
    Giới tính:
    Nữ
    Nơi ở:
    Việt Nam
    - Theo quy định tại khoản 2 điều 26 nghị định số 152/2006/NĐ-CP, ngày 22-12-2006 của Chính phủ (hướng dẫn một số điều của Luật BHXH về BHXH bắt buộc), điều kiện hưởng lương hưu theo khoản 1 điều 50 Luật BHXH được quy định như sau:


    "Người lao động được hưởng lương hưu khi nghỉ việc thuộc trường hợp sau: nam đủ 55 tuổi đến đủ 60 tuổi, nữ từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi có đủ 20 năm đóng BHXH trở lên mà trong đó có đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đủ 15 năm làm việc nơi có hệ số phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên".


    Chiếu theo quy định pháp luật nêu trên, trường hợp bố của bạn đã đủ điều kiện để hưởng chế độ hưu trí.


    Theo điều 28 nghị định số 152/NĐ-CP quy định người lao động đủ điều kiện hưởng lương hưu tại điều 26 nghị định số 152/NĐ-CP, mức lương hưu hằng tháng được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH theo quy định tại điều 31 nghị định số 152/NĐ-CP tương ứng với 15 năm đóng BHXH, sau đó cứ mỗi năm đóng BHXH thì tính thêm 2% đối với nam và 3% đối với nữ, mức tối đa bằng 75%.


    Nếu thời gian đóng BHXH có tháng lẻ dưới 3 tháng thì không tính, từ đủ 3 tháng đến đủ 6 tháng tính là nửa năm, từ trên 6 tháng đến 12 tháng tính tròn một năm.


    Điều 31 nghị định 152/NĐ-CP quy định: mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH để tính lương hưu được quy định như sau:


    Đối với người lao động tham gia BHXH trước ngày 1-1-1995:


    - Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ lương do Nhà nước quy định có toàn bộ thời gian đóng BHXH theo chế độ tiền lương này thì tính bình quân các mức tiền lương tháng đóng BHXH của năm năm trước khi nghỉ hưu.


    - Người lao động có toàn bộ thời gian đóng BHXH theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tính bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH của toàn bộ thời gian.


    - Người lao động vừa có thời gian đóng BHXH thuộc đối tượng thực hiện chế độ lương do Nhà nước quy định vừa có thời gian đóng BHXH theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tính bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH chung của các thời gian đó. Trong đó thời gian đóng BHXH theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì tính bình quân mức tiền lương tháng đóng BHXH của năm năm trước khi nghỉ hưu. Trường hợp chưa đủ năm năm thì tính bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng BHXH.


    Căn cứ theo quy định pháp luật nêu trên, đối chiếu với trường hợp của bạn nêu thì mức lương hưu hằng tháng của bố bạn được tính bằng 71% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH theo quy định tại điều 31 nghị định số 152/NĐ-CP.


    Luật sư TRỊNH VĂN HIỆP


    (Văn phòng luật sư Gia Thành)
     

Chia sẻ trang này

Share