Đôi dòng suy ngẫm về văn hóa làm việc thời khủng hoảng

Thảo luận trong 'KIẾN THỨC XIN VIỆC, LÀM VIỆC' bắt đầu bởi Eruylz, 26/4/09.

  1. QUY ĐỊNH DIỄN ĐÀN
    - Đăng bài viết bắt buộc có tiền tố
    - Không đăng bài Quảng Cáo
    - Chỉ được phép đăng bài Tuyển dụng trong lĩnh vực nhân sự, hành chính và liên quan
    - 1 nick chỉ được phép đăng tối đa 2 bài tuyển dụng 1 tuần
    - Bài tuyển dụng bắt buộc phải có thời hạn, và sẽ bị xóa sau khi hết hạn 3 ngày
    ------------------------------
    Liên hệ quản trị diễn đàn: nguyenbaoanh89@gmail.com
    Dismiss Notice
  1. Eruylz

    Eruylz New Member

    Tham gia ngày:
    21/4/09
    Bài viết:
    114
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Đôi dòng suy ngẫm về văn hóa làm việc thời khủng hoảng


    Những gương mặt phờ phạc, tâm lý chán nản, những nhận xét tiêu cực, thiếu động lực làm việc và bí mật tìm một bến đỗ công việc mới cho mình… là những gì mà chúng ta dễ gặp trong công sở tại nhiều doanh nghiệp lúc này.


    Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đang tác động nặng nề, tàn phá các doanh nghiệp. Các nhà quản lý đang thực hiện mọi giải pháp có thể để thắt lưng buộc bụng kể cả việc tinh giảm biên chế nhằm giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn. Doanh nghiệp đang đứng trước những lựa chọn sống còn, bản thân người lao động đang đứng trước nguy cơ mất việc bất cứ khi nào. Những câu chuyện người này, người kia bị cho nghỉ việc hay tâm lý bất mãn vì công việc thì nhiều, lương thì giảm đang trở thành chủ đề bàn tán chính của dân công sở. Đây là thời điểm bạn cần đánh giá lại vai trò của mình và có những quyết định sáng suốt.


    Hãy tĩnh tâm và xác định lại trách nhiệm công việc.


    Khi doanh nghiệp gặp khó khăn, cũng là lúc hiệu suất làm việc, tinh thần làm việc của nhân viên suy giảm. Với tư cách người lao động, nhiều người nghĩ rằng: Mình là người đi làm thuê thì cố gắng vào lúc này cũng chẳng để làm gì, hay trước khi “con tầu đắm” hãy nhanh chóng tìm cho mình một công việc mới hoặc những người ở lại thì suy nghĩ làm được ngày nào hay ngày ấy. Những lời trách móc về khả năng điều hành của cấp quản lý, thái độ bất mãn và tinh thần ủa oải do sức ép công việc ngày càng gia tăng khiến nhân viên dễ dàng phạm phải nhiều sai lầm lúc này.


    Lời khuyên cho bạn, hãy bình tĩnh và xem xét lại mọi thứ. Hãy đặt mình vào vị trí những người quản lý để thấu hiểu hơn họ đang chịu những sức ép lớn như thế nào? Thay vì những lời trách móc sếp không hiểu mình, không biết quan tâm đến nhân viên mà chỉ biết đến hiệu quả công việc bằng suy nghĩ cảm thông và tìm giải pháp cho công việc của mình hiệu quả hơn.


    Doanh nghiệp muốn vượt qua khó khăn không phải chỉ cần nỗ lực của riêng sếp. Sếp có giỏi đến mấy nhưng bản thân những người nhân viên như bạn không chủ động và cố gắng thì doanh nghiệp cũng chẳng thể làm được gì. Bạn là một phần của doanh nghiệp, hãy gạt bỏ đi tâm lý của một người đi làm thuê mà hãy nghĩ rằng đó là gia đình, là tổ chức của chính bạn và bạn phải có trách nhiệm với sự sống còn của nó.


    Cùng chung vai, gắng sức với doanh nghiệp.


    Doanh nghiệp gặp khó khăn là cơ hội để bạn chứng tỏ khả năng của chính mình. Và khó mới cần những người đầy tâm huyết và tài năng như bạn. Bạn cần nghiêm túc đánh giá lại cách thức thực hiện công việc của mình đã thực sự hoàn hảo và còn phương pháp nào để nâng cao hiểu quả công việc nữa hay không?


    Thay vì trốn tránh trách nhiệm, trốn tránh công việc hay ghen tỵ với đồng nghiệp như trước đây, bạn cần chủ động hơn trong việc nhận thêm các công việc mới về cho mình. Biết đâu, trong quá trình đó bạn sẽ tìm thấy một công việc thực sự thích hợp với bản thân và cũng là cơ hội giúp bạn rèn luyện khả năng làm việc với áp lực cao trong điều kiện giải quyết nhiều công việc trong một thời điểm. Bạn cần thẳng thắn chia sẻ và đóng góp các ý kiến nhằm nâng cao hiệu quả công việc với lãnh đạo doanh nghiệp. Hãy chung vai gắng sức cùng doanh nghiệp, hãy giúp doanh nghiệp của bạn vượt qua thời điểm khó khăn này.


    Cân nhắc kỹ lưỡng khi quyết định nghỉ việc.


    Xin nghỉ việc và tìm cho mình một công việc mới tốt hơn về một khía cạnh nào đó là sự lựa chọn của nhiều người vào lúc này. Mình là người đi làm thuê thì làm ở chỗ nào cũng thế thôi, quan trọng là lương cao và công việc ổn định là suy nghĩ chung của không ít nhân viên.


    Nếu bạn nghĩ vậy, tôi nghĩ rằng bạn cần thay đổi quan điểm của chính mình. Dời bỏ tổ chức khi nó gặp khó khăn, khi áp lực công việc với bạn ngày càng lớn là một điều bạn không nên nếu như bạn là một nhân viên mẫu mực. Bạn cảm thấy như thế nào khi đặt mình vào vị trí của quản lý: Khi công ty đứng trên vô vàn thách thức, nhân viên của mình bỏ đi? Khi công ty cần bạn nhất, cần sự cố gắng và sẻ chia của những người một thời xây dựng nó giờ đây quay mặt làm ngơ? Hãy suy nghĩ thấu đáo khi quyết định chuyển sang một doanh nghiệp mới. Bạn có chắc rằng nó tốt hơn hay không? Bạn có chắc rằng nó phù hợp và giúp bạn có cơ hội thăng tiến trong sự nghiệp?


    Đa phần mọi người khi quyết định chuyển việc thường chỉ nhìn thấy những mặt không tốt của công ty mình đang làm và so sánh với một số mặt tốt nào đó thường là lương thưởng của các công ty khác và vội vàng lựa chọn. Trong thời điểm khủng hoảng này, doanh nghiệp nào cũng thế thôi. Nếu công ty của bạn còn cần đến bạn hãy gắn bó và gắng sức cùng tổ chức.


    Và khi bạn đã không còn một sự lựa chọn nào khác. Khi vai trò của bạn với doanh nghiệp đã không còn ý nghĩa và bản thân doanh nghiệp không thể vượt qua cơn bão tố này bạn có thể suy nghĩ lại quyết định của mình. Dù doanh nghiệp có lâm vào cảnh phá sản, những nỗ lực của bạn không mang lại kết quả như ý muốn nhưng bạn vẫn có quyền tự hào bạn đã nỗ lực hết mình.


    Ngô Phú Mạnh


    Training Consultancy Manager


    VietnamLearning – GK Corporation


    Trích dẫn từ thư viện khóa học trực tuyến “Kỹ năng làm việc chuyên nghiệp” của Vietnamlearning.vn


    -------------------oOo------------------- [​IMG]
     

Chia sẻ trang này

Share