Đơn phương chấm dứt HĐLĐ với người có thai, bị xử phạt ra sao?

Thảo luận trong 'TƯ VẤN LUẬT LAO ĐỘNG' bắt đầu bởi Hoài Không, 25/9/08.

  1. QUY ĐỊNH DIỄN ĐÀN
    - Đăng bài viết bắt buộc có tiền tố
    - Không đăng bài Quảng Cáo
    - Chỉ được phép đăng bài Tuyển dụng trong lĩnh vực nhân sự, hành chính và liên quan
    - 1 nick chỉ được phép đăng tối đa 2 bài tuyển dụng 1 tuần
    - Bài tuyển dụng bắt buộc phải có thời hạn, và sẽ bị xóa sau khi hết hạn 3 ngày
    ------------------------------
    Liên hệ quản trị diễn đàn: nguyenbaoanh89@gmail.com
    Dismiss Notice
  1. Hoài Không

    Hoài Không New Member

    Tham gia ngày:
    2/4/08
    Bài viết:
    1,689
    Đã được thích:
    54
    Điểm thành tích:
    0
    Mã:
    a. Nếu người sử dụng lao động (NSDLĐ) đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động (HĐLĐ) với lao động nữ có thai thì sẽ bị xử phạt như thế nào? Nếu phạt hành chính thì phạt bao nhiêu?
    
    b. Công ty tạm ngừng hoạt động một thời gian thì cho người lao động nghỉ việc như thế nào? Trả lương bao nhiêu % trong thời gian không làm việc? Công ty được phép tạm dừng bao lâu?
    
    (Bạn đọc)
    a. Trường hợp NSDLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ với người lao động nữ có thai thì sẽ bị xử phạt hành chính với mức phạt tiền từ 5 triệu đến 10 triệu đồng theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 15 Nghị định 113/2004/NĐ-CP ngày 16-4-2004 của Chính phủ quy định xử phạt hành chính về hành vi vi phạm pháp luật lao động.


    b. Theo quy định tại Điều 41, Điều 43 Nghị định 88/2006/NĐ-CP ngày 29-8-2006 của Chính phủ về đăng ký kinh doanh và Điều 156 Luật Doanh nghiệp 2005 thì doanh nghiệp chỉ được phép tạm ngưng kinh doanh không quá 1 năm. Sau khi hết thời hạn tạm ngưng kinh doanh mà vẫn muốn tiếp tục tạm ngưng thì có thể gia hạn tiếp thêm 1 năm. Như vậy tổng thời gian tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp không quá 2 năm.


    Trong thời gian tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp phải nộp đủ số thuế còn nợ, tiếp tục thanh toán các khoản nợ, hoàn thành việc thực hiện hợp đồng đã ký với khách hàng và người lao động, trừ trường hợp doanh nghiệp chủ nợ, khách hàng và người lao động có thỏa thuận khác.


    Bên cạnh những quy định nêu trên, Điều 62 Bộ luật lao động quy định khá chi tiết về vấn đề tiền lương của người lao động, cụ thể như sau:


    “Trong trường hợp phải ngừng việc, người lao động được trả lương như sau:


    1. Nếu do lỗi của NSDLĐ thì người lao động được trả đủ tiền lương;


    2. Nếu do lỗi của người lao động thì người đó không được trả lương; những người lao động khác trong cùng đơn vị phải ngừng việc được trả lương theo mức do hai bên thỏa thuận nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu;


    3. Nếu vì sự cố về điện, nước mà không do lỗi của NSDLĐ hoặc vì những nguyên nhân bất khả kháng thì tiền lương do hai bên thỏa thuận nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu".


    Luật sư NGUYỄN VĂN HẬU
     

Chia sẻ trang này

Share