Đẩy thiệt thòi cho người lao động

Thảo luận trong 'TIN THỊ TRƯỜNG NGUỒN NHÂN LỰC' bắt đầu bởi saudam, 7/7/09.

  1. QUY ĐỊNH DIỄN ĐÀN
    - Đăng bài viết bắt buộc có tiền tố
    - Không đăng bài Quảng Cáo
    - Chỉ được phép đăng bài Tuyển dụng trong lĩnh vực nhân sự, hành chính và liên quan
    - 1 nick chỉ được phép đăng tối đa 2 bài tuyển dụng 1 tuần
    - Bài tuyển dụng bắt buộc phải có thời hạn, và sẽ bị xóa sau khi hết hạn 3 ngày
    ------------------------------
    Liên hệ quản trị diễn đàn: nguyenbaoanh89@gmail.com
    Dismiss Notice
  1. saudam

    saudam New Member

    Tham gia ngày:
    3/4/08
    Bài viết:
    278
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Nơi ở:
    1,2 ,3 con rùa hê hê
    Doanh nghiệp đã hiểu sai hoặc cố tình vi phạm pháp luật làm ảnh hưởng nghiêm trọng quyền lợi người lao động“Đã gần 3 năm kể từ ngày xí nghiệp cho nghỉ việc theo diện dôi dư nhưng đến nay chúng tôi chưa nhận được khoản trợ cấp nào”. Ông Đặng Văn Thuận, đại diện cho hơn 10 lao động của Xí nghiệp Khai thác chế biến dịch vụ thủy sản, cho biết như vậy trong đơn kiến nghị gửi các cơ quan chức năng mới đây.


    [​IMG]


    Cho nghỉ để “chạy” chính sách


    Do Xí nghiệp Khai thác chế biến dịch vụ thủy sản làm ăn thua lỗ, năm 2006, Chính phủ đã đưa xí nghiệp này vào danh mục bán doanh nghiệp. Tháng 10-2006, giám đốc Sở LĐ-TB-XH TPHCM đã phê duyệt phương án lao động của xí nghiệp. Theo đó có 17 lao động phải nghỉ việc theo diện dôi dư theo Nghị định 41/CP khi chưa có quyết định phê duyệt phương án bán đấu giá xí nghiệp của UBND TPHCM. Một lãnh đạo của xí nghiệp thừa nhận: “Thời điểm đó, Nghị định 41/CP sắp hết hiệu lực nên đơn vị vội vàng làm các thủ tục hoàn chỉnh phương án sắp xếp lao động”.


    Đến tháng 10-2007, UBND TPHCM kiến nghị Thành ủy cho khôi phục hoạt động của xí nghiệp để cổ phần hóa và hiện xí nghiệp đang làm phương án sáp nhập Tổng Công ty Nông nghiệp Sài Gòn. Như vậy, trên thực tế, 17 lao động trên không thuộc diện dôi dư nhưng đã bị cho nghỉ việc để “chạy” chính sách. Chính vì vậy, sau gần 2 năm phê duyệt phương án lao động, Sở LĐ-TB-XH TPHCM đã phải nhìn nhận lại: “Trường hợp của Xí nghiệp Khai thác chế biến dịch vụ thủy sản không thể thực hiện chính sách dôi dư đối với người lao động (NLĐ)”.


    Gần đây, 3 lao động mới được giải quyết theo chế độ hưu trí. Còn lại 14 người vẫn phải chờ. Ngày 7-5 vừa qua, Tổng Công ty Nông nghiệp Sài Gòn đã có cuộc họp với các ngành liên quan giải quyết quyền lợi cho 14 lao động trên theo diện mất việc làm, tính trên nền mức lương tối thiểu chung là 540.000 đồng.


    Ép người lao động nghỉ việc


    Cuối tuần qua, TAND huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương đã hòa giải lần 2 vụ bà Phạm Thị Tiến khởi kiện Công ty TNHH Bao bì Việt (huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương) vì bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động (HĐLĐ) trái luật. Bà Tiến vào làm việc cho Công ty Dacco (nay là Tập đoàn Daso) từ năm 1998, đến năm 2005, chuyển về làm cho Công ty Bao bì Việt thuộc Tập đoàn Daso. Lúc này, HĐLĐ của bà Tiến là HĐLĐ không xác định thời hạn. Cuối tháng 6-2007, Công ty Bao bì Việt thay đổi thành viên hội đồng quản trị. Đến đầu năm 2008, ban điều hành mới đã yêu cầu bà Tiến phải ký lại HĐLĐ với thời hạn 12 tháng và mức lương thấp hơn nên bà Tiến từ chối. Do lo lắng, bà Tiến đã bị tăng huyết áp độ 1. Đến ngày đi tái khám, bà Tiến xin nghỉ một giờ để đi khám bệnh theo chỉ định của bác sĩ nhưng giám đốc công ty không cho đi với lý do “trong giờ làm việc”.


    Đến giữa tháng 1-2008, Công ty Bao bì Việt tổ chức họp để thông báo chấm dứt HĐLĐ với bà Tiến. Đại diện ban chấp hành CĐ cơ sở khẳng định không có căn cứ chứng minh bà Tiến không hoàn thành nhiệm vụ, nhưng ông Cao Minh Thông, tổng giám đốc công ty, ký quyết định đơn phương chấm dứt HĐLĐ với bà Tiến vì: “Không hoàn thành tốt công việc được giao; không chấp hành quyết định điều động chuyển công tác của người sử dụng lao động; không đồng ý ký HĐLĐ với người sử dụng lao động mới”.


    Luật gia Võ Văn Đời, Giám đốc Trung tâm Tư vấn Pháp luật LĐLĐ TPHCM:


    Phải nhận NLĐ trở lại làm việc


    Pháp luật lao động quy định trường hợp sáp nhập, hợp nhất, chia, tách doanh nghiệp, chuyển quyền sở hữu, quyền quản lý hoặc quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp thì người sử dụng lao động kế tiếp phải chịu trách nhiệm tiếp tục thực hiện HĐLĐ với NLĐ. người sử dụng lao động không được tự ý điều chuyển NLĐ làm việc trái HĐLĐ. Trường hợp người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái luật, phải nhận NLĐ trở lại làm việc, bồi thường tiền lương những ngày NLĐ không được làm việc cộng với ít nhất hai tháng tiền lương.


    Bà Nguyễn Thị Dân, Trưởng Phòng Lao động - Tiền lương - Tiền công Sở LĐ-TB-XH:


    Phải tính đúng trợ cấp mất việc


    Việc Tổng Công ty Nông nghiệp Sài Gòn lấy tiền lương tối thiểu 540.000 đồng để tính trợ cấp mất việc cho NLĐ là chưa phù hợp. Bởi lẽ, tiền lương làm căn cứ trả trợ cấp thôi việc, mất việc là tiền lương bình quân 6 tháng liền kề trước thời điểm NLĐ thôi việc, mất việc. Tiền lương tối thiểu chung hiện nay là 650.000 đồng. Tổng Công ty Nông nghiệp Sài Gòn phải xác định rõ thời điểm NLĐ mất việc để áp dụng mức lương tối thiểu đúng quy định khi trả trợ cấp mất việc.


    Bài và ảnh: Nam Dương


    nld.com.vn
     

Chia sẻ trang này

Share