15 LOẠI NHÂN VIÊN CẦN QUAN TÂM CHIẾU TƯỚNG

Thảo luận trong 'TUYỂN DỤNG' bắt đầu bởi voviettrieu, 19/12/08.

  1. QUY ĐỊNH DIỄN ĐÀN
    - Đăng bài viết bắt buộc có tiền tố
    - Không đăng bài Quảng Cáo
    - Chỉ được phép đăng bài Tuyển dụng trong lĩnh vực nhân sự, hành chính và liên quan
    - 1 nick chỉ được phép đăng tối đa 2 bài tuyển dụng 1 tuần
    - Bài tuyển dụng bắt buộc phải có thời hạn, và sẽ bị xóa sau khi hết hạn 3 ngày
    ------------------------------
    Liên hệ quản trị diễn đàn: nguyenbaoanh89@gmail.com
    Dismiss Notice
  1. voviettrieu

    voviettrieu New Member

    Tham gia ngày:
    23/10/08
    Bài viết:
    20
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Gởi các thành viên tham khảo nhé


    15 LOẠI NHÂN VIỆC CẦN QUAN TÂM CHIẾU TƯỚNG


    (Sưu tầm tài liệu đào tạo nội bộ công ty)


    1) NHÂN VIÊN KHÔNG CÓ TÍNH CẨN THẬN, THIẾU TỈ MỈ, THIẾU CHI TIẾT TRONG CÔNG VIỆC :


    - Là những nhân viên làm việc thiếu tính cẩn thận, thiếu sự cẩn trọng từ nội dung đến hình thức của từng công việc, luôn có suy nghĩ khi tờ trình hay báo cáo trình CBCQ sẽ được CBCQ xem xét, sửa chữa, góp ý giúp nên không chú ý kiểm tra kỹ trước khi trình.Nhiều lần như vậy sẽ bị đánh giá năng lực yếu kém.


    - Công việc chỉ giải quyết trên bề nổi, thiếu tỉ mỉ nên không giải quyết tới chiều sâu, bản chất, tận cùng từng vấn đề. Khi cấp trên chất vấn thì người nhân viên lúng túng, xin “để kiểm tra lại “ rồi mới báo cáo (vì không nắm được chi tiết công việc ).Nhiều lần xin rút kinh nghiệm, dẫn đến mất uy tín, không hoàn thành nhiệm vụ được giao.


    2) NHÂN VIÊN CÓ TÍNH HỜI HỢT, SUY NGHĨ ĐƠN GIẢN, HẠN HẸP NÊN LÀM VIỆC “QUA LOA”, QUA TRUÔNG, KHÔNG TỚI NƠI TỚI CHỐN, KHÔNG DỨT DẠT :


    - Là những nhân viên không am hiểu công việc đang đảm nhận không nắm được bản chất các quy trình nghiệp vụ, suy nghĩ hời hợt nên “an tâm “làm theo kinh nghiệm truyền miệng hoặc kinh nghiệm cũ kỹ của mình, không chịu đọc QTQĐ nên làm không đủ trình tự, không đạt thậm chí làm sai, gây thiệt hại cho đơn vị và công ty.


    - Suy nghĩ hạn hẹp nên chỉ làm tới đó rồi thôi, hồ sơ không lưu đầy đủ, không báo cáo từng hạng mục cho cấp trên thẩm định công nhận. Hỏi tới việc nào cũng trả lời”đã xong, đã hoàn tất” nhưng thực tế “ báo cáo còn nằm trên máy vi tính chưa in ra”:, hoặc hồ sơ chưa được cấp thẩm quyền phê duyệt, công nhận.CBCQ kiểm tra kết quả việc làm của nhân viên, nhiều việc nhân viên chỉ đạt 90 %, 10 % còn lại không làm hoặc làm không đạt, đó chính là tồn đọng, dây dưa gây khó khăn cho nhiều phần hành nghiệp vụ (trong đó có khó khăn cho chính bản thân người nhân viên đó ), gây trì trệ hoạt động của đơn vị của bộ phận.


    Để quản nhóm nhân viên này PHƯƠNG PHÁP LÀM VIỆC MỚI LÀ


    “ (10)THỰC CHẤT (Thực tế + Chất lượng ) =(9)HÀNH ĐỘNG + (1) BÁO CÁO “.


    Cụ thể như sau


    (1) Mục tiêu  (2) Phương hướng, kế hoạch hành động  (3)Triển khai thực hiện


     (4)KTKS (bản thân tự KTKS, Cấp trên KTKS quá trình)


     (5)Báo cáo (người thực hiện có trách nhiệm báo cáo )


     (6) CBCQ cấp trên Thẩm định


    (7) CBCQ cấp trên công nhận hay bác bỏ


     (8)CBCQ cấp trên Khen tặng/ Khen thưởng hay phê bình /xử lý


     (9)Đúc rút kinh nghiệm (người thực hiện )


     (10)lưu hồ sơ và chuyển thông tin các đơn vị liên quan (người thực hiện)


    3) NHÂN VIÊN THỤ ĐỘNG, CHỜ “ THÚC MỚI ĐI, ĐẨY MỚI CHẠY”, CHỜ CẦM TAY CHỈ VIỆC, CHẬM CHẠP, RỀ RÀ, GẶP KHÓ KHĂN KHÔNG BÁO CÁO, TỚI ĐÂU HAY TỚI ĐÓ :


    - Đây chính là hệ luỵ của “bao cấp“ của các mô hình quản lý gia đình con anh cha chú hoặc tất cả “lãnh đạo phụ trách sẽ lo toan” nhiều năm của công ty nên hình chung tạo nên thói quen thụ động suy nghĩ, thụ động làm việc của nhiều nhân viên.


    - Cụ thể là khi nhận nhiệm vụ từ CBCQ, Trưởng bộ phận giao, người nhân viên thường có thói quen hỏi lại “ làm như thế nào “ để được CBCQ “ cầm tay chỉ việc “, chỉ tới đâu làm tới đó. Qúa trình có gặp khó khăn thì ngừng công việc, không suy nghĩ tìm cách giải quyết, cũng không thèm báo cáo. Chỉ đến khi CBCQ, Trưởng bộ phận kiểm tra thì “ đổ tại, đổ bị “.


    - Hoặc có trường hợp thấy chủ quản lu bu sự vụ, ít KTKS nên từ từ mới làm hoac thấy thời gian chưa đến nên không làm dẫn đến tình trạng thời hạn gần kề thì chạy đôn chạy đáo làm vội vàng (“ nước tới chân mới nhảy “) nên chất lượng kém.


    - Hoặc có trường hợp “câu giờ “, rề rà kéo dài thời gian để có vẻ “bận rộn, nhiều việc “.


    - Đối với loại nhân viên này, CBCQ cần thay đổi cách thức đánh giá nhân sự đó là phải đánh giá trên kết quả công việc = bao nhiêu việc hoàn thành + chất lượng từng việc để đánh giá, xét lương, xét quyền lợi cho họ thì sẽ chấm dứt tình trạng này trong đơn vị (vì khi đó người nhân viên “ chậm chạp “, rề rà sẽ không có việc gì làm xong để được công nhận) đồng nghĩa với việc “ Hôm nay không siêng năng làm việc cho có kết quả - hiệu quả, ngày mai sẽ siêng năng đi tìm việc làm vì bị đào thải ( thất nghiệp)”.


    4) NHÂN VIÊN CÓ TÍNH NÓNG VỘI ( chưa suy nghĩ đã nói, chỉ nhìn hiện tượng đã kết luận ), HẤP TẤP (chưa có phương pháp đã “lủi đầu” đi làm, việc gì cũng muốn làm cho nhanh để “ rảnh rang “),VỘI VÀNG, “ BA CHỚP BA NHÁNG “, BỐC ĐỒNG.


    - Sự nhanh nhạy là cần thiết nhưng sự nóng vội, hấp tấp thường mang lại bất cập là phải làm đi làm lại một việc nhiều lần (vì làm một lần vội vàng chưa có kết quả gì ?) hoặc nghĩ rằng như vậy là đã xong nhưng chưa giải quyết được “ tận gốc “ từng vần đề nên sau này “ bệnh cũ “ sẽ “ tái phát “ nặng hơn. Khi đó người NV phải mất thời gian làm lần 2, lần 3 trong khi thời gian không có để làm ra nhiều thành tích mới,chắc chắn sẽ bị đánh giá kém năng lực,





    5) NHÂN VIÊN LUÔN CHO MÌNH LÀ YẾU KÉM, TỰ TI, MẶC CẢM NÊN RỤT RÈ, THIẾU MẠNH DẠN, KHÔNG DÁM NHẬN NHIỆM VỤ:


    - Là những nhân viên quá tự ti, không tự tin vào sở học, sở trường, chuyển môn của bản thân mình. Tự ti mãi với những sai lầm đã phạm phải trong quá khứ, từ đó e dè, nhút nhát không mạnh dạn trình bày ý kiến, không dám nhận nhiệm vụ, không dám hành động (dù đó là chuyên môn của mình ).


    - Lâu dần trở nên thui chột hoặc trở thành thụ động không làm ra được kết quả, bị đánh giá thấp nên tự đào thải hoặc công ty không lưu dụng.


    6) NHÂN VIÊN LUÔN CHO MÌNH LÀ GIỎI, AM HIỂU MỌI VIỆC, TỰ CAO TỰ ĐẠI, KIÊU CĂNG, XEM THƯỜNG NGƯỜI KHÁC :


    - Là những nhân viên làm lâu năm có một số kinh nghiệm thực tế nên có tư tưởng “ độc tôn”, “ sư phụ “, xem mình là “ số một “, không hợp tác với đồng sự nên dần dần bị “ cô độc “, không làm ra thêm thành tích mới,


    - Là những nhân viên trẻ có bằng cấp chỉ biết nói theo sách vở, không làm việc theo QTQĐ, không khiêm tốn học kinh nghiệm thực tế nên làm việc sai sót, sai lầm nên không làm ra thành tích gì.


    - Là các CB có chức vụ,có quyền hạn nên quan liêu, hách dịch, xem thường cấp dưới. Hay tự ái cá nhân, không chấp nhận sự KTKS của tổ chức, hoạnh hoẹ cấp dưới, hay “ bắt bẻ “ các đơn vị chức năng KTKS,


    7) NHÂN VIÊN CÓ TÍNH BẢO THỦ, KHƯ KHƯ GIỮ Ý KIẾN CỦA MÌNH, KHÔNG LẮNG NGHE Ý KIẾN CỦA NGƯỜI KHÁC, “ CÁI TÔI “ CỦA MÌNH QUÁ LỚN:


    - Bảo thủ là bảo vệ ý kiến, co thủ để giữ ghế, giữ quyền, giữ thế “độc tôn “do mình đã làm việc nhiều năm về nghiệp vụ này hay lĩnh vực khác. Khi nghe ý kiến góp ý luôn tìm cách phản bác mà nguyên nhân chính là không có dũng khí để thay đổi cách làm cũ kỹ lỗi thời không còn phù hợp. Xét cho cùng, các nhân viên này ngại đổi mới vì năng lực không phù hợp với yêu cầu mới của công ty.


    - Những nhân viên này dần dần sẽ trở thành lão hoá, không phù hợp với thời kỳ mới khi có sự thay đổi.


    8) NHÂN VIÊN CÓ TÍNH BA PHẢI, “ CUỐN THEO CHIỀU GIÓ” (gió chiều nào thì theo chiều đó),KHÔNG CÓ CHÍNH KIẾN, KHÔNG QUYẾT ĐOÁN:


    - Là người nhân viên có tính “ cơ hội “, không làm việc bằng đôi chân “năng lực “ và phẩm chất “ của mình mà “sống theo chiều gió”. Nhân viên này luôn chú ý quan sát để biết được ai là người có quyền quyết định để nghe theo, “ nói theo “ ý kiến của người đó, gío chiều nào thì nghiêng theo chiều đó (hy vọng được đánh giá cao để khỏi làm việc mà vẫn được hưởng quyền lợi ).


    9) NHÂN VIÊN CÓ TÍNH DỰA DẪM, TRÔNG CHỜ VÀO NGƯỜI KHÁC:


    - Là nhân viên có tính lừng khừng, không dám chịu trách nhiệm nên không quyết đoán.Khi gặp vấn đề nào phát sinh thì không tự chủ suy nghĩ mà trông chờ người khác, trông chờ cấp trên quyết định. (nếu sau này bị phê bình về kết quả kém của mình thì “đổ tại, đổ bị “đó là quyết định của người khác, mình chỉ là người thực thi ).


    - Lúc nào cũng chủ quan cho rằng nếu mình không làm thì cấp trên sẽ làm thay nên ỷ lại, dựa dẫm vào sự bao cấp của CBCQ, của công ty. Làm ít nhưng hy vọng tập thể có thành tích thì mình cũng sẽ được hưởng quyền lợi hoặc có mối quan hệ thân thiết với CBCQ cấp trên nên có suy nghĩ ỷ lại mình sẽ được bao che, nâng đỡ.


    - Đây là quan điểm sai lầm vì bất kỳ CB nào có hành vi dung dưỡng cho cái xấu thì trước sau cũng bị xử lý. Khi đó, người nhân viên có còn ai để dựa dẫm nữa hay không ?


    10) NHÂN VIÊN THÍCH NÓI LÝ THUYẾT SUÔNG, “ NÓI THÁNH, NÓI TƯỚNG “, CHỈ NÓI “ NGUYÊN TẮC NÀY, NGUYÊN TẮC KHÁC “ THIẾU LÝ LUẬN THỰC TẾ, NÓI NHIỀU LÀM ÍT HOẶC KHÔNG LÀM:


    - Là những nhân viên thích nói hơn làm. Chờ đến cuộc họp, hội nghị, hội thảo để phát biểu vì suy nghĩ hạn hẹp làm như vậy sẽ được đánh giá cao. Công ty cần là người biết nói (nói đúng điều cần phải nói) và biết làm (làm đúng và làm giỏi những điều đã nói, đã viết).


    - Là các nhân viên trẻ có bằng cấp nhưng thiếu thực tế do lười làm việc nên chỉ biết nói lý thuyết suông, nói luận điểm này luận cứ khác, nói nguyên tắc chung chung, lý thuyết suông vì thiếu thực tế nên không có nội dung súc tích để ví dụ hay liên hệ. Có tính hô hào phong trào, sau đó không bắt tay hành động nên làm việc không có kết quả gì.


    11) NHÂN VIÊN CÓ TÍNH “ LỬA RƠM “, HÁO THẮNG NHƯNG DỄ NẢN CHÍ, THIẾU TÍNH KIÊN TRÌ, THIẾU KIÊN NHẪN THEO ĐUỔI MỤC TIÊU TỚI CÙNG:


    - Là nhân viên có tính bốc đồng, háo thắng muốn đi tắt (muốn nhanh có thành tích), “khẩu khí “ vạch ra phương hướng này hay kế hoạch khác rất hào hứng nhưng khi va chạm thực tế thì lại thiếu kiên nhẫn, thiếu kiên định, chỉ cần va vấp một vài khó khăn nhỏ là đã đầu hàng, bỏ cuộc (rồi đổ thừa cho hoàn cảnh khách quan hoặc do CBCQ không tạo điều kiện … ). Loại nhân viên này không đi trọn con đường đến mục tiêu nên dần dần trở thành “ hình nộm “,


    - Mỗi người nhân viên khi đi làm phải xác định cho rõ mục tiêu, có phương hướng và phải kiên trì đi từng nấc thang, nhiều nấc thang (nhưng không đi quá lâu, quá chậm)nhằm đạt mục tiêu cuối cùng. Có như vậy, những điều mong muốn mới trở thành sự thật, thành tích sẽ được công nhận.


    12) NHÂN VIÊN CÓ TÍNH CHỦ QUAN, LUÔN XEM THƯỜNG VIỆC NHỎ, CHO RẰNG VIỆC ĐÓ KHÔNG LIÊN QUAN TỚI MÌNH, ĐINH NINH VIỆC ĐÓ ĐÃ LÀM XONG THIẾU KTKS :


    - Là nhân viên có suy nghĩ cho rằng đó là việc nhỏ, không cần đầu tư, quan tâm nhiều, không cần tập trung nên không chú ý làm cho ra kết quả . Chính suy nghĩ như vậy nên chỉ làm qua loa hoặc không làm nên có lúc “ lỗ nhỏ đắm thuyền “,chắc chắn cũng sẽ bị loại bỏ.


    - Đinh ninh việc đó đã có người khác làm hoặc đã chỉ đạo cho cấp dưới làm (mà không KTKS xem làm tới đâu, đạt ở mức độ nào ??), hoặc việc đó không liên quan đến mình dẫn đến thiếu cảnh tỉnh, thiếu cảnh giác, chỉ đến khi chính bản thân mình sai phạm cùng tính chất thì mới hối hận, xin “ cơ hội ” thì đã muộn màng, chắc chắn cũng sẽ bị loại bỏ.





    13) NHÂN VIÊN LƯỜI BIẾNG, CHÂY LƯỜI :


    - Là nhân viên chỉ biết nhận lương, nhận chế độ mà rất lười biếng từ suy nghĩ đến việc làm. Bản thân luôn sẵn sàng nói “ bó tay “ ( để khỏi làm ), luôn ca thán “ khó lắm “ để khỏi nhận nhiệm vụ, luôn đòi hỏi quyền lợi trước khi bắt tay làm việc (mà không ý thức được rằng chỉ khi nào là ra nhiều thành tích thì quyền lợi sẽ tăng ).


    14) NHÂN VIÊN CÓ TÍNH ĐÙN ĐẨY, NÉ TRÁNH TRÁCH NHIỆM:


    - Là nhân viên luôn tìm cách này hoặc cách khác để né tránh không nhận nhiệm vụ (luôn nói rằng tôi còn nhiều việc, mà thực tế nhiều việc là do việc của mình làm không xong ), đùn đẩy cho người khác, cho đơn vị khác với “ luận điệu “ theo cơ cấu tổ chức, theo chức năng nhiệm vụ (mà không ý thức được rằng mỗi một phần hành đều có sự tương tác, qua lại lẫn nhau của ít nhất 3 phần hành khác ).


    - Khi xảy ra sai sót, luôn tìm cách đổ lỗi cho người khác, nếu có kiểm điểm nhận trách nhiệm cũng chỉ nhận khuyết điểm chung chung là “ còn nhiều yếu kém “ (ai cho phép nhiều yếu kém mà vẫn nhận đủ lương ?)


    - Thiếu tinh thần trách nhiệm, thiếu ý thức: CBCQ đã uốn nắn, chỉ dẫn cụ thể, cho cơ hội, nếu không thay đổi vẫn chứng nào tật ấy”





    15) NHÂN VIÊN DUY Ý CHÍ, CỰC ĐOAN, PHIẾN DIỆN VÀ THIẾU TƯ DUY SÁNG TẠO:


    - Là nhân viên làm việc có tính “ cứng nhắc “, chỉ nhìn nhận vấn đề trên một góc độ nào đó ( thường có lợi nhất cho mình ), máy móc, rập khuôn hay định kiến.Vấn đề nào cũng có chiều sâu và có nhiều ý nghĩa. Do đó, không được đánh giá vấn đề khi chưa nhìn được toàn diện, khi thiếu cơ sở, hay không có thông tin chính xác. Phải tìm hiểu lý do của vấn đề xem có bao nhiêu nguyên nhân, phân tích từng nguyên nhân, phân tích bản chất, gốc rễ của vấn đề .


    - Thiếu động não, lười vận động suy nghĩ, thiếu sự sáng tạo, chỉ quen làm theo cách cũ. Suy nghĩ hạn hẹp, không chịu khó tư duy để phân tích lợi / hại từng vấn đề trước khi hành động. Có khi quá chi li, tiết kiệm đến mức làm mất cơ hội kinh doanh.


     
    Last edited by a moderator: 19/12/08
    insoul thích bài này.

Chia sẻ trang này

Share