3 Câu chuyện về văn hóa doanh nghiệp

Thảo luận trong 'VĂN HÓA DOANH NGHIỆP' bắt đầu bởi Hoài Không, 9/8/08.

  1. QUY ĐỊNH DIỄN ĐÀN
    - Đăng bài viết bắt buộc có tiền tố
    - Không đăng bài Quảng Cáo
    - Chỉ được phép đăng bài Tuyển dụng trong lĩnh vực nhân sự, hành chính và liên quan
    - 1 nick chỉ được phép đăng tối đa 2 bài tuyển dụng 1 tuần
    - Bài tuyển dụng bắt buộc phải có thời hạn, và sẽ bị xóa sau khi hết hạn 3 ngày
    ------------------------------
    Liên hệ quản trị diễn đàn: nguyenbaoanh89@gmail.com
    Dismiss Notice
  1. Hoài Không

    Hoài Không New Member

    Tham gia ngày:
    2/4/08
    Bài viết:
    1,689
    Đã được thích:
    54
    Điểm thành tích:
    0
    1 - “Kính chào các anh chị! Rất cảm ơn các anh chị đã nhiệt tình giúp đỡ Vy và ủng hộ công ty X trong suốt thời gian qua. Nay vì hoàn cảnh riêng nên Vy không còn làm việc tại công ty X nữa. Dù vậy Vy rất mong các anh chị tiếp tục ủng hộ công ty X và giúp đỡ anh Nguyễn văn A – người thay thế, đảm nhận công việc của Vy tại công ty X. Các anh chị có thể liên lạc với anh Nguyễn Văn A theo địa chỉ (…), số điện thoại (…), email (…). Riêng Vy, khi nào có thông tin chính thức Vy sẽ thông báo đến các anh chị sau. Cảm ơn các anh chị thật nhiều!”. Đó là nội dung một bức e-mail mà tôi nhận được từ Thu Vy – manager của một công ty bảo hiểm nổi tiếng trên địa bàn TP.HCM vào đúng dịp cuối năm. Đọc e-mail của Thu Vy, nhóm phóng viên phụ trách lĩnh vực bảo hiểm của chúng tôi ai cũng khen Vy hành xử thật đẹp đối với đơn vị cũ, dù có thông tin cho rằng Vy ra đi vì nơi đây đã không đánh giá đúng năng lực và công sức mà cô đóng góp cho công ty. Điều đó hoàn toàn trái ngược với cách hành xử theo kiểu “ăn không được thì đạp đổ’ mà chúng ta thường thấy khi có ai đó bị sa thải hay bị thuyên chuyển công tác… Đem câu chuyện này kể cho một người bạn có thâm niên và chức vụ khá cao trong một tập đoàn đa quốc gia nổi tiếng, bạn bảo, những người biết cách hành xử như Thu Vy là người khôn ngoan, và các doanh nghiệp nước ngoài nổi tiếng, có uy tín thường rất thích tuyển dụng những người như thế, ngược lại họ rất sợ và không bao giờ tuyển dụng nếu biết người đó luôn rêu rao nói xấu đơn vị cũ của mình. Bởi vì theo họ những người biết cách hành xử có văn hóa cũng sẽ biết cách làm tăng uy tín đơn vị, làm đẹp thêm giá trị thương hiệu của doanh nghiệp. Điều đó rất đáng để các doanh nghiệp chúng ta cùng suy ngẫm.


    2 - Một lần đến Công ty cổ phần Cao su Sài Gòn – Kymdan, tôi thấy trên bảng tin nội bộ có bài phát động phong trào bỏ thuốc lá với mức thưởng lên đến 2 tháng lương và ngược lại bị phạt nặng nếu ai tái hút. Qua tìm hiểu, tôi được biết, ở Kymdan trách nhiệm công đồng luôn được coi trọng. Động viên mọi người bỏ thuốc lá hay những việc khác nữa chỉ là thêm phần trách nhiệm trước cộng đồng của doanh nghiệp. Thương hiệu Kymdan được nhiều tổ chức thế giới công nhận là sản phẩm thân thiện với môi trường, vì vậy “Chúng tôi luôn cố gắng để người lao động ở Kymdan cũng thân thiện với môi trường” – Ông Nguyễn Hữu Trí – Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc Kymdan tâm sự. Nét đẹp văn hóa doanh nghiệp thể hiện trong công tác bảo vệ môi trường còn có thương hiệu Sony. Thông qua việc tổ chức giải thưởng thường niên “Phát minh xanh Sony”, phát động cán bộ công nhân viên tham gia trồng rừng, áp dụng qui trình sản xuất sạch (hàn không chì) … thời gian qua, Sony Việt Nam đã dành được nhiều giải thưởng do các tổ chức chuyên ngành trao tặng (trong năm qua, Sony Việt Nam cũng đạt giải nhất giải thưởng “Doanh nghiệp Xanh” do báo SGGP phối hợp cùng UBND Tp HCM và sở Tài nguyên - Môi trường tổ chức).


    3 - Trong kinh doanh, vấn đề xây dựng thương hiệu là việc làm hết sức quan trọng. Để xây dựng thương hiệu, các doanh nghiệp đã có những cách làm khác nhau, trong đó, có những cách xây dựng thương hiệu rất đáng được trân trọng. Không “đua chen” vào việc tài trợ cho các chương trình giải trí thu hút người xem, Công ty Phân đạm hóa chất dầu khí (cơ quan chủ quản của thương hiệu Đạm Phú Mỹ) đã xây dựng thương hiệu theo cách của riêng mình khi biết tìm và tài trợ cho những chương trình mang đậm ý nghĩa nhân văn. Thực tế cho thấy, để góp phần thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước trong việc phát huy tinh thần “Uống nước nhớ nguồn”, “Đền ơn đáp nghĩa”, thời gian qua, Đạm Phú Mỹ đã rất tích cực trong các hoạt động xã hội từ thiện, đóng góp thường xuyên cho các phong trào ủng hộ Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam, Quỹ Nạn nhân chất độc da cam, xây dựng Bệnh xá Đặng Thùy Trâm … Đặc biệt, công ty đã nhận tài trợ chính cho chương trình “Công lý của trái tim” do Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức nhằm cổ vũ cho cuộc đấu tranh đòi công lý cho các nạn nhân Việt Nam bị nhiễm chất độc da cam/dioxin. Cách xây dựng thương hiệu mang đậm ý nghĩa nhân văn thông qua việc tích cực hỗ trợ cho cộng đồng trong năm qua còn có thương hiệu xi măng Fico. Để giúp bà con vùng sâu vùng xa khắc phục khó khăn và động viên các em học sinh đến trường, trong năm qua, xi măng Fico đã dành 1 tỷ đồng cho chương trình “Gắn kết ước mơ”, thực hiện tặng quà, xây dựng nhà tình nghĩa và xây 1 cây cầu giúp các em học sinh ấp Bình An B, huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre rút ngắn con đường đến trường khi phải vượt qua dòng sông suối…


    Báo SGGP
     

Chia sẻ trang này

Share