7 điều sếp không nên nói với nhân viên

Thảo luận trong 'TIN THỊ TRƯỜNG NGUỒN NHÂN LỰC' bắt đầu bởi hoacomay, 26/4/10.

  1. QUY ĐỊNH DIỄN ĐÀN
    - Đăng bài viết bắt buộc có tiền tố
    - Không đăng bài Quảng Cáo
    - Chỉ được phép đăng bài Tuyển dụng trong lĩnh vực nhân sự, hành chính và liên quan
    - 1 nick chỉ được phép đăng tối đa 2 bài tuyển dụng 1 tuần
    - Bài tuyển dụng bắt buộc phải có thời hạn, và sẽ bị xóa sau khi hết hạn 3 ngày
    ------------------------------
    Liên hệ quản trị diễn đàn: nguyenbaoanh89@gmail.com
    Dismiss Notice
  1. hoacomay

    hoacomay Moderator

    Tham gia ngày:
    1/6/08
    Bài viết:
    1,538
    Đã được thích:
    6
    Điểm thành tích:
    0
    Giới tính:
    Nữ
    Nơi ở:
    Việt Nam
    Sếp là người có quyền lực và tác động tới nhân viên. Tuy nhiên, điều đó không đồng nghĩa với sự chuyên quyền độc đoán, muốn cư xử với nhân viên ra sao cũng được.


    Trong giao tiếp cũng vậy, sếp nên suy nghĩ trước khi phát ngôn. Dưới đây là 7 điều sếp không nên nói với nhân viên:


    1. "Tôi trả lương cho anh nên anh phải làm theo những điều tôi bảo"


    Nhà lãnh đạo quản lí nhân viên bằng tinh thần trách nhiệm, sự động viên, thậm chí phục vụ cấp dưới. Và một nhà lãnh đạo xuất sắc sẽ không doạ nạt nhân viên. Vì vậy, hãy chú ý tới lời ăn tiếng nói của mình, làm gương cho nhân viên, ca ngợi nhân viên trước toàn thể công ty, phê bình nhân viên một cách khéo léo và giao việc một cách hiệu quả. Chắc chắn bạn sẽ gây ấn tượng với cấp dưới.


    2. "Tôi không muốn nghe lời phàn nàn của anh"


    Lắng nghe ý kiến là một phần công việc của sếp. Bạn nên chủ động tiếp thu những phản hồi từ nhân viên, cả tích cực lẫn tiêu cực. Việc này có thể khiến bạn đau đầu nhưng nó là một trong những nguyên nhân bạn được trả lương cao hơn nhân viên.


    Hơn nữa, những lời phàn nàn sẽ giúp bạn xác định vị trí hiện tại và tìm cách khắc phục "lỗ hổng" cho công ty lẫn bản thân. Lưu ý rằng dù lời phàn nàn của nhân viên chưa được giải quyết, việc bạn lắng nghe cũng khiến anh/chị ấy thoải mái tinh thần hơn.


    3. "Tôi sẽ tới văn phòng vào chiều thứ 7 và anh cũng phải có mặt ở đó"


    Áp lực làm việc không ngừng nghỉ như vậy sẽ khiến nhân viên của bạn nhanh chóng mất dần nhuệ khí, năng suất và hiệu quả. Bạn có thể chọn làm việc 7 ngày một tuần nhưng nhân viên không nhất thiết phải đi theo guồng quay của bạn. Nếu cứ khăng khăng bắt họ làm nhiều hơn phần mô tả công việc, bạn sẽ nhận được phản ứng tiêu cực, thậm chí cả rắc rối về luật lao động.


    4. "Tôi là người đánh giá hiệu quả công việc của anh"


    Có thể bạn muốn thúc đẩy nhân viên làm việc tốt hơn hoặc muốn nhắc nhở người khác về quyền lực của bạn. Tuy nhiên, câu nói như vậy không những không hiệu quả mà còn khiến bạn mang tiếng là sếp "xấu tính". Nếu thực sự muốn thúc đẩy nhân viên, hãy nhấn mạnh tới tầm quan trọng của những gì họ đóng góp cho sự phát triển của công ty. Những lời động viên nhẹ nhàng sẽ mang lại hiệu quả tốt hơn là một lời doạ nạt.


    5. "Chúng ta luôn luôn thực hiện công việc theo cách này"


    Nói như vậy tức là bạn đang ngăn cản sự sáng tạo của nhân viên. Hãy nhớ rằng đôi khi họ có những ý tưởng mới mẻ và hiệu quả hơn so với phương pháp công ty đã đề ra cách đây cả chục năm. Nhiệm vụ của một người sếp như bạn là khuyến khích nhân viên sáng tạo. Khi cấp dưới có cách làm tốt hơn, bạn nên chúc mừng và trao thưởng cho họ một cách xứng đáng.


    6. "Chúng ta cần cắt giảm chi phí'


    Nhân viên sẽ khó chịu khi phải "thắt lưng buộc bụng" trong khi sếp lại sống sung túc dựa trên những gì cấp dưới mang lại. Văn phòng xuống cấp, hệ thống máy tính lạc hậu là lí do đúng đắn để họ đề nghị bạn cấp kinh phí sửa sang. Dù nền kinh tế khó khăn và công ty bạn thực sự cần cắt giảm chi phí, hãy giải thích cụ thể với nhân viên thay vì tức giận phản đối kịch liệt và mắng mỏ họ.


    7. "Anh/chị nên làm việc tốt hơn"


    Nhân viên cần có các công cụ cần thiết và sự trợ giúp từ cấp trên để hoàn thành công việc của mình. Tuy nhiên, khi họ mắc sai lầm hoặc thực hiện không đúng ý, bạn lại chỉ đưa ra một lời hướng dẫn mơ hồ và chung chung: "Anh/ chị hãy làm việc tốt hơn". Điều đó sẽ khiến nhân viên lúng túng và mất phương hướng. Hãy học cách giao tiếp hiệu quả hơn để giúp đỡ những người làm việc cùng bạn.


    VŨ HUYỀN (Theo Yahoo)
     
  2. Tran Quang Hai Lan

    Tran Quang Hai Lan New Member

    Tham gia ngày:
    7/4/10
    Bài viết:
    57
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Cảm ơn hoacomay,


    Bài viết này rất hữu ích bởi vì tôi đang trong hoàn cảnh chuẩn bị nhận bàn giao công việc Trưởng phòng HCNS. Trong thời gian làm ở công ty mới này được gần 1 tháng, tôi nhận thấy mọi công việc ở đây đang rất bề bộn và những nhân viên trong phòng cũng giống như công việc của họ - tự tung, tự tác; không vào khuôn phép, nề nếp nào cả. Tôi đang cảm nhận được phản ứng của những nhân viên cấp dưới khi tôi chính thức nhận bàn giao và triển khai công việc theo hướng có nguyên tắc và đi vào quy củ. Những lời khuyên trên sẽ giúp tôi tự suy ngẫm lại hoàn cảnh của mình để có cách điều chỉnh thích hợp, dần dần từng bước một. Có thể những nhân viên đó, khi được hướng dẫn tận tình, họ sẽ làm tốt công việc được giao.
     
  3. velvetyrose

    velvetyrose Member

    Tham gia ngày:
    2/2/10
    Bài viết:
    122
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    16
    Giới tính:
    Nữ
    Nơi ở:
    Hà Nội
    Đọc bài này mình đã rút ra đc nhìu vấn đề.


    Thanks bạn nhìu2.
     
  4. Immumpevocodo

    Immumpevocodo New Member

    Tham gia ngày:
    15/6/10
    Bài viết:
    6
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Nơi ở:
    USA
    Điều thứ bảy: Mọi người nhìn nhận về bạn thế nào, đó là do bạn


    Mọi người trong nơi bạn làm việc sẽ nhìn nhận về bạn theo đúng cách mà bạn đã thể hiện với họ hàng ngày. Nếu bạn thường đến công ty trong bộ dạng xộc xệch, họ sẽ nghĩ bạn quả là một kẻ cẩu thả. Nếu lời nói của bạn có vẻ mang tính “ra lệnh” và điều khiển người khác mặc dù ý định của bạn không hề như vậy, người ta cũng sẽ cho rằng bạn là kẻ thích sai khiến và điều khiển.


    Còn một nhân viên mới đến như bạn, tỏ ra luôn kỹ lưỡng, hiệu quả trong mọi công việc được giao, bạn cũng sẽ được ghi nhận xứng đáng. Và, nếu bạn có được những tố chất hứa hẹn về khả năng lãnh đạo và quản lý tốt, bạn sẽ được chú ý ngay


    Bởi vậy, hãy thận trọng trong cách ăn mặc, lời ăn tiếng nói và hành động của mình với mọi người trong công ty. Một khi bạn đã dám ước mơ có được một ví trí xứng đáng trong nơi làm việc mới, hãy học hỏi, tập thích nghi với những thói quen và cách hành động đúng như cách mà những người ở vị trí ấy vẫn thường làm.


    Sẽ không vô ích một chút nào khi bạn cố gắng để hình dung được những viễn cảnh tốt đẹp của mình, và có được cách hành động đúng đắn ngay từ lúc này.


    Дђiб»Ѓu thб»© tГЎm: ThГґng tin lГ  thбєї mбєЎnh cб»§a mб»—i ngЖ°б»ќi


    Nào, các bạn trẻ Những nhà quản lý của các bạn đã biết rõ về điều này từ rất lâu rồi Quyền lực và sức mạnh tồn tại ở rất nhiều dạng khác nhau, mà trong đó, thì việc nắm giữ thông tin là một trong những yếu tố quan trọng nhất. Đó chính là lý do tại sao công tác quản lý không bao giờ có thể mở rộng một cách thông thoáng được.


    Mỗi người lãnh đạo luôn tâm niệm một điều rằng, việc nắm giữ thông tin bao giờ cũng là trụ cột tối quan trọng trong nền móng quyền lực của mình. Chúng ta đang sống trong kỷ nguyên của thông tin. Những công ty và cá nhân biết thu thập và khai thác thông tin một cách nhanh chóng và hiệu quả sẽ là những người nắm trong tay lợi thế cạnh tranh vượt trội so với đối thủ của họ. Điều đó cũng tương tự với tính riêng tư cá nhân ở những mức độ khác nhau.


    Trong cuộc sống làm việc hàng ngày, không phải lúc nào bạn cũng phải cống hiến và cung cấp hết tất cả những chi tiết và sáng kiến của bạn cho các sếp, thi thoảng bạn hãy biết cất giữ nó cho mình để tung ra vào một thời điểm phù hợp hơn.


    Bạn nên nhận thức rằng, cứ mỗi lần bạn tiết lộ một thông tin nào đó, xem như bạn đã “công hữu hóa” nguồn kiền thức “độc quyền” của bạn, và vì thế mà nguồn thông tin ấy đã mất đi giá trị của mình. Chính những kinh nghiệm mà tôi đang nói với bạn ngày hôm nay cũng là những điều mà tôi biết giữ kín cho mình trong những năm tháng còn đi làm, và do đó mà tôi đã biết cách tiến lên phía trước trong “trò chơi” công việc.


    Điều thứ chín: Đó chỉ là một ván bài


    Khi bạn gọi công việc của bạn là một ván bài, điều đó có nghĩa là bạn đã nắm bắt thông thạo được hết những tính chất chuyên môn của công việc mà bạn phải làm. Đồng thời, bạn nhận ra rằng, chẳng có gì là sai khi chúng ta có một chút lừa lọc, gian dối và đánh tráo một vài lá cờ trong những ván bài ấy cả


    Nếu như có một vài lỗ hổng trong cả một hệ thống tạo cơ hội cho bạn làm trò “ảo thuật”, hãy tận dụng cơ hội ấy Nếu như có một số cách thức nào đó để bạn có thể làm cho công việc của bạn có kết quả “có vẻ tốt” mà không phải tốn quá nhiều công sức, hãy sử dụng những cách thức ấy Hãy để tôi đưa ra một vài ví dụ cho bạn xem


    - Tôi từng chứng kiến việc nhiều vị giám sát ra tay… sửa lại một chút biên bản kết quả kiểm nghiệm của họ, có thể là vì họ muốn chứng tỏ lòng bao dung của mỗi người. Điều này không quan trọng vì những sai sót nhỏ có thể phải được khắc phục trong lần kiểm định về sau. Bạn nghĩ xem, những vị giám sát ấy đã tiết kiệm đi bao nhiêu căng thẳng, lo toan, thời gian và nỗ lực cho người khác-những người sẽ chịu tổn thất nặng nề do một bản kiểm nghiệm quá khắt khe. Mọi người biết điều này nhưng nó sẽ không bao giờ được kể ra đâu


    - Đã bao giờ bạn biết được rằng, những dữ liệu về sản phẩm mà bạn đang dùng, nhiều khi đã được… phù phép cho hợp lí hơn? Sự gian lận này có thể được phát hiện dễ dàng, vì bản chất tự nhiên của nguyên liệu sản xuất vốn đã không tốt sẵn rồi bởi vậy mà không nên đưa nó đến tay người tiêu dùng. Nếu được phát hiện ra, người ta cũng khó có thể truy nguyên đến tận hệ thống quản lý sản phẩm ấy cả. Đơn giản có nhiều lỗ hổng khác đã để lọt những dữ liệu này.


    - Tôi cũng đã từng thấy, vì nhiều lý do, một số người đã phải thuê người khác làm giùm công việc của mình. Nếu công ty bạn gặp sự cố rắc rối và bản thân bạn không thể giải quyết một cách nội bộ được, bạn sẽ làm gì, liệu bạn có thuê một vài chuyên gia tư vấn không?


    - Hàng năm, tôi khá bất ngờ khi nhận được một bản đánh giá cá nhân mà theo tôi nhớ là cuộc họp đánh giá vẫn… chưa được tổ chức. Bởi vì những nhà quản lý đáng kính đã tự làm công việc đó giùm tôi rồi


    Bạn đã rút ra được những gì qua các ví dụ trên chưa? Từ đầu đến cuối, từ trên xuống dưới, mọi người đều đang nói khoác lẫn nhau và ai cũng có thể nhận ra được những điều đó, nhưng không ai nói ra. Nhiều khi bạn lẻn thời cơ không ai phát hiện để rồi bước nhanh lên bãi cỏ đã rõ mồn một tấm biển cảnh cáo “Không giẫm chân lên thảm cỏ”, nhằm đi nhanh chóng đến một nơi bạn muốn.


    Hãy lợi dụng bất kì lúc nào bạn thấy có thể lợi dụng được. Một số quy tắc chỉ đơn thuần là những gì giữ bạn đúng trật tự mà nó muốn. Nếu bạn răm rắp tuân theo những quy tắc ấy, người ta sẽ lợi dụng lại chính bản thân bạn đấy


    Дђiб»Ѓu thб»© mЖ°б»ќi: Дђб»«ng tin vГ o mб»™t ai


    Thậm chí, bạn có thể không cần tin vào những gì tôi đã nói với bạn trong cả “Mười điều chẳng ai nói với nhân viên mới”. Vì bạn có thể cho rằng đó chỉ là những điều ngớ ngẩn mà thôi Mọi thứ, có thể đúng hoặc có thể sai, hoàn toàn tùy thuộc vào quyết định của bạn Hãy để tôi được giải thích cho bạn


    Mỗi con người chúng ta, ai cũng có một thế giới phong phú và bí ẩn, với những sở thích riêng tư nằm sâu trong trái tim mình. Đó là một lẽ tự nhiên, là những gì mà tạo hóa đã ban cho cho chúng ta trong cuộc sống này. Kể cả khi bạn kết hôn rồi, có ai dám chắc rằng một nửa yêu thương của bạn sẽ dám làm hết mình để chiều theo ý thích của bạn hay không?


    Bởi vậy mà mỗi người đều nhìn nhận mọi thứ theo những phương diện khác nhau, chẳng hạn như dựa trên những đặc thù và trải nghiệm riêng của bản thân mỗi người, về dòng dõi, quá trình được nuôi nấng và trưởng thành, về nhận thức và giáo dục, về tính cách và xúc cảm… Đó chính là những nhân tố đầy thuyết phục để khiến ai cũng tin rằng, nhận thức và quan điểm của mỗi chúng ta là hoàn toàn khác nhau.


    Và điều đó cũng có nghĩa rằng bạn sẽ chẳng bao giờ cảm nhận được tính chất của sự việc theo bề mặt ngoài của nó được. Chìa khóa của vấn đề nằm ở việc bạn lĩnh hội, đánh giá và quyết định vấn đề một cách như thế nào mà thôi


    Đã bao giờ bạn thấy một ai đó sẵn sàng làm việc để đáp ứng nhu cầu và sở thích của bạn chưa? Liệu một người môi giới bảo hiểm sẽ từ chối bán cho bạn hợp đồng vì anh ta tin rằng những điều khoản trong đó hoàn toàn không phù hợp với bạn một chút nào? Điều đó rất khó xảy ra đấy Bởi vậy, không ai rõ bạn muốn gì ngoài chính bạn và trái tim bạn mách bảo.


    Hãy cảm nhận và sàng lọc những gì từ bên ngoài thế giới ngay trước khi chúng ập đến với bạn. Thời gian tới đây, mỗi lần sếp gọi bạn đến và nói với bạn những điều mà bạn cảm thấy thật quan trọng, bạn hãy tự hỏi mình là ông ấy nói cho bạn nghe vì bản thân bạn hay vì ai?


    Liệu bạn có thể hoàn thành thật nhanh và thật xuất sắc mọi công việc mà vẫn luôn làm hài lòng sếp hay không? Khi mà công việc được giao quả là quá cấp bách cho bạn, hoàn cảnh buộc phải như vậy hay là “họ” còn có ý nào khác?


    Liệu có phải họ muốn bạn tập phản xạ nhanh với mọi thứ hay gây áp lực cho bạn? Là do lỗi của bộ máy tổ chức và kế hoạch hoạt động không phù hợp, hay do một sự cố nhỏ nào đó? Bạn sẽ được lợi gì khi thực hiện công việc này?


    Và còn có nhiều, thật nhiều những yêu cầu và thắc mắc khác nữa trong suốt cả quá trình bạn làm việc. Hãy cảm nhận và quyết định mọi thứ theo cách của bạn Bạn có thể cho rằng những điều này quả là mang tính nhạo báng thái quá.


    Và những kẻ hay nhạo báng thường bị cho là tai hại lắm thay Tuy nhiên, những điều nhạo báng này lại đến từ những người đang và sẽ lợi dụng bạn


    Lб»ќi kбєїt cб»§a tГЎc giбєЈ Ryan Stephenson


    Việc mưu sinh, trong tất cả mọi thời đại, đều khó khăn như nhau. Thế giới công việc cũng trở nên hay thay đổi và khó mà dự đoán được hết tất cả những đổi thay ấy sẽ đến với chúng ta như thế nào. Tuy nhiên, bạn đừng nên xem đó là những bất lợi lớn đến mức không thể vượt qua được.


    Những gì tôi đã nói với bạn ở trên, là kết quả của nhiều năm tích lũy kinh nghiệm, có thử nghiệm và sai sót, có thành công và thất bại. Như tôi đã nói với bạn trong Điều thứ chín, tất cả chỉ là một ván bài Biết đâu bạn sẽ có lợi hơn khi được ai đó… mách nước với bạn những bước đi trong trò chơi ấy Bản thân tôi nghĩ rằng, tôi nên chính là “một ai đó” để giúp bạn điều ấy, với việc nói ra những kỹ xảo và thủ thuật cho trò chơi của bạn Cuộc sống nhiều khi quá ngắn ngủi để chúng ta có thể hàn gắn lại những vết xe đổ của chính mình, và bởi vậy mà tôi thật hạnh phúc khi được đóng góp những kinh nghiệm của tôi vào con đường sự nghiệp của bạn.


    Theo Bwportal


    www
     

Chia sẻ trang này

Share