7 quy tắc tuyệt vời cho nhà quản lý nhân sự

Thảo luận trong 'HOẠCH ĐỊNH NHÂN SỰ' bắt đầu bởi hoadinh09, 21/9/09.

  1. QUY ĐỊNH DIỄN ĐÀN
    - Đăng bài viết bắt buộc có tiền tố
    - Không đăng bài Quảng Cáo
    - Chỉ được phép đăng bài Tuyển dụng trong lĩnh vực nhân sự, hành chính và liên quan
    - 1 nick chỉ được phép đăng tối đa 2 bài tuyển dụng 1 tuần
    - Bài tuyển dụng bắt buộc phải có thời hạn, và sẽ bị xóa sau khi hết hạn 3 ngày
    ------------------------------
    Liên hệ quản trị diễn đàn: nguyenbaoanh89@gmail.com
    Dismiss Notice
  1. hoadinh09

    hoadinh09 Thành viên BQT Hồ Chí Minh

    Tham gia ngày:
    29/6/09
    Bài viết:
    334
    Đã được thích:
    3
    Điểm thành tích:
    0
    Giới tính:
    Nữ
    Nơi ở:
    TPHCM
    Trong môi trường kinh doanh cạnh tranh ngày nay, người quản lý nhân sự được đòi hỏi để trở thành không chỉ là nhà quản lý nhân sự tài ba, mà còn là nhà lãnh đạo. Không thể có bất kỳ sáng tạo nào mà người quản lý nhân sự suất xắc nhất không nhận ra. Nhờ sự nhận thức, chủ động và thường xuyên luyện tập, người quản lý nhân sự dần trở nên suất sắc. Không ai khi sinh ra đã là nhà quản lý giỏi. Trong thực tế, các nhà quản lý nhân sự giỏi đều là do trải qua những kinh nghiệm từng ngày trong công việc.


    Người quản lý nhân sự suất xắc không nhất thiết phải có trình độ cao và được tốt nghiệp tại một trường danh tiếng chuyên về quản lý nhân lực. Tôi đã chứng kiến nhiều người với trình độ trung bình, được có cơ hội vào nghề nhân sự, nhờ sự học hỏi, theo đuổi, tự phát triển năng lực cá nhân và những kinh nghiệm trong nghề đã trở một người quản lý nhân sự xuất sắc. Cái cần thiết của nhà quản lý nhân sự là không ngừng học hỏi và thái độ tiếp nhận, cách phân tích những vấn đề trong tổ chức.


    Sau đây là các quy tắc của cho nhà quản lý nhân sự suất xắc:


    1. Trở thành nhà lãnh đạo không phải là một người quản lý.


    Các kỹ năng cơ bản của người quản lý nhân sự xuất sắc đó là có thể xây dựng con người, nối kết mọi người lại với nhau với trái tim, linh hồn và tâm trí. Điều này làm cho nhà quản trị nhân sự trở thành một nhà lãnh đạo chứ không chỉ là một người quản lý. Người quản lý nhân sự phải là người có khả năng thay đổi văn hóa công ty cách suất xắc. Trong khi là người quản lý có thể có vài sai lầm, nhưng là một người lãnh đạo phải luôn luôn làm những điều đúng. Trong khi một người quản lý có thể thấy được hiệu quả công việc của mình để đi đúng hướng thì là một người lãnh đạo, bạn nên có một tầm nhìn để lựa chọn mà hướng theo. Trong khi người quản lý có thể sử dụng quyền hạn để sử dụng chức năng của mình, thì là một nhà lãnh đạo bạn nên sử dụng quyền lực của bạn bắt nguồn từ sự tôn trọng nhân viên. Quản lý Nhân sự phải có thể phát triển khả năng làm việc tốt của nhân viên mà không mất cân bằng trong thời gian khủng hoảng.


    2. Hãy cẩn thận, trung thực và chân thành trong khi lựa chọn một người.


    Thu hút người ngay tại chính công việc. Đừng cố gắng để phù hợp với một hình vuông trong một lỗ. Không thiên vị, tình cảm trong tuyển dụng. Không thỏa hiệp với chất lượng và yêu cầu của công việc. Luôn luôn theo dõi thái độ làm việc của nhân viên. Phát hiện và đào tạo các kỹ năng. Đây là thái độ của người quản lý nhân sự tạo ra một sự khác biệt trong khi thực hiện công việc của mình. Tất cả cần phải bắt đầu ngay bây giờ.


    3. Không giữ vững những quy tắc cổ hữu.


    Hầu hết các nhà quản lý nhân sự thường làm việc hằng ngày theo một quy tắc nhất định và không hề quan tâm đến sự thích hợp của nó trong thời điểm, và cuối cùng hóa ra là một sự thất bại ê chề trong việc đạt được mục đích của công việc này. Đây là thời điểm quan trọng cho người quản lý nhân sự để tạo lập những khuôn mẫu nhân viên mới và điều chỉnh nhân sự với các nền văn hoá của tổ chức. Hầu hết các nhân viên mới rời khỏi tổ chức trong một thời gian ngắn bộc lộ một thực tế là những cảm nhận tiêu cực của họ tại thời điểm gia nhập chính là nguyên nhân tác động lên động lực làm việc của họ.


    4. Làm cho nhân viên rõ ràng những gì đang được mong đợi từ họ.


    Người quản lý nhân sự cần đảm bảo rằng nhân viên làm việc trong tổ chức được nhận thức rõ ràng về những gì tổ chức dự kiến từ họ. Một trong những tổ chức có uy tín khi tôi đã được gọi đến làm một nhà chuyên môn để chẩn đoán vấn đề ở những người quản lý, sau khi quan sát các nền văn hóa làm việc tôi nhận xét, 'Trong tổ chức của họ, những người quản lý chỉ lo làm mọi công việc như một cái máy và không hề biết, hiểu được mục tiêu chung cuộc của những gì họ đang làm'. Trưởng phòng Nhân sự phải thận trọng về những người quản lý này, chứ không phải bỏ qua hay đồng thuận với họ.


    5. Công bằng.


    Quản lý nhân sự phải luôn thực hành chính sách này trong tất cả thời gian. Trong khi xử lý các mối quan hệ nhân viên, quản lý nhân sự phải thể hiện sự công bằng, công minh của mình ngay cả trong những tình huống nhạy cảm với sự tôn trọng nhân viên từ mọi khía cạnh.


    6. Đối đầu với vấn đề


    Nhà quản lý nhân sự không tìm lối thoát khỏi tình huống rối rắm và các vấn đề không thể giải quyết trong chức năng của mình. Phải đối đầu với những vấn đề phát sinh và phân tích chúng. Hãy luôn nhớ rằng việc tránh những vấn đề rắc rối không phải là con đường của những nhà quản lý suất xắc. Trong bất kỳ tổ chức nhân sự nơi mà mọi người không cùng vượt qua các vấn đề khó và chuyên đổ lỗi cho nhau sẽ phải đối mặt với tình huống phức tạp hơn mà từ đó có thể phát nổ gây thiệt hại đến văn hóa tổ chức.


    7. Áp dụng nguyên tắc 20-80.


    Là một nhân sự chuyên nghiệp đó là không cần thiết tất cả thời gian để sử dụng kiến thức kỹ thuật của bạn để đạt được sự xuất sắc nhưng những gì được yêu cầu là kỹ năng chuyên nghiệp của bạn khi làm việc với nhân viên và tỷ lệ này được gọi là 20-80. 80% là tất cả các kỹ năng xử lý tình huống với ý thức quản lý chung của nhân phẩm con người và 20% là các kiến thức kỹ thuật của bạn. Nếu đảo ngược tỷ lệ này của bạn, bạn không bao giờ có thể đạt được sự xuất sắc.


    Dịch từ “7 Rules of Excellence for HR Managers”


    Của Anil Kaushik, Chief Editor
     

Chia sẻ trang này

Share