Bài Test giành cho bộ phận Hành Chính Nhân Sự

Thảo luận trong 'TUYỂN DỤNG' bắt đầu bởi Nguyễn Thị Mai, 22/7/09.

  1. QUY ĐỊNH DIỄN ĐÀN
    - Đăng bài viết bắt buộc có tiền tố
    - Không đăng bài Quảng Cáo
    - Chỉ được phép đăng bài Tuyển dụng trong lĩnh vực nhân sự, hành chính và liên quan
    - 1 nick chỉ được phép đăng tối đa 2 bài tuyển dụng 1 tuần
    - Bài tuyển dụng bắt buộc phải có thời hạn, và sẽ bị xóa sau khi hết hạn 3 ngày
    ------------------------------
    Liên hệ quản trị diễn đàn: nguyenbaoanh89@gmail.com
    Dismiss Notice
  1. Nguyễn Thị Mai

    Nguyễn Thị Mai New Member

    Tham gia ngày:
    10/11/08
    Bài viết:
    52
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Hi All,


    Mình có câu hỏi mong mọi người giải đáp giúp. Hiện tại công ty mình có hệ thống bài Test IQ chung cho các bộ phận khi tuyển dụng đầu vào, mình muốn hỏi có ai có bộ tài liệu Test IQ giành riêng cho từng bộ phận không? VD: bộ phận Hành chính nhân sự. Nếu ACE nào có chuyển cho mình một số tài liệu tham khảo nhé. Mình đang cần để chuẩn bị cho đợt tuyển dụng tới đây của công ty.


    Chân thành cảm ơn mọi người.
     
  2. vietna

    vietna Moderator

    Tham gia ngày:
    4/6/08
    Bài viết:
    319
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    16
    Giới tính:
    Nam
    Nơi ở:
    Hải Phòng - Hà Nội
    Các bài test IQ hiện tại để chia thành các vị trí khác nhau thì mình thấy hơi ít hay cụ thể là cực ít :D. Các Công ty chủ yếu sử dụng các cấp độ IQ (độ khó tăng dần) và yêu cầu của vị trí công việc mà áp dụng bài IQ nào.
     
  3. Nguyễn Thị Mai

    Nguyễn Thị Mai New Member

    Tham gia ngày:
    10/11/08
    Bài viết:
    52
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Hi Vietna,


    Cảm ơn bạn đã cho mình biết những thông tin trên, mình có thể hỏi bạn chút kinh nghiệm về các bài test nghiệp vụ của từng bộ phận? Nếu bạn có thông tin nào thì chia sẻ cho mình với nhé.


    Cảm ơn!
     
  4. trangdh

    trangdh Member

    Tham gia ngày:
    25/12/08
    Bài viết:
    193
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    18
    Nhân tiện chủ đề mình bàn tẹo:


    IQ là thứ là nếu người ta làm nhiều các bản test trên mạng thì trình sẽ lên cao, làm thuần thục. Vậy các HR kiểm tra bằng các bài này liệu có ok không? Vậy giá trị các bài tuyển dụng này ở đâu?


    Vì mình biết một công ty có bài kiểm tra phỏng vấn, rồi đến test IQ. Tất cả đều trượt bài kiểm tra của các phòng chức năng đưa ra (marketing). Nhưng sau khi GĐ đi công tác về gọi lại nguời phỏng vấn ưng ý nhất qua băng ghi âm, vậy Công ty tuyển được 1 nguời. Sau hồi nói chuyện, thuyết phục nguời này làm việc ( nguời này được ký hợp đồng 3 năm luôn, khỏi thử việc, còn đòi giữ bằng ĐH gốc), người này nói về cảm nghĩ của những bài thi. Sau đó Công ty bác bỏ luôn " trò" Test IQ và nghiệp vụ.


    Vậy các nhà HR có ý kiến gì? Suy nghĩ gì về tác dụng của các bài IQ. Vậy chúng có phải chỉ là cơ sở để HR để tin tưởng vào cái gì đó mà nhà tuyển dụng - đại loại gọi là niềm tin hay không.


    Có phải trào lưu bắt buộc phải biết IQ thì mới được tuyển dụng. Vì thực tế, các quyết định trong công việc có phải là như những bải Test hay ko? ( Cần thiết hay không?)
     
  5. Lilyhr

    Lilyhr New Member

    Tham gia ngày:
    20/1/09
    Bài viết:
    104
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Trao đổi cùng bạn trangdh:


    Theo mình bài thi kiểm tra chỉ áp dụng khi:


    + Hoặc số lượng ứng viên đạt tiêu chuẩn tuyển quá đông


    + Hoặc không thể đánh giá đúng năng lực người dự tuyển nếu chỉ thông qua xem xét hồ sơ


    + Hoặc cần kiểm tra một số kỹ năng trong công tác quản lý, điều hành hoặc kỹ năng chuyên môn, tay nghề để làm cơ sở chọn lựa ứng tuyển viên phù hợp
     
  6. hoadinh09

    hoadinh09 Thành viên BQT Hồ Chí Minh

    Tham gia ngày:
    29/6/09
    Bài viết:
    334
    Đã được thích:
    3
    Điểm thành tích:
    0
    Giới tính:
    Nữ
    Nơi ở:
    TPHCM
    IQ LÀ GÌ?


    IQ là ký hiệu lấy hai chữ cái đầu của từ tiếng Anh là “Intelligence Quotient”, thường dịch là thương số trí tuệ hay còn gọi là chỉ số thông minh. Chỉ số này của mỗi người nói lên năng lực trí tuệ của người đó. Ta có thể hình dung khả năng đó qua câu chuyện sau đây:


    Edidon cần tính dung tích một bóng đèn hình quả lê, ông giao nhiệm vụ đó cho trợ lý Chapton (tốt nghiệp đại học y khoa Toán). Hơn một tiếng đồng hồ, Chapton loay hoay mãi với các công thức dày đặc mà vẫn chưa tính ra. Edidon đi qua, nói: “Có gì phức tạp lắm đâu!”. Ông mang chiếc bóng đèn ra vòi, hứng đầy nước và nói với Chapton: “Anh đổ nước vào ống đó, xem dung tích là bao nhiêu. Đó là dung tích của bóng đèn”.


    Từ câu chuyện trên ta thấy người thông minh là người có khả năng vượt trội về mặt trí tuệ so với nhiều người khác. Việt Nam cũng có nhiều câu chuyện về người thông minh và có lẽ chỉ số IQ bây giờ không còn xa lạ với nhiều người Việt Nam. Về khái niệm, hầu hết mọi người đều có được ý niệm trực giác về trí thông minh. Có nhiều từ dùng để chỉ những khác biệt về mức độ thông minh: sáng dạ, lanh lợi, thông minh, tài tình, khôn ngoan, láu lỉnh, chậm hiểu, tối dạ, ngu đần, đần độn v.v…Mấy năm gần đây, một số chương trình quảng cáo trên truyền hình về thực phẩm cũng thường nhắc đến chỉ số IQ, đến quan hệ giữa thông minh và trí não. Điểm cần nhấn mạnh trước tiên là chỉ số IQ không phải bất biến. Ngoài yếu tố dinh dưỡng hợp lý, tùy thuộc hoàn cảnh giáo dục, môi trường giao tiếp và môi trường văn hóa cộng với sự năng động của cá nhân, chỉ số IQ có thể thay đổi sau một thời gian.


    Bạn không cần phải học IQ, nhưng bạn phải luyện IQ để phát triển tư duy, trí não. Do vậy, việc test IQ theo tôi là quan trọng trong quá trình phỏng vấn, chọn lọc ứng viên. Nếu bạn tuyển dụng người có chỉ số IQ quá thấp với số năm kinh nghiệm gấp đôi người có chỉ số IQ cao, bạn sẽ thấy sự khác biệt, không phải ngay lúc đó mà là sau đó có thể chỉ từ 06 tháng đến 01 năm.


    Tuy vậy, IQ vẫn không phải là tiêu chuẩn tiên quyết trong việc lựa chọn người thích hợp cho chiến lược nhân sự của bạn, IQ chỉ chiếm cao nhất 30% điểm số cho vòng phỏng vấn. Phần còn lại dựa vào khả năng thể hiện bản thân của ứng viên và những hiểu biết đối với vị trí ứng tuyển.


    Có nhiều công ty cho ứng viên làm quá nhiều bài test, vượt qua hết có lẽ là do may mắn, nhưng chưa chắc họ đã được việc. Về bản thân, tôi thường xem hồ sơ, yêu cầu ứng viên viết phiếu ứng tuyển và các thông tin sơ bộ về quá trình làm việc, học vấn, nhìn qua phong cách ứng viên trước và hỏi vài câu hiểu thêm về họ, nếu thấy được khoảng 50% tiêu chuẩn do tôi đặt ra cho từng vị trí thì sau đó tôi mới yêu cầu họ làm các bài test. Xác suất chọn ứng viên sau khi làm bài test thường đạt 90%. Không mất thời gian của cả 02 bên.


    Tôi nghĩ, không nên quá "ưa thích" các bài test, nhưng cũng đừng quá xem nhẹ chúng.


    Vài ý kiến đóng góp....
     
  7. so.itny

    so.itny New Member

    Tham gia ngày:
    31/8/09
    Bài viết:
    2
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Trí tưởng tượng quan trọng hơn kiến thức. Kiến thức cần có sự chủ động tích lũy qua thời gian, học tập và làm việc. Và quan trọng nhất là có trí thông minh để sử dụng hiện thực hóa các vấn đề này.
     
  8. trangdh

    trangdh Member

    Tham gia ngày:
    25/12/08
    Bài viết:
    193
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    18
    Cảm ơn cả nhà đã cho mình những câu trả lời. Tuy nhiên, mình muốn hiểu hơn một chút để tự được thuyết phục giá trị của những bài IQ test.


    Theo ý của LyliHR thì :


    1, khi số lượng ứng viên quá đông thì mình thấy ý kiến có vẻ lãng xẹt nhg lại có ý nghĩa thực tế hơn ( mình có thể chấp nhận và ủng hộ)


    2,3, thì mình phải xem xét vì câu hỏi đặt ra là: IQ có phản ánh được đúng năng lực, các bài test có phản ánh được đúng chuyên môn hay không?


    Và như Hoadinh09 nói, mình đã hiểu tầm quan trọng của IQ - trí thông minh trong đời sống hàng ngày. Tuy nhiên độ thông minh thể hiện ở cái gì? Phải chăng các bài test phản ánh đúng sự thông minh của con người?


    Theo mình biết ( lý luận của phần đông) thì ai học toán tốt ở cấp dưới thì khả năng nắm bắt các vấn đề ở bậc đại học cũng cao hơn. Vì đó là do một phần chỉ số IQ ổn để giúp họ tiếp thu kiến thức ( mọi loại: xã hội, khoa học tự nhiên ...). Giả sử như học trong 1 lớp học, cùng lượng kiến thức được dạy, ai giải toán tốt hơn thì sẽ thường được công nhận là thông minh hơn. Vậy nhưng mình thấy những bài IQ không phải là định lý hay tiên đề, mà là những lối tư duy chung chung trong một phạm trù nào đó. Nó cũng không phải là các sáng chế phát minh. Cũng không phải ( có nhg rất ít chắc đúng hơn) sự phối hợp như kiểu giữa các kiến thức như kiểu giải một bài toán này phải biết áp dụng lý thuyết nào, phối hợp các lý thuyết ntn. Và thực sự một ngân hàng IQ Test trên mạng, các nhà HR cũng chả phải bỏ công nghĩ ra nó và người sử dụng cũng vậy, chỉ cần ai chăm chỉ search mạng nếu xác định thi tuyển thì cố mà làm cho thành thục. Vì mình thấy quanh quẩn chỉ có các dạng đó. Vậy nó phản ánh gì? Ai chăm chỉ search mạng thì điểm cao. Cái này chắc cũng không phải là yếu tố trọng tâm để nhà tuyển dụng cân nhắc. Vì chỉ cần vài thao tác đơn giản là có thể vào các trò chơi này.


    Và mình nghĩ ở tầm tuổi đi làm chắc không còn phải là giai đoạn phát triển trí não như ở trẻ nhỏ về cả mặt thể chất cũng như giáo dục. Điều này phản ánh rõ là vào đại học ta không phải mấy môn như toán, lý hóa, tập viết, chính tả... mà là giai đoạn học kiến thức xã hội: quản lý, marketing, luật lèo ... tức là học kinh nghiệm của xã hội qua sách vở. Vậy rèn IQ tầm tuổi này chắc cũng hơi muộn.


    ....


    Vì mấy lý do đó mình cứ thắc mắc. Và ở VN là một nghề khá non trẻ, vậy việc áp dụng một cách ồ ạt liệu HR có tìm ra được những con nguời chuẩn hay không? - hiệu quả tuyển dụng . Không biết nước ngoài có áp dụng nhiều hay không? Hay họ chỉ đưa ra hình thức này để nghiên cứu vài vấn đề chỉ số thông minh, để thống kê dạng tỷ lệ nguời làm tốt có thành công hay không ???...


    ......


    Mình thấy công việc là thực tiễn là ai có thể giải quyết các tình huống " éo le" nhất định trong thực tế ( ^_^ Khó khăn ý) trên một nguồn lực hạn chế, một môi trường nhất định, trong những khoảng thời gian nhất định.... Ai có thể đưa ra biện pháp ok nhất. Và theo tiếng anh thì gọi là Case study. Và theo như HR áp dụng là phỏng vấn, cân não .... chứ cái IQ kia mình chưa biết nó có được gọi là cân não hay không?
     
    Last edited by a moderator: 1/9/09

Chia sẻ trang này

Share