Bị chấm dứt HĐLĐ trái luật, khởi kiện ở đâu?

Thảo luận trong 'TƯ VẤN LUẬT LAO ĐỘNG' bắt đầu bởi Tho Ngoc, 29/9/08.

  1. QUY ĐỊNH DIỄN ĐÀN
    - Đăng bài viết bắt buộc có tiền tố
    - Không đăng bài Quảng Cáo
    - Chỉ được phép đăng bài Tuyển dụng trong lĩnh vực nhân sự, hành chính và liên quan
    - 1 nick chỉ được phép đăng tối đa 2 bài tuyển dụng 1 tuần
    - Bài tuyển dụng bắt buộc phải có thời hạn, và sẽ bị xóa sau khi hết hạn 3 ngày
    ------------------------------
    Liên hệ quản trị diễn đàn: nguyenbaoanh89@gmail.com
    Dismiss Notice
  1. Tho Ngoc

    Tho Ngoc New Member

    Tham gia ngày:
    23/9/08
    Bài viết:
    178
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Mã:
     Tôi làm việc cho một công ty TNHH từ ngày 1-4-2008 và ký hợp đồng lao động (HĐLĐ) ngày 1-6-2008, thời hạn ký HĐLĐ là một năm. Đến ngày 18-8-2008, ban giám đốc thông báo công ty giảm biên chế nên tôi sẽ phải nghỉ việc từ ngày 1-9-2008. 
    
    Qua trao đổi, thương lượng, tôi đã yêu cầu công ty phải trợ cấp thôi việc cho tôi nhưng công ty không đồng ý. Vậy công ty có vi phạm Luật lao động không? Tôi phải làm cách nào để đòi quyền lợi của tôi? Việc trợ cấp thôi việc tính như thế nào khi công ty đơn phương chấm dứt HĐLĐ với tôi? Tôi có thể thưa kiện ở đâu, thủ tục như thế nào? 
    
    (Nguyễn Thị Huyền Minh)
    Bạn đã ký HĐLĐ với công ty có thời hạn một năm kể từ ngày 1-6-2008. Theo quy định của pháp luật lao động, công ty không có quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ trước thời hạn với bạn nếu không căn cứ vào các lý do được quy định tại khoản 1 điều 38 của Bộ luật lao động, bao gồm: người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng; người lao động bị xử lý kỷ luật sa thải; người lao động làm theo HĐLĐ xác định thời hạn từ đủ 12 tháng đến 36 tháng ốm đau đã điều trị sáu tháng liền; do thiên tai, hỏa hoạn hoặc những lý do bất khả kháng khác theo quy định của Chính phủ mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải thu hẹp sản xuất, giảm chỗ làm việc; doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức chấm dứt hoạt động.


    Ngoài ra, công ty cũng có thể cho người lao động nghỉ việc theo điều 17 của Bộ luật lao động nếu do thay đổi cơ cấu hoặc công nghệ dẫn đến việc cần phải cho người lao động nghỉ việc, nhưng phải đào tạo lại tay nghề cho người lao động trước khi cho họ nghỉ việc (trường hợp này phải trợ cấp mất việc). Điều kiện để người lao động được trợ cấp mất việc hoặc trợ cấp thôi việc là phải làm việc thường xuyên trong công ty từ đủ 12 tháng trở lên.


    Như vậy, nếu không có một trong những lý do được nêu ở trên mà đơn phương chấm dứt HĐLĐ với bạn thì công ty đã vi phạm pháp luật lao động, và sẽ phải tiếp tục nhận bạn vào làm việc theo HĐLĐ đã ký kết, đồng thời phải bồi thường cho bạn theo quy định tại điều 41 của Bộ luật lao động. Bạn có thể gửi đơn đến giám đốc công ty, ban chấp hành công đoàn cơ sở, hội đồng hòa giải lao động cơ sở hoặc hòa giải viên lao động hoặc khởi kiện thẳng ra tòa án nhân dân cấp huyện nơi công ty có trụ sở để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bạn.


    http://www3.tuoitre.com.vn/Vieclam
     
  2. Tho Ngoc

    Tho Ngoc New Member

    Tham gia ngày:
    23/9/08
    Bài viết:
    178
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Mã:
    Tôi có ký hợp đồng thử việc với một công ty trong thời gian hai tháng (từ ngày 6-5 đến 6-7-2008). Hết thời gian thử việc, công ty không đánh giá và cũng không có ý kiến gì về HĐLĐ của tôi. Đến ngày 17-7-2008, tôi nhận quyết định cho thôi việc mà không được báo trước dù là một ngày. Trong quá trình làm việc tôi không bị cảnh cáo hay vi phạm pháp luật cũng như các quy định của công ty. 
    
    Cũng trong ngày 17-7, tôi đã hoàn thành thủ tục bàn giao dứt điểm. Vậy tôi có được nhận tiền lương những ngày làm việc không? Theo như tôi hiểu, công ty này vi phạm Luật lao động và phải trả thêm cho tôi tiền lương, trợ cấp có đúng không? Tôi có thể gửi đơn kiện công ty mà không cần biên bản hòa giải?
    
    (Hoàng Mạnh Hùng, Hà Nội)
    Theo quy định tại khoản 4 điều 7 của nghị định số 44/2003/NĐ - CP ngày 9-5-2003, “hết thời gian thử việc, người sử dụng lao động thông báo kết quả làm thử cho người lao động. Nếu đạt yêu cầu hai bên phải tiến hành ký kết HĐLĐ hoặc người lao động không được thông báo mà vẫn tiếp tục làm việc thì người đó đương nhiên được làm việc chính thức".


    Như vậy công ty đã vi phạm pháp luật lao động, sẽ phải trả tiền lương chính thức cho bạn sau khi hết thời gian thử việc và phải nhận bạn trở lại làm việc, đồng thời phải bồi thường theo quy định tại điều 41 của Bộ luật lao động. Theo khoản 2 điều 166 Bộ luật lao động, bạn được quyền khởi kiện thẳng ra tòa án nhân dân cấp huyện nơi công ty có trụ sở mà không nhất thiết phải thông qua thủ tục hòa giải tại cơ sở.


    Luật sư NGUYỄN VĂN HẬU
     

Chia sẻ trang này

Share