Bị giữ lương do nghỉ vi phạm thời hạn báo trước?

Thảo luận trong 'TƯ VẤN LUẬT LAO ĐỘNG' bắt đầu bởi rivalsumo, 1/9/08.

  1. QUY ĐỊNH DIỄN ĐÀN
    - Đăng bài viết bắt buộc có tiền tố
    - Không đăng bài Quảng Cáo
    - Chỉ được phép đăng bài Tuyển dụng trong lĩnh vực nhân sự, hành chính và liên quan
    - 1 nick chỉ được phép đăng tối đa 2 bài tuyển dụng 1 tuần
    - Bài tuyển dụng bắt buộc phải có thời hạn, và sẽ bị xóa sau khi hết hạn 3 ngày
    ------------------------------
    Liên hệ quản trị diễn đàn: nguyenbaoanh89@gmail.com
    Dismiss Notice
  1. rivalsumo

    rivalsumo Kết nối cộng đồng

    Tham gia ngày:
    2/4/08
    Bài viết:
    1,274
    Đã được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    0
    Giới tính:
    Nam
    Nơi ở:
    Hà Nội
    Mã:
     Tháng 4-2007, tôi trúng tuyển vào vị trí tuyển sinh của một trung tâm đào tạo trực thuộc một công ty TNHH về lĩnh vực đào tạo. Thời gian đầu tôi làm ở bộ phận tuyển sinh, sau đó do thiếu giáo viên giảng dạy, công ty yêu cầu tôi kiêm nhiệm cả công việc giảng dạy (các yêu cầu này hoàn toàn không có văn bản). 
    
    Ðến nay tôi vẫn chưa được ký hợp đồng lao động (HĐLĐ) với công ty. Vừa qua tôi có nộp đơn xin thôi việc và sau đó ba ngày tôi đã tự nghỉ việc; giám đốc công ty đòi kiện tôi ra tòa và đòi tôi phải bồi thường thiệt hại do tôi nghỉ việc nhưng chưa có người thay thế. 
    
    Công ty làm vậy có đúng pháp luật không? Nếu đúng thì công ty căn cứ vào các qui định nào? Hiện công ty vẫn còn giữ lại của tôi hơn một tháng lương, việc giữ lương này có đúng pháp luật hay không? 
    
    (Tran Quoc Phong)
    Theo qui định tại điều 7 nghị định số 44/2003/NÐ-CP ngày 9-5-2003 qui định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật lao động về HĐLĐ, nếu người sử dụng lao động (NSDLĐ) và người lao động (NLĐ) có thỏa thuận về việc làm thử thì khi hết thời gian thử việc, NSDLĐ thông báo kết quả làm thử cho NLĐ. Nếu đạt yêu cầu, hai bên phải tiến hành ký kết HĐLĐ hoặc NLĐ không được thông báo mà vẫn tiếp tục làm việc thì người đó đương nhiên được làm việc chính thức.


    Bên cạnh đó, theo qui định tại điều 28 Bộ luật lao động, HĐLĐ được ký kết bằng văn bản và được làm thành hai bản, mỗi bên giữ một bản. Ðối với những công việc có tính chất tạm thời mà thời hạn dưới ba tháng hoặc đối với lao động giúp việc trong gia đình thì các bên có thể giao kết bằng miệng. Trong trường hợp giao kết bằng miệng, các bên đương nhiên phải tuân theo các qui định của pháp luật lao động.


    Bạn trúng tuyển vào vị trí tuyển sinh của một công ty từ tháng 4-2007 và làm việc đến nay, tức là hơn 12 tháng, nhưng chưa ký HĐLĐ bằng văn bản. Theo qui định tại điều 7 nghị định số 44/2003/NÐ-CP thì sau khi hết thời gian thử việc, bạn đương nhiên trở thành nhân viên chính thức của công ty, nghĩa là đã có sự giao kết HĐLĐ giữa bạn và công ty.


    Tuy nhiên việc giao kết hợp đồng đó không được thực hiện bằng văn bản, tức là vi phạm về hình thức của HĐLĐ theo qui định tại điều 28 Bộ luật lao động. Do có HĐLĐ nên khi đơn phương chấm dứt HĐLĐ, bạn phải tuân thủ qui định của pháp luật lao động về chấm dứt HĐLĐ.


    Theo qui định tại điều 37 Bộ luật lao động, NLĐ làm theo HĐLĐ không xác định thời hạn có quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ nhưng phải báo cho NSDLĐ ít nhất 45 ngày; NLĐ bị ốm đau, tai nạn đã điều trị sáu tháng liền thì phải báo trước ít nhất ba ngày; nếu NLĐ làm theo HĐLĐ xác định thời hạn thì bên cạnh việc báo trước 30 ngày, NLĐ phải thỏa mãn một trong các lý do đơn phương chấm dứt HĐLĐ được qui định tại khoản 1 điều 37 Bộ luật lao động.


    Theo qui định tại điều 41 Bộ luật lao động, trong trường hợp NLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật (vi phạm lý do chấm dứt được qui định tại khoản 1 điều 37 Bộ luật lao động) thì không được trợ cấp thôi việc và phải bồi thường cho NSDLĐ nửa tháng tiền lương và phụ cấp lương (nếu có).


    Trong trường hợp đơn phương chấm dứt HĐLĐ, nếu vi phạm qui định về thời hạn báo trước, bên vi phạm phải bồi thường cho bên kia một khoản tiền tương ứng với tiền lương của NLĐ trong những ngày không báo trước. Bạn có thể tham khảo các qui định trên để hiểu rõ hơn về trường hợp của mình.


    Công ty không có quyền giữ lại của bạn hơn một tháng lương.


    Luật sư VÕ HOÀNG TUYÊN


    (Văn phòng luật sư Tuyên & Associates)
     

Chia sẻ trang này

Share