Bộ luật lao động (labor law) dự thảo có gì mới?

Thảo luận trong 'TƯ VẤN LUẬT LAO ĐỘNG' bắt đầu bởi Bungdep, 17/8/12.

  1. QUY ĐỊNH DIỄN ĐÀN
    - Đăng bài viết bắt buộc có tiền tố
    - Không đăng bài Quảng Cáo
    - Chỉ được phép đăng bài Tuyển dụng trong lĩnh vực nhân sự, hành chính và liên quan
    - 1 nick chỉ được phép đăng tối đa 2 bài tuyển dụng 1 tuần
    - Bài tuyển dụng bắt buộc phải có thời hạn, và sẽ bị xóa sau khi hết hạn 3 ngày
    ------------------------------
    Liên hệ quản trị diễn đàn: nguyenbaoanh89@gmail.com
    Dismiss Notice
  1. Bungdep

    Bungdep New Member

    Tham gia ngày:
    5/10/10
    Bài viết:
    26
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Bộ Luật Lao động ( labor law) của Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ nghĩaViệt Nam được Quốc Hội thời đó thông qua vào ngày 23/6/1994, chắc là có hiệu lực vào ngày 01/01/1995
    Sau đó nó được sửa đổi, bổ sung như thế này:
    Đến năm 2007, BỘ LUẬT LAO ĐỘNG ( labor law) ngày 23 tháng 6 năm 1994 và đã được sửa đổi, bổ sung theo:
    - Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Lao động ( labor law) số 35/2002/QH10ngày 02/4/2002 có hiệu lực kể từ ngày 01-01-2003(*)
    - Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Lao động ( labor law) số 74/2006/QH11ngày 29/11/2006 Sửa đổi, bổ sung Chương XIV của Bộ luật lao động về Giải quyết tranh chấp lao động có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2007;
    - Luật sửa đổi, bổ sung Điều 73 của Bộ luật Lao động ( labor law) số 84/2007/QH11 ngày 02/4/2007 có hiệu lực thi hành từ ngày công bố.
    Đến thời điểm này, nhìn chung thì có Bộ Luật Lao động ( labor law) với các nội dung như vậy cũng đã rất tiên tiến, và cũng đã điều chỉnh được khá nhiều hoạt động trong quan hệ lao động rồi
    Tuy nhiên, cái gì cũng phải thay đổi, có thay đổi thì mới phát triển được, mà nhìn cái BLLĐ hiện hành, bạn đọc Điều 1, mà sau cái chữ đó, chẳng có tên Điều gì cả , đó là điều đầu tiên cần phải sửa đổi
    vietnnam labor law
    Các bạn đọc bản Dự thảo BLLĐ bản 24.01.2011 sắp tới đưa ra QH bàn bạc và thông qua để có thêm thông tin, và có thể đưa ý kiến đóng góp tới ban soạn thảo nhé
    Bản tổng hợp sự thay đổi về cấu trúc giữa 2 BLLĐ cũ và mới (các Chương, Mục, Điều khoản)
    Một số điểm mới của bản dự thảo BLLĐ mà tớ tổng hợp được như sau:
    1. BLLĐ (labor law) mới có tên các Điều, ví dụ Điều 1 Phạm vi điều chỉnh
    2. Vẫn giữ nguyên 17 Chương và chủ điểm của các Chương, tuy thứ tự có sắp xếp lại một chút, Chương Học Nghề được một cái tên hay hơn đó là Đào tạo, Nâng cao trình độ kỹ năng nghề đối với NLĐ làm việc tại DN ,
    Số điều thì tăng lên đáng kể, từ 198 điều, giờ là 275 Điều, trong đó thì phần lớn là tách đôi, tách ba các điều cũ ra cho rõ ràng, để bổ sung, sửa đổi cho dễ, còn lại thì là thêm một số điều hoàn toàn mới do phát sinh một số loại lao động/quan hệ lao động cần điều chỉnh cho phù hợp với thực tế!
    3. Về nội dung, có một vài khái niệm mới:
    - Lao động cho thuê lại
    - Lao động không trọn thời gian
    - Lao động giúp việc gia đình
    Một số điều có lợi hơn: Ví dụ như TL thử việc đang dự tính là 85% lương chính thức, rồi DN chỉ cần gửi thang bảng lương của mình lên cơ quan quản lý NN thôi, chứ không phải đăng ký vất vả như bây giờ, đỡ phải làm mấy cái loại thang bảng lương …
    Và cũng có một số điều hơi vô lý chút, khi mà bắt buộc lao động giúp việc gia đình phải ký HĐ bằng văn bản, rồi không được thử việc với lao động không trọn thời gian, rồi DN không được bắt NLĐ thế chấp hay đặt cọc …
     

Chia sẻ trang này

Share