BHXH

Thảo luận trong 'LUẬT LAO ĐỘNG, BHXH' bắt đầu bởi dinhhoa_hr, 9/8/12.

  1. QUY ĐỊNH DIỄN ĐÀN
    - Đăng bài viết bắt buộc có tiền tố
    - Không đăng bài Quảng Cáo
    - Chỉ được phép đăng bài Tuyển dụng trong lĩnh vực nhân sự, hành chính và liên quan
    - 1 nick chỉ được phép đăng tối đa 2 bài tuyển dụng 1 tuần
    - Bài tuyển dụng bắt buộc phải có thời hạn, và sẽ bị xóa sau khi hết hạn 3 ngày
    ------------------------------
    Liên hệ quản trị diễn đàn: nguyenbaoanh89@gmail.com
    Dismiss Notice
  1. dinhhoa_hr

    dinhhoa_hr Member

    Tham gia ngày:
    4/9/11
    Bài viết:
    474
    Đã được thích:
    4
    Điểm thành tích:
    18
    Giới tính:
    Nam
    Nơi ở:
    Hồ Chí Minh
    Bố tôi bị bệnh phải nhập viện mổ. Khi xuất viện, bệnh viện cấp giấy xuất viện và do sức khỏe còn yếu nên được bác sĩ cho nghỉ thêm 1 tháng nhưng bệnh viện lại không cho giấy nghỉ được hưởng BHXH. Những ngày nghỉ thêm khi xuất viện, bố tôi có được tính hưởng BHXH không?
    Nguyễn Thanh Thi (quận Phú Nhuận - TPHCM)

    - Ông Đỗ Quang Khánh, Phó Giám đốc BHXH TPHCM, trả lời: Theo quy định, giấy ra viện được cấp trong trường hợp bệnh nhân điều trị nội trú, còn trường hợp ngoại trú sẽ được cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH (mẫu C65-HD). Thời gian điều trị ngoại trú được cấp C65-HD tùy thuộc vào tuyến y tế điều trị: bệnh viện tuyến tỉnh cho nghỉ tối đa không quá 10 ngày; bệnh viện tuyến quận/huyện, phòng khám đa khoa khu vực, bệnh viện tư nhân được quyền cho nghỉ tối đa không quá 7 ngày; trạm y tế phường, xã, đơn vị cho nghỉ tối đa không quá 5 ngày. Do đó, trường hợp bố bạn có giấy ra viện mà có ý kiến của bác sĩ điều trị cho nghỉ thêm 1 tháng là không hợp lý.

    Theo các bạn thì câu trả lời Ông Khánh có đúng luật không?
    Ông khánh căn cứ thông tư liên tịch 11/1999/TTLT-BYT-BHXH để quy định mức nghỉ như trên. tuy nhiên, Thông tư 11 là hướng dẫn điều lệ BHXH, mà điều lệ đã bị hết hiệu lực và thay thế bằng Luật BHXH.
    Trong khi, điều 22 Luật BHXH quy định điều kiện hưởng chế độ ốm đau là “bị ốm đau, tai nạn rủi ro phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở y tế”, đồng thời điều 112 quy định hồ sơ hưởng chế độ ốm đau gồm “sổ BHXH và giấy xác nhận nghỉ ốm đối với người lao động điều trị ngoại trú”. Vì vậy, trường hợp của bà ốm đau phải nghỉ việc (có xác nhận của công ty), có sổ BHXH, có giấy xác nhận nghỉ ốm của bệnh viện là đủ cơ sở để được chi trả chế độ. Luật BHXH chỉ yêu cầu có giấy xác nhận nghỉ ốm là đủ chứ không yêu cầu cơ sở cấp giấy nhất thiết phải ký hợp đồng với BHXH.
    Nhưng vậy, xét ra thì Luật BHXH hiện tại mâu thuẫn với Thông tư liên tịch số 11 về vấn đề trên.
    Tuy nhiên, theo điều 83, khoản 2, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2008: “Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn”. Như vậy, thì phải áp dụng Luật BHXH chứ sao lại đem TTLT 11/1999 ra trả lời vậy Ông Khánh??
    Cả nhà có ý kiến gì không??
     
  2. nguyenvutoan

    nguyenvutoan New Member

    Tham gia ngày:
    28/4/10
    Bài viết:
    118
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Thực sự rất lâu rồi mình mới tái xuất Hihi
    Mình có ý kiến mang tính góp ý như thế này:
    Thứ nhất: Thứ nhất mình khẳng định luôn: câu trả lời của quan chức ngành BHXH TP HCM là hoàn toàn chính xác dựa trên NĐ152/2006/NĐ-CP
    Thứ hai: Bạn cần biết, nói thêm: Quốc hội ban hành Hiến pháp, Luật, Nghị quyết
    Chính phủ ban hành Nghị quyết, Nghị định
    Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc chính phủ ban hàng Quyết Định, Chỉ thị, Thông tư
    Nói như vậy chắc bạn đã hiểu: Chính phủ ban hành Nghị định là để hướng dẫn luật, và Bộ ban hành thông tư là để hướng dẫn Luật. Vị quan chức đó dựa trên Nghị định của Chính phủ để trả lời, Mâu thuẫn ở chỗ nào chứ, với lại đây là trợ cấp dưỡng sức nhé, cái này là sau trợ cấp ốm đau đấy...
     
  3. dinhhoa_hr

    dinhhoa_hr Member

    Tham gia ngày:
    4/9/11
    Bài viết:
    474
    Đã được thích:
    4
    Điểm thành tích:
    18
    Giới tính:
    Nam
    Nơi ở:
    Hồ Chí Minh
    Chào Anh !
    Thứ nhất: anh nói " là trợ cấp dưỡng sức nhé, cái này là sau trợ cấp ốm đau đấy..." là không thật sự đúng. Anh nên coi lại vấn đề liên quan đến công tác BHXH nhé " đặc biệt là phân biệt dưỡng sức và chế ốm đau"
    Thứ 2: Như đã trên em đã trình bày, Ông Khánh căn cứ trên TT số 11/1999 nha anh. vì nghị định 152/2006 không có quy định mức thời gian cơ quan BHYT cho nghỉ ốm.
    Thứ 3. Em muốn trao đổi với anh là có nhiều quy định mâu thuẫn với nhau. và trong trường hợp như vậy thì phải áp dụng Quy định có giá trị pháp lý cao hơn.
    Vậy: ở đây theo anh thì Luật và Thông tư văn bản nào có giá trị pháp lý cao hơn??
    Chúc anh làm việc vui vẻ !
     
  4. nguyenvutoan

    nguyenvutoan New Member

    Tham gia ngày:
    28/4/10
    Bài viết:
    118
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Cảm ơn Em!
    Em nói thế thì Anh nói lại cho Em:
    Thứ 1. Anh góp ý không phải để tranh luận với Em
    Thứ 2: Anh nói vị quan chức ngành BHXH TP HCM nói đúng là Anh có cơ sở, Anh bảo vệ cái đúng không nghiêng về ai cả
    Điều 12 nghị định 152/2006/NĐ-CP nêu rõ:

    Điều 12. Dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau khi ốm đau theo Điều 26 Luật Bảo hiểm xã hội được quy định như sau:

    1. Người lao động sau thời gian hưởng chế độ ốm đau theo quy định tại Điều 23 Luật Bảo hiểm xã hội mà sức khoẻ còn yếu thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ.

    2. Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe trong một năm tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hàng tuần, ngày đi và về nếu nghỉ tại cơ sở tập trung. Số ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ do người sử dụng lao động và Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở hoặc Ban Chấp hành Công đoàn lâm thời quyết định, cụ thể như sau:

    a) Tối đa 10 ngày đối với người lao động sức khoẻ còn yếu sau thời gian ốm đau do mắc bệnh cần chữa trị dài ngày;

    [​IMG] Tối đa 7 ngày đối với người lao động sức khoẻ còn yếu sau thời gian ốm đau do phải phẫu thuật;

    c) Bằng 5 ngày đối với các trường hợp khác.

    Thứ 3: Một vài nét về bộ máy nhà nước, về hệ thống ban hành văn bản
    Khi Quốc hội ban hành l[SIZE=24pt]uật[/SIZE], chính phủ ban hành [SIZE=18pt]nghị quyết[/SIZE] để hướng dẫn Luật, và các Bộ ban hành [SIZE=14pt]thông tư[/SIZE] để hướng dẫn nghị quyết, cái đáng nói là sẽ có một hội đồng thẩm định tính pháp lý của các văn bản dưới luật xem có mâu thuẫn gì với luật không, nếu có mâu thuẫn theo Em hội đồng đó có cho ban hành văn bản đó không Em, phải chăng ý Em là có? Điều này thực tế không bao giờ xảy ra, nếu có thì chỉ có chính quyền cơ sở [SIZE=36pt]áp dụng[/SIZE] sai thôi!
     
  5. dinhhoa_hr

    dinhhoa_hr Member

    Tham gia ngày:
    4/9/11
    Bài viết:
    474
    Đã được thích:
    4
    Điểm thành tích:
    18
    Giới tính:
    Nam
    Nơi ở:
    Hồ Chí Minh
    Chào anh !
    rất cảm ơn anh vì sự trao đổi của anh. Tuy nhiên, mình đang làm sáng tỏ sự việc là Cách giải quyết của Ông Khánh có đúng luật không? Căn cứ pháp lý ở đâu?....
    Thứ 1. Ông Khánh giải quyết vấn đề này là điều trị Ốm đau nhưng ngoại trú nên mới có Mẫu C65-HD, mà không áp dụng Dưỡng sức sau khi ốm đau.
    Thứ 2. mức 1 tháng mà Bác Sĩ đề nghị nghỉ để điều trị ngoại trú theo Anh là không hợp pháp theo ý kiến của Ông Khánh? vậy căn cứ Pháp lý đâu???
    Trong khi điều 22 Luật BHXH quy định điều kiện hưởng chế độ ốm đau là “bị ốm đau, tai nạn rủi ro phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở y tế".
    vậy theo điều 22 thì: +điều kiện 1 là bị Ốm đau, tai nạn rủi ro người này thõa mãn rồi nhé
    +Điều kiện 2: Phải nghỉ việc thì cũng thõa mãn
    + Điều kiện 3: có xác nhận cơ sở ý tế thì cũng thỏa mãn
    Như vậy: theo Luật BHXH thì tôi đã thỏa mãn điều kiện hưởng rồi. sao lại không cho tôi hưởng???
     
  6. nguyenvutoan

    nguyenvutoan New Member

    Tham gia ngày:
    28/4/10
    Bài viết:
    118
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Hi Em!
    Khi chúng ta mổ xẻ một vấn nào đó, chúng ta không nhận xét hay phê phán một câu trả lời hay một nhận định nào đó là đúng hay sai, họ có lập luận của họ, và anh hoàn toàn tin tưởng họ có ý đúng, chỉ có điều ngôn ngữ của từ đôi khi làm cho chúng ta hiểu lầm đánh giá sai đi.
    Anh xin mạn phép trả lời câu hỏi của Nguyễn Thanh Thi:
    Một là: Bố bạn ấy nhập viện mổ đương nhiên nếu có tham gia bảo hiểm sẽ được hưởng bảo hiểm xã hội theo chế độ trợ cấp ốm đau
    Hai là: Khi xuất viện, bố bạn ấy nghỉ thêm có được hưởng BHXH không? Câu trả lời là có và theo chế độ dưỡng sức phục hồi sức khỏe sau ốm đau, số ngày được hưởng Thi có thể tham khảo nghị định NĐ152/2006/NĐ-CP.
     
  7. nga81

    nga81 Member

    Tham gia ngày:
    5/11/09
    Bài viết:
    180
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    16
    QUOTE(Chú Thích)(dinhhoa_hr @ Aug 14 2012, 07:04 PM)

    Chào anh !
    rất cảm ơn anh vì sự trao đổi của anh. Tuy nhiên, mình đang làm sáng tỏ sự việc là Cách giải quyết của Ông Khánh có đúng luật không? Căn cứ pháp lý ở đâu?....
    Thứ 1. Ông Khánh giải quyết vấn đề này là điều trị Ốm đau nhưng ngoại trú nên mới có Mẫu C65-HD, mà không áp dụng Dưỡng sức sau khi ốm đau.
    Thứ 2. mức 1 tháng mà Bác Sĩ đề nghị nghỉ để điều trị ngoại trú theo Anh là không hợp pháp theo ý kiến của Ông Khánh? vậy căn cứ Pháp lý đâu???
    Trong khi điều 22 Luật BHXH quy định điều kiện hưởng chế độ ốm đau là “bị ốm đau, tai nạn rủi ro phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở y tế".
    vậy theo điều 22 thì: +điều kiện 1 là bị Ốm đau, tai nạn rủi ro người này thõa mãn rồi nhé
    +Điều kiện 2: Phải nghỉ việc thì cũng thõa mãn
    + Điều kiện 3: có xác nhận cơ sở ý tế thì cũng thỏa mãn
    Như vậy: theo Luật BHXH thì tôi đã thỏa mãn điều kiện hưởng rồi. sao lại không cho tôi hưởng???


    Bố tôi bị bệnh phải nhập viện mổ. Khi xuất viện, bệnh viện cấp giấy xuất viện và do sức khỏe còn yếu nên được bác sĩ cho nghỉ thêm 1 tháng nhưng bệnh viện lại không cho giấy nghỉ được hưởng BHXH. Những ngày nghỉ thêm khi xuất viện, bố tôi có được tính hưởng BHXH không?
    Nguyễn Thanh Thi (quận Phú Nhuận - TPHCM)
    - Ông Đỗ Quang Khánh, Phó Giám đốc BHXH TPHCM, trả lời: Theo quy định, giấy ra viện được cấp trong trường hợp bệnh nhân điều trị nội trú, còn trường hợp ngoại trú sẽ được cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH (mẫu C65-HD). Thời gian điều trị ngoại trú được cấp C65-HD tùy thuộc vào tuyến y tế điều trị: bệnh viện tuyến tỉnh cho nghỉ tối đa không quá 10 ngày; bệnh viện tuyến quận/huyện, phòng khám đa khoa khu vực, bệnh viện tư nhân được quyền cho nghỉ tối đa không quá 7 ngày; trạm y tế phường, xã, đơn vị cho nghỉ tối đa không quá 5 ngày. Do đó, trường hợp bố bạn có giấy ra viện mà có ý kiến của bác sĩ điều trị cho nghỉ thêm 1 tháng là không hợp lý.

    Hi bạn, theo như trả lời trên của ông Khánh thì có lẽ câu trả lời của Ông Khánh chưa được rõ lắm nhưng nếu bạn phân tích kỹ thỉ sẽ rõ:
    1/ ông Khánh không trả lời là Người Bố này không được hưởng chế độ ốm đau, nếu thỏa điều kiện như bạn phân tích thì vẫn được hưởng bình thường, vấn đề ở đây chính là bệnh viện không cấp giấy chứng nhận mẫu C65-HD cho bệnh nhân "nhưng bệnh viện lại không cho giấy nghỉ được hưởng BHXH"_trích theo thắc mắc của bạn Thi
    2/ Ông Khánh nói không hợp lý ở đây chính là việc cấp giấy chứng nhận nghỉ với thời gian liên tục 1 tháng (theo TTLT 11 liên bộ giữa 2 bộ: Y tế và BHXh như bạn nêu), và bệnh viện cũng làm đúng tình thần của thông tư nên đã không cấp mẫu c65 với số ngày nghỉ là một tháng.
    Do đó nếu sau khi xuất viện mà không có được cấpmẫu C65 thì bệnh nhân sẽ được hưỡng như sau:
    - Thời gian nằm viện(ghi trong giấy xuất viện) nếu chưa hết ngày nghỉ hưởng trong năm theo qui định.(30, 40,50/ năm tùy theo điều kiện được hưởng)
    - Chể đô dưỡng sức sau ốm đau theo qui định.
    * Nếu bạn còn ngày nghỉ hưởng chế độ trong năm và được bệnh viện cấp giấy chứng nhận C65 thì đương nhiên BHXH sẽ duyệt chế độ cho bạn theo qui định.
    Riêng việc bạn bức xúc thì mình nghĩ vấn đề là ở vị bác sĩ chỉ định nghĩ không đúng với qui định của nhà nước, vấn đề này thì ban nên gởi đế Bộ Y Tế là chính xác nhất.
    Vài chia sẽ cùng bạn
     
  8. dinhhoa_hr

    dinhhoa_hr Member

    Tham gia ngày:
    4/9/11
    Bài viết:
    474
    Đã được thích:
    4
    Điểm thành tích:
    18
    Giới tính:
    Nam
    Nơi ở:
    Hồ Chí Minh
    Chào bạn Nga81 !
    Rất cảm ơn vì chia sẻ của bạn, Tuy nhiên, nếu ai cũng làm việc giống bạn thì BỐ của anh THI khỏe rồi. Tuy nhiên, trong trường hợp này, bác sĩ chỉ định cho nghỉ 1 tháng trong giấy ra viện có phù hợp không? không phù hợp ở điểm nào? căn cứ pháp lý đâu. Nếu chị nói căn cứ tinh thần của Thông tư liên tịch 11 thì em xin hỏi Thông tư đó hướng dẫn điều lệ BHXH, nhưng ĐIỀU lệ BHXH đã hết hiệu lực và được thay thế bằng Luật BHXH. như vậy có nên áp dụng thông tư trong trường hợp này không??? thưa chị.
    Thật ra, trong trường hợp này nếu đứng vai trò mình làm Nhân sự của công ty, BHXH không chịu giải quyết thì mình bảo vệ quyền lợi cho NLĐ bên mình như thế nào??
    Chúc mọi người vui vẻ. hihih
     
  9. nga81

    nga81 Member

    Tham gia ngày:
    5/11/09
    Bài viết:
    180
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    16
    QUOTE(Chú Thích)(dinhhoa_hr @ Aug 16 2012, 02:19 PM)

    Chào bạn Nga81 !
    Rất cảm ơn vì chia sẻ của bạn, Tuy nhiên, nếu ai cũng làm việc giống bạn thì BỐ của anh THI khỏe rồi. Tuy nhiên, trong trường hợp này, bác sĩ chỉ định cho nghỉ 1 tháng trong giấy ra viện có phù hợp không? không phù hợp ở điểm nào? căn cứ pháp lý đâu. Nếu chị nói căn cứ tinh thần của Thông tư liên tịch 11 thì em xin hỏi Thông tư đó hướng dẫn điều lệ BHXH, nhưng ĐIỀU lệ BHXH đã hết hiệu lực và được thay thế bằng Luật BHXH. như vậy có nên áp dụng thông tư trong trường hợp này không??? thưa chị.
    Thật ra, trong trường hợp này nếu đứng vai trò mình làm Nhân sự của công ty, BHXH không chịu giải quyết thì mình bảo vệ quyền lợi cho NLĐ bên mình như thế nào??
    Chúc mọi người vui vẻ. hihih



    Bạn'dinhhoa_hr' à, thông tư số 11 là thông tư liên tịch có sự thỏa thuận và ký kết giữa 2 bộ: Y tế và BHXH Việt Nam, vì thế việc cấp giấy nghỉ ốm thuộc về thẩm quyền Bộ Y tế và nó sẽ còn ảnh hưởng đến những vấn đề liên quan đến y tế. Theo mình biết thì hiện nay các bệnh viện vẫn áp dụng theo thông tư này và bộ y tế và BHXH Việt Nam cũng chưa ban hành thêm thông tư nào mới về vấn đề này. Vì vậy việc bệnh viện từ chối câp giấy nghỉ việc hưỡng BH C65-HD 1 lần với thời gian 1 tháng là hoàn toàn hợp lý.
    Nếu bạn muốn giúp NLĐ trong trong trường hợp này thì bạn nên tư vấn cho họ quay lại bệnh viện và xin cấp giấy nghỉ theo đúng qui định( ví dụ giấy nghỉ được 10 ngày thì sau 10 ngày bạn chịu khó quay lại bệnh viện tái khám để tiếp tục cấp giấy mới) và có giấy nghỉ ốm thì BHXH mới giải quyết chế độ được cho bạn.
    Thân
     

Chia sẻ trang này

Share