Có được xử phạt bằng cách cắt lương người lao động?

Thảo luận trong 'TƯ VẤN LUẬT LAO ĐỘNG' bắt đầu bởi hoacomay, 23/3/09.

  1. QUY ĐỊNH DIỄN ĐÀN
    - Đăng bài viết bắt buộc có tiền tố
    - Không đăng bài Quảng Cáo
    - Chỉ được phép đăng bài Tuyển dụng trong lĩnh vực nhân sự, hành chính và liên quan
    - 1 nick chỉ được phép đăng tối đa 2 bài tuyển dụng 1 tuần
    - Bài tuyển dụng bắt buộc phải có thời hạn, và sẽ bị xóa sau khi hết hạn 3 ngày
    ------------------------------
    Liên hệ quản trị diễn đàn: nguyenbaoanh89@gmail.com
    Dismiss Notice
  1. hoacomay

    hoacomay Moderator

    Tham gia ngày:
    1/6/08
    Bài viết:
    1,538
    Đã được thích:
    6
    Điểm thành tích:
    0
    Giới tính:
    Nữ
    Nơi ở:
    Việt Nam
    Vợ tôi hiện đang làm thư ký cho phòng kinh doanh một công ty dịch vụ bảo vệ. Thời gian qua công ty yêu cầu tất cả nhân viên phải tự tìm người vào làm nhân viên bảo vệ của công ty, nếu không mỗi tháng sẽ bị trừ 100.000 đồng/người (đã thực hiện trừ lương vào tháng 7-2008). Xin hỏi việc làm trên của công ty có đúng quy định pháp luật?


    Lê Xuân Vũ
     
  2. hoacomay

    hoacomay Moderator

    Tham gia ngày:
    1/6/08
    Bài viết:
    1,538
    Đã được thích:
    6
    Điểm thành tích:
    0
    Giới tính:
    Nữ
    Nơi ở:
    Việt Nam
    Khoản 2, điều 60 Bộ luật lao động (đã được sửa đổi, bổ sung) quy định: Người sử dụng lao động (NSDLĐ) không được áp dụng việc xử phạt bằng hình thức cúp lương của người lao động (NLĐ).


    Giải thích về quy định này, công văn số 4346/LÐTBXH-TL ngày 15-12-2004 của Bộ lao động - thương binh và xã hội đã hướng dẫn như sau: NSDLĐ không được áp dụng việc xử phạt bằng hình thức cúp lương NLĐ, nghĩa là NSDLĐ không được trừ tiền lương, phạt tiền như là hình thức xử lý kỷ luật lao động.


    Như vậy, việc công ty trên yêu cầu tất cả nhân viên phải tự tìm người vào làm nhân viên bảo vệ của công ty, nếu không mỗi tháng sẽ bị trừ 100.000 đồng/người là trái với các quy định của pháp luật lao động.


    tuoitre.com.vn
     
  3. Hieumai

    Hieumai New Member

    Tham gia ngày:
    3/3/09
    Bài viết:
    60
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Tôi ko đồng ý với ý kiến của bạn. Khoản 2 điều 60 quy định ko được cúp lương- có nghĩa là ko lấy toàn bộ lương tháng của họ.


    Còn khoản 1 điều 60 Luật lao động lại quy định: NSDLD có quyền khấu trừ vào tiền lươg of NLD, miễn là ko quá 30% tiền lươg hàng tháng. Theo như trường hợp trên, nhân viên ko hoàn thành nhiệm vụ bị khấu trừ 100000/tháng, mà lương tối thiểu quy định bây j là 540000/tháng, nếu như DN trả lương cho NLD với mức tối thiểu thì cug còn lâu mới đạt 30% được fép ktrừ. Có thể nói quy định này chưa chắc đã là sai pháp luật.


    Chỉ có 1 điều mình thắc mắc trog TH này là: tại sao nhiệm vụ này lại bất ngờ xuất hiện trong "thời gian qua", nó có đúng với quy định của HDLD với tất cả NV ko?Theo mih nghi việc tìm kiếm nguồn như vậy là do fòng kinh doanh làm chứ! Nếu trog HDLD of cty ko quy định all NV sẽ fai thực hiện thêm nhiệm vụ khi cty yêu cầu thì minh nghĩ cty bạn sai ở điểm này.
     
  4. ngonuong

    ngonuong New Member

    Tham gia ngày:
    13/2/09
    Bài viết:
    32
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Bạn hieumai nói thế đúng nhưng chưa đủ. Mình phản biện lại 1 chút.


    NSLD chỉ được phép khấu trừ lương trong trường hợp NLD nợ tiền của công ty ( NSLD ) chứ không được phép phạt bằng cách trừ lương. Ví dụ như NLĐ vay tiền công ty mua máy tính ( trị giá 3t ) mà lương người đó là 3 thì công ty hàng tháng chỉ được phép khấu trừ 30% lương thôi.
     
  5. Hieumai

    Hieumai New Member

    Tham gia ngày:
    3/3/09
    Bài viết:
    60
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Mình chưa tìm được việc quy định trừ lương ở đâu, bạn có thể chỉ giùm mình ko?


    Trong khoản 1 điều 60: "NLD có quyền được biết lý do mọi khoản khấu trừ vào tiền lương của mình...",mình nghĩ "mọi khoản" thì có nhiều khoản lắm!
     
  6. HRvnplus

    HRvnplus New Member

    Tham gia ngày:
    21/2/09
    Bài viết:
    276
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Nơi ở:
    HCMC
    Dear all,


    Tuoitre trả lời như vậy là đúng rồi. Không được xử phạt người lao động bằng hình thức cúp lương, trừ lương hay đại loại như vậy. Hình thức trừ tiền 100.000 của công ty trên là phạm luật rồi.


    #hieumai: 30% mà hieumai đề cập đến là mức tối đa trừ vào tiền lương hàng tháng khi người lao động vi phạm liên quan đến trách nhiệm vật chất (làm hư hỏng trang thiết bị, mấy tài sản .....)


    Regards
     
  7. Hieumai

    Hieumai New Member

    Tham gia ngày:
    3/3/09
    Bài viết:
    60
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Mình ko hỉu, thế bạn có thể giải thích giùm mình trường hợp "những người LD khác trong cùng đơn vị" được trả lương ít hơn thực tế họ nhận được trong khoản 2 điều 62 thì sao?
     
    Last edited by a moderator: 25/3/09
  8. lethibephuong

    lethibephuong Thành viên BQT Đà Nẵng

    Tham gia ngày:
    9/9/08
    Bài viết:
    318
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Giới tính:
    Nữ
    Nơi ở:
    Đà Nẵng
    Mình đọc mà giật mình cho trường hợp của bạn. Không biết Quản lý nhân sự chổ đó có làm việc với cái tâm và nghiên cứu kỹ luật chưa í. NSDLD không có quyền phạt trừ lương của người lao động. Nếu người lao động vi phạm nội quy thì có văn bản xử lý kỷ luật và thẩm định xác định hậu quả do người lao động đó gây ra. Sẽ có nhân sự, công đoàn, phía công ty tham gia và ra quyết định yêu cầu bồi thường thiệt hại. Khi đó nếu có bồi thường thì người lao động phải bồi thường bằng tài chính. NSDLD chỉ có quyền trừ lương của nguời lao động khi người lao động nợ tiền NSDLD. Và mình nghĩ trong bản mô tả công việc của thư ký chắc chắn không có phần công việc này. Vậy công ty đó làm sai luật rồi đó.
     
  9. TamHR

    TamHR Hội viên CPO Club

    Tham gia ngày:
    3/9/08
    Bài viết:
    8
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Các anh chị cho em hỏi, công ty em có nội quy lao động như sau:


    1. Đi làm muộn từ đủ 5 phút trở lên không xin phép: 25,000 VND, tử đủ 10 phút trở lên không xin phép: 50,000 từ đủ 15 phút trở lên không xin phép: 75,000 VND và tử đủ 20 phút trở lên không xin phép: 100,000 VND kèm theo quyết định kỷ luật khác nếu có do TGĐ (Do công ty em là nhà máy sản xuất, nên việc nhân viên đi làm không đúng giờ sẽ ảnh hưởng tới các nhân viên và các bộ phận khác trong dây chuyền sản xuất, quy định này là để giúp giảm thiểu tối đa việc nhân viên tự ý nghỉ không xin phép). Cuối tháng tổng kết trừ vào lương.


    2. Nhân viên không đeo thẻ khi làm việc, không mặc đồng phục: 50,000 VND/ lần vi phạm


    3. Nhân viên mất thẻ: 100,000 VND/ thay thế


    4. Nhân viên không đội mũ bảo hiểm trên đường: 100,000 VND/ lần.


    5. Nhân viên làm mất mũ bảo hiểm: 350,000 VND/ thay thế. Mất đồng phục: 150,000 VND/ chiếc/ thay thế.


    Xin hỏi quy định trên có đúng không ạ? Xin chân thành cảm ơn
     
  10. kinhcan

    kinhcan Guest

    Mã:
    1. Đi làm muộn từ đủ 5 phút trở lên không xin phép: 25,000 VND, tử đủ 10 phút trở lên không xin phép: 50,000 từ đủ 15 phút trở lên không xin phép: 75,000 VND và tử đủ 20 phút trở lên không xin phép: 100,000 VND kèm theo quyết định kỷ luật khác nếu có do TGĐ (Do công ty em là nhà máy sản xuất, nên việc nhân viên đi làm không đúng giờ sẽ ảnh hưởng tới các nhân viên và các bộ phận khác trong dây chuyền sản xuất, quy định này là để giúp giảm thiểu tối đa việc nhân viên tự ý nghỉ không xin phép). Cuối tháng tổng kết trừ vào lương.
    Điều này vi phạm luật bạn ạ. Trường hợp đi muộn sẽ bị phòng nhân sự lập biên bản cảnh cáo. Đây là chứng cớ để công ty có thể đuổi việc chứ không thể phạt tiền được.



    Mã:
    2. Nhân viên không đeo thẻ khi làm việc, không mặc đồng phục: 50,000 VND/ lần vi phạm
    Điều này giống điều trên. Chỉ có thể lập biên bản cảnh cáo kỷ luật.



    Mã:
    3. Nhân viên mất thẻ: 100,000 VND/ thay thế
    và [



    Mã:
    5. Nhân viên làm mất mũ bảo hiểm: 350,000 VND/ thay thế. Mất đồng phục: 150,000 VND/ chiếc/ thay thế.
    Trường hợp NLD nếu gây ra tổn hại cho công ty sẽ bị bắt bồi thường có thể trừ vào lương nhưng không quá 30% lương hàng tháng.



    Mã:
    4. Nhân viên không đội mũ bảo hiểm trên đường: 100,000 VND/ lần.
    Cái này hoàn toàn sai. Đây là việc của CSGT chứ không phải là việc của công ty.
     
  11. Nguyễn Trường Sơn

    Nguyễn Trường Sơn New Member

    Tham gia ngày:
    4/9/08
    Bài viết:
    50
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Mới đọc qua thôi, nghe cũng thấy đã vô lý rồi, chứ chưa nói đến luật, mà mình nghĩ việc tuyển dụng là thuộc về bộ phận tuyển dụng của Phòng HCNS thì đúng hơn.


    Và lại nếu mà cứ 1 NV phải tìm được 1NV/tháng, thì tương lai không xa lắm ACE nhà HRL ta cũng vào Cty đó luôn cũng nên, ủa vậy thì có còn ai đâu nữa mà thuê bảo vệ, vì khi đó ai cũng là bảo vệ cả rồi.........


    Mình nghĩ nếu mà NV giới thiệu được thêm 1NV mới thì nên thưởng cho họ thì đúng hơn, vả lại không đụng luật. Còn nếu mà chơi chính sách kiểu vậy có ngày thôi thôi đó bạn ạ.


    Mà NV bảo vệ họ cũng lo làm việc, lo trực... chứ có rảnh đâu mà đi tìm người. Mình nghĩ Cty vợ bạn cần xây dựng lại cái quy chế thì hay hơn, vì mục tiêu lâu dài và phát triển nữa. Đừng làm vậy...
     
  12. Nguyễn Trường Sơn

    Nguyễn Trường Sơn New Member

    Tham gia ngày:
    4/9/08
    Bài viết:
    50
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Mới đọc qua thôi, nghe cũng thấy đã vô lý rồi, chứ chưa nói đến luật, mà mình nghĩ việc tuyển dụng là thuộc về bộ phận tuyển dụng của Phòng HCNS thì đúng hơn.


    Và lại nếu mà cứ 1 NV phải tìm được 1NV/tháng, thì tương lai không xa lắm ACE nhà HRL ta cũng vào Cty đó luôn cũng nên, ủa vậy thì có còn ai đâu nữa mà thuê bảo vệ, vì khi đó ai cũng là bảo vệ cả rồi.........


    Mình nghĩ nếu mà NV giới thiệu được thêm 1NV mới thì nên thưởng cho họ thì đúng hơn, vả lại không đụng luật. Còn nếu mà chơi chính sách kiểu vậy có ngày thôi thôi đó bạn ạ.


    Mà NV bảo vệ họ cũng lo làm việc, lo trực... chứ có rảnh đâu mà đi tìm người. Mình nghĩ Cty vợ bạn cần xây dựng lại cái quy chế thì hay hơn, vì mục tiêu lâu dài và phát triển nữa. Đừng làm vậy...
     
  13. HRvnplus

    HRvnplus New Member

    Tham gia ngày:
    21/2/09
    Bài viết:
    276
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Nơi ở:
    HCMC
    To bạn hieumai;


    Hai vấn đề hoàn toàn khác nhau:


    #1: Trường hợp thứ nhât đang nói về việc trừ tiền lương của người lao động do vi phạm có yếu tố bồi thường vật chất. Ví như khi 1 công nhân cố ý làm hỏng một dụng cụ, bị kỷ luật và phải bồi thường dụng cụ hư hỏng đó bằng tiền thì khoản tiền này có thể được trừ vào lương.


    Khi trừ lương tháng của người lao động, Công ty phải xem xem số tiền lương của người công nhân đó có đủ để "sống" cho tháng tiếp theo không. Nếu mức tiền trừ trong 1 tháng mà cao hơn 30% mức tiền lương tháng đó thì công ty chỉ được trừ tối đa là 30%, phần còn lại sẽ được trừ dần vào (các) tháng sau theo quy định này.


    #2: Trường hợp bạn hieumai đề cập ở khoản 2 Điều 62 Bộ Luật Lao động là liên quan đến lương ngừng việc. Tức là tiền lương trả cho những giờ/ngày không làm việc (lý do thì bạn hiểu rồi) chứ không phải họ bị kỷ luật mà phải/bị bồi thường (bằng tiền).


    Khi phải ngừng việc quy định tại khoản 2 Điều 62, công ty phải thống nhất mức tiền lương ngừng việc cho những người (bị) ngừng do lỗi của công nhân khác gây ra. Theo kinh nghiệm của tớ thì thường mức tiền lương các công ty áp dụng là 75% mức tiền lương giờ hoặc lương ngày, nhưng đàm bảo không thấp hơn mức lương tối thiểu quy định cho vùng miền tại nơi đơn vị "đóng quân" (Thường mức tiền lương ngừng việc nên quy định cụ thể trong thỏa ước lao động tập thể - Các công ty đối tác của Nike, Adidas, Puma .. thường áp dụng theo mức này) còn cty hiện tại của mình thì không áp dụng 75% mà là trả bình thường 100%.
     
  14. Hieumai

    Hieumai New Member

    Tham gia ngày:
    3/3/09
    Bài viết:
    60
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Thank, mình hỉu rùi!
     
  15. Hieumai

    Hieumai New Member

    Tham gia ngày:
    3/3/09
    Bài viết:
    60
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    ủa, sao lại có quy định này nhỉ? ko bít mình có fải là nhân viên của công ty ko nữa??? vì có lần mình cũng bị fạt vì tội ko đội mũ bảo hiểm rùi!!!


    150k cơ!!
     
    Last edited by a moderator: 2/4/09
  16. infohanh

    infohanh New Member

    Tham gia ngày:
    5/12/08
    Bài viết:
    14
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Nếu kg phạt vậy, người lao động vi pham thường xuyên thì xử lý bằng cách nào?
     
  17. Thoauyentram

    Thoauyentram New Member

    Tham gia ngày:
    24/7/09
    Bài viết:
    122
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Giới tính:
    Nữ
    Nơi ở:
    Hải Dương
    Đúng thật, đọc topic này thấy giật mình quá. Pháp luật nước mình đã phải quy định rõ việc không được trừ lương, cúp lương người lao động cũng là nhằm mục đích cho những ai coi quyền hành trong quan hệ lao động là của NSDLĐ thích gì thì cứ việc làm. Kể cả việc trừ những điều tưởng chừng như không phải việc của mình như đội mũ BH.


    Còn nếu Công ty bạn muốn tăng cường việc chấp hành quy định của Công ty thì có nhiều cách lắm. Ngay trong Luật lao động cũng có quy định được phép xử lý kỷ luật lao động. Vậy thì cứ theo quy định mà xử lý, nếu nặng thì cho thôi việc. Còn nếu muốn dùng tiền để răn đe người lao động thì chỉ còn cách cho họ một khoản VD như phụ cấp ý thức chấp hành nội quy, 1 tháng 200.000 đồng. Sau đó quy định thưởng phạt cụ thể. Công ty bạn được phép trừ thoải mái trong số 200.000 đồng đó, miền sao không trừ sang lương của NLĐ là được.


    Tuy nhiên, việc cho thêm phụ cấp như trên phải căn cứ vào túi tiền của NSDLĐ và ý muốn NLĐ chấp hành nội quy. Còn nếu túi tiền không rủng rỉnh thì đúng là khó lắm. Có thực mới vực được đạo mà.
     
  18. Suhri

    Suhri Ban quản trị Đồng Nai

    Tham gia ngày:
    27/11/08
    Bài viết:
    1,248
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Nơi ở:
    Đang tìm nơi trú ẩn
    Trước đây mình thường áp dụng một lúc hai cách:


    1. trừ giờ công (do chỉ có quy định không được trừ lương, cho nên mình áp dụng chiến thuật trừ giờ công của họ)


    Việc trừ giờ công được tính như sau:


    - Trễ 5 đến 10 phút: trừ 30 phút


    - Trễ từ phút 11 đến phút 30: trừ 1 giờ làm việc


    - Trễ từ phút thứ 31 đến 1 tiếng: trừ 1/2 ngày công


    Coi như những ai lỡ đi trễ nhiều thì đa số gọi điện thoại vào xin nghỉ phép cho chắc ăn, nhưng nếu nghỉ hết thì sau này cũng ko được hưởng nữa. Mà nếu muốn nghỉ phép thì cũng phải báo trước ít nhất 1 ngày, còn không thì chỉ có nước báo bệnh và họ phải xuất trình giấy khám bệnh của bác sĩ ra. Xem ra rất phiền phức nên họ ko dám đi làm trễ nữa.


    2. Trừ tiền chuyên cần


    Hàng tháng công ty có cho người lao động tiền chuyên cần, số tiền này nhằm khuyến khích NLD đi làm chăm chỉ. Những ai đi trễ về sớm thì công ty sẽ trừ dần tiền này cho đến khi không còn đồng nào.


    Ngoài ra, việc quên đem thẻ đi làm cũng khá phổ biến. Trước đây công ty mình cũng xảy ra rất nhiều và không ai có thể giải quyết cho dứt điểm. Sau đó mình cũng đổi chiến thuật:


    Mình lập một bảng theo dõi việc không đeo thẻ, cho bảo vệ đứng canh ngay cửa ra vào, những ai không đeo thẻ vào công ty, mời đứng sang một bên và đến đăng ký tại phòng bảo vệ để được lấy thẻ tạm thời, NLD đó phải ký tên rồi mới được vào nhà máy. Những ai cố tình trốn ko khai báo tại bảo vệ thì sau khi vào làm việc mình cũng cho một đội quân đi kiểm tra và mời ra khỏi nhà máy ngay lập tức, lúc này thì họ không thể kiện được mình vì họ không chứng minh được họ đang là nhân viên của nhà máy, thực tế là vậy vì nếu là nhân viên công ty thì phải có thẻ nhân viên. Tuy nhiên, do công ty sử dụng thẻ nhân viên bằng thẻ từ cho nên nhân viên đó sẽ gặp khó khăn khi không đem thẻ đi làm, phòng nhân sự sẽ không chấm công ngày đó nếu không tự giác đi khai báo với bảo vệ công ty. Hàng tháng, nhân sự sẽ cập nhật những ai vi phạm việc ko đem thẻ nhân viên nhiều lần và gửi xuống các bộ phận, đồng thời gửi thư cảnh báo. Nếu ba tháng liên tục vi phạm sẽ kiểm điểm và có hình thức xử lý kỷ luật mạnh đúng theo nội quy công ty.


    => Sau hai tháng áp dụng hình thức trên (tuy có tốn nhiều thời gian và công sức) thì hiệu quả thấy rõ, NLD luôn đem thẻ đi làm. Tuy nhiên, không phải là tuyệt đối, thỉnh thoảng chính nhân viên nhân sự đi làm cũng quên đem thẻ đeo đấy thôi. Cho nên, mọi người vẫn phải áp dụng quy trình trên và mình chưa thấy ai có ý kiến gì cho tới nay.
     
  19. vietnamcsr

    vietnamcsr New Member

    Tham gia ngày:
    20/7/10
    Bài viết:
    16
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Chào bạn,


    1. mình không đồng ý với cách trừ giờ công như vậy, cách làm khác nhau nhưng cùng chung một kết quả là trừ lương cả. chuyện đi sớm về trể phải quy định trong nội quy lao động và có hình thức kỷ luật (miệng, văn bản, kéo dài thời gian nâng lương, sa thải...), pháp luật lao động ngoài các hình thức kỷ luật trên thì không có cái nào khác. mình nghĩ không có sở LDTBXH or BLD khu công nghiệp nào dám duyệt nội quy lao động mà có điều trên. công ty bạn có thể có quy định khác nhưng phải đúng luật, còn không thì không có giá trị => trừ giờ công là mình không cho là đúng


    2. Tiền chuyên cần là cao hơn luật do đó công ty bạn có thể yêu cầu như thế nào cũng được, có thể đi trể cúp tiền chuyên cần, ok hết.


    Thanks
     
  20. vthtram0912

    vthtram0912 New Member

    Tham gia ngày:
    29/4/09
    Bài viết:
    292
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Mình đồng ý với vietnamcsr, trừ giờ công tức là trừ lương - vi phạm LLĐ, chỉ có thể mạnh tay bằng cách xử lý kỷ luật theo quy định. Ngoài ra, mình tán thành các biện pháp khác của Suhri. Bên mình cũng đang thực hiện các biện pháp này.
     

Chia sẻ trang này

Share