Cơ hội "kể tội" sếp tại HRDay 2012

Thảo luận trong 'VN HUMANRESOURCES DAY 12' bắt đầu bởi TEDU, 17/9/12.

  1. QUY ĐỊNH DIỄN ĐÀN
    - Đăng bài viết bắt buộc có tiền tố
    - Không đăng bài Quảng Cáo
    - Chỉ được phép đăng bài Tuyển dụng trong lĩnh vực nhân sự, hành chính và liên quan
    - 1 nick chỉ được phép đăng tối đa 2 bài tuyển dụng 1 tuần
    - Bài tuyển dụng bắt buộc phải có thời hạn, và sẽ bị xóa sau khi hết hạn 3 ngày
    ------------------------------
    Liên hệ quản trị diễn đàn: nguyenbaoanh89@gmail.com
    Dismiss Notice
  1. TEDU

    TEDU Connecting HR Community

    Tham gia ngày:
    3/4/08
    Bài viết:
    866
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Giới tính:
    Nữ
    Dear ACE HRLink,
    Vietnam HRDay 2012 đang nóng lên từng ngày, chủ đề năm nay thay vì bàn sâu vào tác nghiệp quản trị nhân sự và chất lượng nhân sự nói chung (mà thường là nhân viên) thì năm nay HRDay muốn "bóc mẽ" những mặt được và chưa được của chính Lãnh đạo doanh nghiệp Việt Nam.
    Mình lập lên Topic này để cùng BTC và cộng đồng HRLink xới lên các vấn đề liên quan tới chất lượng, năng lực của các nhà lãnh đạo doanh nghiệp Việt, với tư cách bạn là lãnh đạo, quản lý hoặc nhân viên, chúng ta có thể chia sẻ các góc nhìn của chúng ta về chủ đề này hay về chính các "sếp" của bạn.
    Gọi là "kể tội", "nói xấu" các sếp cho vui chứ mình rất mong muốn chúng ta nhìn nhận và chia sẻ quan điểm một cách chân thành, nghiêm túc. Những bài nói xấu, bôi nhọ các sếp hoặc công ty nào đó theo đúng nghĩa đen sẽ được BQT xem xét cắt bỏ nếu gây ảnh hưởng tới uy tín của các cá nhân, DN liên quan.
    Rất mong nhận được sự đóng góp của ACE để cùng hâm nóng Vietnam HRDay 2012 nhé.
     
    Last edited by a moderator: 17/9/12
  2. TEDU

    TEDU Connecting HR Community

    Tham gia ngày:
    3/4/08
    Bài viết:
    866
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Giới tính:
    Nữ
    Mình xin chia sẻ quan điểm đầu tiên, xuất phát từ ý kiến của chính một chị CPO nêu lên tại room chuyên môn HRDay năm ngoái. Khi diễn giả đề cập tới vấn đề cam kết và lòng trung thành của nhân viên, chị đã nêu một ý kiến rất thẳng thắn là vậy chúng ta - người lao động cần trung thành với điều gì? Và điều đó có xứng đáng để trung thành hay không?
    Hôm trước trao đổi với bác Phạm Quốc Mạnh - Phó TGĐ Phú Thái cũng nêu lại vấn đề này và anh Mạnh rất tâm huyết với chia sẻ đó.
    Vậy nếu Doanh nghiệp làm ăn thiếu chân chính, hoặc thiếu tầm nhìn, khát vọng mà người lãnh đạo chính là linh hồn của Doanh nghiệp đó thì có đáng để nhân viên trung thành, cam kết hay không?
    Vậy phải chăng chất lượng, năng lực của nhà lãnh đạo phải bắt đầu xuất phát từ chính phẩm chất đạo đức, tầm nhìn, khát vọng của họ?
     
  3. ngahr

    ngahr Hội viên CPO Club

    Tham gia ngày:
    14/5/08
    Bài viết:
    341
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Mình ủng hộ topic này. [​IMG] Sếp mình nói chung cái gì cũng hay chỉ có điều là hay nghe lời bên Kế toán. Haizzz. Cái gì cũng kế toán.
     
  4. saudam

    saudam New Member

    Tham gia ngày:
    3/4/08
    Bài viết:
    278
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Nơi ở:
    1,2 ,3 con rùa hê hê
    Nói về yếu điểm của lãnh đạo thì nhiều lắm. Mình thì mình ghét tính bảo thủ của giám đốc bên mình. Lúc nào cũng khăng khăng theo ý của mình.
     
  5. bani_hr

    bani_hr New Member

    Tham gia ngày:
    18/9/12
    Bài viết:
    22
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Người lãnh đạo là người đầu tàu, nắm giữ vận mệnh của doanh nghiệp. Do đó năng lực lãnh đạo của các CEO là rất quan trọng. Chủ đề này rất hay và có ý nghĩa, nhất là trong giai đoạn kinh tế như hiện nay. Em cảm ơn các anh chị rất nhiều vì đã đưa ra chủ đề này để cùng bàn bạc và đưa ra giải pháp khắc phục trong tương lai ạ.
    Chắc là sẽ có nhiều vấn đề liên quan đến các lãnh đạo được "bật mí" lắm đây ạ. [​IMG]
     
  6. Trần Văn Tân

    Trần Văn Tân New Member

    Tham gia ngày:
    7/6/08
    Bài viết:
    44
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Giới tính:
    Nam
    Nơi ở:
    Hà Nội
    Cán bộ quản lý ( nhất là Trưởng phòng Nhân sự) ai cũng mong được làm việc với một lãnh đạo có Tầm, có Tâm và có Trí.

    Tuy nhiên trên thực tê, không phải lúc nào cũng " cầu được, ước thấy", Lãnh đạo cũng có nhiều Level khác nhau, cũng có người đủ tầm nhưng cũng có những Lãnh đạo chưa chuẩn, nhất là Lãnh đạo các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở VN hiện nay:

    Vài điều mà mình đã được kiểm chứng:

    1. Không đủ kiến thức, trình độ chuyên môn để làm Lãnh đạo.
    2. Thiếu sản phẩm/dịch vụ chủ đạo khi định hướng kinh doanh cho công ty
    3. Thấy cái gì cũng " ngon" thấy người ta làm được cũng lao vào làm để rồi mất công, mất sức
    4. Thiếu sự bài bản trong quản trị ( thích quyết thế nào thì quyết)
    5. Không đủ Tầm của 1 Lãnh đạo
    6. Tâm lý " vắt chanh bỏ vỏ" trong sử dụng nhân sự nhất là đối với người tài
    7. Thiếu tôn trọng người lao động
     
  7. khatvongsong

    khatvongsong New Member

    Tham gia ngày:
    18/9/12
    Bài viết:
    10
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Phận nhân viên thì ai cũng biết. Nếu làm việc cùng với CEO có tâm và tầm thì rất thoải mái.
    Tuy nhiên nếu CEO luôn bảo thủ, cố chấp thì rất khó được lòng nhân viên, thậm chí nhiều CEO còn chưa nghe Nhân viên nói xong đã ngắt lời.
    Sếp ơi: Các sếp ra quyết định và bảo vệ ý kiến mình là đúng tuy nhiên đừng bảo thủ quá là được rồi.
     
  8. tulongdam

    tulongdam New Member

    Tham gia ngày:
    2/12/08
    Bài viết:
    10
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Tại sao sếp lại nghe kế toán. Điều căn bản là luận điểm của mình đưa ra chưa thuyết phục sếp, trong khi kế toán luôn rình rập cắt tiền (mà cái này thì sếp luôn luôn luôn luôn đồng ý) mà quan điểm của ta đưa ra không được bảo vệ cách quyết liệt (vì sợ quyết liệt quá sếp cho cái QĐ nghỉ việc) thế nên mới nói tại sao sếp lại luôn nghe kế toán
     
  9. Đỗ Thị Minh Sáng

    Đỗ Thị Minh Sáng New Member

    Tham gia ngày:
    31/8/11
    Bài viết:
    30
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Một người lãnh đạo tốt cũng phải là người biết cách ứng xử với nhân viên tốt. Giỏi trong ứng xử với khách hàng, với đối tác, nhưng trong cách ứng xử với nhân viên, lại có sự phân biệt, thiên vị thì e rằng không hay cho lắm. Đành rằng cảm xúc cá nhân thì khó kiểm soát, nhưng như thế đã vô tình tạo không khí không thoải mái và những cảm xúc không tốt trong lòng nhân viên. Thiên vị giữa những người làm được việc và những người chưa làm được việc, giữa nhân viên lâu năm và nhân viên mới, và với cả những thực tập sinh nữa.
    Em đã gặp một số trường hợp như thế rồi ạ. Cảm giác khá tự ty khi chưa được coi trọng. [​IMG]. Ngẫm ra thấy có lẽ mình chưa đóng góp được gì nhiều nhưng cũng nên tạo cảm giác thoải mái trong lòng nhân viên sẽ tốt hơn nhiều.
     
  10. bani_hr

    bani_hr New Member

    Tham gia ngày:
    18/9/12
    Bài viết:
    22
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Tìm những người sếp thực sự có Tâm - Tầm - Tài liệu có khó không?
     
  11. mysterybn

    mysterybn New Member

    Tham gia ngày:
    18/9/12
    Bài viết:
    22
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Tự dưng mình lại nghĩ: trong 3 yếu tố kể trên, yếu tố nào là quan trọng nhất nhỉ? [​IMG]
     
  12. Tuti

    Tuti New Member

    Tham gia ngày:
    14/5/09
    Bài viết:
    30
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Sếp nào chả vậy, toàn tranh công của anh em. Sếp lớn tranh công của sếp nhỏ, sếp nhỏ tranh công của sếp nhỏ nữa. Haizzz. Cái số mình bị sao mà lúc nào cũng thấy cảnh đó nhỉ.
     
  13. bani_hr

    bani_hr New Member

    Tham gia ngày:
    18/9/12
    Bài viết:
    22
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Các sếp toàn thích ra lệnh thôi ý, có nhiều cách có thể giao công việc mà, cứ dùng cách đó hoài, phản tác dụng mất thôi.
     
  14. wayktx.tk

    wayktx.tk Guest

    Theo tôi thì nghĩ đi cũng phải nghĩ lại. Nếu thực sự bạn đã từng làm sếp và nhất là làm CEO thì bạn mới có thể thông cảm cho họ được. Có hàng nghìn thứ phải nghĩ từ kế toán, nhân sự, hành chính cho đến kinh doanh. Mà cái phải nghĩ nhiều nhất là kinh doanh. Nhưng khi đặt tâm vào kinh doanh thì những mảng khác lại bị bỏ bê. Anh em sẽ lại nghĩ, ông ý không thế này không thế kia .... Nhưng nếu như chia sẻ thời gian để làm các công việc khác thì tiền ai sẽ kiếm về ?

    Đôi khi CEO chỉ ước là có người lo hộ mình để họ có thể làm điều họ yêu thích. Nhưng kiếm ra được người lo hộ mình là cả 1 trường kỳ kháng chiến.

    Làm CEO không dễ. Đôi khi phải nghĩ ra việc cho anh em làm mà anh em thì lại cứ kệ đấy. Nói thì lại bảo là khó tính. Không nói thì không chịu làm.
     
  15. PhongDoAnh

    PhongDoAnh New Member

    Tham gia ngày:
    2/4/08
    Bài viết:
    25
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Tôi ủng hộ chủ đề này. Tôi thì cũng qua nhiều công ty và cũng từng làm việc với vài sếp. Cái buồn cười nhất là sếp thế nào thì công ty thế ý. Mà hình như chả sếp nào hiểu cho anh em thì phải. Công việc lúc nào cũng đổ về, nhiều hôm anh em ngồi đến 9 - 10h đêm. Thế mà cũng chả có chế độ nào cả. Đến lúc anh em về sớm thì lại nói.

    Một cái khó nhất và tôi nghĩ các CEO nên quan tâm đó là việc học và đào tạo lại cho nhân viên. Rất hiếm sếp đi học và càng hiếm hơn sếp đào tạo lại. Đào tạo rất mất thời gian. Việc đó để làm những thứ khác ra tiền hơn. Nói chung là với CEO thì nên nói chuyện về tiền.
     
  16. acongvang

    acongvang New Member

    Tham gia ngày:
    2/4/08
    Bài viết:
    156
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Giới tính:
    Nam
    Nơi ở:
    ha noi
    Chủ đề này hay. Không biết các CEO sẽ nói gì nhỉ ? Tôi đồng ý với uqna điểm của anh PhongDoAnh. Tôi thấy các CEO rất lười đào tạo cho anh em. Lúc nào cũng nói là văn hóa học tập này nọ. Nhưng bản thân mình không chịu đào tạo cho người khác thì lính làm sao theo được.

    Tặng Anh chị em bức anh tôi thấy khá hay :

    [​IMG]

    Có khi nào sếp hiểu được anh em làm việc cân bằng với lương không ?
     
    Last edited by a moderator: 19/9/12
  17. Longtn

    Longtn New Member

    Tham gia ngày:
    23/7/08
    Bài viết:
    84
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Trinh Minh Duc
    Nghe cô bạn thân của mềnh mô tả về sếp mà cười đau cả bụng; "Sếp A: ngồi một chỗ mắt trợn tròn lên nói, người nghe căng tai ra nghe mặt mũi căng, một lúc thẳng chả hiểu gì lăn quay ra ngủ ^^ Sếp B: chém loạn cả lên đủ các thông tin, vừa chém vừa giết thời gian, một lúc bí quả chả biết làm gì đành cho nghỉ giải lao [​IMG]"
     
  18. TEDU

    TEDU Connecting HR Community

    Tham gia ngày:
    3/4/08
    Bài viết:
    866
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Giới tính:
    Nữ
    Cảm ơn các anh chị đã ủng hộ Topic, Tưởng thấy mọi người nói khá nhiều về việc sếp đào tạo, huấn luyện nhân viên.
    Nhân đây xin mạn phép được chia sẻ đôi chút với cả nhà về 5 cấp độ lãnh đạo của John Maxwell mà nhiều người biết, mỗi người thử đánh giá xem sếp của mình đạt cấp độ mấy nhé:

    1. Cấp độ 1: Position hay Right - Chức vụ, Quyền lực
    Ở cấp độ này nhà lãnh đạo sử dụng chức vụ (chính thức) và quyền lực để bắt nhân viên làm việc, nhân viên phải làm dù muốn hay không.
    Đây là cấp độ thấp nhất trong lãnh đạo - hay còn gọi là lãnh đạo bằng quyền lực cứng.
    Ở cấp độ này nhà lãnh đạo nói: Anh/Chị phải làm việc này, không thể khác.

    2. Cấp độ 2: Permission hay Relationship - Quan hệ, Hợp tác
    Ở cấp độ này nhà lãnh đạo xây dựng và phát triển quan hệ tốt đẹp với nhân viên, tạo sự đồng thuận, nhân viên làm việc vì mong muốn hợp tác và tự nguyện, chia sẻ.
    Ở cấp độ này nhà lãnh đạo nói: Tôi hi vọng và tin tưởng chúng ta sẽ cùng hoàn thành tốt mục tiêu này. Mong các bạn cùng với tôi, chúng ta sẽ nỗ lực hết sức.

    3. Cấp độ 3: Production hay Results - Kết quả
    Nhà lãnh đạo phải chịu trách nhiệm cùng nhân viên tạo ra kết quả, cho dù quan hệ giữa lãnh đạo và nhân viên có tốt đẹp đến đâu đi chăng nữa nhưng mục tiêu, kết quả công việc không đạt được hoặc thất bại thì quan hệ đó trong công việc cũng ko thực sự có ý nghĩa. Bởi đơn giản kết quả là con số nói lên tất cả trong kinh doanh.
    Ở cấp độ này nhà lãnh đạo nói: Tôi chịu trách nhiệm 100% về thất bại của chúng ta.

    4. Cấp độ 4: People hay Reproduction - Phát triển con người:
    Nhà lãnh đạo ở cấp độ này chú trọng đào tạo và phát triển con người, xây dựng hệ thống kế thừa. Tin dùng người, mạnh dạn phân cấp phân quyền để phát triển nhân viên.
    Ở cấp độ này nhà lãnh đạo hiểu rằng: Thần thiêng nhờ bộ hạ.

    5. Cấp độ 5: Personhood hay Respect - Sự kính trọng
    Cấp độ này nhà lãnh đạo thực sự thể hiện mình là linh hồn của doanh nghiệp, tầm nhìn, khát vọng, năng lực và sự đức độ của người lãnh đạo truyền cảm hứng mãnh liệt tới nhân viên. Nhân viên kính trọng, tâm phục khẩu phục và toàn tâm toàn ý trong công việc, phát triển sự nghiệp của mình.
    Ở cấp độ này nhà lãnh đạo hiểu rằng: Họ chính là đại diện cao nhất cho giá trị văn hoá và tinh thần của doanh nghiệp.

    Tất nhiên trong mỗi nhà lãnh đạo đều hiện hữu ít nhiều cả 5 cấp độ này, chứ ko thể nói mỗi người chỉ đạt duy nhất một cấp độ dưới mà ko có cấp độ cao hơn, nhưng mức độ nổi trội và khả năng thực sự đạt ở cấp độ mấy thì khác nhau rất nhiều.
    Và cấp độ 5 chính là đỉnh cao của một khái niệm mới mang tên: Quyền lực mềm.

    Tặng cả nhà Slide 5 cấp độ lãnh đạo của John Maxwell trong chương trình Cafe Doanh nhân năm 2011 nhé.
     

    Các file đính kèm:

    Last edited by a moderator: 19/9/12
  19. nguyenduehr

    nguyenduehr New Member

    Tham gia ngày:
    10/7/11
    Bài viết:
    12
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Qua bài viết của anh Phạm Văn Tân, mình thấy hay hay xin gửi đến anh chị quan điểm của mình.

    Theo mình thì là con người không ai toàn vẹn người xưa có câu "Nhân vô thập toàn"
    Nên một CEO phải có 3 chữ: 1 "THẬT" 2 "NHẪN" 3 "TÂM" nếu chúng ta nối 3 từ lại sẽ thành "Thật nhẫn tâm"

    CEO là người nắm vận mệnh công ty, chúng ta là người được thuê để thực hiện nghiệp vụ chuyên trách. Nên một CEO là người điều khiển cuộc chơi và chúng ta là người bị điều khiển theo định hướng của người vận hành cuộc chơi. Chính vì vậy ta không nên thảo luận là CEO đúng hay sai, theo mình điều này không chính xác, cho từng trường hợp cụ thể, mà phải nghĩ CEO hướng chúng ta theo ý đồ của CEO. và cuối cùng CEO vận hành được cuộc chơi và thành công là kết quả của tất cả các phòng ban mang lại cho Doanh Nghiệp.

    Mọi tổ chức khi cần 1 người quản lý Nhân sự giỏi, thì thường là rất phức tạp, chính vì vậy chúng ta cần hiểu ý đồ của CEO.
    Các phòng ban Nhân sự, kế toán, thu mua, sản xuất, kinh doanh đều được CEO đưa lên bàn cân. có khi CEO nhấn tại NS để thực hiện 1 ý tưởng, khi nhấn Kinh doanh theo ý đồ khác, khi nhấn sản xuất. từ cách điều khiển như vậy CEO tìm ra được căn bệnh hiện hữu tại doanh nghiệp và đào thải được căn bệnh ra khỏi doanh nghiệp. thực hiện được vậy thì CEO đã thành công.

    Chính vì vậy nhiệm vụ của nhân sự là cố gắng để hiểu được ý đồ của CEO thực hiện theo định hướng của CEO, nên chúng ta đừng suy nghĩ là CEO luôn bệnh vực cho Kế toán hay Kinh doanh, mà chúng ta phải biết được ý đồ của CEO, chọn không gian, thời gian thích hợp nhất để đưa ra ý kiến or báo cáo xin chính sách.

    Quan điểm của mình hãy thực hành không nên toàn lý thuyết.

    Vài suy nghĩ cá nhân gửi anh chị.

    Kính mong nhận được phản hồi từ anh chị.
     
  20. nguyenduehr

    nguyenduehr New Member

    Tham gia ngày:
    10/7/11
    Bài viết:
    12
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Qua bài viết của anh Phạm Văn Tân, mình thấy hay hay xin gửi đến anh chị quan điểm của mình.

    Theo mình thì là con người không ai toàn vẹn người xưa có câu "Nhân vô thập toàn"
    Nên một CEO phải có 3 chữ: 1 "THẬT" 2 "NHẪN" 3 "TÂM" nếu chúng ta nối 3 từ lại sẽ thành "Thật nhẫn tâm"

    CEO là người nắm vận mệnh công ty, chúng ta là người được thuê để thực hiện nghiệp vụ chuyên trách. Nên một CEO là người điều khiển cuộc chơi và chúng ta là người bị điều khiển theo định hướng của người vận hành cuộc chơi. Chính vì vậy ta không nên thảo luận là CEO đúng hay sai, theo mình điều này không chính xác, cho từng trường hợp cụ thể, mà phải nghĩ CEO hướng chúng ta theo ý đồ của CEO. và cuối cùng CEO vận hành được cuộc chơi và thành công là kết quả của tất cả các phòng ban mang lại cho Doanh Nghiệp.

    Mọi tổ chức khi cần 1 người quản lý Nhân sự giỏi, thì thường là rất phức tạp, chính vì vậy chúng ta cần hiểu ý đồ của CEO.
    Các phòng ban Nhân sự, kế toán, thu mua, sản xuất, kinh doanh đều được CEO đưa lên bàn cân. có khi CEO nhấn tại NS để thực hiện 1 ý tưởng, khi nhấn Kinh doanh theo ý đồ khác, khi nhấn sản xuất. từ cách điều khiển như vậy CEO tìm ra được căn bệnh hiện hữu tại doanh nghiệp và đào thải được căn bệnh ra khỏi doanh nghiệp. thực hiện được vậy thì CEO đã thành công.

    Chính vì vậy nhiệm vụ của nhân sự là cố gắng để hiểu được ý đồ của CEO thực hiện theo định hướng của CEO, nên chúng ta đừng suy nghĩ là CEO luôn bệnh vực cho Kế toán hay Kinh doanh, mà chúng ta phải biết được ý đồ của CEO, chọn không gian, thời gian thích hợp nhất để đưa ra ý kiến or báo cáo xin chính sách.

    Quan điểm của mình hãy thực hành không nên toàn lý thuyết.

    Vài suy nghĩ cá nhân gửi anh chị.

    Kính mong nhận được phản hồi từ anh chị.
     

Chia sẻ trang này

Share