Cơ hội "kể tội" sếp tại HRDay 2012

Thảo luận trong 'VN HUMANRESOURCES DAY 12' bắt đầu bởi TEDU, 17/9/12.

  1. QUY ĐỊNH DIỄN ĐÀN
    - Đăng bài viết bắt buộc có tiền tố
    - Không đăng bài Quảng Cáo
    - Chỉ được phép đăng bài Tuyển dụng trong lĩnh vực nhân sự, hành chính và liên quan
    - 1 nick chỉ được phép đăng tối đa 2 bài tuyển dụng 1 tuần
    - Bài tuyển dụng bắt buộc phải có thời hạn, và sẽ bị xóa sau khi hết hạn 3 ngày
    ------------------------------
    Liên hệ quản trị diễn đàn: nguyenbaoanh89@gmail.com
    Dismiss Notice
  1. Peter

    Peter New Member

    Tham gia ngày:
    19/9/08
    Bài viết:
    4
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Nếu vì thiện chí thì thay vì kể tội sếp, hãy tập trung vào việc cho các sếp lời khuyên thế nào để họ làm tốt hơn trách nhiệm của mình.

    Kể tội sếp, nặng lòng thì lòng thêm nặng, có ích gì.

    Kể xong liệu có thấy xướng chăng, hay càng thấy tệ hơn, thấy sếp hết chỗ nói, thấy mình cũng hết động lực. Rồi tìm đâu ra sếp theo ý mình, quan điểm của mình có đúng chăng, nhân sinh quan mỗi người khác nhau, ai tội, tội ai?

    Nên dành thời gian để Hr Link thì tốt hơn.

    Vài góp ý với các đồng nghiệp với tinh thần xây dựng.
     
    Last edited by a moderator: 19/9/12
  2. lequan

    lequan Ban chủ nhiệm

    Tham gia ngày:
    4/4/08
    Bài viết:
    403
    Đã được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    16
    1. Sếp có khả năng lắng nghe kém - Điểm chung của nhiều sếp => Topic này khá hay để sếp có thể nhìn nhận. Mình sẽ chọn lọc những ý kiến của các bạn vào Báo cáo về leadership năm nay

    2. Sếp cần để cho nhân viên được nói xấu mình, như thế sẽ giúp nhân viên xả stress => Các bạn nên tiếp tục nói xấu sếp coi như là nơi để xả stress, sau đó quay lại làm việc tốt để sếp hài lòng
     
  3. huongle72

    huongle72 New Member

    Tham gia ngày:
    30/11/10
    Bài viết:
    108
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Trước đây tôi có đọc một bài báo, bố của 2 tay vợt số 1 thế giới đã phải thuê người đứng ngoài sân tập để chửi 2 chị em nhà này trong khi họ đang tập khi họ chưa trở thành những người nổi tiếng, mục đích để tôi luyện con họ một tinh thần thi đấu thép, không ảnh hưởng đến môi trường xung quanh. Và cuối cùng họ đã thành công.
    Như vậy nói xấu sếp cũng không hoàn toàn mang tính phá hoại công ty mà sếp cần nhìn vào đó để hoàn thiện mình.
    Tại sao nói xấu sếp? Vì sếp không công bằng, không giữ lời hứa, thiên vị giữa người này với người khác và không có đạo đức khi làm ăn với đối tác....
    Sếp thì cũng có nhiều loại, mỗi sếp một tính cách riêng nhưng nói chung nếu là sếp thì phải giữ lời hứa với khách hàng, đối tác, nhân viên, không thiên vị nhân viên, hết sức công bằng trong lương thưởng.
    Bạn tôi kể, công ty bạn một năm phát quà cho con của nhân viên 4 lần, mỗi lần ít nhất là 500k/cháu. Và coi như đây là phúc lợi cho nhân viên (ngoại trừ những nhân viên chưa có gia đình). Như vậy các cháu đâu có phải là người đóng góp cho công ty, nếu không có bố/mẹ là nhân viên của công ty thì làm sao các cháu có quà? Và điều này rất mất công bằng với những người chưa có con hoặc độc thân. Một ví dụ nhỏ như vậy thôi.
     
  4. niemtinngaymai

    niemtinngaymai New Member

    Tham gia ngày:
    30/7/12
    Bài viết:
    6
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Qua bài viết của Anh Phạm Văn Tân, tôi nghĩ rằng cũng không nên phán xét các lãnh đạo, nhất là những Lãnh đạo của những doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam hiện nay
    Vì thực trạng nền kinh tế như vậy nên buộc họ phải xử sự như vậy với mong ước tồn tại, còn nếu khi họ đứng vững được, thì mọi thứ còn lại mới trở nên khác.

    Còn những người làm thuê chuyên nghiệp như chúng ta, thiết nghĩ cũng phải hiểu cho họ và biết chấp nhận,

    Tất cả chỉ là SỰ PHÙ HỢP mà thôi.
     
  5. adminhrm

    adminhrm Cộng tác viên

    Tham gia ngày:
    27/10/08
    Bài viết:
    282
    Đã được thích:
    3
    Điểm thành tích:
    0
    Lâu lắm mới vào lại diễn đàn. Xin chào anh chị em. Dạo này tôi hay phải đi công tác nước ngoài nên không cập nhật được tình hình cộng đồng thường xuyên lắm. Không biết các anh chị thấy thế nào nhưng sếp của tôi hay có cái tật nói nhiều và dai. Nhiều khi sếp nói xong, tôi còn chưa kịp hiểu sếp đã chốt. Sếp nói nhiều đôi khi cũng làm anh em ức chế thật.

    Một đặc điểm nữa là sếp có vẻ như chả thấy khó bao giờ. Việc gì cũng thấy triển khai dễ dàng. Có ai biết đâu là mỗi người mỗi tính triển khai đâu có dễ dàng gì. Sếp ngày xưa cũng là lính mà giờ không chịu hiểu nhỉ ?
     
  6. mysterybn

    mysterybn New Member

    Tham gia ngày:
    18/9/12
    Bài viết:
    22
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Sếp em là một người làm về bên Nhân sự, nên cách giao tiếp, ứng xử rất tốt. Quan tâm đến nhân viên, tạo không khí làm việc thoải mái, thân thiết như anh em trong nhà vậy, kiến thức vững và hiểu biết rộng. Đặc biệt, có một biệt tài là giao việc cho nhân viên, chuẩn xác và khó từ chối. Em đang cố gắng học mót cái đó. [​IMG] .
     
  7. TEDU

    TEDU Connecting HR Community

    Tham gia ngày:
    3/4/08
    Bài viết:
    866
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Giới tính:
    Nữ
    Ở Hội thảo lãnh đạo cách đây hơn 1 tháng mình dự, một diễn giả có nói "Khi lãnh đạo đứng cao hơn nhân viên thì nhân viên sẽ chỉ thấy gót chân của họ, và đó là nơi bẩn nhất".
    Một trao đổi khác tại Hội thảo CEO hôm 20/9 một diễn giả nói "Điều lãnh đạo cần biết nhất là biết rõ những gì họ không biết".
    Xin chia sẻ đôi chút để ACE cùng thảo luận.
     
  8. TEDU

    TEDU Connecting HR Community

    Tham gia ngày:
    3/4/08
    Bài viết:
    866
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Giới tính:
    Nữ
  9. mysterybn

    mysterybn New Member

    Tham gia ngày:
    18/9/12
    Bài viết:
    22
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Đọc bài báo của anh TEDU mà thấy buồn. Một vài hành động của một số công ty mà ảnh hưởng đến các doanh nghiệp khác, "con sâu" này quá to chăng? Cộng đồng doanh nghiệp Việt đang từng ngày xây dựng hình ảnh doanh nghiệp vững mạnh, uy tín và thương hiệu, đang ngày càng quan tâm đến các nhân viên của mình hơn, nhưng chưa để ý đến các doanh nghiệp còn đang cố tình thụt lùi phía sau bằng những phương thức hoạt động "tình cảm" như doanh nghiệp trên. Nên bài báo trên kia cũng là tất yếu mà thôi. Có khi sẽ lại còn nhiều hơn nữa ý. [​IMG]
     
  10. khatvongsong

    khatvongsong New Member

    Tham gia ngày:
    18/9/12
    Bài viết:
    10
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Em vừa xem khảo sát về bài báo của TEDU chia sẻ về việc sếp giữ lời hứa thì thấy có đến:

    Có: 13.2%
    Không: 48.3%
    Rất hiếm khi: 35.2%
    Ý kiến khác: 3.2%

    Như vậy đồng nghĩa với lòng tin của nhân viên dành cho sếp rất ít.

    Liệu đây có phải là xu hướng chung của sếp tại Việt Nam ko nhỉ?
     
    Last edited by a moderator: 9/10/12
  11. bani_hr

    bani_hr New Member

    Tham gia ngày:
    18/9/12
    Bài viết:
    22
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    QUOTE(Chú Thích)(khatvongsong @ Oct 9 2012, 10:41 AM)

    Em vừa xem khảo sát về bài báo của TEDU chia sẻ về việc sếp giữ lời hứa thì thấy có đến:

    Có: 13.2%
    Không: 48.3%
    Rất hiếm khi: 35.2%
    Ý kiến khác: 3.2%

    Như vậy đồng nghĩa với lòng tin của nhân viên dành cho sếp rất ít.

    Liệu đây có phải là xu hướng chung của sếp tại Việt Nam ko nhỉ?



    Mong rằng sau khi thảo luận, đưa ra vấn đề và rút kinh nghiệm, các sếp sẽ tạo được lòng tin cao hơn với các nhân viên!
     
  12. mysterybn

    mysterybn New Member

    Tham gia ngày:
    18/9/12
    Bài viết:
    22
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Các anh chị ơi cho em hỏi: Làm thế nào để các sếp tạo dựng được lòng tin trong nhân viên ạ?
    Muốn nhân viên yên tâm cống hiến cho công ty thì cũng các sếp cũng nên có chiều ngược lại chứ ạ.
     
  13. chue

    chue New Member

    Tham gia ngày:
    15/4/09
    Bài viết:
    186
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    QUOTE(Chú Thích)(Peter @ Sep 19 2012, 10:45 PM)

    Nếu vì thiện chí thì thay vì kể tội sếp, hãy tập trung vào việc cho các sếp lời khuyên thế nào để họ làm tốt hơn trách nhiệm của mình.

    Kể tội sếp, nặng lòng thì lòng thêm nặng, có ích gì.

    Kể xong liệu có thấy xướng chăng, hay càng thấy tệ hơn, thấy sếp hết chỗ nói, thấy mình cũng hết động lực. Rồi tìm đâu ra sếp theo ý mình, quan điểm của mình có đúng chăng, nhân sinh quan mỗi người khác nhau, ai tội, tội ai?

    Nên dành thời gian để Hr Link thì tốt hơn.

    Vài góp ý với các đồng nghiệp với tinh thần xây dựng.



    Bạn ạ, hãy cứ để các thành viên HR Link kể tội sếp của họ, coi như là 1 cách xả stress. Kể tội mà chỉ đích danh sếp trước mặt các nhân viên hoặc trên các mạng XH thì không nên, nhưng xả ở đây có 3 cái được:
    1. Xả được thì đỡ ấm ức;
    2. Xả xong mới thấy nhiều người cũng có sếp giống sếp minh=> không phải mình khổ nhất=> không mất động lực làm việc.
    3. Các anh bên Ban Tổ chức HR DAY sẽ thu thập các tội bị kể nhiều nhất của các sếp, kê thành 1 danh sách yết thị trên các phương tiện truyền thông, các sếp nhìn vào thấy có 1 phần của mình trong đó sẽ giật mình tự sửa => mình và các nhân viên khác sẽ đỡ khổ.
    4. Chất lượng lãnh đạo được nâng cao, rồi nhờ đó doanh nghiệp phát triển, dân giàu nước mạnh, sánh vai cường quốc 5 châu....
    Kể tội sếp mà đạt được nhiều mục tiêu cao cả như thế thì cứ kể chứ, tội gì ...hì hì
     
  14. chue

    chue New Member

    Tham gia ngày:
    15/4/09
    Bài viết:
    186
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    QUOTE(Chú Thích)(tulongdam @ Sep 18 2012, 03:08 PM)

    Tại sao sếp lại nghe kế toán. Điều căn bản là luận điểm của mình đưa ra chưa thuyết phục sếp, trong khi kế toán luôn rình rập cắt tiền (mà cái này thì sếp luôn luôn luôn luôn đồng ý) mà quan điểm của ta đưa ra không được bảo vệ cách quyết liệt (vì sợ quyết liệt quá sếp cho cái QĐ nghỉ việc) thế nên mới nói tại sao sếp lại luôn nghe kế toán



    MÌnh đồng ý, và xin hiến kế để sếp nghe mình như nghe kế toán: chứng minh cho sếp thấy mình cũng có khả năng "cắt". Này nhé: nhân viên yếu kém: cắt, bộ phận nào thừa nhân viên: cắt; anh nào đòi tăng lương: cắt...Nói dễ vậy thôi nhưng mỗi lần như vậy là phải vắt óc đàm phán với NLĐ đấy, và phải rất hợp lý hợp tình. Làm được việc nào nhớ kể công với sếp ngay. Thứ nữa là phải làm thân với kế toán để biết khi nào họ định cắt cái gì thì bẩm báo trước để sếp cứ tưởng đấy là ý của mình. He he!
     

Chia sẻ trang này

Share