Cơ sở pháp lý để yêu cầu bồi thường chi phí đào tạo

Thảo luận trong 'TIN THỊ TRƯỜNG NGUỒN NHÂN LỰC' bắt đầu bởi hoacomay, 7/1/10.

  1. QUY ĐỊNH DIỄN ĐÀN
    - Đăng bài viết bắt buộc có tiền tố
    - Không đăng bài Quảng Cáo
    - Chỉ được phép đăng bài Tuyển dụng trong lĩnh vực nhân sự, hành chính và liên quan
    - 1 nick chỉ được phép đăng tối đa 2 bài tuyển dụng 1 tuần
    - Bài tuyển dụng bắt buộc phải có thời hạn, và sẽ bị xóa sau khi hết hạn 3 ngày
    ------------------------------
    Liên hệ quản trị diễn đàn: nguyenbaoanh89@gmail.com
    Dismiss Notice
  1. hoacomay

    hoacomay Moderator

    Tham gia ngày:
    1/6/08
    Bài viết:
    1,538
    Đã được thích:
    6
    Điểm thành tích:
    0
    Giới tính:
    Nữ
    Nơi ở:
    Việt Nam
    Tôi đang làm việc tại phòng nhân sự của một xí nghiệp thuộc một công ty cổ phần kinh doanh vận tải với trên 51% vốn cổ đông đóng góp. Đơn vị tôi có "đặc thù" là tỉ lệ nhân viên lái xe, nhân viên nghiệp vụ các phòng ban bỏ việc hoặc bị buộc thôi việc nhiều.


    Trước khi tuyển dụng, chúng tôi có đăng tin trên các báo (giấy hoặc điện tử). Sau khi tuyển dụng, chúng tôi đã tổ chức đào tạo nghiệp vụ, có những nội dung phải thuê giảng viên bên ngoài, chi phí một đợt tuyển dụng và đào tạo không nhỏ (cả về thời gian và vật chất).


    Để ràng buộc hơn đối với người lao động, chúng tôi đã yêu cầu họ cam kết về thời gian làm việc tại xí nghiệp (tối thiểu 2 năm), tuy nhiên chúng tôi chưa nắm rõ cơ sở pháp lý để yêu cầu họ bồi thường chi phí tuyển dụng và đào tạo khi họ vi phạm cam kết. Nhờ quý báo tư vấn giúp doanh nghiệp chúng tôi về băn khoăn này.


    (trung phung)
     
  2. hoacomay

    hoacomay Moderator

    Tham gia ngày:
    1/6/08
    Bài viết:
    1,538
    Đã được thích:
    6
    Điểm thành tích:
    0
    Giới tính:
    Nữ
    Nơi ở:
    Việt Nam
    - Theo các văn bản quy phạm pháp luật về lao động, thì trường hợp người lao động bị buộc thôi việc không quy định về bồi thường chi phí đào tạo, còn các chi phí tuyển dụng không thuộc yêu cầu về bồi thường.


    Cơ sở pháp lý để yêu cầu bồi thường chi phí đào tạo được quy định tại các văn bản pháp luật sau:


    - Khoản 3 điều 41 Bộ luật lao động sửa đổi bổ sung năm 2003 quy định: trong trường hợp người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động thì phải bồi thường chi phí đào tạo (nếu có) theo quy định của Chính phủ.


    - Điều 13 nghị định 44/2003/NĐ-CP của Chính phủ ngày 9-5-2003 quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Bộ luật lao động về hợp đồng: người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động phải bồi thường chi phí đào tạo theo quy định tại khoản 4 điều 32 nghị định số 02/2001/NĐ-CP ngày 9-1-2001 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Bộ luật lao động và Luật giáo dục về dạy nghề, trừ trường hợp chấm dứt hợp đồng lao đồng mà thực hiện đúng và đủ các quy định tại điều 37 Bộ luật lao động đã sửa đổi, bổ sung.


    - Thông tư số 21/2003/TT-BLĐTBXH ngày 22-9-2003 hướng dẫn thi hành một số điều của NĐ 44/2003/NĐ-CP quy định: "…Việc bồi thường chi phí đào tạo theo điều 13 của NĐ 44/2003/NĐ-CP được thực hiện như sau:


    a. Người lao động được đào tạo ở trong nước hoặc nước ngoài từ kinh phí của người sử dụng lao động, kể cả kinh phí do phía nước ngoài tài trợ cho người sử dụng lao động, sau khi học xong phải làm việc cho người sử dụng lao động một thời gian do hai bên thỏa thuận.


    b. Người lao động tự ý bỏ việc hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, trừ các trường hợp quy định tại điều 37 của Bộ luật lao động, khi chưa học xong hoặc học xong không làm việc cho người sử dụng lao động đủ thời gian như đã thỏa thuận, thì phải bồi thường mức chi phí đào tạo bao gồm các khoản chi phí cho người dạy, tài liệu học tập, trường lớp, máy móc, thiết bị, vật liệu thực hành và các chi phí khác hỗ trợ người học do người sử dụng lao động tính có sự thỏa thuận của người lao động.


    Thỏa thuận nêu ở điểm a, b trên đây phải bằng văn bản có chữ ký của người sử dụng lao động và người lao động".


    Tuy nhiên chúng tôi cũng xin nhấn mạnh với bạn là tuy có cam kết về việc bồi thường chi phí đào tạo giữa người sử dụng lao động với người lao động, việc cam kết này sẽ không còn bị ràng buộc nếu người lao động chấm dứt hợp đồng lao động đúng như quy định tại điều 37 của Bộ luật lao động.


    Để khắc phục tình trạng này, người sử dụng lao động nên ký hợp đồng riêng với người lao động, trong đó quy định rõ quyền, nghĩa vụ của các bên và trách nhiệm bồi thường chi phí đào tạo trong trường hợp người lao động vi phạm hợp đồng này.


    Luật sư TỐNG VĨNH ĐỨC


    (Văn phòng luật sư Gia Khương)
     

Chia sẻ trang này

Share