Chúng tôi nói về chúng tôi

Thảo luận trong 'Goalinmylife' bắt đầu bởi Goalinmylife, 23/5/08.

  1. QUY ĐỊNH DIỄN ĐÀN
    - Đăng bài viết bắt buộc có tiền tố
    - Không đăng bài Quảng Cáo
    - Chỉ được phép đăng bài Tuyển dụng trong lĩnh vực nhân sự, hành chính và liên quan
    - 1 nick chỉ được phép đăng tối đa 2 bài tuyển dụng 1 tuần
    - Bài tuyển dụng bắt buộc phải có thời hạn, và sẽ bị xóa sau khi hết hạn 3 ngày
    ------------------------------
    Liên hệ quản trị diễn đàn: nguyenbaoanh89@gmail.com
    Dismiss Notice
  1. Goalinmylife

    Goalinmylife Cộng tác viên

    Tham gia ngày:
    12/4/08
    Bài viết:
    130
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Giới tính:
    Nữ
    Nơi ở:
    Ha Noi
    [SIZE=12pt]Vì sao bạn chọn nghề Nhân sự?

    [/SIZE]


    Trước hết cần khẳng định là quản lý nhân sự hiện nay được xem là một ngành nghề chuyên môn có thể mang đến những mang đến những tưởng thưởng xứng đáng cho những ai thực sự đam mê, theo đuổi và thành công trong lãnh vực này.


    Theo cuộc khảo sát của McKinsey, ngành nghề này đang trên đà phát triển tốt. Nó đã chứng tỏ được vai trò cũng như sức mạnh đối với sự thành công của các công ty và tổ chức thông qua quá trình tuyển dụng, bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực. Hơn thế nữa, quản lý nhân sự còn tạo ra lợi thế cân bằng giữa người lao động và người sử dụng lao động.


    Quản lý nhân sự ngày càng trở nên quan trọng khi “con người” được xem là nhân tố then chốt trong chiến lược phát triển của các công ty. So với 30 năm trước đây, số lượng các giám đốc nhân sự đã tăng rất nhiều. Chúng ta cũng có thể nhìn thấy nhiều chủ tịch hội đồng quản trị hay tổng giám đốc đều xuất thân từ ngành này- trước đây vốn là lãnh địa của ngành tài chính và kinh doanh.


    Tính rộng lớn của ngành quản lý nhân sự


    Quản lý nhân sự không chỉ bao gồm các hoạt động và nhiệm vị đa dạng mà còn giữa vai trò then chốt đối với quá trình thay đổi của doanh nghiệp. Trong nền kinh tế tri thức, con người được đánh giá là tài sản quan trọng nhất, vì thế, quản lý nhân sự trở thành câu nối giao tiếp giữa ban lãnh đạo và tất cả các nhân viên trong công ty. Chúng ta có thể nhận thấy các thành công nổi bật của bộ phận này trong các ngành như: công nghệ thông tin, dịch vụ chuyên nghiệp và tài chính.


    Tính bảo mật của nghề nghiệp


    Quản lý nhân sự đòi hỏi tính bảo mật cao. Khi tình hình kinh tế đi xuống hay công ty cần thực hiện chính sách giảm biên chiến, bộ phận này cần phải đề ra các chương trình hỗ trợ cho người lao động. Họ cũng cần phải tổ chức các khoá huấn luyện, đáp ứng nhu cầu tuyển dụng đúng người, đúng lúc và đúng việc. Tính cơ động cũng là đặc trưng của nghề này. Bạn có thể dễ dàng tìm được các vị trí mới dựa vào các nội dung công việc và kinh nghiệm hiện tại.


    Cuối cùng hãy ghi nhớ những điều sau đây. Chúng ta thường nghe một ai đó nói rằng họ chọn ngành quản lý nhân sự vì thích giúp đỡ và làm việc với “mọi người”. Tôi không phủ nhận vai trò của sự cảm thông và chia sẻ , tuy nhiên đây lại là mối nguy hiểm tiềm ẩn đối với sự phát triển của các công ty và tổ chức. Bạn sẽ không bao giờ có thể triển khai các nguyên tắc kỷ luật một cách thuận lợi. Lời khuyên tốt nhất là :” Hãy tách bạch rạch ròi giữa quan điểm cá nhân và nhiệm vụ công việc”


    ST từ hrvietnam
     
    Last edited by a moderator: 23/5/08
  2. Goalinmylife

    Goalinmylife Cộng tác viên

    Tham gia ngày:
    12/4/08
    Bài viết:
    130
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Giới tính:
    Nữ
    Nơi ở:
    Ha Noi
    Khi tiếp xúc với một Giám đốc Nhân sự của một Tập đoàn đang khá nổi tại Hà Nội, anh chia sẻ với chúng tôi: sự thực doanh nghiệp đâu cần Giám đốc Nhân sự theo đúng nghĩa, họ cần người biết làm việc theo ý kiến và sự chỉ bảo của Ban lãnh đạo, có kinh nghiệm, hiểu biết để xoa dịu điểm nóng về vấn đề nhân sự. Khi cần, họ đưa anh ra với đúng cái tên Giám Đốc Nhân sự để có thể hứa, có thể làm quần chúng yên tâm, tin tưởng. Sau đó Giám đốc Nhân sự phải để Ban lãnh đạo bảo sao làm vậy, thế là được.


    Lại tiếp xúc công việc của một Giám đốc Nhân sự của một Tập đoàn khác, công việc của anh là chuyên trách ký giấy tờ, thủ tục bảo hiểm, điều hành mảng hoạt động văn phòng, đi sớm, về muộn đảm bảo lưới điện, xe cộ cho nhân viên công ty, thời gian còn lại anh đi chạy việc khác theo yêu cầu rất quan trọng của Ban lãnh đạo.


    Kết quả là, anh Giám đốc Nhân sự ở Tập đoàn thứ nhất đã phải nói lời chia tay mặc dù Tập đoàn đang rất phát triển và cần một Giám đốc Nhân sự đúng nghĩa. Anh ra đi đơn giản là anh không được làm công việc đúng với tên gọi của mình. Ra đi vì không thể tiếp tục hứa được nữa. Để rồi, Tập đoàn lại đôn đáo đi tìm một Giám đốc Nhân sự.


    Còn anh Giám Đốc Nhân sự ở Tập đoàn thứ 2, cứ cần việc gì là anh có mặt, cần ký anh ký xong đâu đó anh lại phải tập trung cho công tác chuyên môn khác mà theo Ban lãnh đạo là quan trọng đối với hoạt động kinh doanh hơn. Bỏ mặc cho Nhân viên bơ vơ, khi gặp vấn đề cần đến sự quyết sách của Giám đốc Nhân sự, anh nói anh còn phải đi hỏi, đi xin ý kiến.......


    Trên đây là 2 trong số rất nhiều câu chuyện hoàn toàn có thật trong các câu chuyện về Giám đốc Nhân sự trong các doanh nghiệp Việt Nam.


    Đã đến lúc Doanh nghiệp Việt Nam cần nhìn lại công tác cán bộ, vẫn biết việc sinh con rồi mới sinh cha, tuy nhiên khi đã sinh cha thì cần để cho người cha được làm đúng vị trí đó. Khi doanh nghiệp mới, quy mô nhỏ, chỉ có vài người ai đâu cần đến vị trí Nhân sự, Giám đốc kiêm tất từ hoạch định, tuyển dụng, bố trí, đánh giá..... Nhân viên cứ làm là được. Nhưng đến khi cần mở rộng quy mô, cần hoạch định cho phát triển, nếu vẫn thói quen cũ thì thật là nguy hiểm.


    Nhìn lại các doanh nghiệp nước ngoài khi đầu tư vào Việt Nam, họ cần người thiết lập hệ thống khi doanh nghiệp còn chưa đi vào hoạt động mới chỉ có mô hình, có mục tiêu và chiến lược kinh doanh, họ đã phải làm công tác Nhân sự.


    Trước cơ hội, trước thách thức hội nhập, trước yêu cầu tồn tại và phát triển bền vững mỗi doanh nghiệp nên chăng hãy soi lại công tác quản trị Nhân lực, hãy thực sự tìm kiếm và trọng dụng những Giám đốc Nhân sự thực tâm, thực tài và cho họ quyền được làm những gì đúng với mục đích cần có của vị trí đó.
     
    Last edited by a moderator: 30/8/08

Chia sẻ trang này

Share