Chế độ ốm đau - thai sản

Thảo luận trong '.:Bộ tài liệu BHXH:.' bắt đầu bởi thaco_TruongHai, 3/1/09.

  1. QUY ĐỊNH DIỄN ĐÀN
    - Đăng bài viết bắt buộc có tiền tố
    - Không đăng bài Quảng Cáo
    - Chỉ được phép đăng bài Tuyển dụng trong lĩnh vực nhân sự, hành chính và liên quan
    - 1 nick chỉ được phép đăng tối đa 2 bài tuyển dụng 1 tuần
    - Bài tuyển dụng bắt buộc phải có thời hạn, và sẽ bị xóa sau khi hết hạn 3 ngày
    ------------------------------
    Liên hệ quản trị diễn đàn: nguyenbaoanh89@gmail.com
    Dismiss Notice
  1. thaco_TruongHai

    thaco_TruongHai New Member

    Tham gia ngày:
    27/11/08
    Bài viết:
    74
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    I. Nội dung, điều kiện và mức hưởng trợ cấp


    1. KH hoá dân số


    - Đặt vòng tránh thai người lao động được nghỉ việc 7 ngày.


    - Triệt sản (nam-nữ) người lao động được nghỉ việc 15 ngày.


    2. Sảy thai, nạo, hút, thai chết lưu:


    - Thai < 1 tháng người lao động được nghỉ 10 ngày


    - 1 tháng <= Thai < 3 tháng người lao động được nghỉ 20 ngày.


    - 3 tháng <= Thai < 6 tháng người lao động được nghỉ 40 ngày.


    - Thai > 6 tháng người lao động được nghỉ 50 ngày


    3. Khám thai


    - Người lao động nữ được nghỉ việc để đi khám thai năm lần, mỗi lần một ngày;


    - Nếu trường hợp ở xa cơ sở y tế hoặc người mang thai có bệnh lý hoặc thai không bình thường thì được nghỉ hai ngày cho mỗi lần đi khám thai.


    4. Sinh con


    Mức trợ cấp = 100% lương bình quân đóng BHXH của 6 tháng gần nhất trước khi nghỉ sinh.


    - Được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản 4 tháng, nếu làm nghề hoặc công việc trong điều kiện bình thường;


    - Được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản 5 tháng, nếu làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm việc theo chế độ 3 ca; làm việc thường xuyên ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số từ 0,7 trở lên


    - Được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản 6 tháng đối với lao động nữ là người tàn tật có mức suy giảm khả năng lao động từ 21% trở lên


    - Trường hợp sinh một lần từ 2 con trở lên, ngoài thời gian nghỉ việc nêu trên thì tính từ con thứ hai trở đi , cứ mỗi con lao động nữ được nghỉ thêm 30 ngày.


    5. Con chết


    - Trường hợp sau khi sinh con, nếu con dưới 60 ngày tuổi bị chết, thì mẹ được nghỉ việc 90 ngày tính từ ngày sinh con; nếu con từ 60 ngày tuổi trở lên bị chết, thì mẹ được nghỉ việc 30 ngày tính từ ngày con chết, nhưng tổng thời gian nghỉ việc không vượt quá thời gian quy định nghỉ sinh con nêu trên và không tính vào thời gian nghỉ việc riêng hàng năm theo quy định của pháp luật về lao động.


    - Trường hợp người mẹ chết sau khi sinh con mà chỉ có người mẹ tham gia BHXH , thì cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng được hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 4 tháng tuổi.


    - Trường hợp người mẹ chết sau khi sinh con mà cả cha và mẹ đều tham gia BHXH hoặc chỉ có cha tham gia BHXH , thì cha nghỉ việc chăm sóc con hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng được hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 4 tháng tuổi.


    6. Trợ cấp một lần khi sinh


    - Lao động nữ sinh con hoặc người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 4 tháng tuổi thì được trợ cấp 1 lần bằng 2 tháng lương tối thiểu chung cho mỗi con. Trường hợp chỉ có cha tham gia BHXH mà mẹ chết khi sinh con thì cha được trợ cấp 1 lần bằng 2 tháng lương tối thiểu chung cho mỗi con.


    7. Nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau thai sản


    Điều kiện hưởng :


    Lao động nữ sau thời gian hưởng chế độ khi sẩy thai, nạo, hút thai hoặc thai chết lưu sau thời gian hưởng chế độ khi sinh con theo quy định mà sức khỏe còn yếu.


    Thời gian nghỉ :


    - Tối đa 10 ngày đối với lao động nữ sinh một lần từ 2 con trở lên;


    - Tối đa 7 ngày đối với lao động nữ sinh con phải phẫu thuật ;


    - Bằng 5 ngày đối với các trường hợp khác;


    Thời gian nêu trên tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ tết, ngày nghỉ hàng tuần, ngày đi và về nếu nghỉ tại cơ sở tập trung. Số ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe do người sử dụng lao động và Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở hoặc Ban Chấp hành Công đoàn lâm thời quyết định.


    Mức hưởng:


    - Bằng 25% mức lương tối thiểu chung nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe tại gia đình;


    - Bằng 40% mức lương tối thiểu chung nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe tại cơ sở tập trung, mức hưởng này tính cả tiền đi lại, tiền ăn và ở.


    chipprock126


    giaiphapexel.com

    Mau_C66_67_a_HD__om_dau_thai_san_.xls
     

    Các file đính kèm:

  2. thaco_TruongHai

    thaco_TruongHai New Member

    Tham gia ngày:
    27/11/08
    Bài viết:
    74
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    II. Thủ tục, hồ sơ


    1.Lao động nữ đi khám thai , sảy thai , nạo hút thai hoặc thai chết lưu ; NLĐ thực hiện các biện pháp tránh thai thì hồ sơ hưởng chế đo là giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH ( mẫu số C65- HD) hoặc giấy ra viện của cơ sở y tế.


    2. Lao động nữ đang đóng bảo hiểm xã hội khi sinh con , h/s gồm:


    - Sổ BHXH của người lao động thể hiện đã đóng BHXH từ đủ 6 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.


    - Bản sao giấy chứng sinh hoặc bản sao giấy khai sinh của con.


    - Trường hợp sau khi sinh con , con bị chết hoặc mẹ chết thì có thêm giấy chứng tử của con hoặc của mẹ.


    2.1 Ngoài h/s nêu trên , nếu thuộc một trong các trường hợp sau thì có thêm :


    - Làm nghề hoặc công việc nặng nhọc , độc hại, nguy hiểm , làm việc theo chế độ ba ca , làm việc thường xuyên ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số từ 0,7 trở lên thì có thêm giấy xác nhận của NSDLĐ về điều kiện làm việc của người lao động.


    - Người tàn tật , người bị tai nạn lao động , bệnh nghề nghiệp hoặc là thương binh, hoặc người hưởng chính sách như thương binh có tỷ lệ thương tật từ 21% trở lên thì có thêm bản sao giấy chứng nhận thương tật hoặc biên bản của Hội đồng giám định Y khoa.


    3. Người lao động đang đóng bảo hiểm xã hội nhận nuôi con nuôi dưới 4 tháng tuổi , h/s gồm:


    - Sổ BHXH của người lao động nhận con nuôi thể hiện đã đóng bhxh từ đủ 6 tháng trỏ lên trong thời gian 12 tháng trước khi nhận con nuôi.


    - Bản sao giấy chứng sinh hoặc bản sao giấy khai sinh của con


    - Bản sao hồ sơ nhận con nuôi theo quy định của pháp luật;


    - Giấy xác nhận của người SDLĐ về nghỉ việc để nuôi con nuôi.


    4. Trường hợp sau khi sinh con người mẹ chết , người cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng nuôi con đến khi con đủ 4 tháng tuổi :


    4.1 Trường hợp cả cha và mẹ đều tham gia BHXH , hồ sơ gồm:


    - Sổ BHXH của người cha;


    - Giấy xác nhận của người SDLĐ về người cha nghỉ việc để nuôi con;


    - Sổ BHXH của người mẹ thể hiện đã đóng BHXH từ đủ 6 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con;


    - Bản sao giấy chứng sinh hoặc bản sao giấy khai sinh của con;


    - Bản sao giấy chứng tử của mẹ;


    4.2 Trường hợp chỉ có người mẹ tham gia BHXH, hồ sơ gồm :


    - Sổ BHXH của mẹ thể hiện đã đóng BHXH từ đủ 6 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con;


    - Bản sao giấy chứng sinh hoặc bản sao giấy khai sinh của con;


    - Bản sao giấy chứng tử của mẹ;


    - Đơn của người cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng (có xác nhận của chính quyền địa phương nơi cư trú)


    4.3 Trường hợp chỉ có người cha tham gia BHXH , hồ sơ gồm :


    - Sổ BHXH của người cha


    - Giấy xác nhận của NSDLĐ về người cha nghỉ việc để nuôi con;


    - Bản sao giấy chứng sinh hoặc bản sao giấy khai sinh của con;


    - Bản sao giấy chứng tử của mẹ;


    5. Người lao động nghỉ việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 4 tháng tuổi ,(trường hợp này người lao động tự nộp hồ sơ cho BHXH huyện, thị xã, thành phố nơi người lao động cư trú) hồ sơ gồm :


    - Sổ BHXH của người mẹ hoặc người nhận con nuôi, thể hiện đã đóng BHXH từ đủ 6 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.


    - Bản sao giấy chứng sinh hoặc bản sao giấy khai sinh của con;


    - Đơn của người lao động nữ sinh con hoặc nhận người lao động nhận nuôi con nuôi (có xác nhận của chính quyền nơi cư trú).


    - Đối với người lao động nhận nuôi con nuôi thì có thêm bản sao hồ sơ nhận con nuôi theo quy định của pháp luật.


    Ngoài các loại giấy tờ quy định trong hồ sơ hưởng chế độ thai sản nêu trên , đối với từng trường hợp từ điểm 1 đến điểm 4 , hồ sơ còn kèm theo:


    - Danh sách người lao động đề nghị hưởng chế độ thai sản do người sử dụng lao động lập hàng quý hoặc tháng (mẫu số 67a – HD) .


    III. Thời gian giải quyết


    Đơn vị sử dụng lao động giải quyết cho người lao động trong thời hạn 3 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ. BHXH quyết toán hàng quý với đơn vị trong vòng 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.


    ( Theo Luật BHXH )


    chipprock126


    giaiphapexel.com
     

Chia sẻ trang này

Share