Che do nghi huu

Thảo luận trong 'LUẬT LAO ĐỘNG, BHXH' bắt đầu bởi nga81, 11/1/10.

  1. QUY ĐỊNH DIỄN ĐÀN
    - Đăng bài viết bắt buộc có tiền tố
    - Không đăng bài Quảng Cáo
    - Chỉ được phép đăng bài Tuyển dụng trong lĩnh vực nhân sự, hành chính và liên quan
    - 1 nick chỉ được phép đăng tối đa 2 bài tuyển dụng 1 tuần
    - Bài tuyển dụng bắt buộc phải có thời hạn, và sẽ bị xóa sau khi hết hạn 3 ngày
    ------------------------------
    Liên hệ quản trị diễn đàn: nguyenbaoanh89@gmail.com
    Dismiss Notice
  1. nga81

    nga81 Member

    Tham gia ngày:
    5/11/09
    Bài viết:
    180
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    16
    Dear All


    Các anh, chị trong CLB vui lòng giúp em các vấn đề sau:


    1/Công ty em sắp tới sẽ có một vài người đến tuổi nghỉ hưu. về phía công ty, để giải quyết chế độ những người này thì phải tiến hành như thế nào: thông báo cho họ trước bao lâu, thủ tục ra sao, có thông tư hay nghị định nào hướng dẫn về vần đề này,...


    2/ Những người quản lý tại các chuyền may hoặc các công đoạn trong danh mục nặng nhọc độc hại thì được hưởng chế độ hưu giống như công nhân làm việc trực tiếp hay không?


    3/ Thời gian đóng BHXH đủ điều kiện để hưởng chế độ hưu khi sắp đến tuổi hưu thì nghỉ việc như thế nào là có lợi nhất, có nhiều người có ý kiến nên nghỉ trước tuổi hưu để nhận trợ cấp thôi việc và sau đó chờ đến khi đủ tuổi nghỉ hưu để lãnh tiền hưu từ BHXH??


    Rất mong sự chia sẽ kinh nghiệm từ các anh, chị.


    Hong Nga


    email:hongnga_pham81@yahoo.com.vn
     
  2. qhuy159

    qhuy159 Super Moderator

    Tham gia ngày:
    14/11/09
    Bài viết:
    148
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Nơi ở:
    Hà Nội
    Mình có chút tài liệu bạn tham khảo qua nhé:


    Một số quy định có liên quan về chế độ nghỉ hưu


    1. Điều kiện nghỉ hưu:


    Căn cứ theo Điều 25 và 26, chương II của Điều lệ Bảo hiểm Xã hội (Ban hành kèm theo Nghị định số 12/CP ngày 26 /01/1995 của Chính phủ) quy định về điều kiện hưu trí như sau:


    a) Điều 25: Người lao động được hưởng các chế độ hưu trí hàng tháng khi nghỉ việc phải có các điều kiện sau:


    + Khoản 1:Nam đủ 60 tuổi và nữ đủ 55 tuổi, có thời gian đóng BHXH đủ 20 năm trở lên.


    + Khoản 2: Nam đủ 55 tuổi và nữ đủ 50 tuổi, có thời gian đóng BHXH là 20 năm trở lên mà trong 20 năm đó có thời gian làm việc thuộc trong những trường hợp sau


    * Đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hai.


    * Đủ 15 năm ở những nơi có phụ cấp khu vực hệ số từ 0,7 trở lên.


    * Đủ 10 năm công tác tại chiến trường miền Nam,tại Lào trước ngày 30-4-75 hoặc tại Campuchia trước ngày 31 tháng 8 năm 1989.


    Ghi chú: Các trường hợp quy định về điều kiện công việc tại khoản 2, nếu thời gian làm công việc nặng nhọc, độc hại... không liên tục thì cho phép cộng dồn (theo Thông tư số 06/LĐTBXH-TT, 04/4/1995 của Bộ LĐ-TBXH).


    B) Điều 26: Người lao động được hưởng chế độ hưu trí hàng tháng với mức lương hưu thấp hơn chế độ hưu trí quy định tại điều 25 khi có một trong các điều kiện sau đây (Điều 26 Điều lệ BHXH)


    1. Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi và có thời gian đóng BHXH đủ 15 năm đến dưới 20 năm.


    2. Nam đủ 50 tuổi, nữ đủ 45 tuổi trở lên và có thời gian đóng BHXH đủ 20 năm trở lên mà bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên.


    3. Người lao động có it nhất 15 năm làm công việc đặc biệt nặng nhọc, đặc biệt độc hại đã đóng BHXH đủ 20 năm trở lên mà bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên (không phụ thuộc tuổi đời). Danh mục nghề hoặc công việc nặng nhọc độc hại do Bộ LĐ-TBXH và Bộ Y tế ban hành.


    2. Chế độ hưu trí được hưởng:


    a) Quy định chung


    Người lao động hưởng chế độ hưu trí hàng tháng được hưởng các quyền lợi như sau (Điều 27 Điều lệ BHXH):


    1. Lương hưu hàng tháng tính theo số năm đóng BHXH và mức bình quân tiền lương tháng làm căn cứ đóng BHXH như sau :


    a) Người lao động có thời gian đóng BHXH đủ 15 năm tính bằng 45% mức bình quân của tiền lương tháng làm căn cứ đóng BHXH, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng BHXH tính thêm 2%. Mức lương hưu hàng tháng tối đa bằng 75% mức bình quân của tiền lương tháng làm căn cứ đóng BHXH.


    B) Đối với người lao động hưởng chêï độ nghỉ hưu trí hàng tháng có mức lương hưu thấp hơn mức qui định tại điều 26 thì cách tính lương hưu như qui định tại điểm a điều này (điều 27) nhưng cứ mỗi năm nghỉ việc hưởng lương hưu trước tuổi so với qui định tại khoản 1-2 Điều 25 thì giảm đi 1% mức bình quân tiền lương tháng làm căn cứ đóng BHXH.


    Mức lương hưu thấp nhất cũng bằng mức tiền lương tối thiểu.


    2. Ngoài lương hưu hàng tháng, đối với người lao động có thời gian đóng BHXH trên 30 năm khi nghỉ hưu được trợ cấp một lần theo cách tính như sau. Từ năm thứ 31 trở lên mỗi năm (12 tháng) có đóng BHXH được nhận bằng một nửa tháng lương mức bình quân của tiền lương tham gia đóng BHXH, nhưng tối đa không quá 5 tháng.


    B) Cách tính tỷ lệ lương hưu đối với người nghỉ hưu có đủ các điều kiện theo quy định tại Điều 25 Điều lệ BHXH:


    Ví dụ 1: Người về hưu có 20 năm đóng BHXH


    15 năm đầu được tính bằng 45%


    Từ năm thứ 16 đến năm thứ 20 : 5 năm tính thêm 10%


    Tỷ lệ để tính lương hưu hàng tháng là 45%+10% = 55%


    Ví dụ 2: Người về hưu có 30 năm đóng BHXH


    15 năm đầu được tính bằng 45%


    Từ năm thứ 16 đến năm thứ 30 : 15 năm tính thêm 30%


    Tỷ lệ để tính lương hưu hàng tháng là 45%+30% = 75%


    Ví dụ 3 : Người về hưu có 35 năm đóng BHXH


    15 năm đầu được tính bằng 45%


    Từ năm thứ 16 đến năm thứ 30: 15 năm, tính thêm 30%


    Tỷ lệ để tính lương hưu hàng tháng là 45%+40% = 75%


    Từ năm 31 đến năm thứ 35: 5 năm, được trợ cấp một lần bằng 2,5 tháng lương mức bình quân của tiền lương tham gia đóng BHXH.


    c) Cách tính tỷ lệ lương hưu đối với người nghỉ hưu trước tuổi so với quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 25 và đủ điều kiện theo quy định tại Điều 26 Điều lệ BHXH Thông tư số 02/1999/LĐTBXH.TT, ngày 09/01/1999 của Bộ LĐ-TBXH):


    c1) Đối với người lao động làm nghề bình thường:


    Nam đủ 50 tuổi đến dưới 60 tuổi, nữ đủ 45 đến dưới 55 tuổi và có đủ 20 năm đóng BHXH trở lên mà bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên thì cách tính lương hưu thực hiện như qui định tại Điểm a khoản 1 Điều 27 Điều lệ BHXH, nhưng cứ mỗi năm nghỉ việc hương lương hưu trước tuổi 60 đối với nam, 55 đối với nữ tính giảm 1% mức bình quân của tiền lương tháng làm căn cứ đóng BHXH.


    Ví dụ: Ông A nghỉ hưu từ ngày 01/12/1998, khi nghỉ hưu là 58 tuổi, có 28 năm đóng BHXH và bị suy giảm khả năng lao động 61%. Tỷ lệ lương hưu hàng tháng của ông A như sau :


    + 15 năm đầu tính bằng 45%


    + Tính từ năm thứ 16 đến năm thứ 28 tính thêm 26%


    + Tổng cộng 71%


    + Tính tỷ lệ % do nghỉ hưu trước tuổi 60.


    ( 60 tuổi - 58 tuổi ) x 1% = 2%.


    Lương hưu hàng tháng của ông A là 71% - 2% = 69%


    c2) Đối với người lao động có đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc độc hại, nặng nhọc, nguy hiểm; và 15 năm ở nơi có phụ cấp 0,7 trở lên hoặc có 10 năm công tác tại chiến trường B.C.K.


    Ví dụ: Ông B là công nghân nghỉ hưu từ ngày 01/01/1999 khi nghỉ hưu là 50 tuổi, có 29 năm đóng BHXH (trong đó có 15 năm làm việc nặng nhọc, độc hại) bị suy giảm khả năng lao động 61%. Tỷ lệ lương hưu của ông B như sau :


    + 15 năm đầu = 45%


    + Từ năm 16 đến năm thứ 29 = 14 năm: tăng thêm 28%


    + Tổng cộng 73%


    + Tỷ lệ % bị giảm do nghỉ hưu trước tuổi 55:


    ( 55 tuổi - 50 tuổi ) x 1% = 5%


    + Tỷ lệ % lương hưu được hưởng:


    73% - 5% = 68%.


    c3) Trường hợp người lao động khi nghỉ việc có đủ 3 điều kiện dưới đây thì được hưởng chế độ hưu trí hàng tháng, tỷ lệ lương hưu được tính theo quy định tại điểm a, khoản 1, Điều 27, Điều lệ BHXH và không bị tính giảm tỷ lệ phần trăm lương hưu.


    - Có thời gian đóng BHXH đủ 30 năm trở lên.


    - Nam đủ 55 tuổi đến dưới 60 tuổi, nữ đủ 50 tuổi đến dưới 55 tuổi (không phải qua giám định y khoa về khả năng lao động).


    - Có đơn tự nguyện nghỉ việc hưởng chế độ hưu trí
     
  3. nga81

    nga81 Member

    Tham gia ngày:
    5/11/09
    Bài viết:
    180
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    16
    Rất cảm ơn vể thông tin của bạn, nhưng mình vẫn còn thắc mắc, các anh chị CLB vui lòng đóng góp ý kiến giúp Nga nhé:


    1/ Đến thời điểm nghỉ hưu thì công ty sẽ thông báo, ra quyết định nghỉ hưu hay người lao động tự nguyện nộp đơn.?? Nếu người lao động không nộp đơn xin nghỉ hưu, mặc khác công ty không muốn thuê nhân viên cao tuổi làm việc thì phải làm sao? và thời hạn báo trước cho người lao động là bao lâu?


    2/ Công ty em đa phần là công nhân làm các công việc thuộc danh mục nặng nhọc, độc hại, nhưng mỗi bộ phận đều có một số người làm công việc quản lý thỉnh thoảng sẽ hỗ trợ công việc như công nhân của mình thì những người này có được tính là làm công việc nặng nhọc, độc hại không???( chuyền may sẽ có 1 or 2 người quản lý, vận hành máy dệt cũng có 1,2 người quản lý,...)


    Hiện giờ em không biết là có thông tư hay công văn nào qui định về đối tượng thuộc danh mục lcông việc năng nhọc độc hại, chỉ thấy có một số quyết định về danh mục nghề nghiệp nặng nhọc độc hại, nhưng trong đó ghi rất chung chung. Điều này sẽ ảnh hưởng đến chế độ hưu, thời gian nghỉ hưu của các anh chị này... Các anh chị nào có trường hợp giống như em vui lòng chia sẽ giúp.


    Chân Thanh Cảm ơn.
     
  4. qhuy159

    qhuy159 Super Moderator

    Tham gia ngày:
    14/11/09
    Bài viết:
    148
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Nơi ở:
    Hà Nội
    Về trường hợp nghỉ hưu bạn tham khảo nghị định số 143/2007 của TTCP nhé, trong đấy nếu rất rõ:


    Trước 6 tháng tính đến ngày cán bộ, công chức đủ tuổi nghỉ hưu, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị sử dụng cán bộ, công chức phải ra thông báo bằng văn bản về thời điểm nghỉ hưu cho cán bộ, công chức được nghỉ hưu biết; đồng thời báo cáo cơ quan có thẩm quyền quản lý cán bộ, công chức và chuẩn bị người thay thế.


    Trước 3 tháng tính đến ngày cán bộ, công chức đủ tuổi nghỉ hưu, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền ra quyết định nghỉ hưu. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền ra quyết định nghỉ hưu chỉ được phép lùi thời điểm nghỉ hưu và hưởng chế độ hưu trí đối với các trường hợp: không quá 1 tháng đối với trường hợp thời điểm nghỉ hưu và hưởng chế độ hưu trí trùng với ngày nghỉ Tết Nguyên đán; cán bộ, công chức có vợ hoặc chồng, bố, mẹ (vợ hoặc chồng), con bị từ trần; bản thân và gia đình cán bộ, công chức, viên chức bị thiệt hại nặng nề do thiên tai, địch họa, hỏa hoạn; không quá 3 tháng đối với cán bộ, công chức đang điều trị do bị bệnh hoặc tai nạn; không quá 6 tháng đối với cán bộ, công chức đang mắc bệnh thuộc danh mục cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành; cán bộ, công chức đang trong thời hiệu xem xét xử lý kỷ luật hoặc trong thời gian bị khởi tố điều tra vụ án hình sự.


    Về vấn đề thứ 2 thì theo luật công việc độc hại là thường xuyên phải tiếp xúc còn thỉnh thoảng thì sẽ không được tính là tham gia công việc độc hại, bạn tham khảo thêm các quy đinh nhé.


    Còn về trường hợp thứ 3 bạn tham khảo Quyết định số 1152/2003/QĐ-BLĐTBXH ngày 18/9/2003 của Bộ LĐTB&XH về việc ban hành tạm thời danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.


    Bạn đọc rồi tham khảo nhé,có j chúng ta sẽ trao đổi tiếp.


    Thân bạn !
     
  5. Thoauyentram

    Thoauyentram New Member

    Tham gia ngày:
    24/7/09
    Bài viết:
    122
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Giới tính:
    Nữ
    Nơi ở:
    Hải Dương
    Quy định trên của bạn chỉ áp dụng đối với NLĐ là cán bộ công chức thôi.CÒn trường hợp bạn nga 81 hỏi là người lao động làm việc theo hợp đồng lao động tuân theo Luật lao động.


    Về thủ tục nghỉ hưu trong trường hợp này:


    1. Câu hỏi 1: Luật BHXH không quy định người lao động nghỉ hưu phải có đơn tự nguyện xin nghỉ hưu. Vì thế, khi người lao động đủ các điều kiện hưởng lương hưu, phòng NS nên nói chuyện với họ giải thích quy định để họ có đơn xin thôi việc, hoặc thoả thuận chấm dứt HĐLĐ. Bởi vì hồ sơ đề nghị hưởng lương hưu chỉ cần Sổ BHXH và Quyết định nghỉ việc. Bạn cũng để ý vì NLĐ chỉ được hưởng chế độ hưu khi cơ quan đã nộp đầy đủ hồ sơ, nên nếu bạn làm thủ tục muộn là lỗi của DN đó.


    2. Câu hỏi 2: Về danh mục nghề nặng nhọc độc hại chỉ có Quyết định của BỘ LĐTBXH, và đó cũng được coi là quy định có giá trị pháp lý. Riêng ngành may CN thì BHXH Việt Nam có thêm công văn 131/BHXH-CDCS ngày 15/01/2002 quy định những chức danh cũng được coi là CN may CN và được hưởng chế độ nặng nhọc, độc hại. Văn bản này đang gây tranh cãi vì cơ quan BHXH chỉ là cơ quan thực thi pháp luật, nhưng lại ra văn bản quy định. Tuy nhiên, hiện nay BHXH các tỉnh thành vẫn đang áp dụng giải quyết chế độ nặng nhọc, độc hại theo công văn này, vì thế CV này cũng vẫn còn giá trị. Tiếc rằng mình chỉ có bản copy không có bản mềm nên không up lên được. Bạn có thể tìm kiếm trên mạng để tham khảo.


    Trong Công văn này có quy định Chuyền trưởng khi là lao động bổ sung thì cũng được xếp là lao động nặng nhọc.


    3. Về vấn đề nghỉ việc trước khi đủ điều kiện nghỉ hưu có nhiều ý kiến tranh luận về vấn đề này rồi. Rõ ràng nếu người lao động thôi việc trước thời điểm nghỉ hưu thì sẽ được trợ cấp thôi việc. Còn nghỉ hưu thì không được nữa.


    Vài ý kiến cùng bạn
     
  6. nga81

    nga81 Member

    Tham gia ngày:
    5/11/09
    Bài viết:
    180
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    16
    Dear ban


    Mình đã xem wa nghị định 143 TTCP nhưng đây là dành cho các bộ công chức, cty mình thuộc công ty vốn FDI, nên không thuộc đối tượng qui định trong nghị định này. hic
     
  7. nga81

    nga81 Member

    Tham gia ngày:
    5/11/09
    Bài viết:
    180
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    16
    Dear Thoauyentram


    Cam on bạn nhiều lắm. mình cũng đang rối rắm, lúc trước đây khi có quyết định tăng phần tiền phụ cấp nặng nhọc khi đó, người làm nhân sự không nắm rõ luật nên đã không xem xét từng đối tượng mà đề nghì Ban GĐ tính hết cho toàn bộ nhân viên nên bây giờ mọi người không biết ai thuôc đối tượng trong danh mục nặng nhọc độc hại.


    Mình hog biết gỡ rối thế nào nữa


    Mong sự đóng góp ý kiến của các bạn trong CLub


    Hong Nga
     

Chia sẻ trang này

Share