CT Năng suất quốc gia: Hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng ISO và các mô hình, công cụ biến lãng phí thành

Thảo luận trong 'Nơi tập trung về ISO ...' bắt đầu bởi vpchcm, 26/5/12.

  1. QUY ĐỊNH DIỄN ĐÀN
    - Đăng bài viết bắt buộc có tiền tố
    - Không đăng bài Quảng Cáo
    - Chỉ được phép đăng bài Tuyển dụng trong lĩnh vực nhân sự, hành chính và liên quan
    - 1 nick chỉ được phép đăng tối đa 2 bài tuyển dụng 1 tuần
    - Bài tuyển dụng bắt buộc phải có thời hạn, và sẽ bị xóa sau khi hết hạn 3 ngày
    ------------------------------
    Liên hệ quản trị diễn đàn: nguyenbaoanh89@gmail.com
    Dismiss Notice
  1. vpchcm

    vpchcm New Member

    Tham gia ngày:
    17/4/12
    Bài viết:
    2
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Kính gửi: Ban Lãnh Đạo Tổ chức/Doanh nghiệp

    Căn cứ vào:

    - Quyết định số 712/QĐ-TTg ngày 21 tháng 5 năm 2010 của Thủ tướng
    Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình quốc gia “Nâng cao năng suất và chất
    lượng sản phẩm, hàng hoá của doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020”;
    - Quyết định số 225/QĐ-TTg ngày 22 tháng 2 năm 2012 của Thủ tướng
    Chính phủ về việc phê duyệt Dự án “Thúc đẩy hoạt động năng suất và chất lượng”
    thuộc Chương trình quốc gia “Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng
    hoá của doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020”;
    Hai trong ba nhiệm vụ chính của dự án “Thúc đẩy hoạt động năng suất và chất
    lượng” trong năm 2012 bao gồm:
    - Trang bị các kiến thức cơ bản về năng suất và chất lượng cho đội ngũ
    chuyên gia, cán bộ tư vấn, đào tạo về năng suất chất lượng và cán bộ quản lý, cán
    bộ chuyên môn của các Bộ ngành, địa phương, và các tổ chức, doanh nghiệp.
    - Hỗ trợ xây dựng mô hình về áp dụng các HTQL và công cụ cải tiến năng
    suất, chất lượng nhằm tạo cơ sở cho việc tuyên truyền phổ biến và thúc đẩy áp
    dụng rộng rãi tại các tổ chức, doanh nghiệp;
    Trung tâm Năng suất Việt Nam trân trọng thông báo đến các tổ chức, doanh nghiệp
    các chương trình cụ thể của hai nội dung trên như sau:

    1. Chương trình hỗ trợ tư vấn xây dựng, áp dụng hệ thống quản lý, mô
    hình, công cụ cải tiến năng suất và chất lượng

    Các HTQL và công cụ ứng dụng trong năm 2012-2013:

    - HTQL theo tiêu chuẩn ISO 9000: bộ tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản
    lý chất lượng, áp dụng cho mọi mọi loại hình tổ chức/doanh nghiệp nhằm đảm bảo
    khả năng cung cấp sản phẩm đáp ứng yêu cầu khách hàng và luật định một cách ổn
    định và thường xuyên nâng cao sự thoả mãn của khách hàng

    - HTQL năng lượng ISO 50001: được tổ chức tiêu chuẩn hóa thế giới ban
    hành tháng 6 năm 2011. Tiêu chuẩn này đã nhận được rất nhiều sự quan tâm từ
    phía các doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất (xi măng, chế biến
    thủy hải sản,…) do chi phí năng lượng là một trong những chi phí chính của doanh
    nghiệp này. Bên cạnh đó năm 2010, Luật sử dụng tiết kiệm và hiệu quả được chính
    thức ban hành yêu cầu các doanh nghiệp phải đưa ra kế hoạch sử dụng năng lượng
    tiết kiệm, hiệu quả.

    - Duy trì hiệu suất thiết bị tổng thể TPM: là công cụ được giới thiệu tại
    Nhật Bản từ năm 1971 và đã được giới thiệu vào Việt Nam. Tuy nhiên việc áp
    dụng công cụ này trong các nhà máy còn hạn chế do chưa có một nghiên cứu hoàn
    chỉnh và hướng dẫn cụ thể cho việc áp dụng. Việc nghiên cứu áp dụng TPM sẽ
    giúp cho các doanh nghiệp duy trì hiệu suất thiết bị từ đó đảm bảo được năng suất
    tổng thể của mình.

    - Mô hình sản xuất tinh gọn Lean:đã được nhiều tập đoàn lớn trên thế giới
    áp dụng thành công và là một phương pháp giảm thiểu lãng phí và tối ưu hóa quá
    trình sản xuất và cung cấp sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp. Triển khai thành
    công mô hình này sẽ giúp doanh nghiệp giảm thiểu lãng phí, rút ngắn thời gian
    cung cấp và nâng cao khả năng đáp ứng yêu cầu khách hàng.

    - Quản lý chi phí dòng nguyên liệu MFCA: là phương pháp đo lường
    dòng chảy và tồn trữ nguyên vật liệu trên toàn quy trình sản xuất để phân tích
    chính xác sản phẩm hữu ích và hao phí nhằm đưa ra các giải pháp để sử dụng tối
    ưu nguồn nguyên liệu, giảm thiểu lãng phí và bảo vệ môi trường. MFCA được áp
    dụng thành công ở các công ty của Nhật Bản và các nước trong khu vực như:
    Malaysia, Indonesia … như một công cụ để nâng cao năng suất chất lượng.

    - HTQL an toàn thực phẩm ISO 22000: tiêu chuẩn an toàn thực phẩm quốc
    tế, được chấp nhận và có giá trị trên phạm vi toàn cầu. Một doanh nghiệp trong
    chuỗi cung cấp thực phẩm áp dụng và đạt được chứng chỉ ISO 22000 được nhìn
    nhận là một đơn vị có hệ thống quản lý tốt an toàn vệ sinh thực phẩm và đảm bảo
    cung cấp các sản phẩm thực phẩm an toàn, chất lượng cho người tiêu dùng.

    - 7 công cụ thống kê: 7 công cụ kiểm soát chất lượng (7 QC tools). Các
    công cụ này đã được áp dụng một cách hiệu quả từ những năm của thập niên 60 và
    đã được người Nhật áp dụng rất thành công.Cơ sở của các công cụ này là lý thuyết
    thống kê.

    - 5S: là công cụ cải tiến năng suất chất lượng cơ bản để tạo nền tảng cơ bản
    để thực hiện các hệ thống quản lý chất lượng. Xuất phát từ quan điểm, nếu làm
    việc trong một môi trường lành mạnh, sạch đẹp, thoáng đãng, tiện lợi thì tinh thần
    sẽ thoải mái hơn, năng suất lao động sẽ cao hơn và tạo điều kiện tốt cho việc áp
    dụng một hệ thống quản lý chất lượng đem lại niềm tin cho khách hàng.

    2. Tổ chức các khóa đào tạo tập trung cung cấp kiến thức về năng suất,
    chất lượng trong năm 2012
    - Nhận thức chung về năng suất
    - Duy trì hiệu suất thiết bị tổng thể (TPM)
    - 7 công cụ thống kê (7 QC tools)
    - Nâng cao năng suất thông qua công cụ giảm lãng phí

    Các chương trình tư vấn, đào tạo, sự kiện trên được hỗ trợ mức kinh phí triển
    khai. Đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân quan tâm đến các nội dung trên vui
    lòng cung cấp thông tin theo mẫu hoặc liên hệ trực tiếp với:


    VPĐD Trung tâm Năng suất Việt Nam
    Lầu 2, 64-66 Mạc Đĩnh Chi, P. Đa kao, Quận 1, TPHCM
    ĐT: (08) 39104561 - Fax: (08) 39104170 - Email: vpchcm@vnn.vn
    Hotline: 091 242 1248
     
    Last edited by a moderator: 26/5/12

Chia sẻ trang này

Share