Doanh nghiệp hay trường làm sinh viên thất nghiệp?

Thảo luận trong 'ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN' bắt đầu bởi chinh.tq236, 22/3/12.

  1. QUY ĐỊNH DIỄN ĐÀN
    - Đăng bài viết bắt buộc có tiền tố
    - Không đăng bài Quảng Cáo
    - Chỉ được phép đăng bài Tuyển dụng trong lĩnh vực nhân sự, hành chính và liên quan
    - 1 nick chỉ được phép đăng tối đa 2 bài tuyển dụng 1 tuần
    - Bài tuyển dụng bắt buộc phải có thời hạn, và sẽ bị xóa sau khi hết hạn 3 ngày
    ------------------------------
    Liên hệ quản trị diễn đàn: nguyenbaoanh89@gmail.com
    Dismiss Notice
  1. chinh.tq236

    chinh.tq236 New Member

    Tham gia ngày:
    15/3/12
    Bài viết:
    6
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    TPO -Trong khi đại diện một số nhà tuyển dụng cho rằng, đào tạo sinh viên còn nặng về lý thuyết, thiếu kỹ năng, thì lãnh đạo một số trường khẳng định, muốn sử dụng hiệu quả, doanh nghiệp phải đào tạo lại lao động.

    Đơn vị tuyển dụng: Đào tạo lý thuyết, khó tuyển lao động

    Trong bài viết gửi đến tọa đàm giải pháp gắn kết giữa đào tạo với thị trường lao động ở Việt Nam diễn ra tại trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân Văn (Đại học Quốc gia Hà Nội) mới đây, Tiến sĩ Trịnh Hòa Bình – Viện xã hội học dẫn số liệu của Cục thống kê cho biết, mỗi năm, Việt Nam có khoảng 223 nghìn sinh viên tốt nghiệp đại học hệ công lập và 22,7 nghìn sinh viên tốt nghiệp hệ dân lập, nhưng phần lớn không tìm được việc làm.

    Chỉ một bộ phận nhỏ được tuyển dụng nhưng nhiều người trong số đó không đáp ứng được công việc, số có việc làm đúng ngành nghề đào tạo rất khiêm tốn.

    Theo lý giải của ông Bình, một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng này là chương trình đào tạo ở nhiều trường đại học hiện nay còn nặng về lý thuyết, chậm cập nhật và chưa chú trọng phát triển kỹ năng cho sinh viên.

    Đặc biệt, nhiều cơ quan, doanh nghiệp sau khi tuyển dụng cử nhân mới ra trường, phải bỏ ra ít nhất sáu tháng đến một năm hoặc hơn để đào tạo lại mới có thể khai thác lao động. Khi chuẩn bị sử dụng thì một số lại "nhảy việc".

    Nhìn từ góc độ nhà tuyển dụng, bà Vũ Thu Hà - Giám đốc Công ty Cổ phần Ứng dụng Tâm lý Hoa Mặt Trời cho rằng, chất lượng lao động đào tạo trong các trường đại học, cao đẳng còn thấp, lại kém về ngoại ngữ, trình độ chuyên môn, tay nghề thực hành, kỹ năng làm việc, tác phong công nghiệp.

    "Có đến 94% sinh viên mới ra trường, khi đi làm cần được đào tạo lại, để đáp ứng nhu cầu cụ thể của doanh nghiệp. Trong đó, các nội dung cần đào tạo lại có 92% về nghiệp vụ và chuyên môn, 61% về kỹ năng mềm cơ bản, 53% về kỹ năng giao tiếp, ứng xử văn hóa …" - Bà Hà dẫn số liệu.

    Về nguyên nhân chất lượng cử nhân yếu kém, bà Hà cho rằng, giáo dục đào tạo chậm đổi mới, nội dung và phương pháp giảng dạy vẫn còn tồn tại nhiều bất cập, chưa phát huy tính sáng tạo, độc lập trong suy nghĩ của học sinh, sinh viên, đội ngũ giảng viên còn thiếu, yếu…

    Nội dung phương pháp đào tạo còn lạc hậu, chưa theo kịp với xu thế phát triển của xã hội. Giáo dục ở nước ta chưa gắn với nhu cầu thực tiễn. Một điều dễ nhận thấy ở các trường đại học là sự phân bố lượng kiến thức không đồng đều: khối kiến thức chung mang nặng tính lý thuyết giáo điều, trong khi khối kiến thức chuyên ngành lại bị xé lẻ.

    “Trong quá trình tuyển dụng, không ít lần chúng tôi gặp sinh viên, kể cả những sinh viên có bằng loại giỏi, nhưng chuyên môn nghiệp vụ, khả năng ngoại ngữ, tin học và kỹ năng sử dụng thiết bị văn phòng còn yếu kém. Đa phần sinh viên còn thụ động, thiếu nhạy bén và năng động …” – Trích ý kiến của bà Hà.

    Thông thường, việc đào tạo lại mất nhiều thời gian và gia tăng chi phí của công ty, doanh nghiệp. Chính vì vậy, nhiều đơn vị tỏ ra thờ ơ với sinh viên mới ra trường, tập trung chọn người có nhiều kinh nghiệm làm việc. Điều này trực tiếp làm giảm cơ hội việc làm của tân sinh viên.

    Lãnh đạo trường đại học: Doanh nghiệp phải đào tạo lại

    Tuy nhiên, phát biểu tại buổi tọa đàm, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Đặng Xuân Kháng – Trưởng phòng Tổ chức cán bộ Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân Văn Hà Nội cho rằng, trường đại học không thể đào tạo tất cả các nghề cho xã hội. Trường chỉ cung cấp những kiến thức khoa học nền cho sinh viên, và các cơ sở, doanh nghiệp, cơ quan khi tuyển dụng, nếu muốn sử dụng hiệu quả thì công việc đào tạo lại là việc tất yếu.

    Phát biểu tại hội thảo Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo diễn ra tại trường Đại học Bách Khoa Hà Nội chiều 14 – 12, Nguyên Bí thư Đảng Ủy trường Bách Khoa, ông Nguyễn Đức Chiến cho rằng, đào tạo đại học chỉ đào tạo "phôi", đào tạo kiến thức cơ bản cho sinh viên.

    Cơ sở, doanh nghiệp, cơ quan tuyển dụng nếu muốn sử dụng lao động hiệu quả phải tiến hành đào tạo tại chỗ cho thích ứng với yêu cầu của nghề nghiệp. Không thể có chuyện, sinh viên đại học sau khi ra trường là làm việc ngay được.

    “Kể cả những nước tiên tiến, sinh viên sau khi ra trường cũng phải cần khoảng 5 – 6 tháng để thích ứng với công việc” – Ông Chiến nói.

    Về nguyên nhân sâu xa của tình trạng này, Tiến sỹ Trịnh Văn Tùng – Khoa Xã hội học - Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân Văn công bố kết quả nghiên cứu, cho rằng, đầu ra của quy trình đào tạo nhân lực chưa được quan tâm đúng mức.

    Lẽ ra, đầu ra ở các ngành nghề cụ thể phải được gắn với những kiến thức và kỹ năng rõ ràng, cụ thể ngay từ trong khâu đào tạo.

    Theo kết quả nghiên cứu trên 100 sinh viên, chỉ có 26,5% tin rằng nghề nghiệp của mình sẽ phù hợp hoàn toàn với chuyên môn đang theo học.

    Trong khi đó, 69,7% cho rằng, kỳ vọng nghề nghiệp tương lại phần nào phù hợp. Gần 5 % sinh viên trả lời rằng, định hướng nghề nghiệp khác hẳn so với chuyên môn đào tạo.

    “Mối liên hệ giữa giảng đường và thị trường lao động đang khá lỏng lẻo. Thậm chí, mối liên hệ giữa các nghề gắn với ngành học gần như còn là một bí hiểm đối với sinh viên. Đây cũng là cái hố ngăn cách giữa khả năng tiếp cận nghề và khả năng học tập của sinh viên. Liệu động cơ học tập của sinh viên có cao hay không khi họ có rất ít thông tin về nghề gắn với ngành học” – Trích tham luận của nhóm tác giả Tiến sỹ Trịnh Văn Tùng – Thạc sỹ Phạm Huy Cường (Đại học Khoa học Xã hội & Nhân Văn).

    Hệ lụy

    Trong khi các nhà giáo dục, đại diện doanh nghiệp đang đề ra hàng loạt biện pháp nhằm gắn kết sản phẩm đào tạo của các trường đại học với nhu cầu tuyển dụng của thị trường, thì tiến sỹ Trần Văn Hải - Khoa Khoa học Quản lý, Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân Văn (Đại học Quốc gia Hà Nội) lại lo ngại: Thị trường lao động chỉ có nhu cầu hiện tại, đặt lợi nhuận làm mục tiêu hành động, vậy mà cả ngành giáo dục và đào tạo lao theo đáp ứng nhu cầu lợi nhuận của thị trường lao động.

    Tài chính, ngân hàng, ngoại thương, chứng khoán, tiếng anh... trở thành những ngành "hot", thu hút vào đó những học sinh giỏi để rồi khi ngành chứng khoán “chết”, thì sinh viên theo học ngành này cũng điêu đứng theo….



    Trường Phong

    P/S: Theo ý kiến của mình thấy rằng hiện nay chất lượng đào tạo từ các trường đại học còn quá hời hợt các sinh viên không đủ khả năng cũng như chuyên môn nghề nghiệp cần thiết để có thể làm việc và công tác tư vấn hỗ trợ cho các bạn sinh viên còn chưa được quan tâm đúng mức điều này khiến cho các bạn sinh viên khi tốt nghiệp luôn mất định hướng cho tương lai của mình. Nhưng chúng ta cũng không thể quy hết trách nhiệm cho nhà trường doanh nghiệp chúng ta cũng cần nên tạo điều kiện thuận lợi hơn để giúp đỡ các bạn sinh viên phát triển và hoàn thiện bản thân. Mặt khác các bạn sinh viên cũng không nên quá ỷ lại vào nhà trường và doanh nghiệp sẽ giúp đỡ cho các bạn, cơ hội là do các bạn từ tìm đến và phát triển nó sẽ ko ai giúp đỡ các bạn nếu như không có sự tự nỗ lực nâng cao bản thân của chính mình. Đó là ý kiến của mình sao khi xem bài báo này, các anh/chị đánh giá thế nào về vấn đề này?
     
  2. lethanhthoa

    lethanhthoa New Member

    Tham gia ngày:
    28/7/11
    Bài viết:
    46
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Giới tính:
    Nữ
    QUOTE(Chú Thích)(chinh.tq236 @ Mar 22 2012, 09:01 AM)

    TPO -Trong khi đại diện một số nhà tuyển dụng cho rằng, đào tạo sinh viên còn nặng về lý thuyết, thiếu kỹ năng, thì lãnh đạo một số trường khẳng định, muốn sử dụng hiệu quả, doanh nghiệp phải đào tạo lại lao động.

    Đơn vị tuyển dụng: Đào tạo lý thuyết, khó tuyển lao động

    Trong bài viết gửi đến tọa đàm giải pháp gắn kết giữa đào tạo với thị trường lao động ở Việt Nam diễn ra tại trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân Văn (Đại học Quốc gia Hà Nội) mới đây, Tiến sĩ Trịnh Hòa Bình – Viện xã hội học dẫn số liệu của Cục thống kê cho biết, mỗi năm, Việt Nam có khoảng 223 nghìn sinh viên tốt nghiệp đại học hệ công lập và 22,7 nghìn sinh viên tốt nghiệp hệ dân lập, nhưng phần lớn không tìm được việc làm.

    Chỉ một bộ phận nhỏ được tuyển dụng nhưng nhiều người trong số đó không đáp ứng được công việc, số có việc làm đúng ngành nghề đào tạo rất khiêm tốn.

    Theo lý giải của ông Bình, một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng này là chương trình đào tạo ở nhiều trường đại học hiện nay còn nặng về lý thuyết, chậm cập nhật và chưa chú trọng phát triển kỹ năng cho sinh viên.

    Đặc biệt, nhiều cơ quan, doanh nghiệp sau khi tuyển dụng cử nhân mới ra trường, phải bỏ ra ít nhất sáu tháng đến một năm hoặc hơn để đào tạo lại mới có thể khai thác lao động. Khi chuẩn bị sử dụng thì một số lại "nhảy việc".

    Nhìn từ góc độ nhà tuyển dụng, bà Vũ Thu Hà - Giám đốc Công ty Cổ phần Ứng dụng Tâm lý Hoa Mặt Trời cho rằng, chất lượng lao động đào tạo trong các trường đại học, cao đẳng còn thấp, lại kém về ngoại ngữ, trình độ chuyên môn, tay nghề thực hành, kỹ năng làm việc, tác phong công nghiệp.

    "Có đến 94% sinh viên mới ra trường, khi đi làm cần được đào tạo lại, để đáp ứng nhu cầu cụ thể của doanh nghiệp. Trong đó, các nội dung cần đào tạo lại có 92% về nghiệp vụ và chuyên môn, 61% về kỹ năng mềm cơ bản, 53% về kỹ năng giao tiếp, ứng xử văn hóa …" - Bà Hà dẫn số liệu.

    Về nguyên nhân chất lượng cử nhân yếu kém, bà Hà cho rằng, giáo dục đào tạo chậm đổi mới, nội dung và phương pháp giảng dạy vẫn còn tồn tại nhiều bất cập, chưa phát huy tính sáng tạo, độc lập trong suy nghĩ của học sinh, sinh viên, đội ngũ giảng viên còn thiếu, yếu…

    Nội dung phương pháp đào tạo còn lạc hậu, chưa theo kịp với xu thế phát triển của xã hội. Giáo dục ở nước ta chưa gắn với nhu cầu thực tiễn. Một điều dễ nhận thấy ở các trường đại học là sự phân bố lượng kiến thức không đồng đều: khối kiến thức chung mang nặng tính lý thuyết giáo điều, trong khi khối kiến thức chuyên ngành lại bị xé lẻ.

    “Trong quá trình tuyển dụng, không ít lần chúng tôi gặp sinh viên, kể cả những sinh viên có bằng loại giỏi, nhưng chuyên môn nghiệp vụ, khả năng ngoại ngữ, tin học và kỹ năng sử dụng thiết bị văn phòng còn yếu kém. Đa phần sinh viên còn thụ động, thiếu nhạy bén và năng động …” – Trích ý kiến của bà Hà.

    Thông thường, việc đào tạo lại mất nhiều thời gian và gia tăng chi phí của công ty, doanh nghiệp. Chính vì vậy, nhiều đơn vị tỏ ra thờ ơ với sinh viên mới ra trường, tập trung chọn người có nhiều kinh nghiệm làm việc. Điều này trực tiếp làm giảm cơ hội việc làm của tân sinh viên.

    Lãnh đạo trường đại học: Doanh nghiệp phải đào tạo lại

    Tuy nhiên, phát biểu tại buổi tọa đàm, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Đặng Xuân Kháng – Trưởng phòng Tổ chức cán bộ Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân Văn Hà Nội cho rằng, trường đại học không thể đào tạo tất cả các nghề cho xã hội. Trường chỉ cung cấp những kiến thức khoa học nền cho sinh viên, và các cơ sở, doanh nghiệp, cơ quan khi tuyển dụng, nếu muốn sử dụng hiệu quả thì công việc đào tạo lại là việc tất yếu.

    Phát biểu tại hội thảo Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo diễn ra tại trường Đại học Bách Khoa Hà Nội chiều 14 – 12, Nguyên Bí thư Đảng Ủy trường Bách Khoa, ông Nguyễn Đức Chiến cho rằng, đào tạo đại học chỉ đào tạo "phôi", đào tạo kiến thức cơ bản cho sinh viên.

    Cơ sở, doanh nghiệp, cơ quan tuyển dụng nếu muốn sử dụng lao động hiệu quả phải tiến hành đào tạo tại chỗ cho thích ứng với yêu cầu của nghề nghiệp. Không thể có chuyện, sinh viên đại học sau khi ra trường là làm việc ngay được.

    “Kể cả những nước tiên tiến, sinh viên sau khi ra trường cũng phải cần khoảng 5 – 6 tháng để thích ứng với công việc” – Ông Chiến nói.

    Về nguyên nhân sâu xa của tình trạng này, Tiến sỹ Trịnh Văn Tùng – Khoa Xã hội học - Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân Văn công bố kết quả nghiên cứu, cho rằng, đầu ra của quy trình đào tạo nhân lực chưa được quan tâm đúng mức.

    Lẽ ra, đầu ra ở các ngành nghề cụ thể phải được gắn với những kiến thức và kỹ năng rõ ràng, cụ thể ngay từ trong khâu đào tạo.

    Theo kết quả nghiên cứu trên 100 sinh viên, chỉ có 26,5% tin rằng nghề nghiệp của mình sẽ phù hợp hoàn toàn với chuyên môn đang theo học.

    Trong khi đó, 69,7% cho rằng, kỳ vọng nghề nghiệp tương lại phần nào phù hợp. Gần 5 % sinh viên trả lời rằng, định hướng nghề nghiệp khác hẳn so với chuyên môn đào tạo.

    “Mối liên hệ giữa giảng đường và thị trường lao động đang khá lỏng lẻo. Thậm chí, mối liên hệ giữa các nghề gắn với ngành học gần như còn là một bí hiểm đối với sinh viên. Đây cũng là cái hố ngăn cách giữa khả năng tiếp cận nghề và khả năng học tập của sinh viên. Liệu động cơ học tập của sinh viên có cao hay không khi họ có rất ít thông tin về nghề gắn với ngành học” – Trích tham luận của nhóm tác giả Tiến sỹ Trịnh Văn Tùng – Thạc sỹ Phạm Huy Cường (Đại học Khoa học Xã hội & Nhân Văn).

    Hệ lụy

    Trong khi các nhà giáo dục, đại diện doanh nghiệp đang đề ra hàng loạt biện pháp nhằm gắn kết sản phẩm đào tạo của các trường đại học với nhu cầu tuyển dụng của thị trường, thì tiến sỹ Trần Văn Hải - Khoa Khoa học Quản lý, Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân Văn (Đại học Quốc gia Hà Nội) lại lo ngại: Thị trường lao động chỉ có nhu cầu hiện tại, đặt lợi nhuận làm mục tiêu hành động, vậy mà cả ngành giáo dục và đào tạo lao theo đáp ứng nhu cầu lợi nhuận của thị trường lao động.

    Tài chính, ngân hàng, ngoại thương, chứng khoán, tiếng anh... trở thành những ngành "hot", thu hút vào đó những học sinh giỏi để rồi khi ngành chứng khoán “chết”, thì sinh viên theo học ngành này cũng điêu đứng theo….



    Trường Phong

    P/S: Theo ý kiến của mình thấy rằng hiện nay chất lượng đào tạo từ các trường đại học còn quá hời hợt các sinh viên không đủ khả năng cũng như chuyên môn nghề nghiệp cần thiết để có thể làm việc và công tác tư vấn hỗ trợ cho các bạn sinh viên còn chưa được quan tâm đúng mức điều này khiến cho các bạn sinh viên khi tốt nghiệp luôn mất định hướng cho tương lai của mình. Nhưng chúng ta cũng không thể quy hết trách nhiệm cho nhà trường doanh nghiệp chúng ta cũng cần nên tạo điều kiện thuận lợi hơn để giúp đỡ các bạn sinh viên phát triển và hoàn thiện bản thân. Mặt khác các bạn sinh viên cũng không nên quá ỷ lại vào nhà trường và doanh nghiệp sẽ giúp đỡ cho các bạn, cơ hội là do các bạn từ tìm đến và phát triển nó sẽ ko ai giúp đỡ các bạn nếu như không có sự tự nỗ lực nâng cao bản thân của chính mình. Đó là ý kiến của mình sao khi xem bài báo này, các anh/chị đánh giá thế nào về vấn đề này?

    Việc các trường ĐH hiện nay đào tạo hời hợt thì mình đồng ý. Tuy nhiên, việc sinh viên ra trường có tim được việc làm hay không phải nhìn từ nhiều góc độ khác nhau:

    Bộ Giáo dục: việc thành lập trường ĐH như tốc độ ở Việt Nam hiện nay thì nhanh chóng mặt, tuy nhiên bộ lại chưa quản lý và kiểm duyệt được nội dung chương trình đào tạo, làm cho các trường thành lập nhưng cách thức đào tạo thì ôi thôi! Mình có làm một cuộc survey nhỏ về các môn học của các chuyên ngành; thú vị lắm các bạn ah, các bạn chuyên ngành Quản trị kinh doanh mà còn được học Lý; Hóa. Điều này có thể nói, chính Bộ giáo dục đang gián tiếp làm cho chất lượng sinh viên ngày càng giảm không??

    Trường ĐH: mình đồng ý với ý kiến của bạn chủ top.

    Doanh nghiệp: SV vẫn là sinh viên, thời gian tiếp xúc với môi trường làm việc thực tế còn hạn chế. Trong khi đó môi trường kinh doanh thì biến đổi từng ngày. Thực tập là cơ hội lớn nhất mà một sinh viên có cơ hội để tiếp xúc với môi trường doanh nghiệp, nhưng, có được bao nhiêu doanh nghiệp nhận SV thực tập thực sự. Ít lắm các bạn ah, con số đó làm sao đủ cho số lượng lớn SV ra trường mỗi năm cọ sát chứ. Rồi thì NV nhảy việc sau một thời gian được training, vậy các DN có thử nhìn lại những benifit đã đủ thu hút người NV đó chưa.

    Sinh viên: SV mình thiếu nhiều thứ lắm, mà cái thiếu lớn nhất là khả năng tự hoạch định, tự trang bị cho bản thân. Kiến thức trên trường chỉ làm cơ sở cơ bản khi các bạn đi làm thực tế, trường dạy cho bạn cơ sở để lý luận, cách bạn tư duy một vấn đề, trường không thể dạy bạn công việc này phải làm thế nào. Vì vậy, để hội nhập tốt SV phải cực kỳ năng động, chủ động động học hỏi không phải mong chờ vào nhà trường.
     
    Last edited by a moderator: 22/3/12
  3. nguyenvanthuat

    nguyenvanthuat New Member

    Tham gia ngày:
    29/4/10
    Bài viết:
    183
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Giới tính:
    Nam
    Nơi ở:
    Hà Nội
    Theo ý kiến của mình thì đây là thực trạng đáng báo động của nền giáo dục việt nam trong nhiều năm qua. còn đến khi nào mới được giải quyết thì chỉ có tương lai mới biết.
    Như mình hiện đang là sinh viên năm cuối, mình cũng đang đi thực tập tại bộ phận nhân sự của công ty. mình nhận thấy chính mình và nhiều bạn sinh viên khác những yếu kém như: Kiến thức chuyên môn chưa vững, giao tiếp kém, khả năng thuyết trình thuyết phục, xây dựng kế hoạch, lập kế hoạch kém...điều này một phần là do việc đào tạo trong các trường đại học chưa dược quan tâm đúng mức nhất là đầu ra cho sinh viên, các trường đại học năm nào cũng tuyển sinh vài nghìn sinh viên 1 lớp học thì có từ 60-120 sinh viên thì chất lượng lấy đâu ra, chưa kể cơ sở vật chất còn thiếu học nặng về lý thuyết, thực hành ít hầu như có nhiều trường nhiều chuyên ngành còn không có phần thực hành, thực tế...
    Các doanh nghiệp thì ít tạo cơ hội cho sinh viên đến học tập và đóng góp cho doanh nghiệp: do sinh viên đến cần phải đào tạo lại, mất thời gian hướng dẫn giới thiệu công việc nhất là tình trạng sinh viên nhảy việc rất là nhiều...
    Muốn giải quyết được đầu ra cho sinh viên thì cần có sự kết hợp, phối hợp giải quyết từ nhiều phía: +Cơ quan nhà nước nhất là bộ giáo dục đào tạo, bộ chủ quản cần kiểm soát chặt việc tuyển sinh, quản lý sinh viên, cấp kinh phí hoạt động cho các trường....
    +Các trường đào tạo tuyển sinh chặt chẽ với số lượng ít đào tạo có chất lượng chứ không đào tạo theo số lượng, quan tâm đến đầu ra cho sinh viên: quản lý sinh viên chặt chẽ trong quá trình học tập rèn luyện. xây dựng các lớp học tiên tiến điển hình với số lượng từ 15-25 sinh viên/1 lớp. liên hệ với các tổ chức cơ quan doanh nghiệp bên ngoài thường xuyên tổ chức cho sinh viên đi thực tế, làm việc, tham quan tại các doanh nghiệp. xây dựng các trung tâm giới thiệu việc làm, giúp đỡ tư vấn cho sinh viên hiệu quả...
    +Đối với doanh nghiệp: tạo điều kiện cho sinh viên đến học tập, làm việc thực tế, giúp đỡ sinh viên hòa nhập hội nhập với môi trường thực tế. Nhất là vào thời gian sau tết âm lịch sinh viên các trường đại học cao đẳng đi thực tập nhiều doanh nghiệp nên nhận sinh viên thực tập bồi dưỡng sinh viên nếu đạt yêu cầu thì có thể tuyển luôn. nhiều doanh nghiệp khi tuyển dụng lao động đều yêu cầu phải có kinh nghiệm nhưng trong thời gian sinh viên đi thực tập thì không nhận sinh viên vào thực tập, không giúp đỡ sinh viên thực tập làm quen công việc thử hỏi lấy đâu ra sinh viên có kinh nghiệm ?
    + Đối với sinh viên cần chủ động xây dựng kế hoạch học tập, đi làm thêm hợp lý, biết nắm bắt cơ hội, chịu khó ham học hỏi... nếu không người chịu thiệt chính là các bạn sinh viên: sau khi học đại học cao đẳng ngoài tấm bằng ra các bạn sinh viên chẳng có cái gì khác: kiến thức, kinh nghiệm làm việc...mà nhiều sinh viên còn mắc các tệ nạn xã hội. chúng ta cũng thấy các tệ nạ xã hội hiện nay cũng đều từ sinh viên mà ra...do vậy sinh viên cần chủ động hơn trong cuộc sống
    -Trên đây là những ý kiến của cá nhân em. em hiện cũng đang là sinh viên năm cuối, bây giờ khi sắp ra trường rồi em thấy mình còn thiếu và yếu rất nhiều thứ: như tiếng anh, giao tiếp, khả năng chuyên môn, xây dựng và lập kế hoạch... Điều này một phần do em chưa có kế hoạch học tập tốt, chưa có sự tư vấn hướng dẫn giúp đỡ của các anh chị đi trước....
    -Vậy nên các bạn sinh viên năm 1, năm 2, năm 3 cần rút kinh nghiệm cho bản thân mình... các bạn cần tư vấn hay học hỏi kinh nghiệm gì có thể liên hệ với mình, mình sẽ giúp đỡ trong khả năng của mình. mình hy vọng những thế hệ sinh viên sau này sẽ học tốt hơn, có nhiều kinh nghiệm thực tế, có kế hoạch học tập, xây dựng cuộc sống tốt hơn.
    Còn với mình bây giờ là lúc ra trường cũng là lúc mình nhìn nhận lại bản thân, xây dựng lại kế hoạch tiếp thu kiến thức, kinh nghiệm thực tế cho mình, cũng như là một người bắt đầu đi từ bước đầu tiên từ số 0. Nhất là với tấm bằng cử nhân khi kinh nghiệm chưa có, kiến thức chuyên môn chưa vững khả năng xin việc và làm việc sẽ là những trở ngại trăn trở đối với mình và các bạn sinh viên sắp ra trường.
    =>Hy vọng cồng đồng doanh nghiệp, nhà trường hãy quan tâm và giúp đỡ sinh viên nhiều hơn vì những thế hệ tương lai của đất nước
     
  4. nktung

    nktung Moderator

    Tham gia ngày:
    3/8/10
    Bài viết:
    92
    Đã được thích:
    3
    Điểm thành tích:
    6
    Giới tính:
    Nam
    Nơi ở:
    Ha Noi
    Dear anh chị em
    Nền bóng đá của Việt Nam hiện nay không thể sinh ra Mesi, Rooney...mà phải là những nước có truyền thống như Achentina, Anh...
    Một đất nước với trình độ phát triển kinh tế, khoa học...như Việt Nam hiện nay không thể sinh ra những trường đại học như Havard, Cambridge...hay nói cách khác là có một nền giáo dục tiên tiến.
    Đó là quy luật.
    Tuy nhiên tôi cho rằng, chủ trương xã hội hóa giáo dục của nhà nước và xu hướng hội nhập đang tạo ra những cơ hội rất lớn cho những sinh viên năng động, ham học hỏi, cầu tiến. Nếu chúng ta chỉ trông chờ vào nhà trường thì tôi phải nói thẳng ra là không có trường nào đào tạo cho các bạn bằng trường đời.
    Ví dụ những sinh viên ĐH ngoại thương đến làm việc tại công ty tôi, các bạn ý rất thông minh và tiếp cận công việc rất nhanh. Qua phỏng vấn, hầu hết những bạn đó đều đã đi làm ngay từ những năm thứ 2, 3... thậm chí ngay từ năm thứ 1.
    Vì thế theo tôi, SV cần chủ động để tự đào tạo cho mình. Như thế là các bạn đã làm cho chất lượng giáo dục của Việt Nam tiến lên.
     
  5. gogo

    gogo New Member

    Tham gia ngày:
    25/9/11
    Bài viết:
    192
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Theo tôi, chính nền kinh tế dịch vụ Việt Nam đã góp phần làm cho sự phát triển không đồng đều và không giải quyết được việc làm cho sinh viên. Có rất nhiều bất cập mà hơn hết là khả năng đào tạo và sử dụng hiệu quả nhân tài. Thật ra bạn có muốn làm sếp không ? Bạn muốn được trả bao nhiêu tiền .. ? Đời sống dịch vụ khiến các trường chạy đua vũ trang nhằm làm sao có được những "giám đốc ảo", rồi cả những con người.. tựu chung lại quanh quẩn 2 vấn đề "tình và tiền". Bạn có tình thâm không ? Bạn nhiều tiền chứ.. sẽ có 1 chỗ cho bạn. Tất cả cái gọi là trường đời nó chỉ là như vậy, giống như 1 ông sếp giỏi cần hàng tá cộng sự rồi hàng tá ấy lại tìm hàng tá nhân tài khác.. Tất cả mọi thứ nó đưa đẩy. Và 1 điểm không may là nền kinh tế Việt Nam rất "giàu tiềm năng", không phải giàu vì thặng dư tạo ra mà giàu những giá trị lao động rẻ mạt. Các bạn đánh giá 1 kỹ sư giỏi ở Việt Nam, lương 1000-2000$ có bằng 1 nail ở USA lương 3000-4000$. Các bạn nhân sự đánh giá sinh viên Việt Nam như vậy là quá tệ và thật sự là không có tí cảm thông nào cho nền kinh tế Việt Nam. Vấn đề là các bạn đã tạo ra bao nhiêu công việc thật sự tốt và có giá trị cho sinh viên Việt Nam và tôi chắc chắn rằng các bạn cũng lại trôi theo "tình và tiền" hay là "rẻ mạt và dễ bảo". Đôi chút lại có thêm kinh nghiệm, tuy nhiên số lượng công việc cho lớp trẻ lại không có nhiều.. và không có tính định hướng phát triển. Không có nhiều các dự án kỹ thuật, thặng dư không có, sinh viên kinh tế lại có thêm tên mới là "kinh thế".

    Về ý kiến topic, theo tôi, cả trường và doanh nghiệp đều có trách nhiệm lam cho sinh viên thất nghiệp:
    1) Trường: thứ gì cũng đào tạo dù không dùng cũng đào tạo. Tôi có anh bạn học bên Bách Khoa HCM. Ảnh nói sinh viên trường kỹ thuật đao tạo công nghệ mới nhất như dẫn đường vệ tinh GPS, GIS.. thế nhưng ra ngoài nhân sự tuyển dụng chỉ đòi có bằng IT không, lập trình bao nhiêu năm. Mà IT thì sao biết kỹ thuật được. Đó là tinh hoa thế giới nhưng doanh nghiệp không dám sử dụng để nâng cấp kỹ thuật của mình. Một ý nữa là: trường đã bỏ quên mất đào tạo cho ai, để làm gì: anh ấy nói là trường đào tạo rất bài bản tuy nhiên lại không có nhu cầu từ bên ngoài: đến nỗi sinh viên từ 7 điểm tốt nghiệp đến 7,95 điểm tốt nghiệp trường Đại học Bách Khoa Tp.HCM chuyên ngành kỹ thuật mà không kiếm được 1 việc làm lương > 2 triệu. Tôi thật sự thất vọng với nền kinh tế dịch vụ Việt Nam nơi mà các bạn nổ nhiều quá nhưng khi cần sử dụng kỹ thuật thì lại hạn chế và không dám. Anh bạn của tôi phải lân la phường, quận để làm 1 việc dưới khả năng đến khi có thể trở về với kinh tế "dịch vụ".
    2) Doanh nghiệp: "hiền tài" hay "hài tiền" -> đồng tiền mua vui, chức vụ có thể làm. Có thể tại vì, có thể bình ổn nhưng mà "kinh tế" thì nó chỉ có sức mạnh khi bạn kinh doanh. Những đức tính "kỹ thuật" nếu không có thì cũng kinh doanh tốt nhưng thặng dư thì không nhiều, trừ những kinh doanh kiểu dịch vụ và kiểu ép buộc hay độc quyền. Các bạn nhân sự là đầu tàu cho cả 1 doanh nghiệp. Nếu các bạn chỉ muốn tuyển người làm được việc mà bỏ quên "lực lượng sáng tạo nhất thế giới" như sinh viên, học sinh, người có hoài bão thì về lâu dài đó thực sự là một bước thụt lùi cho doanh nghiệp của bạn.

    Tại sao sinh viên Việt Nam lại là "lực lượng sáng tạo nhất thế giới"
    - Học như một chuyên gia rất nghề dù cho sẽ chẳng có 1 công việc, dự án thay đổi tương xứng
    - Học ở mọi lúc mọi nơi, đôi khi "sơn tự" cũng chẳng tha vào mấy mùa tuyển sinh
    - Luôn được học cùng Tiến Sĩ và P.Giáo sư nên tư tưởng lúc nào cũng chót vót (Bách Khoa)
    - Học cực kỳ nhanh, muốn biết nhanh như thế nào bạn cứ hỏi sinh viên nào học bằng 2 bên bách khoa đó. 6 buổi/1 tuần/6 môn -> có nhỏ bạn vừa làm vừa học rõ nhanh.
    - 1 bộ phận sinh viên Việt Nam ngành kỹ thuật làm kinh tế. Và chắc chắn là sẽ có rất nhiều sáng kiến từ bộ phận này. Lại 1 em học kỹ sư Hóa và thích Marketing bên Kinh Tế thế là tôi sẽ có rất nhiều sáng kiến "thực hiện được" cho công ty.

    Lời khuyên cho các em kinh tế:
    - Dẫu biết rằng ôi cuộc đời kinh thế, nhưng hãy cố gắng theo đuổi và dù có thất bại cũng cố liên kết lại để cùng thành công. Nếu các em có nhan sắc hay truyền cảm thì PG, người mẫu, diễn viên hay âm nhạc cũng rất là thích hợp. Miễn là có sự phù hợp. Còn nếu thích viết lách thì chinh phục trái tim nhà tuyển dụng cũng là một đề tài hot mà anh thấy là có nơi trả tiền cho việc này đó.
    Lời khuyên cho các em kỹ thuật:
    - Luôn chú ý đến sự chuyển dịch ngành nghề. Hãy làm những gì tốt nhất ngay từ đầu. Còn hơn là chẳng có gì để phát triển lúc sau.
    Lời khuyên cho nhà tuyển dụng:
    - Luôn tạo cơ hội cho các sinh viên thể hiện năng lực đặc biệt. Chương trình tuyển dụng và đào tạo phải có tên "sinh viên" nhưng mà không phải để "sinh viên" bị bóc lột mà phải "phát huy" sáng kiến tối đa cho doanh nghiệp.

    QUOTE(Chú Thích)(lethanhthoa @ Mar 22 2012, 12:02 PM)

    Việc các trường ĐH hiện nay đào tạo hời hợt thì mình đồng ý. Tuy nhiên, việc sinh viên ra trường có tim được việc làm hay không phải nhìn từ nhiều góc độ khác nhau:

    Bộ Giáo dục: việc thành lập trường ĐH như tốc độ ở Việt Nam hiện nay thì nhanh chóng mặt, tuy nhiên bộ lại chưa quản lý và kiểm duyệt được nội dung chương trình đào tạo, làm cho các trường thành lập nhưng cách thức đào tạo thì ôi thôi! Mình có làm một cuộc survey nhỏ về các môn học của các chuyên ngành; thú vị lắm các bạn ah, các bạn chuyên ngành Quản trị kinh doanh mà còn được học Lý; Hóa. Điều này có thể nói, chính Bộ giáo dục đang gián tiếp làm cho chất lượng sinh viên ngày càng giảm không??

    Trường ĐH: mình đồng ý với ý kiến của bạn chủ top.

    Doanh nghiệp: SV vẫn là sinh viên, thời gian tiếp xúc với môi trường làm việc thực tế còn hạn chế. Trong khi đó môi trường kinh doanh thì biến đổi từng ngày. Thực tập là cơ hội lớn nhất mà một sinh viên có cơ hội để tiếp xúc với môi trường doanh nghiệp, nhưng, có được bao nhiêu doanh nghiệp nhận SV thực tập thực sự. Ít lắm các bạn ah, con số đó làm sao đủ cho số lượng lớn SV ra trường mỗi năm cọ sát chứ. Rồi thì NV nhảy việc sau một thời gian được training, vậy các DN có thử nhìn lại những benifit đã đủ thu hút người NV đó chưa.

    Sinh viên: SV mình thiếu nhiều thứ lắm, mà cái thiếu lớn nhất là khả năng tự hoạch định, tự trang bị cho bản thân. Kiến thức trên trường chỉ làm cơ sở cơ bản khi các bạn đi làm thực tế, trường dạy cho bạn cơ sở để lý luận, cách bạn tư duy một vấn đề, trường không thể dạy bạn công việc này phải làm thế nào. Vì vậy, để hội nhập tốt SV phải cực kỳ năng động, chủ động động học hỏi không phải mong chờ vào nhà trường.




    QUOTE(Chú Thích)(nguyenvanthuat @ Mar 22 2012, 05:21 PM)

    Theo ý kiến của mình thì đây là thực trạng đáng báo động của nền giáo dục việt nam trong nhiều năm qua. còn đến khi nào mới được giải quyết thì chỉ có tương lai mới biết.
    Như mình hiện đang là sinh viên năm cuối, mình cũng đang đi thực tập tại bộ phận nhân sự của công ty. mình nhận thấy chính mình và nhiều bạn sinh viên khác những yếu kém như: Kiến thức chuyên môn chưa vững, giao tiếp kém, khả năng thuyết trình thuyết phục, xây dựng kế hoạch, lập kế hoạch kém...điều này một phần là do việc đào tạo trong các trường đại học chưa dược quan tâm đúng mức nhất là đầu ra cho sinh viên, các trường đại học năm nào cũng tuyển sinh vài nghìn sinh viên 1 lớp học thì có từ 60-120 sinh viên thì chất lượng lấy đâu ra, chưa kể cơ sở vật chất còn thiếu học nặng về lý thuyết, thực hành ít hầu như có nhiều trường nhiều chuyên ngành còn không có phần thực hành, thực tế...
    Các doanh nghiệp thì ít tạo cơ hội cho sinh viên đến học tập và đóng góp cho doanh nghiệp: do sinh viên đến cần phải đào tạo lại, mất thời gian hướng dẫn giới thiệu công việc nhất là tình trạng sinh viên nhảy việc rất là nhiều...
    Muốn giải quyết được đầu ra cho sinh viên thì cần có sự kết hợp, phối hợp giải quyết từ nhiều phía: +Cơ quan nhà nước nhất là bộ giáo dục đào tạo, bộ chủ quản cần kiểm soát chặt việc tuyển sinh, quản lý sinh viên, cấp kinh phí hoạt động cho các trường....
    +Các trường đào tạo tuyển sinh chặt chẽ với số lượng ít đào tạo có chất lượng chứ không đào tạo theo số lượng, quan tâm đến đầu ra cho sinh viên: quản lý sinh viên chặt chẽ trong quá trình học tập rèn luyện. xây dựng các lớp học tiên tiến điển hình với số lượng từ 15-25 sinh viên/1 lớp. liên hệ với các tổ chức cơ quan doanh nghiệp bên ngoài thường xuyên tổ chức cho sinh viên đi thực tế, làm việc, tham quan tại các doanh nghiệp. xây dựng các trung tâm giới thiệu việc làm, giúp đỡ tư vấn cho sinh viên hiệu quả...
    +Đối với doanh nghiệp: tạo điều kiện cho sinh viên đến học tập, làm việc thực tế, giúp đỡ sinh viên hòa nhập hội nhập với môi trường thực tế. Nhất là vào thời gian sau tết âm lịch sinh viên các trường đại học cao đẳng đi thực tập nhiều doanh nghiệp nên nhận sinh viên thực tập bồi dưỡng sinh viên nếu đạt yêu cầu thì có thể tuyển luôn. nhiều doanh nghiệp khi tuyển dụng lao động đều yêu cầu phải có kinh nghiệm nhưng trong thời gian sinh viên đi thực tập thì không nhận sinh viên vào thực tập, không giúp đỡ sinh viên thực tập làm quen công việc thử hỏi lấy đâu ra sinh viên có kinh nghiệm ?
    + Đối với sinh viên cần chủ động xây dựng kế hoạch học tập, đi làm thêm hợp lý, biết nắm bắt cơ hội, chịu khó ham học hỏi... nếu không người chịu thiệt chính là các bạn sinh viên: sau khi học đại học cao đẳng ngoài tấm bằng ra các bạn sinh viên chẳng có cái gì khác: kiến thức, kinh nghiệm làm việc...mà nhiều sinh viên còn mắc các tệ nạn xã hội. chúng ta cũng thấy các tệ nạ xã hội hiện nay cũng đều từ sinh viên mà ra...do vậy sinh viên cần chủ động hơn trong cuộc sống
    -Trên đây là những ý kiến của cá nhân em. em hiện cũng đang là sinh viên năm cuối, bây giờ khi sắp ra trường rồi em thấy mình còn thiếu và yếu rất nhiều thứ: như tiếng anh, giao tiếp, khả năng chuyên môn, xây dựng và lập kế hoạch... Điều này một phần do em chưa có kế hoạch học tập tốt, chưa có sự tư vấn hướng dẫn giúp đỡ của các anh chị đi trước....
    -Vậy nên các bạn sinh viên năm 1, năm 2, năm 3 cần rút kinh nghiệm cho bản thân mình... các bạn cần tư vấn hay học hỏi kinh nghiệm gì có thể liên hệ với mình, mình sẽ giúp đỡ trong khả năng của mình. mình hy vọng những thế hệ sinh viên sau này sẽ học tốt hơn, có nhiều kinh nghiệm thực tế, có kế hoạch học tập, xây dựng cuộc sống tốt hơn.
    Còn với mình bây giờ là lúc ra trường cũng là lúc mình nhìn nhận lại bản thân, xây dựng lại kế hoạch tiếp thu kiến thức, kinh nghiệm thực tế cho mình, cũng như là một người bắt đầu đi từ bước đầu tiên từ số 0. Nhất là với tấm bằng cử nhân khi kinh nghiệm chưa có, kiến thức chuyên môn chưa vững khả năng xin việc và làm việc sẽ là những trở ngại trăn trở đối với mình và các bạn sinh viên sắp ra trường.
    =>Hy vọng cồng đồng doanh nghiệp, nhà trường hãy quan tâm và giúp đỡ sinh viên nhiều hơn vì những thế hệ tương lai của đất nước




    QUOTE(Chú Thích)(nktung @ Mar 23 2012, 03:43 PM)

    Dear anh chị em
    Nền bóng đá của Việt Nam hiện nay không thể sinh ra Mesi, Rooney...mà phải là những nước có truyền thống như Achentina, Anh...
    Một đất nước với trình độ phát triển kinh tế, khoa học...như Việt Nam hiện nay không thể sinh ra những trường đại học như Havard, Cambridge...hay nói cách khác là có một nền giáo dục tiên tiến.
    Đó là quy luật.
    Tuy nhiên tôi cho rằng, chủ trương xã hội hóa giáo dục của nhà nước và xu hướng hội nhập đang tạo ra những cơ hội rất lớn cho những sinh viên năng động, ham học hỏi, cầu tiến. Nếu chúng ta chỉ trông chờ vào nhà trường thì tôi phải nói thẳng ra là không có trường nào đào tạo cho các bạn bằng trường đời.
    Ví dụ những sinh viên ĐH ngoại thương đến làm việc tại công ty tôi, các bạn ý rất thông minh và tiếp cận công việc rất nhanh. Qua phỏng vấn, hầu hết những bạn đó đều đã đi làm ngay từ những năm thứ 2, 3... thậm chí ngay từ năm thứ 1.
    Vì thế theo tôi, SV cần chủ động để tự đào tạo cho mình. Như thế là các bạn đã làm cho chất lượng giáo dục của Việt Nam tiến lên.
     

Chia sẻ trang này

Share