Giải quyết chế độ Tai nạn lao động

Thảo luận trong 'LUẬT LAO ĐỘNG, BHXH' bắt đầu bởi Đinh Thị Thanh Tâm, 12/9/12.

  1. QUY ĐỊNH DIỄN ĐÀN
    - Đăng bài viết bắt buộc có tiền tố
    - Không đăng bài Quảng Cáo
    - Chỉ được phép đăng bài Tuyển dụng trong lĩnh vực nhân sự, hành chính và liên quan
    - 1 nick chỉ được phép đăng tối đa 2 bài tuyển dụng 1 tuần
    - Bài tuyển dụng bắt buộc phải có thời hạn, và sẽ bị xóa sau khi hết hạn 3 ngày
    ------------------------------
    Liên hệ quản trị diễn đàn: nguyenbaoanh89@gmail.com
    Dismiss Notice
  1. Đinh Thị Thanh Tâm

    Đinh Thị Thanh Tâm New Member

    Tham gia ngày:
    16/10/08
    Bài viết:
    26
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Giới tính:
    Nữ
    Dear mọi người,


    Cty Tâm có 2 trường hợp được xác định là TNLĐ. Mọi người góp ý cho Tâm về cách giải quyết và các thủ tục như thế nào nhé:

    1. Trường hợp 1:

    - Trong thời gian làm việc, nhân viên đang đứng đợi thủ tục nhận hàng, bị xe tải chạy ngang làm văng cục đá vô chân, gãy xương chân. Hiện đang, băng bột và điều trị tại nhà.

    2. Trưởng hợp 2:

    - Bị tai nạn giao thông khi trên đường đi làm về.


    Cảm ơn mọi người.
    TT.
     
  2. bi_ma2

    bi_ma2 Member

    Tham gia ngày:
    25/8/11
    Bài viết:
    362
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    18
    QUOTE(Chú Thích)(Đinh Thị Thanh Tâm @ Sep 12 2012, 10:17 AM)

    Dear mọi người,


    Cty Tâm có 2 trường hợp được xác định là TNLĐ. Mọi người góp ý cho Tâm về cách giải quyết và các thủ tục như thế nào nhé:

    1. Trường hợp 1:

    - Trong thời gian làm việc, nhân viên đang đứng đợi thủ tục nhận hàng, bị xe tải chạy ngang làm văng cục đá vô chân, gãy xương chân. Hiện đang, băng bột và điều trị tại nhà.

    2. Trưởng hợp 2:

    - Bị tai nạn giao thông khi trên đường đi làm về.


    Cảm ơn mọi người.
    TT.


    Chào Thanh Tâm, trước hêt, mình xin chia sẻ với bạn về tai nạn mà người lao động công ty bạn gặp phải.
    1. Về cách giải quyết:
    - Đối với công ty: Công ty phải trả chi phí từ lúc sơ cấp cứu đến khi thương tật ổn định; trả lương cho người lao động những ngày điều trị. Sau đó, công ty phải giới thiệu NLĐ đi giám định thương tật.
    - Đối với cơ quan BHXH: có các chế độ sau:
    ( căn cứ vào ND 152/2006/NĐ-CP và TT số 03/2007/TT-BLĐTBXH)
    + Trợ cấp 1 lần: NLĐ bị suy giảm khả năng lao động từ 5-30%

    Mức trợ cấp 1 lần= Mức trợ cấp tính theo mức suy giảm khả năng lao động+ Mức trợ cấp tính theo số năm đóng BHXH
    = (5xLmin+(m-5)x0.5xLmin)+ (0.5xL+ (t-1)x0.3xL)

    + Trợ cấp hàng tháng:

    Mức trợ cấp= Mức trợ cấp tính theo mức suy giảm khả năng lao động+ Mức trợ cấp tính theo số năm đóng BHXH
    =(0.3xLmin+(m-31)x0.02xLmin)+ (0.005xL+(t-1)x0.003xL)
    Thời gian hưởng trợ cấp hàng tháng được tính từ tháng người lao động điều trị nội trú xong, ra viện hoặc từ tháng có kết luận của Hội đồng giám định y khoa.
    Trong đó:
    Lmin: Mức lương tối thiểu chung tại thời điểm xảy ra tai nạn
    m: Mức suy giảm khả năng lao động ( lấy số tuyệt đối)
    L: mức tiền lương, tiền công đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc để điều trị
    t: số năm đóng BHXH, không kể năm đầu đóng BHXH ( 1 năm tính đủ 12 tháng).
    + Dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi điều trị ổn định thương tật:
    Tối đa 10 ngày với người lao động suy giảm khả năng lao động từ 51% trở lên, tối đa 7 ngày với suy giảm lao động từ 31-50%, bằng 5 ngày với suy giảm lao động từ 15-30%.
    Mức hưởng 1 ngày bằng 25% mức lương tối thiểu chung nếu nghỉ tại gia đình và bằng 40% mức lương tối thiểu chung nếu nghỉ tại cơ sở tập trung ( đã bao gồm tiền đi lại, ăn, ở).
    2. Thủ tục hưởng chế độ với cơ quan BHXH:
    * Với trường hợp TNLĐ trong giờ làm việc:
    - Sổ bảo hiểm xã hội (01 bản chính);

    - Văn bản đề nghị giải quyết chế độ tai nạn lao động của người sử dụng lao động (mẫu số 05-HSB, 02 bản chính);

    - Biên bản điều tra tai nạn lao động (01 bản chính và 01 bản sao);

    - Giấy ra viện sau khi đã điều trị thương tật do tai nạn lao động ổn định (01 bản chính và 01 bản sao);

    - Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng Giám định y khoa (02 bản chính);

    * Đối với trường hợp bị tai nạn giao thông được xác định là TNLĐ thì có thêm Biên bản tai nạn giao thông (02 bản sao).

    * Đối với trường hợp tai nạn lao động xảy ra trên tuyến đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc gồm:

    Có thêm Hộ khẩu thường trú hoặc giấy đăng ký tạm trú (02 bản sao);
    Một vài ý kiến chia sẻ, hi vọng có thể giúp ích cho bạn.
    Thân,
     
  3. Đinh Thị Thanh Tâm

    Đinh Thị Thanh Tâm New Member

    Tham gia ngày:
    16/10/08
    Bài viết:
    26
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Giới tính:
    Nữ
    Dear Bi_ma,

    Cảm ơn bạn Bi_ma2 rất nhiều nhé [​IMG].

    Những cái này Tâm đã biết và tra được ở trang web của BHXH TPHCM. Tâm muốn hỏi về thực tế kinh nghiệm đã giải quyết của mọi người để rút được chút kinh nghiệm.

    Không biết bạn Bi_ma2 đã có trường hợp giải quyết trường hợp tai nạn lao động thực tiễn chưa? có thể chia sẻ với Tâm nữa nhé. Vì đôi lúc ra thông báo và hướng dẫn là vậy khi làm và đến BHXH hoặc cơ quan chức năng lại có thêm một số điều phát sinh và bổ sung bla bla.... hỏi trước để có tiết kiệm được thời gian một tí.

    1. Trong trường hợp giới thiệu người lao động đi giám định tỷ lệ suy giảm lao động thì phải làm công văn gửi bệnh viện nào? hoặc có biểu mẫu gì bắt buộc cho việc này hay ko?

    2. Nếu tỷ lệ kết luận dưới 5% thì ng lao động không được hưởng 1 mức gì từ BHXH? Chỉ nhận được các khoản tiền thuốc men, và trợ cấp lương trong thời gian NLĐ nghỉ để chưa bệnh (cho hỏi luôn mức lương này là lương HĐ hay lương thực lĩnh?).

    3. Hiện người lao động đang nghỉ ở nhà với chân băng bột, cũng ko chứng từ bác sĩ về việc chính xác cần nghỉ ở nhà bao nhiêu ngày?

    4. Giấy ra viện ko có, vì chỉ có đến bệnh viện để băng bột và về nhà, vả lại bị ở Bình Dương, sau đó về TPHCM và đi 2,3 bệnh viện khác nhau để khám, thì lúc làm thủ tục nhận BHXH có được ko?


    Trân trọng,
    TT
     
  4. bi_ma2

    bi_ma2 Member

    Tham gia ngày:
    25/8/11
    Bài viết:
    362
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    18
    QUOTE(Chú Thích)(Đinh Thị Thanh Tâm @ Sep 12 2012, 02:17 PM)

    Dear Bi_ma,

    Cảm ơn bạn Bi_ma2 rất nhiều nhé [​IMG].

    Những cái này Tâm đã biết và tra được ở trang web của BHXH TPHCM. Tâm muốn hỏi về thực tế kinh nghiệm đã giải quyết của mọi người để rút được chút kinh nghiệm.

    Không biết bạn Bi_ma2 đã có trường hợp giải quyết trường hợp tai nạn lao động thực tiễn chưa? có thể chia sẻ với Tâm nữa nhé. Vì đôi lúc ra thông báo và hướng dẫn là vậy khi làm và đến BHXH hoặc cơ quan chức năng lại có thêm một số điều phát sinh và bổ sung bla bla.... hỏi trước để có tiết kiệm được thời gian một tí.

    1. Trong trường hợp giới thiệu người lao động đi giám định tỷ lệ suy giảm lao động thì phải làm công văn gửi bệnh viện nào? hoặc có biểu mẫu gì bắt buộc cho việc này hay ko?

    2. Nếu tỷ lệ kết luận dưới 5% thì ng lao động không được hưởng 1 mức gì từ BHXH? Chỉ nhận được các khoản tiền thuốc men, và trợ cấp lương trong thời gian NLĐ nghỉ để chưa bệnh (cho hỏi luôn mức lương này là lương HĐ hay lương thực lĩnh?).

    3. Hiện người lao động đang nghỉ ở nhà với chân băng bột, cũng ko chứng từ bác sĩ về việc chính xác cần nghỉ ở nhà bao nhiêu ngày?

    4. Giấy ra viện ko có, vì chỉ có đến bệnh viện để băng bột và về nhà, vả lại bị ở Bình Dương, sau đó về TPHCM và đi 2,3 bệnh viện khác nhau để khám, thì lúc làm thủ tục nhận BHXH có được ko?


    Trân trọng,
    TT


    Thanh Tâm thân, đầu năm vừa rồi mình cũng vừa giải quyết TNLĐ cho chính mình.[​IMG] do bị tai nạn trên đường đi làm. Tuy nhiên trường hợp của mình đơn giản hơn là mình vừa đủ 5% mức suy giảm khả năng lao động.
    Về câu hỏi của Tâm, mình xin được đóng góp 1 số ý kiến sau:
    1.
    Nếu tỷ lệ kết luận dưới 5% thì BHXH sẽ không chi trả chế độ gì cho chế độ TNLĐ mà NLĐ chỉ nhận được các khoản hỗ trợ như bạn nói từ công ty, chứ công ty không phải bồi thường theo luật ( TT10/2003).
    Mức hỗ trợ lương là tùy vào chính sách từng công ty. Như bên mình, là hỗ trợ 1 lần = (Lương đóng BHXH+phụ cấp chức vụ, trách nhiệm, độc hại)/26* số ngày thực nghỉ.
    2.
    Thực tế thì trường hợp suy giảm khả năng lao động dưới 5% có thể coi là bị tai nạn nhẹ. Nếu NLĐ vẫn cần nghỉ ngơi theo chỉ dẫn của bác sĩ thì bạn có thể làm thủ tục cho NLĐ hưởng theo chế độ BHXH dành cho trường hợp ốm đau ngắn ngày ngoại trú.
    (Cái này chắc bạn đã rõ thủ tục)
    3.
    Mình làm BHXH ngoài Hà Nội, nên không rõ ngoài những giấy tờ theo yêu cầu của luật thì địa phương trong bạn còn yêu cầu thêm gì nữa không.
    Một vài chia sẻ ý kiến cùng bạn. Mình nghĩ để chắc chắn nhất thì bạn vẫn phải làm 1 chuyến lên BHXH chỗ bạn. Đi 1 lần để lấy kinh nghiệm bạn ạ.[​IMG]
     
  5. dinhhoa_hr

    dinhhoa_hr Member

    Tham gia ngày:
    4/9/11
    Bài viết:
    474
    Đã được thích:
    4
    Điểm thành tích:
    18
    Giới tính:
    Nam
    Nơi ở:
    Hồ Chí Minh
    Chào cả nhà !
    Thật ra, làm tai nạn lao động rất là Khó vì Hồ sơ rất dễ cơ quan BHXH Tỉnh hay TP gởi trả lại. vì thẩm quyền giải quyết là BHXH cấp tỉnh hoặc TP.
    Mình xin chia sẻ 1 vài kinh nghiệm như sau: Thủ tục gồm 3 bước
    Đầu tiên: bạn phải làm công văn hoặc đến trực tiếp BV đã điều trị xin Giấy Chứng nhận tổn thương. Khi đi nhớ cầm theo Giấy Ra viên để nộp đính kèm.

    Bước 2. Giám Định tỉ lệ thương tật hồ sơ bao gồm.
    + Giấy giới thiệu của cơ quan chủ quản (có dấu cơ quan)
    + Đơn xin giám định khả năng lao động
    + Giấy chứng nhận tổn thương do tai nạn lao động (do Giám đốc Bệnh viện ký)
    + Giấy ra viện
    + Biên bản điều tra tai nạn lao động
    Chú ý: Mỗi hồ sơ cần lập 3 bản và Nhân viên phụ trách BHXH sẽ dẫn người lao động đi lần đầu.

    Bước 2. Nộp hồ sơ tai nạn lao động hồ sơ bao gồm:
    + Sổ BHXH; " Lưu ý là sổ đã được Chốt Quá trình đóng nhá"
    + Văn bản đề nghị giải quyết chế độ TNLĐ của người sử dụng lao động (mẫu số 05A-HSB);
    + Biên bản điều tra tai nạn lao động.
    + Giấy ra viện (bản chính hoặc bản sao) sau khi đã điều trị thương tật TNLĐ ổn định đối với trường hợp điều trị nội trú.
    + Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng Giám định y khoa.
    + Trường hợp bị tai nạn giao thông được xác định là tai nạn lao động thì ngoài các giấy tờ quy định trên, có thêm bản sao Biên bản tai nạn giao thông;
    + Trường hợp bị tai nạn giao thông trên tuyến đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc thì ngoài các giấy tờ quy định trên, có thêm bản sao hộ khẩu thường trú hoặc bản sao giấy đăng ký tạm trú.
    => Xin chia sẻ cùng các bạn
     

Chia sẻ trang này

Share