Hướng dẫn Hướng dẫn xây dựng Hệ Thống Thang Bảng Lương

Thảo luận trong 'LƯƠNG, THƯỞNG ĐÃI NGỘ, KẾ TOÁN LƯƠNG' bắt đầu bởi sieunhanvcu, 13/5/16.

  1. QUY ĐỊNH DIỄN ĐÀN
    - Đăng bài viết bắt buộc có tiền tố
    - Không đăng bài Quảng Cáo
    - Chỉ được phép đăng bài Tuyển dụng trong lĩnh vực nhân sự, hành chính và liên quan
    - 1 nick chỉ được phép đăng tối đa 2 bài tuyển dụng 1 tuần
    - Bài tuyển dụng bắt buộc phải có thời hạn, và sẽ bị xóa sau khi hết hạn 3 ngày
    ------------------------------
    Liên hệ quản trị diễn đàn: nguyenbaoanh89@gmail.com
    Dismiss Notice
  1. sieunhanvcu

    sieunhanvcu Member

    Tham gia ngày:
    19/12/11
    Bài viết:
    154
    Đã được thích:
    12
    Điểm thành tích:
    18
    Giới tính:
    Nữ
    Nơi ở:
    Hà Nội, Việt Nam
    Câu hỏi: Công ty các bạn đang hoạt động sản xuất kinh doanh, chắc chắn hàng tháng sẽ có trả lương cho người lao động, nhưng công ty các bạn đã xây dựng THANG BẢNG LƯƠNG, và đã nộp cho phòng lao động chưa?
    =>Khi nào thì doanh nghiệp xây dựng Hệ Thống Thang Bảng Lương nộp cho PLĐ?

    Trả lời:

    + Khi bắt đầu đi vào hoạt động có thuê lao động ngoài việc bạn báo cáo khai trình lao độngbạn cần phải xây dựng hệ thống Thang Bảng Lương để nộp cho phòng lao động Quận.

    + Khi có sự thay đổi về mức lương tối thiểu vùng mà mức lương tối thiểu trong Thang Bảng Lương bạn đã nộp Phòng Lao Động thấp hơn mức lương tối thiểu vùng hiện tại thì bạn cũng phải xây dựng lại thang bảng lương nộp lại cho Phòng Lao Động.

    Bài viết này sẽ HƯỚNG DẪN các bạn kế toán xây dựng hệ thống thang lương bảng lương để các bạn có thể tự xây dựng và đăng ký với Phòng lao động thương binh và xã hội. Văn bản các bạn tham khảo để xây dựng hệ thống thang bảng lương bao gồm các văn bản sau:
    1. Bộ luật lao động 10/2012/QH13 ban hành ngày 18 tháng 06 năm 2012, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 05 năm 2013.
    2. Nghị định 49/2013/NĐ-CP ban hành ngày 14 tháng 05 năm 2013, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 07 năm 2013.
    3. Nghị định 103/2014/NĐ-CP ban hành ngày 11 tháng 11 năm 2014, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2015.
    I. Thành phần hồ sơ:
    1. Công văn đề nghị đăng ký thang lương bảng lương

    2. Hệ thống thang lương bảng lương

    3. Bảng quy định chi tiết các tiêu chuẩn và điều kiện áp dụng đối với từng chức danh và nhóm chức ngành nghề, công việc trong thang lương bảng lương

    4. Quy chế lương, bảng phụ cấp (có Phòng lao động yêu cầu, có phòng lao động không yêu cầu)

    5. Biên bản thống nhất ý kiến về hệ thống thang bảng lương.

    6. + Văn bản của Ban chấp hành Công đoàn cơ sở hoặc Ban chấp hành Công đoàn lâm thời trong doanh nghiệp nêu ý kiến về hệ thống thang lương, bảng lương (nếu doanh nghiệp đã có công đoàn).

    + Công văn xác nhận chưa đủ điều kiện thành lập công đoàn của Liên Đoàn Lao Động (nếu không đủ điều kiện thành lập công đoàn thì liên hệ Liên đoàn lao động quận, huyện,…để có công văn xác nhận doanh nghiệp không đủ điều kiện thành lập công đoàn này)

    II. Số lượng hồ sơ: 03 bộ
    III. Nơi đăng ký:

    – Đối với các doanh nghiệp sử dụng từ 100 lao động trở lên hoặc doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đăng ký tại Sở Lao động – Thương binh và Xã hội
    – Đối với các doanh nghiệp sử dụng dưới 100 lao động đăng ký tại Phòng Lao động – TBXH Quận-Huyện nơi đặt trụ sở chính của doanh nghiệp.

    Các bạn tham khảo mẫu và hướng dẫn chi tiết như sau:
    1. Công văn đề nghị đăng ký thang lương bảng lương
    Lập theo mẫu. Mức lương tối thiểu vùng xin áp dụng không được thấp hơn quy định (Xem mức lương tối thiểu vùng doanh nghiệp tại nghị định 103/2014/NĐ-CP).

    2. Hệ thống thang lương bảng lương

    Ví dụ: Công ty TNHH A xây dựng thang bảng lương như sau:

    [​IMG]Doanh nghiệp xây dựng thang lương bảng lương phù hợp dựa trên cơ sở sau:
    + Bậc lương: Theo quy định của doanh nghiệp, doanh nghiệp có thể xây dựng bao nhiêu bậc thì tùy mỗi doanh nghiệp, thường thì từ 10-15 bậc. Và theo quy chế lương của doanh nghiệp, mỗi lần tăng lương sẽ lên một bậc, các trường hợp đặc biệt có thể được nâng vượt bậc
    + Nhóm chức danh, vị trí công việc: Căn cứ vào chức danh, vị trí công việc thực tế tại doanh nghiệp các bạn, với những nhóm cùng chung một mức lương, các bạn có thể gộp chung vào một nhóm, nhưng trong bảng Kế Toán An Tâm gộp Giảng viên, kinh doanh, nhân sự, nhân viên kế toán vào chung một nhóm, và hưởng mức lương như nhau
    + Mức lương tối thiểu: Căn cứ vào nghị định 103/2014/NĐ-CP để xác định mức lương tối thiểu của doanh nghiệp các bạn.
    – Trong bảng kê lương vùng công ty TNHH A là thuộc khu vực 1, và áp dụng mức lương tối thiểu là 3.100.000 (Các bạn có thể để cao hơn số này, tùy thuộc vào doanh nghiệp của mình)
    – Lao động đã qua đào tạo phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng. Các bạn có thể thấy, nhân viên tạp vụ, phục vụ chưa qua đào tạo, công ty A để mức lương bằng với mức lương tối thiểu là 3.100.000, nhân viên thuộc nhóm Giảng viên, kinh doanh, nhân sự, kế toán là lao động đã qua đào tạo, và mức lương tối thiểu thấp nhất phải là:

    3.1000.000 + (3.1000.000 x 7%) = 3.317.000,

    Các bạn có thể để cao hơn số này, và trong bảng kê lương để mức là 3.720.000 (Theo hướng dẫn tại điều 5 nghị định 103/2014/NĐ-CP)
    – Chênh lệch giữa 2 bậc lương liền kề phải đảm bảo khuyến khích người lao động nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ, tích lũy kinh nghiệp, phát triển tài năng nhưng ít nhất bằng 5%.

    Trong bảng kê lương công ty TNHH A:

    Bậc 1 của Giam Đốc công ty là 5.580.000đ,

    Bậc 2 ít nhất phải bằng :

    5.580.000 + (5.580.000 x 5%) = 5.735.000,

    Các bạn có thể để cao hơn số này . Các bậc sau các bạn xây dựng tương tự (Theo hướng dẫn tại khoản 2 điều 7 nghị định 49/2013/NĐ-CP)
    – Chênh lệch mức lương giữa các nhóm chức danh có sự tăng dần đều. Trong bảng kê lương công ty TNHH A, tại bậc 1, nhóm ban lãnh đạo là 5.580.000đ, các nhóm khác giảm dần đều, và cuối cùng là nhóm tạp vụ, phục vụ là 3.100.000đ

    3. Quy chế lương bảng phụ cấp (nếu có phụ cấp thì làm, không có thì không làm)

    Ví dụ:

    [​IMG]

    4. Bảng quy định chi tiết các tiêu chuẩn và điều kiện áp dụng đối với từng chức danh và nhóm chức ngành nghề, công việc trong thang lương bảng lương
    Tại hệ thống thang, bảng lương, các bạn có bao nhiêu vị trí công việc thì phải quy định riêng từng vị trí công việc đó tại bảng quy định các tiêu chuẩn và điều kiện áp dụng.

    [​IMG]



    5. Biên bản thống nhất ý kiến về hệ thống thang bảng lương

    Biên bản về hệ thống bảng lương của mỗi công ty được quy định nội dung theo thông tư 103/2014/NĐ-CP ngày 11/11/2014 của Chính Phủ quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc tại công ty, doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, các nhân và các tổ chức khác của Việt Nam có thuế mướn lao động.

    6. Văn bản của Ban chấp hành Công đoàn cơ sở hoặc Ban chấp hành Công đoàn lâm thời trong doanh nghiệp nêu ý kiến về hệ thống thang lương, bảng lương (nếu doanh nghiệp đã có công đoàn)

    + Công văn xác nhận chưa đủ điều kiện thành lập công đoàn của Liên Đoàn Lao Động

    (nếu không đủ điều kiện thành lập công đoàn thì liên hệ Liên đoàn lao động quận, huyện,…để có công văn xác nhận doanh nghiệp không đủ điều kiện thành lập công đoàn này)

    KẾT LUẬN:
    – Doanh nghiệp các bạn sẽ phải xây dựng hệ thống thang bảng lương khi mới thành lập, và nếu có sự thay đổi về mức lương, sẽ phải xây dựng và nộp lại. Ví dụ, năm 2014 áp dụng mức lương tối thiểu vùng đối với vùng 1 là 2.700.000, đến năm 2015, mức lương tối thiểu vùng đối với vùng 1 tăng lên là 3.100.000, thì các bạn sẽ phải xây dựng lại và nộp lại (trừ khi năm 2014, các bạn để mức lương tối thiểu vùng từ 3.100.000 trở lên)
    – Đây là hướng dẫn xây dựng thang bảng lương cho doanh nghiệp, các bạn đừng nhầm lẫn với cơ quan nhà nước nhé. Cơ quan nhà nước sẽ áp dụng mức lương tối thiểu khác với khối doanh nghiệp, và họ nhân với hệ số tương ứng với bằng cấp.
    – Đây chỉ là mức lương cơ bản để doanh nghiệp đóng bảo hiểm cho người lao động, và thường các doanh nghiệp sẽ xây dựng mức lương này thấp, để đóng bảo hiểm thấp cho người lao động, và sẽ tính thêm vào tiền lương cho người lao động các khoản phụ cấp, trợ cấp khác (được quy định cụ thể trong quy chế lương, thưởng của doanh nghiệp).

    Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích rất nhiều cho các bạn là sinh viên chuyên ngành kế toán.
     
  2. minhhantran

    minhhantran New Member

    Tham gia ngày:
    18/4/16
    Bài viết:
    9
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Rất cám ơn thông tin hữu ích của bạn sieunhanvcu
     

Chia sẻ trang này

Share