Kỹ năng thuyết trình hiệu quả

Thảo luận trong 'GIAO TIẾP THUYẾT TRÌNH' bắt đầu bởi hieuvp, 13/6/08.

  1. QUY ĐỊNH DIỄN ĐÀN
    - Đăng bài viết bắt buộc có tiền tố
    - Không đăng bài Quảng Cáo
    - Chỉ được phép đăng bài Tuyển dụng trong lĩnh vực nhân sự, hành chính và liên quan
    - 1 nick chỉ được phép đăng tối đa 2 bài tuyển dụng 1 tuần
    - Bài tuyển dụng bắt buộc phải có thời hạn, và sẽ bị xóa sau khi hết hạn 3 ngày
    ------------------------------
    Liên hệ quản trị diễn đàn: nguyenbaoanh89@gmail.com
    Dismiss Notice
  1. hieuvp

    hieuvp Thành viên BQT Hà Nội

    Tham gia ngày:
    9/4/08
    Bài viết:
    857
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Giới tính:
    Nam
    [​IMG]

    Thuyết trình là quá trình truyền đạt thông tin nhằm đạt được các mục tiêu cụ thể: HIỂU, TẠO DỰNG QUAN HỆ, và THỰC HIỆN.


    Xây dựng một bài thuyết trình gồm 3 bước: Phân tích, Cấu trúc, Thực hiện.


    * Thứ nhất, bạn cần xác định mục tiêu của việc thuyết trình, ví dụ cái bạn muốn người nghe hiểu là gì, quan hệ bạn muốn tạo dựng là gì, với ai và cái bạn muốn người nghe thực hiện.


    * presento.bmpThứ hai, bạn cần phân tích người nghe bằng cách hãy suy nghĩ về chủ đề thuyết trình dưới góc độ của người nghe, tập trung vào kiến thức của họ về vấn đề bạn thuyết trình đến đâu, ngôn ngữ sử dụng như thế nào, mối quan tâm của họ là gì, những định kiến, tâm trạng, quan hệ của người nghe…


    * Thứ ba, là lúc bạn thực hiện phân tích các ý tưởng và xây dựng mạch ý tưởng.


    Về cấu trúc, nhìn chung, một bài thuyết trình thường được chia làm 3 phần: Mở đầu, nội dung và kết thúc. Tại sao vậy? Cấu trúc này mang lại cho người nghe cảm giác có sự phân tích, luận cứ, có cảm giác của sự chuyển động tiến lên phía trước và lý do thứ ba là dễ nhớ.


    Một bài thuyết trình tốt nếu đạt được các mục tiêu cơ bản sau đây:


    * Không làm mất thời gian của người nghepresenter.bmp


    * Hiểu người nghe là ai và tại sao họ tới đây


    * Cấu trúc tốt bài thuyết trình


    * Thực hiện bài thuyết trình lôi cuốn và hấp dẫn


    * Nhấn mạnh những điểm quan trọng trong thông điệp của bạn


    * Tạo lập được mối quan hệ thân thiện với người nghe


    Tổng hợp.


    [SIZE=14pt][/SIZE]


    Pour moi, je n'ai qu'un besoin, celui de réussir.
     
  2. THĂNG TIẾN NGHỀ NGHIỆP...NHỜ POWERPOINT


    Gửi bài cho bạn


    Trong một lần diễn thuyết trước sinh viên ngành quản trị kinh doanh của ĐH Nebraska, hai nhà tỷ phú Mỹ Warren Buffett và Bill Gates nhận được một câu hỏi: “Chúng tôi nên làm những gì để luôn thăng tiến trong công việc?”.


    Ông Buffett trả lời rằng khả năng diễn thuyết là một yếu tố cần thiết. “Với một số người nó là tài sản quí giá, nhưng với những ai không có khả năng thì nó là một gánh nặng thực sự. Khả năng diễn thuyết tốt trước mọi người có thể giúp công việc của bạn phát triển tới 50 hoặc 60 năm,” ông nói.


    Thường các bài diễn thuyết hay đi kèm với sử dụng phần mềm PowerPoint. Một số liệu thống kê từ khách hàng của hãng Microsoft thực sự gây bất ngờ: từ tháng 1-2001 đến tháng 12-2004, 60% các bài diễn thuyết bị đánh giá là chán ngắt, chỉ có 19% làm người nghe quan tâm và thấy thích thú. Theo quyển Diễn thuyết để thành công của Jerry Weissman, một ngày có khoảng 30 triệu bài diễn thuyết sử dụng PowerPoint trên toàn cầu và rất nhiều trong số đó được mô tả là tệ hại.


    Edward Tufte, một chuyên gia về giao tiếp và diễn thuyết, chỉ ra rằng có thể lỗi trình bày là một trong những nguyên nhân gây ra thảm họa khủng khiếp cho tàu không gian Columbia vào ngày 1-2-2003. Trước vụ tai nạn, các kỹ sư giới thiệu 28 trang trình bày Powerpoint (slide) cho các quan chức NASA thấy những vấn đề nguy cơ mà tàu con thoi này có thể gặp phải. Thật không may, phần trình bày có quá nhiều chữ, nên không gây được ấn tượng để người nghe phải lưu ý và sửa chữa. Kết quả là toàn bộ 7 phi hành gia bị thiệt mạng.


    Khi các doanh nhân thành đạt chuẩn bị một bài diễn thuyết, họ thường bắt đầu bằng những câu hỏi: Tôi muốn đạt được điều gì? Tôi muốn người nghe làm gì sau bài diễn thuyết? Thông thường bất cứ bài diễn thuyết nào cũng cần đạt được 3 mục tiêu chính: dễ hiểu, đáng tin cậy và có tác dụng mong muốn sau bài diễn thuyết (bạn muốn người nghe làm gì sau bài diễn thuyết).


    Theo quyển Nghe để quên của Madelyn Burley-Allen thì trung bình chỉ có khoảng 25% người nghe thực sự có khả năng hiểu tốt vấn đề trình bày. Vì vậy khi diễn thuyết bạn phải có khả năng lôi cuốn mọi người tham gia chú ý tới phần trình bày của mình. Thông thường người lớn tuổi chỉ tiếp thu tốt những phần trình bày ngắn hơn 15-20 phút. “Càng ngắn gọn càng tốt”. Đừng "bỏ bom" người nghe với quá nhiều thông tin.


    Một số lời khuyên khi diễn thuyết bằng Powerpoint


    1. Theo đúng tuần tự


    2. Đánh dấu, gạch đầu dòng các ý, đặc biệt những điểm cần nhấn mạnh.


    3. Nếu có quá nhiều thông tin thì dùng thêm slide hoặc footnote phụ trợ, đừng bao giờ nhét quá nhiều chữ vào một slide.


    4. Mỗi dòng trong slide nên ngắn gọn, tối đa 10 chữ, giống như tựa các bài báo.


    5. Mỗi slide chỉ nên có tối đa 6 gạch đầu dòng.


    6. Dùng font (kiểu chữ) chữ đủ lớn để người tham gia có thể đọc dễ dàng.


    7. Sử dụng nhiều hình ảnh vì “một bức ảnh có giá trị hơn ngàn lời nói”.


    8. Màu chữ nổi bật trên nền phông.


    9. Lời nói của bạn vẫn là chủ đạo, chứ không phải các slide Powerpoint.


    10. Đánh số thứ tự các slide để người nghe tiện theo dõi.


    Theo TTO
     
  3. anhnguyet_hro

    anhnguyet_hro Active Member

    Tham gia ngày:
    21/4/08
    Bài viết:
    1,956
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    36

    Các file đính kèm:

  4. hieuvp

    hieuvp Thành viên BQT Hà Nội

    Tham gia ngày:
    9/4/08
    Bài viết:
    857
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Giới tính:
    Nam
    Merci Anh Nguyet...!
     
  5. MsJoker

    MsJoker New Member

    Tham gia ngày:
    12/9/08
    Bài viết:
    2
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Em cũng có mấy cái ebook hay hay về thuyết trình, nhưng mà các bác post cả rồi. Nên đành ngậm ngùi post một bài ...kinh nghiệm vậy (bài này ở blog chị bạn em, chị nì viết nhiều bài hay lắm)

    Làm sao hết ... run

    Khi lên thuyết trình hay nói chuyện trước đám đông, mặc dù đã chuẩn bị trước nhưng khi lên nói là run như cầy sấy. Nói thì tiếng có tiếng không làm cho người ta nghe thấy tiếng thở chứ không nghe được tiếng nói. Nói một câu 1 phút, ngừng lại 2 phút để thở. Nhiều khi nói xong quay về chỗ ngồi mà hai cái chân còn nhịp nhịp, tim đập thình thịch.


    Vì sao…run


    Có nhiều lí do khiến người ta run.


    Khi một người nào đó lên thuyết trình, đầu của luôn bị ám ảnh bởi những câu hỏi: Những điều mình nói có được đón nhận hay không, mình nói có sai điều gì không và cả những chuyện ngoài lề như hôm nay mình mặc đồ này có đẹp không…


    Hàng ngày nói chuyện với bao nhiêu người đó thì không sao nhưng khi lên nói chuyện thì mọi thứ trong đầu bay đi đâu mất tiêu. Biết bao nhiêu cặp mắt đang nhìn chăm chăm vào mình như canh chừng mình có sơ hở gì là “đốp” ngay. Cảm giác như là một con cừu non đang đứng giữa vòng vây của bầy sói đói.


    Điều đó làm cho “con cừu” càng lo lắng hơn, càng lo sợ thì càng nói nhanh hơn và thở nhiều hơn. “Tiếng thở át tiếng nói” càng làm cho “bầy sói” cảm thấy mắc cười mà càng cười thì làm cho “cừu con” càng sợ hãi. Sợ đến nỗi “nó” phải buộc miệng nói ra một câu “I don’t understand what I’m talking” (Tôi cũng không biết mình đang nói cái gì nữa)


    Thuốc nào chữa bệnh run


    Trước hết, hít thở thật sâu trước khi bước lên phía trước. Một nụ cười “mở màn” tạo không khí thân thiện và giúp lấy lại bình tĩnh. Cố gắng nói chậm rãi, phát âm rõ ràng, thỉnh thoảng có thể “đá” sang sân khác bằng cách đưa ra câu hỏi cho “khán giả” để lấy lại bình tĩnh.


    Có thể luyện tập trước ở nhà, nhờ người nào đó làm khán giả, nêu không có ai thì tự biên tự diễn, mình tự nói với mình trước gương. Nếu có lỡ nói sai thì có thể xin lỗi khán giả, làm một vài động tác gì đó để lấy lại hơi. Nếu “dạn” hơn một chút thì có thể xoay chuyển tình thế theo nhiều cách khác nhau như tự chọc quê mình, người xem sẽ thấy thú vị.


    Cầm theo một tờ giấy ghi lại những gì muốn nói, chỉ là ý chính thôi sẽ giúp người nói tự tin hơn về không sợ quên những điều muốn nói.


    Hêm một điều nữa, cần giữ cho mình sự tỉnh táo. Khi tỉnh táo, bạn có thể giải quyết mọi chuyện nhưng nếu không tỉnh táo thì một chuyện sẽ “xử” bạn ngay.
     
  6. KHIEM

    KHIEM New Member

    Tham gia ngày:
    7/11/08
    Bài viết:
    2
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    xin chao cac ban .


    Rat cam on ve tat ca nhung van de da doc va nhan duoc .


    Đó là những vấn đề thật hoàn hảo .Tuy nhiên cũng cần góp ý thêm là tình trạng sức khoẻ và tinh thần bạn trước khi bước lên diển đàn là điều nên có.


    Bài tập khí công nhỏ : Khi đến hội trường bạn thở đều , thả lỏng , bước đi và chú ý đến bàn chân mình ;khi thấy gan bàn chân ấm lên là hoàn hảo . Lúc ấy huyết áp bạn đang ổn định và bạn dể dàng làm chủ cảm xúc .


    Bước vào phòng họp ,bạn chỉ nên nhìn bao quát phòng , đừng chú ý vào riêng ai , nhất là đừng nhìn vào những người ngồi gần bạn ,càng không nên chú ý nếu họ là VIP. Đặt tâm trạng giống như mình nhìn mọi vật xuyên qua một lớp cửa kính .Bây giờ là lúc bạn có thể mĩm cười bước lên chào thính giả đước rồi .


    Khi cất giọng nếu thấy âm rền vang từ bụng là thành công ( thở đúng ) ...


    Xin chúc các bạn thành công từ chia sẻ nho nhỏ này .Nhất là các bạn nhạy cảm. Mong MsJoker vui !
     

Chia sẻ trang này

Share