KIỂM SOÁT TIÊU CỰC TẠI NƠI LÀM VIỆC

Thảo luận trong 'ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN' bắt đầu bởi mrtiendoan, 4/12/14.

  1. QUY ĐỊNH DIỄN ĐÀN
    - Đăng bài viết bắt buộc có tiền tố
    - Không đăng bài Quảng Cáo
    - Chỉ được phép đăng bài Tuyển dụng trong lĩnh vực nhân sự, hành chính và liên quan
    - 1 nick chỉ được phép đăng tối đa 2 bài tuyển dụng 1 tuần
    - Bài tuyển dụng bắt buộc phải có thời hạn, và sẽ bị xóa sau khi hết hạn 3 ngày
    ------------------------------
    Liên hệ quản trị diễn đàn: nguyenbaoanh89@gmail.com
    Dismiss Notice
  1. mrtiendoan

    mrtiendoan New Member

    Tham gia ngày:
    24/1/13
    Bài viết:
    138
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Nhiều chương trình và sách báo khác nhau cho rằng họ có thể giúp bạn loại bỏ hết mọi tiêu cực. Dù có dụng ý tốt, thì chúng cũng không thể đưa ra nhiều hứa hẹn bởi tiêu cực là một quá trình tự nhiên ăn sâu vào trong suy nghĩ. Bạn không thể loại bỏ nó. Hoặc là cũng không thể loại bỏ hoàn toàn. Ngay cả khi bạn có khả năng ngăn chặn một cách kỳ diệu mọi suy nghĩ tiêu cực thì những chuyện tiêu cực vẫn sẽ xảy đến với bạn. Điều họ nói cũng giống như là họ có thể loại bỏ mọi bệnh tật, chiến tranh và sự chết chóc trên thế giới này. Đó là điều không thể. Tuy nhiên bạn có thể kiểm soát sự tiêu cực trong cuộc sống của mình. Để kiểm soát những tiêu cực bạn cần phải thừa nhận rằng nó tồn tại như một phần của cuộc sống. Những chuyện không hay vẫn xảy ra. Cách chúng ta đối mặt với những chuyện đó mới là mấu chốt. Cuộc sống không phải lúc nào cũng diễn tiến theo đúng kế hoạch, vì vậy mà chúng ta cần học cách chơi với những lá bài chúng ta bốc được, đừng hy vọng và mong ước rằng chúng ta sẽ được đổi những tấm bài khác. Vậy làm thế nào để chúng ta có thể kiểm soát tiêu cực?

    1. Tìm kiếm giá trị. Mọi thứ đều có giá trị. Tôi muốn nói là tất cả. Nếu bạn có những nỗi sợ hãi, lo lắng hay ngờ vực, thì chính là bộ não của bạn đang cảnh báo “Này, Coi chừng có rắc rối đó”. Hãy tự nhìn nhận lại xem tại sao bạn lại có những nỗi sợ hay lo lắng đó. Hiểu được nguyên nhân có thể thủ tiêu chúng. Sợ hãi không phải lúc nào cũng xấu. Nỗi sợ cảnh báo cho chúng ta cần thoát khỏi tòa nhà đang cháy. Nỗi sợ nhắc nhở chúng ta phải thắt dây an toàn khi ngồi trên xe. Nỗi sợ nhắc nhở chúng ta phải kiểm tra lại công việc. Biết cẩn trọng và tránh những rắc rối trước khi chúng xảy đến là một điều tốt. Bạn cần một vài suy nghĩ tiêu cực để giúp bạn cân bằng, được bảo vệ và được chuẩn bị vì nếu như mọi thứ không đi theo đúng kế hoạch thì bạn cũng không cảm thấy bị đột kích. Nhảy vào một tình huống khi bạn không có kế hoạch dự phòng có thể là một thảm họa cũng giống như bị sa lầy vào quá nhiều những hoàn cảnh tồi tệ sẽ không còn hiệu quả. Thái độ tích cực phối hợp với một vài suy nghĩ tiêu cục có thể dẫn ta đến thành công. Đó không phải là lý do tại sao người ta vẫn hay nói “Hãy hy vọng những điều tốt đẹp nhất nhưng cũng phải chuẩn bị cho những điều xấu nhất”

    2. Hành động. ....

    Xem tiếp tại https://www.facebook.com/pages/Team-buildin...50140207?ref=hl
     

Chia sẻ trang này

Share