Làm thế nào để xây dựng văn hóa Nhật trong công ty tại Việt Nam ?

Thảo luận trong 'HOT TOPIC' bắt đầu bởi lig_log2007, 12/7/08.

  1. QUY ĐỊNH DIỄN ĐÀN
    - Đăng bài viết bắt buộc có tiền tố
    - Không đăng bài Quảng Cáo
    - Chỉ được phép đăng bài Tuyển dụng trong lĩnh vực nhân sự, hành chính và liên quan
    - 1 nick chỉ được phép đăng tối đa 2 bài tuyển dụng 1 tuần
    - Bài tuyển dụng bắt buộc phải có thời hạn, và sẽ bị xóa sau khi hết hạn 3 ngày
    ------------------------------
    Liên hệ quản trị diễn đàn: nguyenbaoanh89@gmail.com
    Dismiss Notice
  1. lig_log2007

    lig_log2007 Member

    Tham gia ngày:
    21/6/08
    Bài viết:
    90
    Đã được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    8
    Giới tính:
    Nam
    Nơi ở:
    sai gon
    Các Anh Chi thân mến,


    Em có suy nghĩ như thế này về vấn đề quản lý con người trong Công ty Nhật. Mong các anh chi góp ý giúp em nha.


    Em đang làm nhân sự cho 1 công ty của Nhật. Các sếp Nhật thường đưa văn hóa Nhật bản vào trong chách quản lý Công ty Nhật tại Việt Nam. Hơn hết là cách thức làm việc theo nhóm. Họ muốn tất cả các thành viên phải đồng ý trước khi làm việc gì.


    Tuy nhiên, với người Việt Nam thi đây lại là một khó khăn. Khi thảo luận đa số nhân viên của em rất khó đạt được sự đồng thuận, đôi lúc có thể thấy rằng họ đang tranh cãi chứ không phải thảo luận. Dẫn đến nhiều việc diễn ra rất tùy tiện không theo tiêu chuẩn nào cả, nếu không thì nằm ì ra đó.


    Theo em người Việt Nam do ảnh hưởng văn hóa truyền thống mà gặp khó khăn khi làm việc nhóm. Hoặc do nền giáo dục ( ít thảo luận) nên không quen với cách này. Cuối cùng khi quyết định việc gì thì cũng đều phải hỏi Sếp. Cách làm này giống như cách làm ở các Công ty Châu âu, hay Mĩ. Chủ yếu la do Sếp quyết định, nhất là Công ty Pháp.


    Do vậy em nghĩ, cách quản lý của người Nhật không thích hợp hoặc sẽ khó khăn áp dụng ở Việt Nam. Và sẽ tốt hơn nếu làm việc theo phong cách Châu âu.


    Đó là suy nghĩ của em, nhưng thực tế vẫn là thực tế. Em đang làm cho công ty Nhật. Vì vậy theo các anh chị em nên áp dụng biện pháp nào để cải thiện.?


    Rất mong anh chị góp ý giúp em!
     
    Last edited by a moderator: 15/7/08
  2. kinhcan

    kinhcan Guest

    Đây là một câu hỏi khó. Không biết có anh chị nào đã từng làm ở công ty Nhật chưa nhỉ? Share cho cả nhà ít kinh nghiệm nhé!
     
  3. Cosbe

    Cosbe New Member

    Tham gia ngày:
    23/5/08
    Bài viết:
    4
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Mình cũng đang làm nhân sự cho 1 công ty made in Viet Nam nhưng môi trường làm việc cũng mang nhiều phong cách nhật bản vì 100% khách hàng hiện nay là Nhật Bản..Rất quan tâm đến vấn đề này....
     
  4. lotus

    lotus New Member

    Tham gia ngày:
    6/5/08
    Bài viết:
    20
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Nếu có thể trả lời được câu hỏi này một cách thấu đáo thì chắc chắn sẽ có giá trị ứng dụng cao vì văn hoá công ty của Nhật có nhiều ưu điểm đáng học tập. Bác kinhcan nói đúng, câu này thực sự là khó, hy vọng ai đó có kinh nghiệm chia sẻ cho bà con với!
     
  5. gấu kon online

    gấu kon online Moderator

    Tham gia ngày:
    27/6/08
    Bài viết:
    482
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Giới tính:
    Nữ
    Nơi ở:
    Hung Yen, Hà Nội
    mặc dù e chưa đi làm cho công ty nào ( hì. e đang là sinh viên) nhưng theo em đc biết, môi truờng làm việc của công ty Nhật rất khắt khe. tuy nhiên đó là cách đào tạo nguời, rèn luyện nguời giống như họ. như thế mới có hiệu quả, năng suất như họ đc. hiện e đang đi học nhưng cũng đc đào tạo kỹ năng làm việc theo nhóm. em thấy phuơng phaps này rất hiệu quả. em rất mong anh chị có kinh nghiệm làm việc ở các công ty nước ngoài có thể share any experiences để mọi nguời cùng tham khảo. biết đâu lại có những phuơng pháp hay giúp mọi nguời thích nghi đc với môi truờng khắc nghiệt đó. :wub: :rolleyes: rất mong nhận đc ý kiến đóng góp của anh chị...thanks a chi nhiều
     
  6. lig_log2007

    lig_log2007 Member

    Tham gia ngày:
    21/6/08
    Bài viết:
    90
    Đã được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    8
    Giới tính:
    Nam
    Nơi ở:
    sai gon
    Cho phép em chia sẻ thêm về vấn đề này.


    Đây là công ty Nhật thứ 2 mà em đã từng làm. Và cách làm việc là giống nhau. Em phải thừa nhận rằng cách làm việc người Nhật có nhiều điểm hay, có kế hoạch và rất chi tiết. Nhưng đôi lúc hình thức như cách của họ cũng không hẳn là hiệu quả. Em muốn nói rằng người Nhật rất sợ mất lòng người khác, họ rất ít tranh luận. Ngay cả một số trường hợp cần thiết. Vì vậy mà việc qui trách trong công việc không rõ ràng. Dẫn đến một số lỗ hổng thông tin; mọi người đều biết, mọi người đều trách nhiệm; đôi khi nghĩa là không ai biết và không ai có trách nhiệm.


    Nhiều người ngạc nhiên khi cầu Cần thơ bị sập, hay việc hàng trăm máy ôtô của Toyota về cảng 2 năm mà không ai hay. Em hình dung, có lẽ cũng đã có một số lỗ hổng như vây. Người Nhật thời nay không còn như 15 năm trước chăng.


    Cách em đang làm là cố gắng thuyết phục sếp điều chỉnh cách quản lý. Quả thật còn rất khó khăn.


    Các Bác có kinh nghiệm góp ý giúp em với.
     
    Last edited by a moderator: 17/7/08
  7. kinhcan

    kinhcan Guest

    Chào Bạn,


    Hien tai toi van chua kinh qua cac cong ty nuoc ngoai nen cung chua co thuc te de trao doi cung voi ban.


    Tuy nhien, doi voi cong ty Viet Nam toi co y kien:


    1. Theo toi trong truong hop nay no mang mau sac tam ly quan ly: hoi nhan vien de nhan vien cam thay rang minh van co ton trong, la thanh vien cua phong, co y nghia cho nguoi sep,... Khi co mot van de gi can trao doi lay y kien cua moi nguoi thi van dua ra: Anh co y kien gi khong, chi co y kien gi khong? tuy nhien, quyet dinh cuoi cung cung thuoc ve sep.


    2. Do van hoa nguoi Viet Nam: kha nang lam viec nhom chua hieu qua. Do vay khi nguoi nay dua ra y kien thi lien bi nguoi kia bac (not brainstroming) va cuoi cung la khong di den thong nhat. Do do, de cong viec tiep tuc thuc hien, thi nguoi sep bat buoc phai quyet dinh.


    Toi co vai y kien trao doi voi ban.


    Best regards,


    ================


    Tran Vinh Bao (Mr)
     
  8. Quy Nguyen Kim

    Quy Nguyen Kim New Member

    Tham gia ngày:
    5/7/08
    Bài viết:
    8
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Giới tính:
    Nữ
    Nơi ở:
    HCM
    Hi các anh chị,


    Em đã làm việc cho công ty Nhật (cũng khá nổi tiếng) được hơn 2 năm rồi. Nhưng ở công ty em thì lại khác, mọi hoạt động từ lớn đến nhỏ đều do Sếp quyết định chứ không phải là sự đồng thuận kia nữa (đồng nghĩa với việc dù cho mọi người đồng thuận mà Sếp không đồng ý thì cũng không được).


    Người Nhật làm việc rất nguyên tắc, giờ nào việc đó, đến đúng giờ làm việc thì phải có mặt tại vị trí làm việc của mình, các thao tác trong công việc cũng phải nhanh, và đặc biệt người Nhật rất sạch sẽ và ngăn nắp, do đó trong các công ty của Nhật rất sạch sẽ và gọn gàng. Hầu như tất cả các công ty của Nhật đều có khẩu hiệu "5S", và họ rất chú trọng trong việc thực hiện khẩu hiệu này.


    Nếu có điều kiện các anh chị cũng nên tìm đọc các tài liên quan đến khẩu hiệu này, em nghĩ cũng rất bổ ích cho việc quản lý, dù ở cương vị Giám đốc hay TP HCNS.
     
  9. duylonghr

    duylonghr New Member

    Tham gia ngày:
    26/5/08
    Bài viết:
    6
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Mọi người tham khảo bài viết này nhé (lấy từ ttvnol), tôi thấy khá đúng đấy (tôi cũng đã làm cho Cty Nhật rôi)


    Làm cho Công ty Nhật.


    Nói chung, bác nào mà có tham vọng lương cao vượt mức, hết giờ làm là về, thăng tiến vùn vụt ở cty Nhật thì đừng hy vọng! Nói thế cho ngắn!


    Tiêu chí oánh giá nhân viên của chúng nó ko phải là thông minh, nhanh nhẹn, hiệu quả công việc tốt bla bla... mà là : Cần cù đầu tiên (dù có thể hiệu quả cực kỳ kém cũng được, miễn sao gặp việc khó ko nản chí, ngồi trâu bò quyết tâm chiến đấu trong vô vọng đến 10 -11 giờ đêm vã cả mồ hôi là chúng nó rất sướng).


    Kế đến là trung thành (cái này thì khỏi phải nói, các bác mà chuyển từ 1 cty Nhật sang 1 cty Nhật khác thì gần như chắc chắn chúng nó sẽ gọi điện bằng được cho GM cũ để check xem thằng này đi theo dạng gì, có bàn giao đầy đủ, tư cách tử tế ko hay là chộp giật sai phạm...).


    Rồi đến lễ phép (gặp phát gập người 1 góc tối thiểu 150 độ và càng thấp càng tốt, sáng đến phải chào, tối về cũng phải chào, chưa kể nhiều lần dạ thưa vô nghĩa khác trong ngày);


    Nghe lời một cách máy móc (dù là lời trái ngang phi lý, dù là lời cay đắng khôn nguôi );


    Hết lòng hầu hạ nịnh bợ (cái này thì dân Việt mình kệ cụ chúng nó, nhưng bác nào chịu khó nhẫn nại tí thì lại được quý . Còn bọn Nhật với nhau thì thực sự sợ cấp trên kinh khủng, búng tay phát là nhớn nhác chạy đến như vịt, hôm nào có thằng sếp to hơn sang thì cả cty náo loạn, phó tổng đi coi toa lét xem sạch chưa thơm chưa, G.Director với G.Manager thằng thì đóng mở cửa xe cho sếp, thằng thì đi dẹp đường xích hầu...);


    Gọn gàng sạch sẽ (theo cái tiêu chuẩn 5S: Sờ trên Sờ dưới Sờ trái Sờ phải Sờ giữa của chúng nó) cùng nhiều tiêu chí vớ vẩn khác...


    Một đặc điểm nữa bọn Nhật là sống lâu lên lão làng, kể cả thằng dốt nhất cứ phèng phèng đến một độ tuổi nào đó là lên chức y chang như nhau nếu có cùng thời gian cống hiến. Đi gặp đối tác mà cử người trẻ hơn bên nó chừng 10 tuổi là nó ko thèm tiếp vì coi là ko ngang vai vế. Bác nào có giỏi mấy đi nữa triển vọng mấy đi nữa mà "chẳng may" lại còn trẻ trung thì cũng rất khó được cất nhắc. Nói chung là cực lãng phí và vùi dập nhân tài. Hiếm hoi có ai người Việt xuất chúng lên được chức to trong cty Nhật thì cũng ko bao giờ được thực sự làm trưởng vì chúng nó sẽ cài cắm ít nhất một thằng Nhật kè kè bên cạnh để giám sát chi phối . Vậy là cũng ko có toàn quyền trong lĩnh vực của mình!


    Bên cạnh đấy, bọn Nhật ở Việt Nam nó có một cái Hiệp hội DN Nhật phạch gì đấy, trong đó nó phân chia rõ ra DN trong lĩnh vực, sản xuất, dịch vụ, tài chính ngân hàng bảo hiểm ... và có tổ chức giao lưu định kỳ để tìm đối tác quan hệ, thống nhất policies về nhân sự, lương lậu , các mức trần với sàn bla bla...Do vậy việc chênh lệch mức lương cho nhân viên ở các cty Nhật là rất ít, hy vọng tìm kiếm lương cao vượt bậc ở cty Nhật là điều mong manh, gần như ko khả thi.


    Mặt khác bọn Nhật chỉ quen mua sắm buôn bán thuê mướn với đối tác là cty Nhật khác, chẳng hạn logistics là cứ phải Dragon hay Logitem, xây dựng nhà xưởng là Vinata, sửa chữa máy móc lắp đặt điện nước là Vina Kinden or Vina Shiroki, và IT thì 99% mời Fujisu (chứ đếu phải FPT )... dù cho giá cả cực kỳ đắt so với các chỗ khác. Vì thế viễn cảnh rung đùi chén hoa hồng của phòng Kế toán, phòng Hành chính, phòng Mua bán... người Việt là xa vời đi trông thấy


    Nói chung, sau những điều kể trên, làm cty Nhật cũng sẽ được mấy thứ:


    - Học được tính kiên nhẫn và ngồi dai giả vờ làm việc, được tác phong cúi đầu chào rất dẻo, đi lại rất nhanh, tay đánh đều, sáng và chiều được công khai tập thể dục


    - Bọn Nhật ngoài giờ làm thì cởi mở và giải trí tẹt ga, có điều trong lúc vui chơi, nhiều anh Nhật hay lộ ra biểu hiện khá khác thường và đôi khi quá trớn... . Nhất là những chú Nhật làm sản xuất thì bậy bạ lộ liễu và ko ngần ngại...


    - Nếu cty Nhật phá sản thì chúng nó sẽ viết thư giới thiệu tử tế cho nhân viên đến làm các nơi khác (tất nhiên là cũng là Nhật). Tuy nhiên thường anh em Việt Nam phong phanh cty sắp tạch là thu dọn bay mịa hết từ trước rồi, hiếm ai chờ đến lúc nhận thư recommendation


    - Một nét văn hóa đẹp của người Nhật là mỗi lần đi công tác xa về đều có quà gói rất đẹp (mặc dù nhiều khi cái thực chất bên trong lại rất fo`). Và với tinh thần học hỏi lẫn nhau thì thấy, nhân viên Nhật hầu như ko bao giờ bật sếp, hay chia sẻ trong công việc và ít cắn xé nhau hơn nhân viên Việt...


    E thấy cứ như là nhật ký 7 năm làm cho Nhật của em các bác ạ .


    E dính với cái Cty này từ hồi ra trường các bác ạ.


    Bọn bạn e nó ko hiểu vì sao e cứ gắn bó với Cty này trong khi


    Chế độ đãi ngộ:


    Mức lương: thấp nhất trong khối nước ngoài vì chúng nó bàn nhau hết cả rồi thông Hiệp hội doanh nghiệp NB


    Chế độ tăng lương quá hẻo nhìn số chán chả buồn khóc.


    Vì lương thấp lại tăng theo % thì có khi quy ra tiền Việt thì chỉ đủ trả tiền truyền hình cáp 1 tháng hoặc 2 tháng là cùng (loại ko kênh đặc biệt ạ) .


    Cơ chế tính lương:


    Lương tính theo tuổi nhiều khi tị lòi mắt các bác ạ.


    Tuyển 1 Safety Officer lương cao e ngẩng lên mỏi cả cổ chỉ vì bác ấy già hơn em nhiều. (nói thật chỉ đi đuổi trâu bò & trẻ con ko cho vào công trường đang thi công).


    Đời em chỉ có lúc làm Cty Nhật là mong mình nhiều tuổi cho lương nó cao.


    Cơ hội thăng tiến:


    suốt đời ko lên chức nhưng chỉ có công việc là tăng


    E vào Cty này là Admin nhưng làm đủ thứ hầm bà là : từ kế toán, đấu thầu, đàm phán vật giá với nhà thầu, quản gia ….( e có kêu khóc thì nó bảo on the job training)


    Mua bán : luôn luôn có khẩu hiệu “ngon bổ rẻ” dek cần quan tâm xem y/c có khả thi ko? supplier nhìn thấy khóc thét , thế thì còn màu mè giề nữa.


    Tiền ngoại giao:


    Đi ngoại giao xấu hổ lắm các bác ạ (các ông Việt Nam thấy Tây thì mơi tiền/quà, bố Nhật thì cáo già toàn lờ đi), nên e toàn móc tiền túi ra thôi.


    Chúng nó biết đấy nhưng cứ lơ đi vì biết mình tự xoay xở được.


    Ít thôi chứ tiền nhiều thì e cũng kệ xác.


    Giờ làm việc:


    E làm như trâu như bò O.T đến 9, 10 h là chuyện bình thường, nhiều hôm mò về nhà lúc 1,2h sáng. May mà chồng e cũng làm xây dựng nên thông cảm chứ kẻo lại tưởng e đi với giai.


    Cơ hội đi Nhật:


    Đừng ai hỏi e làm cho Nhật ngừn ấy năm đã đi Nhật chưa e tủi thân khóc đấy nhá. Có lần bọn e đùa bảo thích đi Nhật nói nói thích thì xin nghỉ phép đi du lịch ý, mày làm đại diện ở VN thì chỉ ở VN thôi.


    Nhưng mà e lại cứ cố ở cái Cty này vì:


    E nhìn mọi sự AQ lắm:


    - Mức lương: ko quan trọng, có tăng thêm thì cũng ko giàu được nhờ làm cho Nhật, để chồng lo


    - Chế độ tăng lương: cũng ko quan trọng, e tự tăng lương bằng cách giảm giờ làm – các bác thấy e lượn WTT suốt đấy thôi.


    - Cơ chế tính lương: bao giờ e già lương sẽ khắc cao các bác nhỉ, e cũng sắp già đến nơi rùi.


    - Cơ hội thăng tiến: cái này e cũng cóc cần làm giề, vì tuy e ko có chức quyền nhưng e lại có thực quyền, ở lâu tiếng nói có trọng lượng hơn thôi về VN loại như e sếp ghét lắm vì cứ cãi nham nhảm.


    Giờ làm việc: khi nào ko có việc cứ keng 5h là e phi ra cửa thôi.


    - Cơ hội đi Nhật: e nghĩ là làm nó còn vắt mình như vắt chanh, nếu có đi ctác cũng chả enjoy được đâu. E ko thèm, e giành tiền vợ chồng con cái đi du lịch hàng ko giá rẻ châu Á sướng hơn.


    Những cái e được đây:


    - E có những người cùng khổ, có bác làm hơn chục năm thì chắc là khổ hơn e rùi


    - E học cách ăn nhanh, đi nhanh, làm gì cũng nhanh


    - E học cách căn giờ chính xác đến từng phút sau 1 lần e đi muộn có 5’ mà e bị sếp lườm đểu dù e đã xin lỗi trình bày lí do tắc đường.


    - E chửi sếp thoải mái (cứ vừa chửi vừa cười nói với nhau bằng TV nó qué hiểu)


    - E cãi sếp nham nhảm chứ ở Cty VN thì nó trù cho chết


    - E chả phải biếu quà sếp dịp lễ tết


    - E tự an ủi làm cho bọn Hàn có khi còn bị đánh (giống trong phim) còn ngoài đời e chứng kiến 1 thằng sếp HQ chửi e nhân viên ngay phòng dịch vụ khách hàng ở BĐ HN vì nó ko chịu thanh toán hết tiền tạm ngừng mobile 2 chiều để về nước.


    Túm lại là:


    E chấp nhận ở lại Cty này nó bọn nó mị dân rất giỏi các bác ạ.


    Đi đâu về cũng có quà dù g/t rất nhỏ.


    Nhân viên nữ mới sinh thì chỉ cần 3 tiếng sau là sếp đã đến tận viện thăm rùi.


    Sếp VN chắc phải chờ đầy tháng.


    Lương tháng thứ 13 thì sếp phải gọi từng thằng vào phòng hít đất cám ơn.


    Thế là nhân viên lại ngậm ngùi tiếp tục làm trâu làm bò trong năm tới và nhiều năm sau nữa.


    Bổ sung thêm những tình tiết này:


    Điểm dở hơi trước đã nhé, điểm hay nói sau:


    1- Thích viết báo cáo: Cái quái gì cũng viết được thành báo cáo. Thực chất kết quả bằng quả táo thì nó viết được thành quả bưởi. Lắm khi mình là người trong cuộc, đọc xong còn giật mình. Cha chả là khiếp.


    2- Rất hay để ý vặt: Thường chúng nó đứa nào cũng có một quyển sổ nhỏ. Để ý từng tí một. Tỉ dụ, hôm nay đứa A hắt hơi 2 lần, đứa B cười ha hả 3 lần, đứa C đi muộn, v.v... Dưng mà nó chỉ soi ngầm như thế thôi. Kệ bố nó.


    3- Giả tạo rất giỏi: Có những việc chúng nó biết tỏng tong tong là như thế này rồi. Ấy thế mà khi nói chuyện với người khác, lúc nào cũng giả ngây giả ngô. Lúc nào cũng "sô đề sự nế". Nế cái con khỉ.


    4- Tính sợ trách nhiệm cực cao: Việt Nam mình khoái Nhật vì nó đã mướn mình, đã mua hàng của mình thì nó cứ mua mãi. Dưng mà bản chất của nó là sợ trách nhiệm. Nhỡ ra, nếu nó thay đổi, công việc lại chẳng may có sự cố thì nó chết, nó không thể sương gió mà gánh trách nhiệm được.


    5- Không công bằng trong công việc: Cứ ai giỏi nịnh thì lên lương vù vù. Mở ngoặc ra là lương tớ vào dạng phọt phẹt vì lúc nào cũng có ý nghĩ: Ông phải uốn lưỡi nịnh mày thì thà ông về nhà ông tươi cười nịnh chồng ông còn hơn. Biết đâu, chồng ông tinh thần hăng tiết vịt, hiệu quả công việc cao hơn => cuối tháng đưa tiền cho ông bằng mấy lần cái số mày tăng lương ấy chớ lị.


    6- Kibo bủn xỉn: Nó, nếu tiêu bằng tiền công thì vô tư lự lắm, nhất là tiêu cho chúng nó, cho vợ con chúng nó, chứ còn nếu tiêu bằng tiền túi chúng nó, hoặc giả tiêu bằng tiền công nhưng cho người Việt thì chắc nó trợn ngược mắt lên vì tiếc tiền mất.


    7- Tính phân biệt chủng tộc và khinh người cực cao: Đối với chúng nó, Nhật mới chính là bố tổ của thiên hạ, còn hạng khác là vứt hết. Mặc dù chúng nó vừa mới hít đất chào mình, nhưng có thể trong đầu chúng nó rít lên" Tao chào thế cho mày ... nhục". Đối với chị em nào lấy chồng Nhật và sống ở Nhật thì ... thảm (về tinh thần). Khó có thể hoà đồng vào cuộc sống của nó được.


    8- Con gái Nhật cứ như bị "down": Bà con xem phim "chiaki tiếp viên hàng không" thì biết. Nhiều khi thấy những con mụ hổ ăn không hết thịt, mắt một mí như mắt rắn, mà giọng thì cứ như "rắn giả lươn, xu hào giả miến", thẽ thọt: ... san, hey...." nghe mà điên tiết.


    9- Cứ cái gì kho khó là nó cho lên thành đạo. Ví dụ như trà đạo. Nhìn mấy con mẹ đi lại lệt xệt như vừa đẻ xong, ngoáy ngoáy mấy tách trà mà thấy vướng cả mắt. Có cái quái gì, ông đây làm một phát ăn ngay.


    10- Thô lỗ, bỉ ổi: Nhân viên nam (Nhật) có thể thoải mái đứng trong văn phòng để "sơ vin" quần. Không tin, xem những kênh truyền hình của nó thì biết. Có những cuộc thi "đánh rắm" nữa kìa. Mỗi thằng ngồi lên một đống bột và tiến hành... đứa nào thổi được bay đống bột đi thì đứa ấy chiến thắng.


    11- Ngu dốt: Cái này tớ nói về cá nhân từng đứa Nhật. Nếu tách chúng nó ra để thi tay bo với mình (về kiến thức) thì nó chết ngay. Ngu nga ngu ngơ (dốt thật, nó không dở vờ đâu). Nhưng được cái nó đoàn kết, ghét nhau mấy cũng không nói xấu nhau trước mặt người khác bao giờ.


    Các cao nhân đã kể hết nội tình các bác Nhật rồi, tui chỉ xin bổ sung thêm 1 số chi tiết :


    - Khi mấy chú Nhật đứng nghe sếp lớn dạy bảo, sếp nói gì chú cũng khen "hay, hay" ("ha-i" trong tiếng Nhật có nghĩa là "yes" mờ, he he ...)


    - Mọi người đều truyền tụng, công ty Nhật ưu đãi với nhân viên như cha mẹ đối với con. Đúng rồi, nhưng nhân viên Nhật mới là con ruột, còn nhân viên bản xứ là con ghẻ !


    - Bọn Nhật hãi nhất là ăn bánh trung thu (bánh dẻo, bánh nướng) của Việt Nam. Bác nào lỡ cắn phải một miếng thì ngậm luôn, im thin thít, xong trả lại miếng cắn dở, nói "bánh của chúng mày ngọt quá ". Mình cũng ngượng ngùng vì thấy ngọt thật. Hỡi ôi có lần ăn bánh đậu xanh đậu đỏ của các bác Nhật đem qua cho, nó ngọt còn hơn đường phèn, ăn xong khé cổ ực liền mấy ca nước. Bọn này láo thật, bánh mình xách dép cho bánh nó về khoảng ngọt thế mà nó dám nói láo không biết ngượng !


    - Coi thường nhân viên nữ có gia đình : có chồng con rồi thì dĩ nhiên năng suất làm việc sao bằng mấy em single, nhưng cũng đâu phải là đồ bỏ đi, thế nhưng vẫn bị chúng xem thường. Nhưng so với phụ nữ Nhật, mình còn may chán : có lần tui hỏi sếp "phụ nữ Nhật nghỉ hộ sản sinh em bé mấy tháng hở ông ?". Sếp (đã có 3 con), nhăn tít cả trán suy nghĩ xong nhún vai lắc đầu nói "tao không biết, vì mấy bà sinh con toàn phải nộp đơn xin nghỉ luôn, một đi không trở lại !"


    Đọc cái topic này thấy đúng quá nên chia sẻ với ACE thêm đôi chút


    Phần đầu mà bạn extraordinary_gemini copy ở trang 2 tớ đã đọc cách đây 3 năm. hồi tớ còn làm cho các bạn Nhật. Cái đoạn sau bạn ấy viết thêm thì đúng là không sai tí nào, nhất là các cty Nhật ở KCN.


    .


    Nếu bạn vào một công ty Nhật từ trong giai đoạn nó đang hình thành ban đầu thì cơ hội thăng tiến của bạn sẽ có đấy, bạn sẽ được cất nhắc theo năng lực thực tế + ra vẻ chịu khó trâu bò trước mặt sếp. Trường hợp bạn vào công ty đã hình thành xong Frame rồi thì gần như không thể có chuyện thăng chức vượt cấp. Kiểu gì bạn cũng chỉ ở dưới quyền cái đứa vào công ty trước bạn. Kể cả CV của bạn có liệt kê mấy trang kinh nghiệm ở các cty khác thì cũng bị coi là Blank hết vì mấy sếp Nhật không quan tâm đâu, càng ít kinh nghiệm ở chỗ khác thì càng dễ đào tạo và ….dễ bảo. Công việc ở các cty Nhật bao giờ cũng có chỉ thị, hướng dẫn tận răng bằng hình vẽ , sơ đồ và cơ man các check sheet, report nên chả cần kinh nghiệm ở chỗ khác , sau cùng lắm là 1 tháng là làm được okei hết. Thế nên lương mới đầu vào, CV kinh nghiệm mấy cũng chỉ bằng hoặc hơn tí ti với cái đứa mới ra trường.


    Nếu nói là bọn nó mị dân thì không hẳn. Đôi khi các quản lý người Việt mình cứ lấy cái bóng các ông Nhật ra mà hù doạ nhân viên nữa cơ, nhất là trong các cty sản xuất. các em công nhân đâu có biết mấy ông Nhật nói gì !


    Đúng như bạn gì nói đấy, chỉ có ở lâu trong cty mới được quyền cãi sếp. Tớ cũng mắc bệnh này, cứ cãi chiu chíu suốt. (bây giờ sang cty mới vẫn ảnh hưởng đấy,). Mình cãi cho hả lòng hả dạ , cho có cảm giác là Bố mày đêk sợ thôi chứ hai ngôn ngữ khác nhau, Sếp không thể hiểu hết cái ý trong lời của mình mà chỉ hiểu nội dung được translate ngắn gọn. Thậm chí nếu bạn học được mấy câu Tiếng Nhật nói bày tỏ sự giận dữ, thiếu tôn trọng sếp thì sếp sẽ không để ý mấy đâu ( ko thèm chấp ấy mà! Kaka)


    Có một điều tớ thấy được sau một nửa thập kỷ làm cho Nhật : công bằng mà nói, đó là một môi trường đào tạo cực tốt, nhất là cách quản lý công việc . Bác nào đã làm đến chức vụ gì đó có tí quản lý sẽ thấy rõ điều đó khi đi ra khỏi KCN như tớ. Nó dạy cho mình cách quản lý công việc rất quy củ nền nếp (Đôi khi người Việt mình thấy đó là rườm rà , quy tắc vì ta quen cách làm việc à ơi kiểu ngày xưa), Chỉ có điều là kinh nghiệm làm việc và quản lý ấy không thể mang úp 100% vào với mô hình quản lý của cty VN vì nó không có nền tảng rộng và chắc như các cty Nhật được.
     
  10. Trang Nguyễn

    Trang Nguyễn New Member

    Tham gia ngày:
    6/7/08
    Bài viết:
    8
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Em đang làm nhân sự cho 1 công ty của Nhật. Các sếp Nhật thường đưa văn hóa Nhật bản vào trong chách quản lý Công ty Nhật tại Việt Nam. Hơn hết là cách thức làm việc theo nhóm. Họ muốn tất cả các thành viên phải đồng ý trước khi làm việc gì.

    Tuy nhiên, với người Việt Nam thi đây lại là một khó khăn. Khi thảo luận đa số nhân viên của em rất khó đạt được sự đồng thuận, đôi lúc có thể thấy rằng họ đang tranh cãi chứ không phải thảo luận. Dẫn đến nhiều việc diễn ra rất tùy tiện không theo tiêu chuẩn nào cả, nếu không thì nằm ì ra đó.

    Mình chưa làm trong các công ty Nhật, nhưng mình có dịp đi tham quan và trao đổi với các vị quản lý các công ty tại Nhật. Ưu nhược thì mình nghĩ công ty nào cũng có Tây, Tàu, Việt, Nhật cũng đều có cái hay dở đặc trưng. Quan trọng là mình nhìn ra được cả hay lẫn dở để học và tránh mà thôi.

    Đúng là họ rất quan trọng làm việc nhóm. Mà Tây cũng quan tâm không kém đâu. Nhưng cách thể hiện mỗi nơi có khác biệt.

    Mình có đọc qua bộ sách Giám đốc một phút, trong đó có cuốn về Xây dựng những đội ngũ thành tích cao (xuất bản cũ - Thiên Quang biên dịch), hay Bí quyết xây dựng nhóm làm việc hiệu quả (First News). Mình nghĩ có thể tham khảo nguyên lý và cộng với thực tế sẽ giúp bạn giải đáp được vấn đề.

    Theo kinh nghiệm của mình, có 3 điểm quan trọng trong việc kết nối nhóm, đó là:
    • Kết nối các mối quan tâm cá nhân vào mục tiêu của nhóm: khi thực hiện và hoàn thành công việc của nhóm, mỗi cá nhân đạt được điều gì gắn liền với điều họ quan tâm.
    • Ngăn chặn các xung đột cảm xúc.
    • Đeo bám mục tiêu, sử dụng mục tiêu để kết nối nhóm.

    Khi thực hiện được các vấn đề cơ bản trên, khả năng thành công trong việc kết nối nhóm là rất cao. Để làm được điều đó, việc hiểu rõ từng thành viên nhóm là rất quan trọng.

    Mình thường hay sử dụng hình ảnh của một con thuyền, trưởng nhóm là hoa tiêu và thuyền trưởng, các thành viên là các tay chèo. Thuyền trưởng phải có năng lực làm cho các tay chèo đồng lòng chèo cùng một nhịp và một hướng, các tay chèo thì chèo bằng cả khả năng và lòng nhiệt tình. Có như vậy thì mới đưa thuyền đi đúng hướng và đi nhanh đến đích.

    Những điều trên, mình đã thực hiện thành công trong nhiều năm nay. Mình cũng tin rằng, bạn cũng có thể áp dụng thành công, .
    Trang Nguyễn
     
  11. kinhcan

    kinhcan Guest

    Chào bạn,


    Mình cũng đang làm ở cty Nhât, mình nghĩ đây cũng là vấn đề mà người người đang lam ở cty Nhât rất quan tâm.


    Thật sự đôi lúc mình cũng gặp khó khăn.


    Đâu là thông tin mà mình không nhớ rõ đã dowm load ở đâu trên mạng, mình thấy có phần có thể áp dụng được đó, bạn tham khảo xem có giúp gì được không nha.


    Chúc bạn thành công.


    Long [kim_long@kyoto-cti.co.jp]


    Van_hoa_cong_so_nhat.rar
     

    Các file đính kèm:

    Chỉnh sửa cuối: 21/7/08
  12. Việt ICT

    Việt ICT New Member

    Tham gia ngày:
    11/7/08
    Bài viết:
    6
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Chào các bạn!


    Tôi chưa từng làm cho một Công ty Nhật nào. Nhung thấy câu hỏi của các bạn cũng rất hay và như kinhcan nói là rất khó nên cũng muốn lạm bàn một chút.


    Người VN mình được cái thông minh, khôn lỏi. cộng với cả một quá trình lâu dài dựng nước và giữ nước toàn dùng phương pháp đánh du kích, nên bây giờ làm ăn bài bản, có quy củ lớp lang là rất khó.


    Chính vì thế nên khi làm cho Tây, cho Nhật là rất khó khăn.


    Nếu là làm nhân sự, bạn thử tìm xem team leader của bạn có khả năng xử lý vấn đề này như thế nào?


    Cái trò cho các bạn thảo luận công khai, phát biểu chân thành là khó thành công lắm. Bởi vì thói quen ẩn mình, không có khả năng phát biểu, bởi muốn giữ thế thủ.... Tốt nhất có vấn đề cần thảo luận, teamleader nên chuẩn bị trước, phát cho mỗi bạn một tờ giấy, viết ra. Sau đó hãy tiến hành thảo luận về các ý kiến đưa ra, mà dừng nêu tên ai cả. Như vậy dễ đi đến thống nhất hơn. Nhưng điều quan trọng là teamleader phải ghi nhận được ai là người có ý kiến hay nhất để sau này còn tăng lương, thưởng...


    Đây chắc cũng chỉ là một mẹo vặt thôi. Sau một thời gian, khi đã quen thuộc với cách này rồi, khi mọi người có khả năng tranh luận tốt hơn; có thể thảo luận công khai sau.


    Nếu có thể thì doanh nghiệp VN mình chắc rồi cũng có thể làm theo cách này đc.
     
  13. archsmilevn

    archsmilevn New Member

    Tham gia ngày:
    5/7/08
    Bài viết:
    2
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Văn hóa là một vấn đề lớn, em thấy để nhân viên hiểu được phải làm thế nào thì trước hết họ phải hiểu được nguồn gốc văn hóa của nó, hay ít nhất thì người quản lý cũng phải hiểu về văn hóa Nhật Bản, không những thế phải hiểu sâu sắc. Còn những biểu hiện thì mỗi người một kiểu chỉ là bên ngoài, mà không đi vào trọng tâm thế cũng chả phải.


    Mạn phép các Bác có ý kiến!


    Nhật Bản đất nước và con người (Eiichi Aoki)
     
  14. vaithieu

    vaithieu New Member

    Tham gia ngày:
    20/5/08
    Bài viết:
    12
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Chào các bạn, mình là thành viên mới mong nhận được sự đón chào nồng nhiệt từ các bạn.


    Theo thiển ý của mình thì nền văn hóa nào cũng có bản sắc riêng của nó, tại đó nó có những mặt mạnh và mặt yếu nhất định. Thực ra câu nói "hòa nhập chứ K hòa tan" rất cũ rồi nhưng mình vẫn thấy nó đúng trong trường hợp này (mạo muội khẳng định tý mong các bạn thông cảm) vì nếu bạn áp dụng nguyên xi văn hóa doanh nghiệp của Nhật bản vào cho đối tượng là con người Việt Nam thì đương nhiên là rất khó.


    Mình chưa từng làm việc tại các công ty của Nhật nhưng mình hiểu (một phần nào đó thôi) con người Việt Nam, họ sẵn sàng học hỏi cái mới, học rất nhanh và áp dụng trong thực tiễn cũng rất giỏi nhưng K bao giờ họ áp dụng 100% những cái đã học, mà họ thiên biến vạn hóa những cái của người khác để tạo ra một cái gì đó của họ và từ đó sẽ khó có những cái chuẩn.


    Vậy phải làm sao?


    Theo mình trong gia đình có người lớn, người nhỏ, trong lớp học mặc dù có cô giáo rồi cũng phải có lớp trưởng lớp phó vậy trong 1 nhóm người của bạn phải có người đại diện (đó là nhóm trưởng, tổ trưởng, trưởng phòng ban) và đó là ngừơi dẫn dắt các cuộc thảo luận và hướng nó đến cái đích cuối cùng, cái đích đó sẽ dựa trên 2 tiêu chí:


    1- theo ý kiến của đa số


    2- ý kiến của đa số đó thuận theo những cái chuẩn mà nhóm đó phải hướng tới.


    Vài ý kiến nhỏ mong có thể đóng góp cùng các bạn, chúc các bạn có công việc thật tốt và gia đình hạnh phúc.


    Thân ái.


    Vaithieu
     
    Last edited by a moderator: 22/7/08
  15. SongDuong

    SongDuong New Member

    Tham gia ngày:
    19/6/08
    Bài viết:
    2
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Chào bạn !


    Mình là thành viên mới và cũng chưa bao giờ làm ở một công ty của Nhật nào nhưng theo nhưng gì mình được biết thì cũng muốn trao đổi với bạn đôi điều.


    Theo mình được biết thì văn hoá quản trị trên thế giới có hai loại đặc trưng :


    1) Văn hóa cộng đồng mà đại diện là Nhật


    2) Văn hóa cá nhân ( chủ nghĩa cá nhân ) mà đại diện là Mỹ.


    Cả hai phong cách quản trị nói trên đều có những mặt ưu điểm và nhược điểm nên tùy thuộc vào văn hóa của từng dân tộc mà các nhà quản trị lựa chọn loại phong cách quản trị nào là phù hợp nhất. Xu hướng quản trị mới trên thế giới hiện nay ( Đây là theo lời thầy của mình nói ) họ thường kết hợp hại loại văn hóa đó vào nhau để đưa ra một loại văn hóa mới khắc phục được những nhược điểm của cả hai loại trên.


    Theo mình thì ở trường hợp cụ thể của bạn thì nên sử lý như sau :


    Sử dụng văn hóa cộng đồng đề đưa vấn đề ra thảo luận, việc này thể hiện sự tôn trọng các thành viêc trong nhóm, khuyến khích họ đóng góp ý kiến xây dựng và cũng để họ sẽ chịu trách nhiệm về công việc của mình khi họ đã nhất trí thông qua và cam kết thực hiện. Tuy nhiên như bạn nói vì là người Việt nên kỹ năng làm vịêc nhóm còn kém nên khó có thể có được sự đồng thuận của tất cả và thường là cuộc thảo luận sẽ trở thành cuộc tranh cãi nhưng về lợi ích lâu dài bạn vẫn cứ phải làm theo cách này ( thay đổi tư duy, nhận thức, kỹ năng đòi hỏi một quá trình đào tạo dài hạn ).


    Sử dụng văn hóa cá nhân vào việc yêu cầu từng cá nhân trong nhóm chuẩn bị nội dung thảo luận ( có chủ đề, mục đích ) để đảm bảo khi thảo luận mỗi thành viên trong nhóm đều có được nội dung của nhau. Đây là bước rất quan trọng quyết định sự thành công của buổi thảo luận nên ngoài những yêu cầu về nội dung thảo luận thì bạn hướng dẫn cho các thành viêc trước về các kỹ năng cơ bản về thảo luận.


    Trong quá trình thảo luận bạn phải luôn là người dẫn dắt cuộc thảo luận ( yêu cầu quay về chủ đề chính, ngắt lời những thành viên đưa ra ý kiến mang tính chỉ trích chứ không phải là xây dựng...) đi đúng hướng và đúng thời gian theo kế hoạch. Bất cứ biện pháp nào cũng đều có mặt mạnh , mặt yếu nên để thống nhất được thì luôn hướng các thành viên chú trọng vào lợi ích một cách tổng quan nhất và nếu ai không đưa ra được biện pháp nào mang lại lợi ích tổng quan nhất thì phải chấp nhận tuân thủ theo số đông ( bao giờ cuối cuộc thảo luận cũng bắt buộc phải thống nhất vì đó là mục đích của cuộc thảo luận ). Điều quan trọng nhất là cuối buổi thảo luận, sau khi đã biểu quyết lựa chọn một giải pháp thì bạn phải dùng quyền của mình để yêu cầu mọi thành viên phải cam kết thực hiện theo những gì mà nhóm đã thông nhất.


    Hy vọng những ý kiến của mình có thể giúp được cho bạn.
     
    Last edited by a moderator: 22/7/08
  16. rivalsumo

    rivalsumo Kết nối cộng đồng

    Tham gia ngày:
    2/4/08
    Bài viết:
    1,274
    Đã được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    0
    Giới tính:
    Nam
    Nơi ở:
    Hà Nội
    Theo nh­ư mình nghĩ thì làm việc tại một công ty của Nhật là rất khó, vì người Nhật họ làm việc rất chuyên nghiệp, mọi việc đều phải có tính tự chủ và làm việc theo nhóm, khi a làm 1 việc gì đó thì có phương pháp cụ thể thì công việc mới hoàn thành tốt, đây là điểm yếu duy nhất của ngưòi Việt Nam mình, vì khi đào tạo 1 công việc hoặc đi học trong các trường chỉ toàn là lý thuyết, ít thực hành. Vì vậy bản thân chúng ta không và ít chủ động trong công việc.


    Bạn hiện đang làm việc tại công ty Nhật chính vì thế nên cần phải cố gắng và học hỏi các kinh nghiệm làm việc của họ, mình thấy rất hay, còn đối với những nguời trong nhóm khi bàn luận để đưa ra 1 kết quả tốt mà không được theo như ý muốn , cãi vã thì bạn nên có quyết định và lập trường riêng của mình, sau một thời gian theo cách làm việc như vậy thì mình nghĩ những người trong nhóm sẽ nhận thức được mình sẽ làm như thế nào để công việc luôn hoàn thành tốt.


    Chúc bạn thành công!


    ------------------------------------------------


    Regards,


    Trần Thanh Tùng
     
    Last edited by a moderator: 23/7/08
  17. Thanh Thanh

    Thanh Thanh New Member

    Tham gia ngày:
    15/7/08
    Bài viết:
    2
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Mời bạn tham khảo, hoặc vào đường link: http://www.bwportal.com.vn/?cid=4,4&txtid=128


    Bạn biết gì về văn hóa công ty Mỹ và Nhật?


    NTA


    Nhân viên hãng máy tính IBM mặc đồng phục màu xanh lá cây với áo sơ mi trắng làm nền, nhân viên hãng xe hơi Toyota lại thường hát hymn công ty vào đầu giờ làm việc mỗi ngày, còn nhân viên tiệm ăn nhanh McDonald thường mang biển hiệu công ty cùng với tên tuổi chức vụ của bản thân trước ngực. Mỗi một nơi có một kiểu "văn hóa công ty" riêng mà nhìn vào đó người ta có thể cảm nhận được tầm cỡ của họ.


    Những sinh viên vừa rời ghế giảng đường đại học bao giờ cũng khao khát được làm việc trong các công ty nước ngoài hoặc có vốn nước ngoài. Mức lương cao, khả năng tích lũy kinh nghiệm làm việc và cơ hội thăng tiến, các chế độ đãi ngộ lao động chuẩn mực. là những thanh nam châm kéo người lao động đến với các công ty nước ngoài. Tuy nhiên, sau một thời gian thử nghiệm bản thân, các tân cử nhân này mới vỡ lẽ ra rằng, họ cần phải cố gắng rất nhiều để hòa nhập được với nền văn hóa mà các ông chủ ngoại quốc đã mang đến áp dụng tại đất nước của họ. Nhiều ứng viên than phiền rằng khi làm việc cho các công ty nước ngoài họ đã phải sống một cuộc sống "hai mang", nghĩa là tại công sở họ phải sống cuộc sống phương Tây, chỉ khi rời sở về nhà họ mới được trở lại là mình như vốn có.


    Văn hoá công ty kiểu Mỹ


    Phần lớn các ứng viên rất muốn được làm việc trong các công ty có quốc tịch Mỹ. Để vào được các công ty này, ứng viên phải trải qua nhiều vòng thi rất khắt khe. Tuy nhiên, để hòa nhập được với tập thể nhân viên công ty, ứng viên cần phải biết nhiều điều. Người Mỹ nói chung là những người có khả năng làm việc độc lập rất cao. Nếu được giao làm một công việc nào đó theo nhóm, họ họp nhau lại, phân công công việc cụ thể cho từng người, khi dự án hoàn thành, mỗi một cá nhân lại trở về công việc của mình, không hề phụ thuộc vào nhau. Trong quan hệ công việc giữa cấp trên và cấp dưới hình thành một ranh giới rõ ràng. Các sếp luôn được ưu ái hơn so với nhân viên dưới quyền ở nhiều điểm: chỗ để xe riêng, phòng ăn riêng, phòng họp riêng, các chế độ đãi ngộ riêng.Và đó có lẽ cũng là nét đặc trưng của xã hội Mỹ: chức vụ càng cao, anh càng khác biệt với những người cấp dưới, và lúc này người có chức vụ cao thường hạn chế đến mức tối đa các mối quan hệ tiếp xúc với người cấp dưới. Trong các công ty Mỹ cơ cấu tổ chức rất rõ ràng, mỗi nhân viên đều có một chức vụ, vị trí nhất định, và họ không được quên rằng tất cả mọi vấn đề bàn bạc phải được thống nhất với những người lãnh đạo trực tiếp trước khi được báo cáo lên cho lãnh đạo cao cấp.


    Người Mỹ coi chuyện thay đổi công việc là hoàn toàn bình thường. Một người lao động bình thường ở nước này có thể thay đổi công việc của mình tới 30 lần trong đời mà không một ai có thể thắc mắc. Người Mỹ coi trọng kết quả làm việc chứ không phải là hình thức làm việc, họ làm việc và bằng mọi giá phải xong việc càng sớm càng tốt chứ không phải sáng cắp ô đi chiều cắp ô về. Một nhân viên nếu đã chuyên về một ngạch nào đó thì cứ vậy mà "đào" kiến thức trong suốt cuộc đời của mình. Kiến thức chuyên ngành hẹp càng sâu càng có giá trị. Khác với người Nhật, người Mỹ chỉ chuyên tâm đến chuyên ngành hẹp của mình, cho dù anh ta có thật sự giỏi ở các lĩnh vực khác. Ví dụ một nhân viên đã chuyên về marketing thì có lẽ suốt đời sẽ phải gắn với cái nghiệp này, mặc dù người đó có khả năng làm được công việc khác. Ở Mỹ, việc nhảy từ lĩnh vực này sang lĩnh vực khác ít xảy ra, dù vẫn có, bởi chi phí đầu tư vào một lĩnh vực nghề nghiệp mới (training) rất cao mà nếu không cẩn thận, người lao động có nguy cơ "mất cả chì lẫn chài".


    Có nhiều điều khá thú vị khi khám phá văn hóa các công ty kiểu Mỹ. Trước hết đó là bí mật kinh doanh. Trên các công văn giấy tờ, hồ sơ gửi khách hàng của các công ty quốc tịch Mỹ, đâu đó chúng ta cũng có thể bắt gặp dòng chữ "Strictly confidential". Mớ giấy lộn (đã in một mặt) không bao giờ được sử dụng nữa dù chỉ để in bản nháp. Tất cả sẽ được cho vào máy cắt và đem hủy. Trong nhiều công ty Mỹ, nhân viên làm việc hết mình và rất sợ bị khách hàng phàn nàn. Nếu chẳng may một khách hàng nào đó không vừa ý với cách trả lời điện thoại của cô nhân viên tiếp tân công ty và có ý than vãn điều này với sếp công ty, lập tức cô gái sẽ bị chỉ trích gay gắt và nếu còn lặp lại, các ông chủ sẽ mời cô ta bước ra khỏi cửa mà không thèm nghe lời phân trần hoặc giải thích. Tại một số công ty Mỹ người ta không nhận các ứng viên đã từng có người thân làm việc tại đó từ trước, cho dù mối quan hệ không phải là máu mủ ruột rà. Có những công ty trước khi nhận nhân viên vào làm việc buộc nhân viên phải cam đoan không được kết hôn với người cùng công ty hoặc cùng hệ thống công ty, và nếu lỡ may có ai đó "phải lòng" nhau và quyết định đi đến hôn nhân, giải pháp tốt nhất đối với những người này có lẽ là tự tìm công việc khác và viết đơn xin nghỉ việc.


    Văn hóa công ty kiểu Nhật


    Người Nhật Bản từ xưa đến nay vẫn nổi tiếng với truyền thống trung thành, "chung thân" với chủ. Công ty đối với họ là nhà, sếp là cha là mẹ, đồng nghiệp là gia đình anh em. Nếu trong công ty có một vị trí trống, việc đầu tiên của các giám đốc nhân sự là phải ưu tiên cho những người ở các bộ phận khác dư thừa hoặc những người thân của nhân viên công ty. Ít khi người ta muốn tuyển dụng người "ngoại đạo" nếu như họ vẫn có thể tìm được người trong công ty thay thế. Người Nhật đến với công ty từ lúc hãy còn là một anh sinh viên "mặt búng ra sữa", làm việc tận tụy, leo những nấc thang nghề nghiệp một cách chậm chạp rồi cứ thế ung dung cho đến tận lúc "về vườn". Cả cuộc đời làm việc họ chỉ biết đến một ông chủ, một công ty. Khác với người Mỹ, người Nhật thường được khuyến khích học hỏi nhiều chuyên môn khác nhau.


    Người lao động Nhật Bản rất có tinh thần trách nhiệm đối với công ty. Vì lợi ích của công ty mà người lao động sẵn sàng làm bất cứ công việc gì được giao phó, bất kể họ là những người có chức vụ hay không. Họ được đào tạo kỹ lưỡng về nhiều chuyên ngành. Một người lao động Nhật Bản luôn luôn chuẩn bị sẵn sàng mọi tình huống để có thể thay thế đồng nghiệp lúc cần thiết. Và như vậy có nghĩa là kiến thức của họ rất đa dạng, tổng hợp.


    Khác với người Mỹ, người Nhật thường không phân chia ranh giới giữa chủ và tớ, tất cả khi đã bắt tay vào việc là cùng một chí hướng, cùng một nhiệt huyết vì lợi ích của công ty. Tại công sở tất cả đều ăn mặc như nhau, cùng làm việc như nhau và tôn trọng nhau. Những áo choàng đắt tiền, xe hơi sang trọng, điện thoại di động đới mới, đồng hồp Thụy Sĩ. đối với các ông bà sếp người Mỹ là những thứ bắt buộc có để khoe mẽ thì đối với người Nhật bị coi là những thứ khó chấp nhận. Người Mỹ làm việc độc lập, và mọi vấn đề đã có cấp lãnh đạo giải quyết. Người Nhât thì không thế, mọi vấn đề liên quan đến công ty được đưa ra bàn luận trước tập thể, vì vậy tập thể đóng một vai trò rất quan trọng trong đời sống văn hóa của công ty.


    Dịch và tổng hợp từ nhiều nguồn


    (bai nay duoc doc tu: http://www.bwportal.com.vn/?cid=4,4&txtid=128)
     
  18. Phoenix

    Phoenix Cộng tác viên

    Tham gia ngày:
    11/9/08
    Bài viết:
    380
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    16
    Mình có một quan điểm hơi khác. Xin chia sẻ cùng các bạn để trao đổi ý kiến.





    Nói về văn hóa thì trước hết văn hóa là hệ thống các quy tắc ứng xử, quan niệm chuẩn mực, hành vi.... mang tính tư duy trong lối sống của một cá nhân, nhóm hay cộng đồng (không phải là định nghĩa đầy đủ). Nó bắt nguồn sâu sa và được hình thành từ thói quen sinh hoạt, môi trường sống, qua truyền thống, thói quen, tập tục .... được duy trì và tạo thành những đặc điểm của mỗi cá nhân, nhóm hay cộng đồng đó.


    Như vậy, đem văn hóa của công đồng này để áp vào cộng đồng khác chắc chắn là sẽ có khiên cưỡng. Câu hỏi phải đặt ra là có cần "áp" văn hóa không? Và "áp?" để làm gì.


    Chúng ta bây giờ hay nói nhiều về văn hóa doanh nghiệp. Trong đó văn hóa doanh nghiệp Nhật Bản và một số nước phương Tây (chủ yếu là Mỹ) rất hay được đề cập đến. Nhưng có phải chúng ta nêu ra cái gì cũng là "văn hóa" của họ không??


    Như ví dụ thực tế của bạn ig_log2007 đưa ra đề cập đến làm việc nhóm. Thử cân nhắc lại xem làm việc nhóm có phải là nội dung nội tại của "văn hóa" hay không? Theo mình thì làm việc nhóm hay lấy ý kiến của sir/nhân viên chỉ là phương pháp làm việc.


    Để giải quyết một vấn đề, người ta có thể áp dụng nhiều phương pháp. Phương pháp nào thì phụ thuộc và thói quen, nhận thức, khả năng sáng tạo tư duy của chủ thể lựa chọn. Đã từng có bộ phim tài liệu nói về bầy vượn. Con vượn biết dùng cọng cỏ chọc vào tổ kiến để cho các chú kiến bám vào rồi rút lên ăn ngon lành. Đó là một phương pháp bắt kiến thay vì chờ kiến chui ra khỏi tổ rồi nhặt từng con hay đào bới tổ kiến. Không lẽ chúng ta nói con vượn đó có "văn hóa" tốt???


    Trở lại vấn đề ig_log2007 đưa ra, mình có nhận định thế này:


    - Đối với nhà quản trị doanh nghiệp, văn hóa (hay phương pháp) quản lý nào cũng chỉ là công cụ để đạt mục tiêu quản lý, mục tiêu của doanh nghiệp (mà những cái đó thì do chủ doanh nghiệp quyết định).


    - Đã là công cụ thì phải mang tính hữu ích. Vì vậy, dù là mang đặc trưng "văn hóa" gì cũng phải đảm bảo đạt yêu cầu tối ưu của quản lý, lãnh đạo. Nếu dùng nó mà không đạt được mong muốn thì phải xem xét lại.


    - Ngoài yếu tố hữu ích thì phần lớn, các công cụ phải được chủ doanh nghiệp "muốn dùng". Nếu chủ doanh nghiệp không thích dùng thì "bó tay" dù rất hữu ích.


    Ở Công ty của bạn ig_log2007, nếu việc thảo luận chưa đi đến đâu thì là do kỹ năng họp, thảo luận, làm việc nhóm của các thành viên chưa tốt là trước hết. Có những trường hợp văn hóa tốt mà họp vẫn chẳng đi đến đâu. Vì họ không biết cách giải quyết vấn đề và họp cho đúng cách. Có những trường hợp kỹ năng họp rất tốt, bài bài nhưng thành viên lại có "vấn đề" về văn hóa (ví dụ các ông nghị của Hàn Quốc có thể "choảng" nhau tại cuộc họp). Đó mới thực sự là có vấn đề về văn hóa. Bạn nào đã giảng hay tổ chức đào tạo về kỹ năng tổ chức và tham gia cuộc họp thì có thể thấy rõ điều này. Ở công ty mình, những kỹ năng hướng dẫn đầu tiên cho thành viên khi nhập việc bao giờ cũng là định hướng mục tiêu, phân tích công việc, làm báo cáo và họp.


    Còn chuyện nhân viên tự quyết hay Sir quyết thì là do phong cách quản lý của mỗi doanh nghiệp. Có chủ doanh nghiệp thích quyết định cuối cùng để được an tâm. Có chủ doanh nghiệp cho phép trong nhân viên tất cả đều được phép tự quyết trong phạm vi trách nhiệm và quyền hạn của mình. Phải xác định được doanh nghiệp thuộc loại phong cách quản lý nào mới có thể nói là nhân viên đúng hay sai? hay hay dở? Để nhân viên tự quyết định được thì bản thân nhân viên phải hiểu công việc, có kỹ năng làm việc và tư duy tốt; điều kiện để thực hiện được việc tự quyết tốt, môi trường khuyến khích tự quyết, có lòng tin của cấp quản lý... Không có thì cho tự quyết cũng không thể quyết nổi.


    Người lao động Việt Nam đa phần chưa quen hoặc chưa thành thạo với kỹ năng làm việc. Một số có kinh nghiệm làm việc với nước ngoài có thể học hỏi được nhưng chủ yếu là thiếu bài bản và thuần thục. Với sự phát triển như Việt Nam hiện nay thì chừng 05 năm nữa mới có thể hình thành đôi ngũ lao động chuyên nghiệp hơn. Người Việt Nam có câu "liệu cơm gắp mắm", người xưa có câu "dụng nhân như dụng mộc". Người làm công tác nhân sự tốt thì phải linh hoạt để ai cũng có thể phát huy được giá trị lao động của nó. Có đến đâu thì dùng cho "hữu ích" đến đó. Thiếu đâu thì dạy đó. Còn theo phong cách nào? văn hóa nào thì chắc không thể có một câu trả lời. Vì trăm con một mẹ cũng không thể giống nhau. Huống hồ, mỗi doanh nghiệp lại là một tổ chức thực thể riêng biệt.


    Điều quan trọng nhất là người làm công tác nhân sự cần giúp cho chủ doanh nghiệp và nhân viên có tiếng nói chung để cùng nhau phát triển doanh nghiệp. Mỗi người mỗi ý thì chẳng thể nào thành.


    Mấy lời hạn hẹp. Mong các bạn góp ý!
     
  19. ThienHac

    ThienHac Super Moderator

    Tham gia ngày:
    2/4/08
    Bài viết:
    230
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Thanh Hương:



    Mã:
    "Nói rằng làm việc cho các công ty Nhật thì bị kìm hãm sự sáng tạo là không chính xác. Nếu là "kìm hãm " thì các cty Nhật đã ko ưu đãi nhân tài như tình hình hiện nay : tài trợ học bổng rất nhiều cho sv VN. đổ vốn xây dựng nền ktế trong lòng các nứơc khác. họ tìm kiếm nhân tài với mục đích là những ngừơi này sẽ đem lại thứ giá trị mới cho cty từ kiến thức của họ hay những gì mà họ " học được" từ những cty khác. Nếu là "kìm hãm " thì các hãng điện tử của Nhật đã ko vươn xa như ngày nay khi hằng ngày đều có 1 dòng sản phẩm mới ra đời với công nghệ cao siêu. mà những thành tựu đó bắt nguồn từ "ý tưởng" của các thành viên cty. mức lương cao đã lôi kéo rất nhiều sv VN quyết định ở lại Nhật mặc dù có nhiều thứ văn hóa ko thoải mái như quê nhà. Tỉ lệ % người học TNhật tại tpHCM tăng nhanh qua hàng quý với nhiếu cơ sở nổi tiếng như :Đông Du, Đông Kinh....
    
    Văn hóa cty Nhật theo lối văn hóa gia đình , những "ông bố, bà mẹ" chăm lo cho "con cái" của mình từng bữa ăn nứớc uống khi "chúng " mới sơ khai "lọt lòng" thì không có lý do gì mấy "bố mẹ" này cảm thấy ganh ghét hay bất an khi những "đứa con" của họ có thành tích hay trở nên không lớn.
    Quay trở lại vấn đề , theo mình, môi trừơng làm việc trong doanh nghiệp đó có thoải mái hay không là còn tùy vào chiến lược phát triển nói chung và chính sách nhân sự nói riêng."
     
    Last edited by a moderator: 9/11/08
  20. ThienHac

    ThienHac Super Moderator

    Tham gia ngày:
    2/4/08
    Bài viết:
    230
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    The Loi :



    Mã:
     "Tôi thi có ý kiến khác, Nhật thì tác phong đâu ra đó.Nhưng không tạo cho nhân viên một không khí sáng tạo khi làm việc, KAIZEN chỉ làm có phong trào chứ đâu có làm thành một văn hoá công ty đâu.
    
    Có sự phân biệt giữa sếp và nhân viên trong cách cư xử nữa, thậm chí một số công ty còn phân biệt đồ dùng dành cho sếp và nhân viên.
    
    Cái thứ 2 tôi thấy ở công ty Nhật là có 1 công việc thì làm hoài làm hoài, điều đó tạo ra tâm lý chán nản vô cùng. Tâm lý thì gò bó, quản lý theo con người chứ không quản lý theo công việc!
     

Chia sẻ trang này

Share