Liên kết giữa các nhân viên ngang cấp như thế nào?

Thảo luận trong 'HOT TOPIC' bắt đầu bởi tnhh, 4/7/08.

  1. QUY ĐỊNH DIỄN ĐÀN
    - Đăng bài viết bắt buộc có tiền tố
    - Không đăng bài Quảng Cáo
    - Chỉ được phép đăng bài Tuyển dụng trong lĩnh vực nhân sự, hành chính và liên quan
    - 1 nick chỉ được phép đăng tối đa 2 bài tuyển dụng 1 tuần
    - Bài tuyển dụng bắt buộc phải có thời hạn, và sẽ bị xóa sau khi hết hạn 3 ngày
    ------------------------------
    Liên hệ quản trị diễn đàn: nguyenbaoanh89@gmail.com
    Dismiss Notice
  1. tnhh

    tnhh New Member

    Tham gia ngày:
    4/7/08
    Bài viết:
    2
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Chào các anh chị!


    Tôi muốn xin ý kiến anh chị : Về vấn đề liên kết giữa các cá nhân trong phòng làm việc thì làm như thế nào? khi mà trong phòng mỗi người một tính, có những cá nhân không có thái độ tích cực trong việc hợp tác giúp đỡ cấp ngang mình. Mỗi lần yêu cầu báo cáo hay giúp đỡ họ đều tỏ rõ khó khăn rồi mới giúp. Có thể họ biết những khuyết điểm của nhân viên khác nhưng vẫn không góp ý cho họ?


    Làm sao để khiến các nhân viên kiểu này có mối liên kết?
     
  2. TEDU

    TEDU Connecting HR Community

    Tham gia ngày:
    3/4/08
    Bài viết:
    866
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Giới tính:
    Nữ
    Trước hết bạn nên nhìn nhận việc các cá nhân khác biệt trong một nhóm hay trong tổ chức là điều hoàn toàn bình thường. Thậm chí nó còn rất tích cực cho sự phát triển của tổ chức. Vấn đề cần đặt ra với bạn cũng như các nhóm khác là làm thế nào để có "sự thống nhất trong đa dạng". Một điều tôi không rõ là tình trạng như vậy đã diễn ra lâu chưa liệu đã trở thành một thói quen "thâm căn cố đế" trong môi trường làm việc của bạn hay chưa.


    Nhưng dù thế nào, có một số nguyên tắc và cách thức để gắn mọi người lại với nhau. Đó là xây dựng tinh thần đồng đội hay như người ta hay nói bây giờ là xây dựng văn hóa doanh nghiệp, văn hóa nhóm mà vai trò Leader ở đây được thể hiện rõ nhất, có yếu tố quyết định. Nói xây dựng văn hóa và tinh thần đồng đội là một việc rộng và khó, nhưng bạn có thể bắt tay với những điều nhỏ mà ý nghĩa để hàn gắn và giúp các thành viên trở nên thân thiết hơn.


    Ko rõ bạn đã làm những gì nhưng xin trao đổi với bạn vài điều nhỏ sau để bạn tham khảo:


    Tại văn phòng hàng ngày bạn có thể để cả phòng cùng nghỉ ngơi dùng Teabreck hàng buổi vào giữa giờ, mọi người bước đầu ra trò chuyện vui vẻ, giảm xì trét, sau dần thành thói quen chia sẻ, trao đổi công việc, đó cũng là cách tạo không khi thân mật, gần gũi dần giữa các thành viên.


    Cuối tháng tổ chức sinh nhật hoặc đi xem phim, nếu là anh em thì đi uống...bia hơi (món này có thể theo tuần). Cuối tháng bạn cũng có thể nấu ăn tại nhà và mời mọi người tới dự, rất thân mật và gần gũi..


    Bạn cũng nên chủ động là người giúp đỡ và hướng dẫn công việc tận tình cho người khác trước (kể cả cùng cấp khác nhưng khác bộ phận) để mọi người trông vào.


    Xa hơn là những cuộc đi thăm quan dã ngoại kết hợp chơi các trò chơi về tinh thần đồng đội hoặc tổ chức một vài buổi đào tạo về Teamwork để thay đổi nhận thức của mọi thành viên.


    Dần dần như vậy mới đi đến những "giáo lý" về tinh thần tương trợ, giúp đỡ và chia sẻ cho nhau trong công việc. Bởi con người ko phải là cái máy, ko thể áp đặt được ngay, nhất là "một bồ cái lý ko bằng một tý cái tình". Văn hóa phải đi từ con người là vì như vậy.


    Tóm lại phải thay đổi thành viên về sự chia sẻ, tinh thần đồng đội từ nhận thức, thái độ và tình cảm để đi đến sự gắn kết cá nhân, sau đó tự nhiên sẽ có gắn kết và chia sẻ công việc.


    Khi đã có tinh thần rồi thì mới nên bổ sung biện pháp hành chính bằng mô tả công việc rõ ràng, chặt chẽ về sự phối hợp giữa các cá nhân và bộ phận.


    Cái này theo tôi rất linh hoạt vì nếu công ty mới thì có thể áp dụng biện pháp hành chính kết hợp xây dựng văn hóa nhóm ngay từ đầu.


    Do thông tin ít nên có thể ko trúng hết ý bạn muốn trao đổi, nhưng cũng xin chia sẻ để bạn tham khảo.
     
  3. hongphuongtrinh

    hongphuongtrinh New Member

    Tham gia ngày:
    2/6/08
    Bài viết:
    4
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Giới tính:
    Nữ
    Làm việc trong môi trường cạnh tranh luôn là sự thử thách đối với các nhân viên với nhau và là sự chọn lọc loại trừ một cách tự nhiên, để qua đó có thể thấy được năng lực của mỗi nhân viên.


    Nhưng cũng có những trường hợp các nhân viên đều có năng lực nhưng lại "kỵ" nhau có thể về tuổi hay phong cách cũng như lối sống... :rolleyes: .Để có thể " hòa hợp" họ lại với nhau cùng phát triển cho công việc theo mình nghĩ:


    - Người quản lý phải biết cách nhìn nhận mỗi ưu cũng như nhược điểm của mỗi nhân viên đó --> tức là óc quan sát ;) vì nhiều trường hợp " ma cũ bắt nạt ma mới" nên phải có sự tác động của cấp trên là đúng òy.(như tớ chẳng hạn :D )


    - Giao những công việc mà họ bắt buộc phải liên quan với nhau thì sẽ giúp họ gần nhau hơn--> nghĩa là phải biết phân bổ công việc. :)


    - Đồng thời có thể khen ,chê rõ ràng nhưng phải biết khen, chê một cách phối hợp để họ thấy được kết quả công việc của mình và thấy được sự phối hợp của đồng nghiệp là có tác dụng --> đánh giá hiệu quả công việc chuẩn xác. B)


    - Tớ đồng ý với ý kiến của TEDU là tạo không gian hoặc thời gian để mọi người hiểu nhau hơn vì đồng nghiệp đâu phải kẻ thù B) , phải biết tận dụng và gắn kết họ (nhưng lưu ý: đừng để họ gần nhau quá hóa thân lại xảy ra " đình công" ) :p


    ------------------------


    - Cuối cùng là mỗi nhân viên phải biết cách sống hòa mình với tập thể vì xã hội luôn có sự vận động mà có mỗi 1 người thì không thể tạo ra sự vận động mờ. B)


    Tớ xin đóng góp một vài ý kiến nhỏ nhoi của bản thân, mong được chỉ giáo.
     
  4. hongphuongtrinh

    hongphuongtrinh New Member

    Tham gia ngày:
    2/6/08
    Bài viết:
    4
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Giới tính:
    Nữ
    Làm việc trong môi trường cạnh tranh luôn là sự thử thách đối với các nhân viên với nhau và là sự chọn lọc loại trừ một cách tự nhiên, để qua đó có thể thấy được năng lực của mỗi nhân viên.


    Nhưng cũng có những trường hợp các nhân viên đều có năng lực nhưng lại "kỵ" nhau có thể về tuổi hay phong cách cũng như lối sống... :rolleyes: .Để có thể " hòa hợp" họ lại với nhau cùng phát triển cho công việc theo mình nghĩ:


    - Người quản lý phải biết cách nhìn nhận mỗi ưu cũng như nhược điểm của mỗi nhân viên đó --> tức là óc quan sát ;) vì nhiều trường hợp " ma cũ bắt nạt ma mới" nên phải có sự tác động của cấp trên là đúng òy.(như tớ chẳng hạn :D )


    - Giao những công việc mà họ bắt buộc phải liên quan với nhau thì sẽ giúp họ gần nhau hơn--> nghĩa là phải biết phân bổ công việc. :)


    - Đồng thời có thể khen ,chê rõ ràng nhưng phải biết khen, chê một cách phối hợp để họ thấy được kết quả công việc của mình và thấy được sự phối hợp của đồng nghiệp là có tác dụng --> đánh giá hiệu quả công việc chuẩn xác. B)


    - Tớ đồng ý với ý kiến của TEDU là tạo không gian hoặc thời gian để mọi người hiểu nhau hơn vì đồng nghiệp đâu phải kẻ thù B) , phải biết tận dụng và gắn kết họ (nhưng lưu ý: đừng để họ gần nhau quá hóa thân lại xảy ra " đình công" ) :p


    Chữ ký: Mắt nâu chân dài. :blink:


    ------------------------


    - Cuối cùng là mỗi nhân viên phải biết cách sống hòa mình với tập thể vì xã hội luôn có sự vận động mà có mỗi 1 người thì không thể tạo ra sự vận động mờ. B)


    Tớ xin đóng góp một vài ý kiến nhỏ nhoi của bản thân, mong được chỉ giáo.
     
  5. kinhcan

    kinhcan Guest

    Theo kc nghĩ, chúng ta cần phải đi sâu xem xét kỹ.


    Nếu người đó không có ý giúp đỡ tất cả mọi người trong công ty thì điếu đó có thể kết luận:


    - Hoặc anh ta có quá nhiều việc đến độ không thể làm ngay được.


    - Hoặc anh ta có vấn đề trong khả năng giao tiếp.


    Không bàn về vấn đề trên, giả sử trước anh ta rất nhiệt tình nhưng bỗng nhiêm anh ta không còn nhiệt tình với mình nữa. Tại sao vậy? Có lẽ do ta đã chạm đúng vào cái tôi của anh ta. Hay nói xa hơn là chúng ta đã không khéo khi giao tiếp với họ. Ta có thể giỏi về vấn đề này, vấn đề nọ, không có nghĩa anh ta không giỏi về nó. Va cho dù anh ta kém về nó không có nghĩa là chúng ta được phép coi thường anh ta và lên mặt.


    Cách giải quyết với trường này như thế nào?


    Bc 1: Xem lại bản thân


    Bc 2: Tìm cách nói chuyện riêng với anh ta. Lần đầu không được thì lần thứ 2. Sao cho anh ta nói ra được cái điều anh ta đang giữ.


    Bc 3: Lấy lòng anh ta. Chỉ đơn giản là những cử chỉ quan tâm như đưa cho anh ta cái bánh, cốc nước, cười với anh ta nhiều hơn 1 chút.


    Bc 4: Xây dựng lại lòng tự trọng cho anh ta. Đơn giản là hỏi anh ta xem ý kiến anh ta thế nào? Lần này không được thì lần khác, kiên trì.


    Khi bạn thành công tức là bạn thêm 1 trợ thủ đắc lực. Nếu bạn không thành công thì quay lại bc 1. Không quay lại bc 1 được thì .... tốt nhất nên chuyển vị trí.


    Và với vị trí leader, theo kc ta nên :


    - Đưa cho họ những nhiệm vụ không đụng chạm vào nhau. Như vậy sẽ không có vấn đề xảy ra.


    - Hoặc đưa cho họ nhiệm vụ bắt buộc họ phải cùng hợp sức mới có thể thành công.


    Điều cuối kc muốn nói ở đây, leader cũng phải chịu 1 phần trách nhiệm khi xảy ra tình trạng ngang cấp không hợp tác. Leader đã thiếu sự quan tâm và training cho những người dưới cấp, không tạo ra đươc môi trường văn hóa, thiên vị. Các leader nên xem xét lại mình nếu có tình trạng này xảy ra với nhân viên dưới cấp.


    Đó là vài lời nhận xét của kc. Vậy còn ý kiến của các anh chị khác ? Rất mong các anh chị chỉ điểm thêm.
     
    Chỉnh sửa cuối: 6/7/08
  6. sunflower

    sunflower New Member

    Tham gia ngày:
    21/6/08
    Bài viết:
    10
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Theo minh nghi thi trong 1 cty chac chan phai co su ganh ghet va se co su hon thua nhau trong cong viec giua cac nhan vien ngang cap voi nhau do la chuyen binh thuong cua xa hoi, nhung lam sao de van de do it xay ra hoac khong xay ra trong cty cua minh thi phai xem lai tai nang cua nguoi lanh dao cty do.


    Minh nghi trong 1 xa hoi tap the thi nhat thiet phai co moi truong tap the, vay phai lam sao de tao ra moi truong tap the? lam sao de cac nhan vien ngang cap hoac cap tren voi cap duoi co the hieu nhau hon va giup do nhau trong cong viec? Ban co nghi toi nhung cuoc lien quan giao luu giua nhan vien voi nhau, hay co the to chuc nhung cuoc thi mang tinh dong doi de cac nhom co the thi voi nhau, ...


    Minh nghi du chi la trong cuoc thi giai tri nhung ho da co thoi gian lam viec chung va giup do nhau trong cuoc thi thi co le ho se co tinh dong doi trong cong viec thuc te cua cong ty.
     
  7. Hoài Không

    Hoài Không New Member

    Tham gia ngày:
    2/4/08
    Bài viết:
    1,689
    Đã được thích:
    54
    Điểm thành tích:
    0
    Hi Ban,


    Thực ra vấn đề nay không chỉ xảy ra riêng tại tổ chức của bạn, nó khá là phổ biến đối với những công ty chưa hoặc đang xây dựng văn hoá của một tổ chức.Bên mình cũng đã xảy ra tình trạng như vậy, và dưới đây là một số cách mình đã áp dụng và đã thành công, mình share để bạn tham khảo.


    1. Đầu tiên bạn phải là người gương mẫu trong phòng đó, cụ thể: Làm đúng các quy định được chi tiết trong nội quy công ty; hoàn thành tốt công việc được giao; biết giúp đỡ mọi người trong phòng (dù rằng người đó bạn thích hoặc bạn không thích).


    2. Tổ chức các buổi sinh hoạt ngoài giờ, cụ thể: Dã ngoại, hat hò, sinh nhật.... Đây là hoạt động hữu ích để các thành viên trong phòng hiểu rõ về nhau, biết mở rộng lòng để đón và nhận


    3. Hãy thân thiện và quan tâm hơn đến đời sống của từng thành viên trong phòng. Một câu hỏi thăm đúng lúc đúng chỗ, đến nhà thăm khi nhân viên ốm đau, một món quà nhỏ khi sinh nhật.... có giá trị tinh thần rất nhiều, đôi khi còn vượt những gì bạn mong đợi......


    Bạn hãy thực hiện tất cả những việc trên đều đặn và song song nhau, và chỉ một thời gian ngắn thôi, bạn sẽ thấy ngỡ ngàng với những gì bạn được nhận. Nhưng trước hết hãy bắt đầu từ chính bản thân mình, hãy mở rộng lòng mình bạn nhé.


    Regards,


    Jolie
     
    Last edited by a moderator: 8/7/08
  8. Hoài Không

    Hoài Không New Member

    Tham gia ngày:
    2/4/08
    Bài viết:
    1,689
    Đã được thích:
    54
    Điểm thành tích:
    0
    Việc gắn ket mọi người với nhau và doàn ket tương trợ lân nhau trongcông việc không phai là việc kho. Với tôi co suy nghĩ và dong gop ýkiên như sau:


    Viẹc nay can chia ra lam hai linh vực để giải quyết- 1là: Côngviêc:phải lây nguyên tác ( các quy định của Công ty) làm căn cứ cơ sở yeu cầu phối hợp hoạc lam báo cáo như ban noi. Trong truong hop ho k lam thì dồng nghia với việc họ vi phạm nọi quy quy định của Công ty.Luc dó ban phai biet làm gi tiep theo đúng k?


    2 la vè tình cam đồng nghiẹp thì kể trong luc ho sai ban k lên cuoi họvà nên tan tình giup dơ họ. Nếu họ không cần ban thi ban hay lam nhũng viẹc tốt giup dỡ ngươi khác trước mặt họ. dẻ họ thấy và nhân thức dược vấn đề. Tuy nhiên dê làm dược điềun dó bạn phảilà người như thế nào.


    Đinh Anh Nguyen <dinhanhpt.lstvl.2005@ >
     
    Last edited by a moderator: 8/7/08
  9. Hoài Không

    Hoài Không New Member

    Tham gia ngày:
    2/4/08
    Bài viết:
    1,689
    Đã được thích:
    54
    Điểm thành tích:
    0
    Hi All,


    Just have some thoughts for your reference:


    1. For professional work:


    · Every member should work on department objectives. This is a direction to guide every one to go.


    · Each team member has to establish their own objectives to support/ link the achievement of determent objectives


    · Individual objectives will relate his/her works in relation to other supports to fulfill his/her objectives and vice versa


    · Team leader is a key actor in the process to harmonize work relationship and motivate members. Team leader need to use different ways to motivate members


    · Be clear to every one that individual fully achieve his/her objectives when the overall objectives of the team are met. Each individual works for both his/herself and for the team as common sense.


    · It is a non-negotiable consistent that there will not be a outstanding performer if the department/ team objectives are not met.


    2. For off-hours:


    · Team building activities are needed to strengthen team spirit among a team


    · Sharing learning and habit among team though out informal talk … for better understanding among team members.


    And much more


    Cheers,


    Thao


    Ho Van Thao (Mr.)


    hovanthao@yahoo.com


    skype: hovanthao
     
  10. Hoài Không

    Hoài Không New Member

    Tham gia ngày:
    2/4/08
    Bài viết:
    1,689
    Đã được thích:
    54
    Điểm thành tích:
    0
    Chào CPO!


    Theo tôi để liên kết được các nhân viên trong phòng lại, quan trọng là do sự điều hành của Trưởng phòng hay phụ trách bộ phận. Mấu chốt vấn đề là biết sử dụng đúng người, đúng việc và liên kết mối quan hệ giữa các nhân viên với nhau. Trách nhiệm của người phụ trách là liên kết, nuôi dưỡng mối quan hệ đó.


    Chúc các bạn thành công


    Đỗ Văn Thái Văn
     
  11. Hoài Không

    Hoài Không New Member

    Tham gia ngày:
    2/4/08
    Bài viết:
    1,689
    Đã được thích:
    54
    Điểm thành tích:
    0
    Chào các bạn.


    Trong công ty mình, ngay từ ban đầu đã thống nhất cùng tất cả các nhân viên là phải hỗ trợ nhau trong công việc. Nếu người này cần thông tin hay báo cáo gì đó thì đồng nghiệp phải cung cấp cho họ. Nhưng cũng có lúc, một số cá nhân không có thái độ tích cực hợp tác giúp đỡ cấp ngang mình thi lãnh đạo phòng sẽ là người chỉ đạo để cho các nhân viên cùng phòng gắn kết với nhau. Còn nếu khác phòng thì lãnh đạo 2 bên sẽ họp nhân viên của 2 phòng lại phản ánh nguyên tắc đó và đề nghị mọi người phối hợp với nhau. Nếu có gì vướng mắc hoặc không phối hợp được thì phải thông báo cho lãnh đạo để hướng dẫn giải quyết. Nhờ có nguyên tắc trên mà công ty mình các nhân viên làm việc rất hợp tác với nhau.


    Trinh Thanh Huong <huong@adco.vn>
     
  12. Hoài Không

    Hoài Không New Member

    Tham gia ngày:
    2/4/08
    Bài viết:
    1,689
    Đã được thích:
    54
    Điểm thành tích:
    0
    Tôi xin đóng góp ý kiến của mình như sau:


    Xét trên mối quan hệ hai cá nhân với nhau, họ không hợp tác với nhau có rất nhiều lý do. Một trong những lý do đó là:


    1. Họ chưa hiểu nhau vì thế nên có cơ hội gần nhau trao đổi, chia sẻ thông tin cho nhau.


    2. Giữa họ chưa có cái gọi là lợi ích chung...


    Xét trên mối quan hệ trong một tập thể để cho các cá nhân có mối liên với nhau theo tôi phải có một trưởng nhóm, người này có vai trò rất quan trọng trong việc kết nối các cá nhân lại với nhau, là người luôn luôn động viên quan tâm chia sẻ thông tin với các thành viên trong nhóm vì thế có thể hiểu được lý do tại sao cá nhân A và cá nhân B không hợp tác với nhau... Thêm nữa, trưởng nhóm cũng là người luôn luôn phải xây dựng tinh thần làm việc giữa các thành viên trong nhóm, phải cho họ thấy được mục tiêu, lợi ích chung của tổ chức, thấy được sức mạnh của tập thể như thế nào?


    "Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao"


    Hay trong câu truyện "Bó Đũa"


    Xin lỗi có gì mạo muội xin mọi người bỏ quá cho tôi.


    Xin cảm ơn!!!


    Phú An
     
  13. Hoài Không

    Hoài Không New Member

    Tham gia ngày:
    2/4/08
    Bài viết:
    1,689
    Đã được thích:
    54
    Điểm thành tích:
    0
    thu nhất: trước tiên bạn hãy say mê làm việc tạo cho nhân viên cùng cấp cảm thấy muốn có được cảm giác say mê làm việc như bạn


    Thứ hai: khi gặp khó khăn hãy hỏi người đó, chứng tỏ công việc khi cần kết quả tốt cần phải có sự tham gia của họ


    Thứ 3: hãy truyền sự tâm huyết, say mê công việc mà bạn đang làm cho họ bằng cách tâm sự, chia sẻ những khó khăn...


    Nếu làm những điều trên mà không hiệu quả hay cô lập người đó vào một nhóm người quái dị, tự khắc họ sẽ cảm thấy đơn độc, hoặc người đó không thích làm công việc đó nữa, thì cho quit games!


    TRAN VAN MANH <duymanh20022002@yahoo.com>
     
  14. Hoài Không

    Hoài Không New Member

    Tham gia ngày:
    2/4/08
    Bài viết:
    1,689
    Đã được thích:
    54
    Điểm thành tích:
    0
    De tim duoc tieng noi chung, toi nghi bay h hay tim hieu xem ho dang ng hi gi, nguyen nhan vi sao lai nhu vay.toi tin la sẽ làm được, đây ko phải làm vấn đề khó khăn trong việc tìm tiếng nói chung đối với nhân sự.


    Giang Cam Van <thantrau@yahoo.com>
     
  15. Hoài Không

    Hoài Không New Member

    Tham gia ngày:
    2/4/08
    Bài viết:
    1,689
    Đã được thích:
    54
    Điểm thành tích:
    0
    Chào tất cả các anh chị trong CPO CLUB.


    Vấn đề này, tôi thấy tồn tại ở nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là các Phòng ban của các doanh nghiệp có sự thay đổi nhân sự thường xuyên. Việc giải quyết vấn đề này không phải một sớm một chiều vì nó phụ thuộc vào tâm lý, ý chí chủ quan và cái tôi cá nhân của các thành viên trong phòng, nhất là của những nhân viên cũ.


    Nên theo tôi để tránh vấn đề này sảy ra trước hết phải xuất phát từ những "cái đầu" của các nhà lãnh đạo, xây dựng một văn hóa doanh nghiệp giải quyết được những cái tôi trong mỗi thành viên công ty, có những chế độ đãi ngộ xứng đáng...tạo ra sự tin tưởng và gắn bó của các thành viên đối với Công ty. Những chính sách này nhằm giảm thiểu sự thay đổi nhân sự trong trong toàn công ty, từ đó sẽ tránh hoặc giảm thiểu được vấn đề bất hợp tác, liên kết trong công việc.


    Nhưng đó mới chỉ là những chính sách nhằm tránh hoặc giảm thiểu sự bất hợp tác trong công việc. Còn khi sự việc đó sảy ra và hiện diện trong Phòng của bạn??? Khi mà lãnh đạo không quan tâm đến vấn đề đó??? Khi mà ngay cả trưởng phòng của bạn bất lực??? Bạn, chính bạn lúc đó phải là người lên tiếng. Và theo tôi, trước hết phải tạo ra những mối quan hệ ngoài công việc, gắn bó những sợi dây tình cảm thân thiết trong mỗi cái tôi đó, tạo nó thành một hệ thống các sợi dây liên kết. Lúc này, biện pháp mà bạn nên đưa ra là những biện pháp ngoài công việc, đừng nên lôi nhau vào cuộc họp để phân định rõ ràng, mỗi thành viên phải thế này, phải thế kia...mà nên có những dịp để mọi người gặp nhau, có thể ngồi lại với nhau, nói chuyện để mọi người hiểu nhau hơn (Ví dụ như thỉnh thoảng đi ăn uống cùng nhau, tụ họp nhau nhân dịp sinh nhật một ai đó trong phòng...)


    Nhưng tôi nghĩ vấn đề vẫn là ở bạn và là yếu tố mang tính quyết định. Bạn hãy làm những gì mà bạn muốn các thành viên trong phòng làm như vậy với bạn, chỉ có vậy thì các giải pháp mà bạn đưa ra mới có hiệu quả.


    Chúc các bạn thành công


    Nguyễn Mạnh Hùng
     
  16. Hoài Không

    Hoài Không New Member

    Tham gia ngày:
    2/4/08
    Bài viết:
    1,689
    Đã được thích:
    54
    Điểm thành tích:
    0
    Trước hết phải trả lời câu hỏi “Văn hóa doanh nghiệp tại nơi bạn làm việc là gì?”. Nếu đó là văn hóa doanh nghiệp “cạnh tranh nội bộ” thì rõ ràng việc trợ giúp nhau là “nhiệm vụ bất khả thi”.


    Với vai trò làm quản trị nhân sự (quản trị hệ thống hoặc quản trị con người trong bộ phận chuyên môn của mình), bạn phải tạo ra được một môi trường mà ở đó mọi người nhận thức được việc “giúp đỡ và liên kết” là một nghĩa vụ và quyền lợi. Tôi nói nghĩa vụ (ám chỉ đến văn hóa doanh nghiệp, theo nghĩa đen là chính trị trong phòng làm việc- trích Tam quốc@) và quyền lợi (ám chỉ việc bạn xây dựng được mối tương quan ràng buộc kết quả công việc của các thành viên trong nhóm).


    Ngoài ra, cũng cần nhận biết. Mỗi con người là một cá thể, hành vi của họ là một tập hợp các tính cách “trội” và “lặn”, vì vậy có những người bản chất sinh ra là thích làm việc độc lập, việc liên kết và giao tiếp với người khác không phải là nhu cầu của họ, vì vậy nếu bạn giao cho họ một công việc đòi hỏi tần suất giao tiếp với các cá nhân khác cao thì chính bạn đã tự làm khó mình.


    Và điều cuối cùng tôi muốn chia sẻ đó là bạn phải tìm hiểu được nguyên nhân vì sao nhân viên đó lại có hành vi như vậy. Do môi trường bên ngoài, do tính cách (môi trường nội tại)? Có như vậy mới có được những quyết sách hợp lý và hiệu quả.


    Chúc thành công!!!!


    Lam Tran <dotpha_innova2006@yahoo.com>
     
  17. kinhcan

    kinhcan Guest

    Theo tôi việc để liên kết các cá nhân trong phòng gắn bó giúp đỡ lẫn nhau hoàn thành tốt công việc của phòng trước hết người trưởng phòng phải là người trưởng phòng phai là người gương mẫu, là một trọng tài xử lý đúng người đúng việc, không chấp nhận bất cứ hành động mang tính cá nhân nào tất cả mọi người phải có tính tự giác làm việc vì cái chung cùng gíup đỡ lẫn nhau hoàn thành công việc của phòng nếu có trường hợp nào có tính ich kỷ cá nhân trước tiến phải góp ý trân thành nếu không sửa đổi phải dùng biện pháp mạnh cùng họp phòng để lấy ý kiến của tất cả các thành viên trong phòng và ra quyết định sử lý


    Trên đây là một vài ý kiến rất mong được sự góp ý của câu lạc bộ


    "TRINH TUAN ANH" <tuananhminh@gmail.com>
     
  18. kinhcan

    kinhcan Guest

    Sự gắn kết giữa con người với con người bị chi phối bởi rất nhiều yếu tố. Theo tôi, các thành viên trong một phòng làm việc thì sẽ có 2 yếu tố quan trọng nhất.


    1. Tình cảm: khi làm việc với nhau con người sẽ nảy sinh tình cảm, nếu là tình cảm tốt thì họ sẽ gắn bó, giúp đỡ nhau tích cực (trong trường hợp này khó tránh khỏi sự bao che), nếu tình cảm không tốt thì sẽ K có thái độ tích cực, không gắn bó, không giúp đỡ thậm chí gấm gầm hại nhau.


    2. Quyền lợi: Khi gắn liền quyền lợi của 1 nhóm người với nhau họ sẽ giúp đỡ hoặc bắt buộc phải có thái độ tích cực trong khi giải quyết công việc.


    Do vậy, nếu trong phòng mọi người gắn kết nhau bằng tình cảm thì công việc và quyền lợi từ công việc lên rạch ròi, độc lập, còn họ không gắn kết với nhau như Bạn hỏi thì ta phải gắn kết họ bằng các quyền lợi tương xứng.


    Một điểm mấu chốt trong việc này là sự công bằng.


    Một ý kiến nhỏ xin được đóng góp cùng các bạn.


    Triều Thanh
     
  19. kinhcan

    kinhcan Guest

    Dear Sir/Madam,


    Đây thật sự là một vấn đề đau đầu của các Manager Nhân sự. Làm thế nào để phát huy tính đoàn kết và tinh thần tập thể trong phòng?


    Theo tôi về vấn đề này cần tìm hiểu các nguyên nhân:


    Về tính cách: Đa số những kiểu người này thường có tính cách chìm, họ luôn dè chừng trong giao tiếp và cách sống với đồng nghiệp. Họ thích quan sát người khác hơn là đưa ra những nhận xét cụ thể, thích làm việc một mình và họ cũng rất chăm chỉ trong việc tự mình tìm hiểu nghiên cứu hơn là việc đưa ra bàn luận hay hỏi ý kiến người khác.


    Chính vì điều này nên họ muốn người khác cũng phải tự tìm hiểu và giải quyết vấn đề mà không ngồi chờ sự giúp đỡ(tư tưởng có phần ich kỷ).


    Điều cần nhất là ở vị trí quản lý, người Manager phải quan sát và hiẻu được tính cách của nhân viên này.


    Cần phải có những buổi giao lưu giữa mọi người trong phòng (cùng đi ăn, đi chơi...), quan tâm đến cuộc sống của nhân viên. Tạo thói quen tất cả mọi người hiểu về nhau.Tổ chức những buổi họp phòng và nêu cao tinh thần giúp đỡ nhau trong công việc.


    Từ những buổi giao lưu như thế, dần dần họ sẽ nhận thấy đồng nghiệp thật sự là quan trọng và việc liên kết hỗ trợ trong công việc sẽ tạo ra hiệu quả như thế nào.


    Ngoài những điều có thể làm để khắc phục những điểm ở cá nhân này, nếu đi xa quá không thể thay đổi được điều gì thì chỉ có cách là loại bỏ khỏi tập thể để tuyển dụng những thành viên tích cực hơn.


    Many thanks & Best regards,


    Nguyen Thi Lan Anh (Ms.)


    Human Resources Dept
     
  20. kinhcan

    kinhcan Guest

    Vấn đề bạn đưa ra thật sự là vấn đề thường gặp trong các doanh nghiệp hiện nay.


    Bất cứ một doanh nghiệp nào nếu có bộ phận nhân sự ngay từ lúc ban đầu thì tôi nghĩ rằng có một hệ thống quản lý: Chế độ áp dụng chung cho tòan nhân viên: VD chế độ báo cáo, hợp tác trong công việc.


    Nếu bạn ở vị trí trưởng phòng hay giám đốc, trước sau gì bạn cũng nhận ra thái độ ở một cá nhân nào đó, chắc chắn lúc đó bạn sẽ có hướng điều chính:


    Với cá nhân tôi: nếu công việc có thể chia cho từng người, tôi sẽ yêu cầu từng cá nhân hoàn thành nhiệm vụ và có nghĩa vụ báo cáo. Còn những công việc đòi hỏi có tập thể, tôi sẽ thường xuyên quan tâm nhắc nhở đến từng cá nhân. Không nên để nhiều ngưòi làm chung một mảng việc hay một khâu.


    Vu Thi Theu Vu [mailto:theuvu@gmail.com]
     

Chia sẻ trang này

Share