Mức bồi thường khi vi phạm thời hạn báo trước?

Thảo luận trong 'TƯ VẤN LUẬT LAO ĐỘNG' bắt đầu bởi secret, 7/4/09.

  1. QUY ĐỊNH DIỄN ĐÀN
    - Đăng bài viết bắt buộc có tiền tố
    - Không đăng bài Quảng Cáo
    - Chỉ được phép đăng bài Tuyển dụng trong lĩnh vực nhân sự, hành chính và liên quan
    - 1 nick chỉ được phép đăng tối đa 2 bài tuyển dụng 1 tuần
    - Bài tuyển dụng bắt buộc phải có thời hạn, và sẽ bị xóa sau khi hết hạn 3 ngày
    ------------------------------
    Liên hệ quản trị diễn đàn: nguyenbaoanh89@gmail.com
    Dismiss Notice
  1. secret

    secret New Member

    Tham gia ngày:
    21/2/09
    Bài viết:
    110
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Tôi làm việc tại công ty được năm năm, hợp đồng lao động (HĐLĐ) không xác định thời hạn. Tình cờ tôi tìm được công việc mới và đã đơn phương chấm dứt HĐLĐ mà không báo trước 45 ngày như luật quy định. Công ty tính khoản đền bù HĐLĐ tôi phải trả cho công ty như sau:


    - Hợp đồng 12 tháng thứ nhất: được trợ cấp 1/2 tháng lương = 1/2 lương cơ bản trong hợp đồng 12 tháng (lương được chia thành 2 khoản = 70% lương cơ bản + 30% phụ cấp) tức là không có phụ cấp.


    - Hợp đồng 12 tháng thứ hai: được trợ cấp 1/2 tháng lương = 1/2 lương cơ bản trong hợp đồng 12 tháng (lương được chia thành 2 khoản = 70% lương cơ bản + 30% phụ cấp) tức là không có phụ cấp.


    - Hợp đồng không xác định thời hạn: không được trợ cấp do vi phạm.


    - Phần 45 ngày vi phạm không báo trước: Công ty tính theo mức lương theo hợp đồng hiện tại và tính lương bao gồm cả khoản phụ cấp 40% (hợp đồng không xác định thời hạn lương = 60% lương cơ bản + 40% phụ cấp).


    Công ty cũng thông báo sẽ không trả sổ BHXH cho tôi nếu tôi chưa đền bù đầy đủ.


    Tôi muốn hỏi cách tính của công ty như vậy là đúng hay sai về cả hai phần: phần phụ cấp tôi được hưởng và phần phải bồi thường hợp đồng và việc công ty giữ sổ BHXH của nhân viên như vậy là đúng hay sai?


    Huynh Trung Nguyen
     
  2. secret

    secret New Member

    Tham gia ngày:
    21/2/09
    Bài viết:
    110
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Khoản 3 điều 37 BLLĐ quy định: người lao động làm theo HĐLĐ không xác định có quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ nhưng phải báo cho người sử dụng lao động biết trước ít nhất 45 ngày.


    Khoản 2 điều 41 BLLĐ quy định: trường hợp người lao động đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật thì không được trợ cấp thôi việc và phải bồi thường cho người sử dụng lao động nửa tháng tiền lương và phụ cấp lương (nếu có).


    Khoản 4 điều 41 BLLĐ quy định: trong trường hợp đơn phương chấm dứt HĐLĐ, nếu vi phạm về quy định thời hạn báo trước, bên vi phạm phải bồi thường cho bên kia một khoản tiền tương ứng với tiền lương của người lao động trong những ngày không báo trước.


    Theo quy định tại điều 14 nghị định 44/2003/NĐ-CP của Chính phủ (quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của BLLĐ về HĐLĐ) thì trường hợp người lao động chấm dứt hợp đồng trái pháp luật quy định tại khoản 2 điều 41 BLLĐ là chấm dứt hợp đồng không đúng lý do quy định tại khoản 1 hoặc không báo trước quy định tại khoản 2 và khoản 3 điều 37 của BLLĐ.


    Chiếu theo quy định pháp luật, trường hợp của bạn thuộc trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật nên theo quy định tại khoản 2 điều 41 BLLĐ, bạn phải bồi thường cho công ty nửa tháng tiền lương và phụ cấp lương (nếu có).


    Ngoài ra bạn còn vi phạm quy định thời hạn báo trước 45 ngày nên theo quy định tại khoản 4 điều 41 BLLĐ, bạn còn phải bồi thường cho công ty một khoản tiền tương ứng với tiền lương (lưu ý không bồi thường phụ cấp lương) của 45 ngày.


    Vì vậy việc công ty bạn tính mức bồi thường như trên đối với bạn là trái quy định của pháp luật.


    Nếu bạn không đồng ý mức bồi thường theo như cách tính của công ty, bạn hoặc công ty đều có quyền làm đơn khởi kiện tại tòa án nhân dân có thẩm quyền yêu cầu tòa án xét xử.


    Về vấn đề trả sổ BHXH, điểm c khoản 1 điều 18 Luật BHXH quy định: người sử dụng lao động có trách nhiệm trả sổ BHXH cho người lao động khi người đó không còn làm việc. Căn cứ vào quy định pháp luật nêu trên, việc công ty bạn không trả sổ BHXH cho bạn nếu bạn chưa đền bù đầy đủ tiền bồi thường cho công ty là trái luật.


    Trong trường hợp bạn và công ty có tranh chấp bồi thường thiệt hại khi chấm dứt HĐLĐ, công ty cũng không có quyền giữ sổ BHXH của bạn.


    Luật sư TRỊNH VĂN HIỆP


    (Văn phòng luật sư Gia Thành)
     

Chia sẻ trang này

Share