Marketing

Thảo luận trong 'TIN THỊ TRƯỜNG NGUỒN NHÂN LỰC' bắt đầu bởi gấu kon online, 18/7/08.

  1. QUY ĐỊNH DIỄN ĐÀN
    - Đăng bài viết bắt buộc có tiền tố
    - Không đăng bài Quảng Cáo
    - Chỉ được phép đăng bài Tuyển dụng trong lĩnh vực nhân sự, hành chính và liên quan
    - 1 nick chỉ được phép đăng tối đa 2 bài tuyển dụng 1 tuần
    - Bài tuyển dụng bắt buộc phải có thời hạn, và sẽ bị xóa sau khi hết hạn 3 ngày
    ------------------------------
    Liên hệ quản trị diễn đàn: nguyenbaoanh89@gmail.com
    Dismiss Notice
  1. rivalsumo

    rivalsumo Kết nối cộng đồng

    Tham gia ngày:
    2/4/08
    Bài viết:
    1,274
    Đã được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    0
    Giới tính:
    Nam
    Nơi ở:
    Hà Nội
    (NLĐ)- Ngày 17-10, Trường ĐH Bách khoa TPHCM tổ chức hội thảo “Tìm giải pháp cho sự liên kết giữa nhà trường- doanh nghiệp- sinh viên”. Gần 50 đại biểu là các doanh nhân, giảng viên tham dự chia sẻ những kinh nghiệm trong quá trình hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp.


    Theo các đại biểu, để tạo mối liên hệ chặt chẽ giữa nhà trường- doanh nghiệp-sinh viên, nhà trường cần mở rộng mối quan hệ với các doanh nghiệp, tăng cường đầu tư thiết bị hiện đại, đáp ứng nhu cầu học tập ngày càng cao cho sinh viên. Riêng đối với doanh nghiệp, cần chủ động hoạch định nguồn nhân lực, tạo điều kiện cho sinh viên tiếp cận thực tế sản xuất thông qua việc nhận sinh viên vào tập sự, trao học bổng, hỗ trợ phòng thực hành cho các trường. Đặc biệt, với sinh viên, để nâng cao cơ hội được tuyển dụng, sinh viên cần chú trọng những kỹ năng mềm, Anh ngữ và các hoạt động công tác xã hội.


    N.Huỳnh


    http://www.nld.com.vn
     
  2. rivalsumo

    rivalsumo Kết nối cộng đồng

    Tham gia ngày:
    2/4/08
    Bài viết:
    1,274
    Đã được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    0
    Giới tính:
    Nam
    Nơi ở:
    Hà Nội
    (NLĐ)- Ngày 17-10, Công ty CP Bệnh viện Máy tính iCARE chính thức công bố quyết định thành lập Trường CĐ nghề công nghệ thông tin iSPACE trên cơ sở nâng cấp từ Trung tâm Dạy nghề iSPACE. Trường tọa lạc tại số 240 Võ Văn Ngân, Q. Thủ Đức -TPHCM, sẽ đào tạo hệ CĐ, trung cấp và sơ cấp nghề.


    Trong năm học 2008-2009, trường sẽ tuyển sinh 1.100 chỉ tiêu (trong đó 700 cho hệ CĐ nghề, 400 trung cấp nghề) theo các ngành: quản trị mạng máy tính, kỹ thuật lắp ráp, sửa chữa máy tính. Dự kiến trong tháng 11, trường sẽ khai giảng khóa đầu tiên.


    H.Nga


    http://www.nld.com.vn
     
  3. rivalsumo

    rivalsumo Kết nối cộng đồng

    Tham gia ngày:
    2/4/08
    Bài viết:
    1,274
    Đã được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    0
    Giới tính:
    Nam
    Nơi ở:
    Hà Nội
    Tuần qua, Phòng Thương mại và Công nghiệp Pháp tại VN phối hợp với Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ, Tổ chức Đại học Pháp ngữ, Lãnh sự quán Pháp và Trung tâm Đào tạo Pháp ngữ tại TPHCM tổ chức ngày hội quốc tế về việc làm. 18 doanh nghiệp (DN) tham dự ngày hội có nhu cầu tuyển dụng gần 500 lao động nhưng đón nhận hơn 4.000 người đến tìm việc.


    Khi được hỏi vì sao số DN tham gia tuyển dụng rất hạn chế mà lại thu hút đông đảo người tìm việc như vậy, một thành viên ban tổ chức cho biết: Chỉ những DN thực sự có nhu cầu mới được tham gia. Phần đông người tìm việc tốt nghiệp đại học; hơn 60% đã và đang làm việc ở các tổ chức, DN thuộc cộng đồng Pháp ngữ, được mời theo kênh thông tin riêng.


    Nhưng điều đáng nói không phải là số lượng người đến dự đông mà là ở cách tổ chức chuyên nghiệp. Ông Nicolas Bonnardel, Tổng Giám đốc Hiệp hội DN Pháp tại VN, nói: Chúng tôi không muốn các DN dự cho vui mà có ràng buộc trách nhiệm, mỗi DN phải có đại diện ban giám đốc và những người quản lý cao nhất ở các bộ phận cần tuyển dụng trực tiếp đến tuyển dụng. Những vị này có đủ quyền để đưa ra các quyết định nên hay không nên lựa chọn ứng viên ngay trong quá trình tiếp nhận đăng ký và phỏng vấn trực tiếp. Với cách tổ chức như thế, DN sẽ không mất nhiều thời gian để tuyển dụng nhưng vẫn tìm được người phù hợp. Còn ứng viên thì có thể biết ngay mình có được tuyển dụng hay không.


    Một điều đáng suy ngẫm: Cái được ở ngày hội việc làm này lại là cái dở ở nhiều ngày hội việc làm do các địa phương, cơ quan, ban, ngành, đoàn thể thi nhau tổ chức gần đây. Phần nhiều các ngày hội việc làm không ràng buộc trách nhiệm của DN tham gia tuyển dụng nên đại diện tuyển dụng tại ngày hội của DN thường chỉ là một, hai nhân viên đến trực, nhận hồ sơ là chính. Cũng do vậy, người tìm việc sau khi đăng ký phải chờ đợi, chẳng biết hồ sơ của mình có được quan tâm hay không? Thêm nữa, các nhà tổ chức thường “bê” ngày hội ra tổ chức các khu vui chơi giải trí, nơi công cộng với mục đích làm cho ngày hội... tăng thêm phần khí thế!


    Kết quả là chất lượng ảo với những con số không có thật luôn được tô vẽ thêm cho các ngày hội. Người ta chấp nhận nó để làm phong phú thêm báo cáo thành tích giải quyết việc làm. Liệu những ngày hội như thế có nên tổ chức hay không?


    Q. Duy


    http://www.nld.com.vn
     
  4. gấu kon online

    gấu kon online Moderator

    Tham gia ngày:
    27/6/08
    Bài viết:
    482
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Giới tính:
    Nữ
    Nơi ở:
    Hung Yen, Hà Nội
    Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) và Công ty Tài chính Quốc tế (IFC) - thành viên của Ngân hàng Thế giới (WB) vừa ra mắt chương trình Better Work tại Việt Nam, nhằm cải thiện điều kiện làm việc cho khoảng 700.000 công nhân thuộc ngành may Việt Nam và nâng cao tính cạnh tranh của ngành công nghiệp này.


    Nhân dịp này, chúng tôi có cuộc trao đổi với bà Karla Quizon, Giám đốc Chương trình phát triển môi trường và xã hội bền vững, bộ phận tư vấn khu vực Mekong của IFC.


    Thưa bà, tại sao Chương trình Better Work tại Việt Nam lại chọn ngành dệt may mà không phải là một ngành nào để tiếp cận chương trình này, thưa bà?


    Chương trình Better Work tập trung vào 2 nguyên tắc chủ đạo. Thứ nhất, cải thiện điều kiện làm việc và mối quan hệ giữa người lao động và cấp quản lý nhằm mang lại lợi ích và nâng cao hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp. Những cải thiện này rất cần thiết ở bất kỳ ngành công nghiệp nào và ở bất kỳ thời điểm nào. Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu ngày càng gay gắt, những cải thiện này đặc biệt quan trọng với ngành may Việt Nam hiện nay và ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng cạnh tranh xuất khẩu của Việt Nam.


    Nguyên tắc chủ đạo thứ hai là cải thiện điều kiện lao động và quan hệ giữa lao động và cấp quản lý sẽ góp phần nâng cao điều kiện sống và tạo nhiều cơ hội cải thiện cuộc sống cho mọi người.


    Dựa trên hai nguyên tắc này, ngành may mặc Việt Nam là điểm khởi đầu phù hợp cho Chương trình Better Work tại Việt Nam.


    Ngành may mặc là một trong những ngành công nghiệp xuất khẩu lớn nhất và phát triển nhất của Việt Nam và hiện có nhiều khách hàng quốc tế quan tâm đến việc mở rộng hoạt động trong ngành này tại thị trường Việt Nam. Ngành dệt may đóng góp lớn cho khu vực việc làm chính thức, cung cấp việc làm cho khoảng 2 triệu lao động, chủ yếu là phụ nữ từ nông thôn nghèo, để có thể nuôi sống gia đình. Tuy nhiên trong tương lai, chúng tôi sẽ mở rộng sang các ngành và khu vực khác.


    Vậy Chương trình Better Work cải thiện các tiêu chuẩn lao động và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp bằng cách nào?


    Chương trình Better Work sử dụng phương pháp tiếp cận bền vững đem lại các giải pháp cải tiến doanh nghiệp thực tế và đáng tin cậy bằng cách khuyến khích đối thoại mang tính xây dựng giữa người lao động và người sử dụng lao động.


    Chương trình tập trung tăng cường các mối quan hệ, giữa các tổ chức đại diện người sử dụng lao động và người lao động, giữa Chính phủ và các khách hàng quốc tế, nhằm đạt được một chuẩn mực chung hướng đến việc làm cải thiện áp dụng các tiêu chuẩn lao động và tăng cường tính cạnh trạnh cho doanh nghiệp.


    Đồng thời, chương trình tạo ra cơ cấu nhằm đánh giá việc tuân thủ các tiêu chuẩn lao động quốc tế và luật lao động trong nước của các doanh nghiệp bằng cách: tiến hành đánh giá việc tuân thủ lao động nhằm tìm ra các thiếu sót trong việc thực hiện và đề nghị các bước cải tiến mang tính chủ động trong hệ thống; cung cấp các mô-đun tự chọn để đánh giá năng suất và chất lượng.


    Bên cạnh đó, chương trình còn cung cấp dịch vụ tư vấn tại doanh nghiệp nhằm cải tiến hiệu quả sản xuất, đồng thời hỗ trợ cấp quản lý và công nhân trong việc xây dựng các phương pháp tiếp cận bền vững nhằm cải tiến doanh nghiệp. Các chương trình đào tạo tại lớp trong đó có các chương trình đào tạo theo mô-đun 12 tháng, các khóa ngắn hạn theo từng chuyên đề và các chương trình đào tạo dành cho các cấp quản lý dây chuyền và nhân sự.


    Cùng đó là phim tuyên truyền, truyện tranh và các kênh báo đài nhằm nâng cao nhận thức cho công nhân về quyền và trách nhiệm của họ.


    Thưa bà, Chương trình bao giờ sẽ chính thức hoạt động và sẽ có bao nhiêu doanh nghiệp, người lao động được hưởng thụ từ Chương trình này?


    Dự kiến các dịch vụ Chương trình Better Work Việt Nam sẽ chính thức đi vào hoạt động vào giữa năm 2009. Còn mục tiêu trước mắt, Chương trình tập trung vào ngành may tại Tp.HCM và các khu vực lân cận. Theo đó, trong 2 năm đầu sẽ tiếp cận 150 doanh nghiệp và 150.000 công nhân. Sau 5 năm sẽ tiếp cận 700 doanh nghiệp và 800.000 công nhân.


    Chương trình Better Work Việt Nam sẽ góp phần vào công tác giảm nghèo và đem lại điều kiện làm việc tốt hơn, bằng cách tăng cường áp dụng các tiêu chuẩn lao động và nâng cao tính cạnh tranh của doanh nghiệp ngành xuất khẩu, là ngành đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam.


    LÝ HÀ


    http://vneconomy.vn
     
  5. hoacomay

    hoacomay Moderator

    Tham gia ngày:
    1/6/08
    Bài viết:
    1,538
    Đã được thích:
    6
    Điểm thành tích:
    0
    Giới tính:
    Nữ
    Nơi ở:
    Việt Nam
    Chính phủ vừa ban hành Nghị định 109/2008/NĐ-CP về bán, giao doanh nghiệp (DN) 100% vốn nhà nước. Theo đó, Chính phủ yêu cầu phải đảm bảo chế độ cho người lao động (NLĐ) khi bán, giao DN.


    Cụ thể, người lao động đủ điều kiện hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội thì được thực hiện theo quy định của pháp luật về lao động; người nào chuyển sang doanh nghiệp mới được tiếp tục ký hợp đồng lao động và được hưởng các chế độ theo quy định hiện hành.


    NLĐ chấm dứt hợp đồng lao động được hưởng chế độ, chính sách theo pháp luật về lao động hoặc chính sách đối với lao động dôi dư do sắp xếp lại công ty nhà nước.


    Theo LÂM NGUYÊN - Sài Gòn giải phóng
     
  6. hoacomay

    hoacomay Moderator

    Tham gia ngày:
    1/6/08
    Bài viết:
    1,538
    Đã được thích:
    6
    Điểm thành tích:
    0
    Giới tính:
    Nữ
    Nơi ở:
    Việt Nam
    Ngày 18.10, Hội nghị tập huấn "điều tra thực trạng sử dụng và nhu cầu lao động năm 2008" do Bộ LĐTBXH và Liên minh HTX VN tổ chức kết thúc tại TPHCM.


    Theo BTC có 100 đại biểu tại các trung tâm GTVL, Sở LĐTBXH và Liên minh HTX VN của 30 tỉnh, thành từ Quảng Ngãi trở vào. Các đại biểu được hướng dẫn nghiệp vụ về ghi phiếu điều tra, cách thức đặt câu hỏi phỏng vấn, kiểm tra những thông tin ghi trên phiếu, kiểm tra tính logic của các thông tin.


    Đ.Hải


    http://www.laodong.com.vn
     
  7. hoacomay

    hoacomay Moderator

    Tham gia ngày:
    1/6/08
    Bài viết:
    1,538
    Đã được thích:
    6
    Điểm thành tích:
    0
    Giới tính:
    Nữ
    Nơi ở:
    Việt Nam
    Một xu hướng rất rõ ràng trong xuất khẩu lao động (XKLĐ) hiện nay, đó là: LĐ có nghề đang cao giá, hay nói cách khác: Không nghề là không tìm được việc.


    Đào tạo đang bị xem nhẹ


    Xin nói ngay, không chỉ người LĐ xem nhẹ mà ngay cả các DN XKLĐ và một bộ phận quản lý nhà nước cũng không là ngoại lệ.


    Chủ trương của Bộ LĐTBXH là trong thời gian tới, DN phải hạn chế đưa LĐ phổ thông ra nước ngoài làm việc. Ông Nguyễn Thanh Hòa - Thứ trưởng Bộ LĐTBXH cho biết, để tạo ra cơ hội cho mình, người LĐ cần chủ động học nghề. Phải coi đây là yêu cầu cấp bách. Có năng khiếu nghề nào thì chủ động trau dồi nghề đó. Coi việc học nghề là nhu cầu tự thân. Học nghề không nên cứ ỷ lại Cty XKLĐ, ép buộc thì mới học và học miễn cưỡng qua loa, phải coi đó là việc nghiêm túc nhất trong quy trình XKLĐ...


    Cùng quan điểm trên, ông Nguyễn Xuân Vui - TGĐ Cty CP DV&TM Hàng không - Airseco - nói: Người LĐ phải thay đổi nhận thức về XKLĐ. Muốn đi làm việc nước ngoài là phải chú trọng vào học nghề. Ông Vui dẫn chứng: Philippines (một nước XKLĐ lớn bậc nhất thế giới hiện nay) quy định mỗi LĐ trước khi đi làm việc nước ngoài phải qua một lớp học nghề ít nhất là 6 tháng (đó là chưa kể LĐ Philippines hầu như không phải học tiếng Anh).


    Trong khi đó, trong thực tế, việc đào tạo LĐ (kể cả đào tạo nghề, ngoại ngữ, giáo dục định hướng...) ở VN hiện nay chỉ gói gọn trong vòng 1 - 3 tháng, chương trình đào tạo qua loa, đại khái để đối phó với quy định của Nhà nước là chính.


    Vấn đề sống còn với DN: Đầu tư cho dạy nghề


    Về việc XKLĐ thời gian qua có phần chững lại, ông Nguyễn Xuân Vui cho rằng: Thời gian qua do giá cả tăng nên nhu cầu xuất ngoại của NLĐ đã bị ảnh hưởng. Bên cạnh đó, một số thị trường thu nhập thấp (cần số lượng lớn và không phải qua đào tạo như Malaysia chẳng hạn) đang dần bị thu hẹp. NLĐ đang hướng tới thị trường thu nhập trung bình và cao. Tuy nhiên, một số thị trường thu nhập cao (như Nhật Bản, Australia...) lại đòi hỏi chi phí đầu vào quá cao, hoặc đòi hỏi tay nghề và ngoại ngữ ở mức... "khủng"! Đòi hỏi này không phù hợp với đại bộ phận người LĐVN vốn xuất thân từ nông thôn.


    Trước sự chuyển hướng trên, các DN XKLĐ buộc phải chuyển theo. Điển hình như Airseco, đầu năm 2008, DN này đã đầu tư đến 3 tỉ đồng để cho ra đời một xưởng đào tạo nghề hàn công nghệ Italia với 30 máy, năng lực đào tạo 300 học viên/tháng. Đồng thời, Airseco cũng đầu tư 60 máy may (nhập từ Nhật Bản), phục vụ đào tạo công nhân nghề may mặc cung cấp cho thị trường Nga, Ukraina... Giáo viên đều là thợ bậc cao, có kinh nghiệm công tác tại nước ngoài. Sau đào tạo, người LĐ sẽ được đưa đi làm việc tại Saudi Arabia với mức lương 7,5 - 9 triệu đồng/tháng, hoặc làm việc tại các xưởng may công nghiệp của Châu Âu với thu nhập 11,5 - 19,5 triệu đồng (Cty vừa đưa 100 LĐ đi Saudi Arabia và được đối tác đánh giá cao).


    Ông Vui bổ sung, mấu chốt là chi phí đào tạo không được quá cao nhưng cơ sở vật chất và chất lượng giáo viên phải đạt chuẩn. Chính vì thế, Cty đang áp dụng miễn 50% phí học nghề cho người có hoàn cảnh khó khăn...


    Một số đơn hàng tuyển lao động hấp dẫn


    * 400 thợ may công nghiệp đi Nga. Phí xuất cảnh: 2.900USD. Tổng thu nhập: 500 - 700 USD/tháng.


    * 75 thợ sắt, thợ đổ bê tông, mộc cốppha đi Nga. Phí xuất cảnh: 2.950 USD. Tổng thu nhập: 1.000 - 1.200USD/tháng.


    * 60 thợ hàn đi Saudi Arabia (ả rập Xê út). Phí xuất cảnh: 1.500USD. Tổng thu nhập: 7,5 - 9 triệu đồng/tháng.


    * 450 thợ nề, mộc cốppha, sắt đi UAE. Phí xuất cảnh: 1.779USD. Tổng thu nhập: 7 triệu đồng/tháng.


    * 100 nam, nữ LĐ đi Nhật Bản làm việc 1 hoặc 3 năm, tổng thu nhập khoảng 10 triệu đồng/tháng.


    Liên hệ: Cty CP DV&TM Hàng không, tầng 12, tháp B Vincom, 191 Bà Triệu, Hà Nội, Điện thoại:04.39742733 - 04.39742732.


    Hồng Vân - Vĩnh Lộc


    http://www.laodong.com.vn
     
  8. Hoài Không

    Hoài Không New Member

    Tham gia ngày:
    2/4/08
    Bài viết:
    1,689
    Đã được thích:
    54
    Điểm thành tích:
    0
    Hiện nay, nhiều chủ doanh nghiệp (DN) thường than vãn rằng trong khi tìm nhân viên mới có năng lực đáp ứng yêu cầu công việc rất khó khăn, thì họ phải đối mặt thường xuyên trước tình trạng nhân viên bỏ việc để tìm nơi khác với mong muốn có mức lương cao hơn, môi trường tốt hơn.


    Trên thực tế, hiện tượng “nhảy việc” trong giới lao động trẻ vẫn đang còn rất phổ biến. Một số kết quả khảo sát mới đây phác họa thêm về thực trạng này, cho thấy sự thiếu ổn định về việc làm của nhóm đối tượng lao động này.


    Vẫn là chuyện lương cao, lương thấp


    Công ty TNHH Loan Lê vừa công bố kết quả khảo sát về hiện trạng việc làm của người lao động tại 300 DN nhỏ và vừa. Các thông số rút ra từ khảo sát cho biết tính ổn định việc làm của người lao động là rất thấp. Cụ thể, có tới 41% nhân viên vào DN làm việc trong khoảng thời gian từ 1 - 6 tháng thì xin nghỉ việc hoặc bị buộc thôi việc.


    Nguyên nhân được các DN đưa ra là do: 60% nhân viên làm việc không hiệu quả; 42% không phối hợp tốt với các bộ phận và đồng nghiệp; 39% không thích nghi hoặc không phù hợp với văn hóa DN; 38% thiếu và yếu kỹ năng làm việc đội nhóm. Trong khi đó, 80% nhân viên được hỏi cho biết lý do nghỉ việc do muốn tìm nơi làm khác có lương cao hơn; kế tiếp 63% cho rằng do nơi làm việc xa chỗ ở; 60% do mức độ công việc khó khăn; 50% do cường độ làm việc cao và 30% môi trường làm việc không phù hợp.


    Có một sự tương đồng giữa khảo sát trên với khảo sát hiện trạng lao động trẻ do Báo Người Lao Động triển khai từ tháng 4-2008. Khảo sát có sự tham gia của 655 người đang tìm việc (gọi tắt là ứng viên), trong đó có 445 ứng viên đã từng đi làm. Kết quả cho thấy có 35% trong số 445 ứng viên nghỉ việc, chuyển đổi nơi làm việc mới sau dưới một năm làm việc ở DN cũ; 39% ứng viên nghỉ việc sau từ 1 - 2 năm làm việc và 26% ứng viên nghỉ việc sau 3 năm làm việc.


    Về nguyên nhân, 59% ứng viên nói lý do bỏ việc do DN trả lương không tương xứng, chậm tăng lương; số còn lại do công việc cực nhọc hoặc công việc nhàm chán, làm việc trái chuyên môn hoặc vì những lý do khác.


    Nhìn từ các kết quả khảo sát, bà Lê Thị Thúy Loan, Tổng Giám đốc Công ty Loan Lê, nhận định rằng vẫn đang còn một sự cách biệt lớn giữa yêu cầu của chủ DN và đòi hỏi của nhân viên. Trong khi DN ngày càng đòi hỏi cao hơn về năng lực chuyên môn, trách nhiệm và mức độ cống hiến của nhân viên thì đại đa số nhân viên mới đặt yếu tố lương lên hàng đầu; đi đôi với những quyền lợi mong muốn được đáp ứng. Khi không được đáp ứng hoặc vì áp lực công việc, chuyên môn, năng lực không phù hợp với công việc, nhiều bạn trẻ nghĩ ngay đến chuyện bỏ việc để tìm môi trường mới tốt hơn.


    Thiếu tự tin và thiếu đầu tư nghề nghiệp


    Đây là hai hạn chế lớn nhất tác động đến quá trình phát triển nghề nghiệp về sau của giới lao động trẻ mà hầu hết các chuyên gia tư vấn nhân sự đúc kết như thế. Ở khảo sát của Báo Người Lao Động, sự thiếu tự tin thể hiện tương đối rõ và nó gián tiếp khiến ứng viên bỏ qua những cơ hội tìm kiếm việc làm tốt hơn. Chẳng hạn, phần đông ứng viên trả lời khảo sát bày tỏ mong muốn tìm nơi làm việc mới có lương cao hơn; bản thân họ có kinh nghiệm, có bằng cấp ĐH, chứng chỉ chuyên môn... nhưng chỉ đề nghị mức lương ở nơi làm mới bình quân khoảng 1,5 triệu đồng/tháng (mức lương đề nghị của nhóm ứng viên có từ 1 – 2 năm kinh nghiệm).


    Trong khi đó, việc định hướng, đầu tư cho phát triển nghề nghiệp cũng có vấn đề. 40% ứng viên nói chưa có dự định cụ thể nào cho phát triển nghề nghiệp trong những năm tới; phần đông trong số còn lại nói chung chung mục tiêu quan trọng nhất là có việc làm ổn định, thu nhập khá...


    Theo ông Philippe Dendievel, chuyên gia tư vấn nhân sự cấp cao, Giám đốc Công ty Delta Consulting, phần đông giới trí thức trẻ Việt Nam mà ông tiếp xúc thiếu sự đầu tư đúng đắn cho phát triển nghề nghiệp. Trong khi đòi hỏi DN phải trả lương, quyền lợi tương xứng, bản thân mỗi nhân viên phải xác định mục tiêu làm việc, xem giai đoạn đầu tìm việc là rất quan trọng cho việc tích lũy kinh nghiệm, chuyên môn, làm nền tảng cho phát triển nghề nghiệp về sau. Điều này thì nhiều bạn trẻ vẫn chưa coi trọng.


    Theo NGUYỄN DUY - Người lao động
     
  9. Hoài Không

    Hoài Không New Member

    Tham gia ngày:
    2/4/08
    Bài viết:
    1,689
    Đã được thích:
    54
    Điểm thành tích:
    0
    Ngày hội việc làm Bách khoa mở rộng 2008 (do Trường ĐH Bách khoa TP.HCM vừa tổ chức) với 15 gian hàng của 14 doanh nghiệp tuyển dụng đã thu hút gần 5.000 lượt SV tại trường và các trường ĐH khác thuộc khối ĐHQG TP.HCM.


    Ngày hội tập trung tuyển dụng các ngành nghề: điện tử - viễn thông, công nghệ sinh học, kỹ thuật giao thông, địa chất - dầu khí… Ban tổ chức đã nhận gần 3.500 hồ sơ xin việc của SV; kết hợp tư vấn, phỏng vấn trực tiếp hơn 500 lượt SV.


    Ngoài tham gia tuyển dụng, SV còn nhận chia sẻ, học tập kinh nghiệm từ hội thảo “Tìm giải pháp cho sự liên kết giữa nhà trường - doanh nghiệp - sinh viên” nhằm rút ngắn khoảng cách đào tạo - tuyển dụng ba bên; đồng thời đưa ra mô hình hợp tác, lập diễn đàn trao đổi kinh nghiệm với cựu SV thành đạt tại trường.


    T.NGỌC


    http://www3.tuoitre.com.vn
     
  10. Hoài Không

    Hoài Không New Member

    Tham gia ngày:
    2/4/08
    Bài viết:
    1,689
    Đã được thích:
    54
    Điểm thành tích:
    0
    (VietNamNetJobs) “Một hãng hàng không chỉ tuyển dụng nhân viên làm việc trong 3 năm mà thôi. Bạn có nghĩ rằng việc sa thải 1 nhân viên sau 3 năm làm việc tận tuỵ là một việc làm nhẫn tâm không?”, câu hỏi của ông Toda, Giảng viên lớp đào tạo ngắn hạn về Makerting của Trung tâm hợp tác nguồn nhân lực Việt Nam - Nhật Bản (VJCC) khiến lớp học trở nên sôi nổi. Những khoá đào tạo ngắn hạn kiểu này đang nở rộ ở Việt Nam.


    Trăm hoa đua nở.


    Dạo qua các đường phố lớn ở Hà nội, có thể thấy tràn ngập băng - rôn quảng cáo về các khoá học ngắn hạn dành cho giới lãnh đạo doanh nghiệp hoặc về những lĩnh vực đang “hot” như: Nghiệp vụ Kế toán, Phân tích tài chính, Makertting, PR, Bất động sản, Chứng khoán, Văn hoá doanh nghiệp…


    Tuỳ theo chất lượng, thời gian và điều kiện học tập mà mỗi khóa đào tạo như vậy có giá từ vài trăm ngàn đồng đến hàng chục triệu đồng. Không kể những khóa học có sự hỗ trợ của Nhà nước và các Tổ chức Quốc tế, nhìn chung học phí ở những trung tâm đào tạo có uy tín tương đối cao. Chẳng hạn, một khoá học về “Nghề nhân sự” của Trung tâm đào tạo Quản trị Kinh doanh (Inpro) mỗi học viên phải trả tới 9,6 triệu đồng cho 14 buổi học, khoá học về “Quan hệ Công chúng” là 5 triệu đồng…, một khoá học về định giá Bất động sản của Viện quản trị và tài chính (IFA) là 2,5 triệu đồng cho 82 tiết học… Giảng viên của các lớp đào tạo loại này thường là những người giàu kinh nghiệm thực tế và có khả năng diễn đạt tốt.


    Trở lại tình huống mà giảng viên Toda nêu ở trên, phần lớn học viên trong lớp đều cho rằng “không nên sa thải 1 nhân viên sau khi họ đã cống hiến hết mình trong 3 năm làm việc”, có người đặt câu hỏi: “Làm như vậy liệu có mâu thuẫn với chính sách tuyển dụng suốt đời và coi trọng những nhân viên trung thành trong các doanh nghiệp Nhật Bản?”…


    Câu trả lời của ông Toda, một chuyên gia có nhiều kinh nghiệm của nhãn hiệu Panasonic (Nhật Bản) là: “Bạn có thể cho rằng như thế là tàn nhẫn, nhưng sau 3 năm làm việc trong lĩnh vực hàng không, sức khoẻ của họ sẽ kém đi. Vì vậy, không ký hợp đồng tiếp với họ là hợp lý. Khi bị sa thải họ vẫn còn trẻ, và với sự hỗ trợ của công ty cũ, họ có thể tìm được một việc làm khác. Làm như vậy sẽ tốt hơn là để đến khi họ đã quá tuổi và khó tìm một công việc tốt”. Ông Toda cũng cho biết, hiện nay Nhật Bản đang chuyển từ công nghiệp chế tạo sang phát triển công nghệ thông tin, phần mềm... Vì thế, xu hướng tuyển dụng cũng đã có phần thay đổi, không phải doanh nghiệp nào cũng có chính sách tuyển dụng suốt đời như trước kia nữa.


    Học ngắn lợi ích nhiều.


    Ông Quách Thanh Sơn, Giám đốc Công ty chứng khoán Ngân hàng ngoài quốc doanh (VPBS) cho rằng, việc nở rộ các khoá đào tạo ngắn hạn là tất yếu. Trong một nền kinh tế mở như hiện nay, xu hướng tất yếu là không ngừng cập nhật, trang bị thêm các kiến thức mới.


    Anh Vũ Quang Tuyến, nhân viên Công ty Thương mại và Du lịch Vinatour tổ ra rất hào hứng với phương pháp thảo luận sôi nổi kiểu như giảng viên Toda áp dụng. “Học viên được chủ động đặt ra những câu hỏi mà mình cần thông tin đối với giáo viên, được hướng dẫn phương thức làm việc theo nhóm, biết cách tổng hợp ý kiến của mọi người và đưa ra phương án giải quyết tối ưu nhất”, anh Tuyến nói.


    “Trong trường đại học, chỉ được đào tạo những kỹ năng cơ bản, chứ không thể được đào tạo đầy đủ các kỹ năng mà công việc yêu cầu”, anh Minh Hoàng, phụ trách PR của công ty Tinh Vân Media lý giải. Minh Hoàng tốt nghiệp khoa Tiếng Anh của Đại học Bách Khoa Hà nội, Hoàng đã trải qua nhiều lớp đào tạo ngắn hạn về PR, makertting… cả trong và ngoài nước. “Học các lớp ngắn hạn, đặc biệt là học ở nước ngoài thực sự hỗ trợ mình về tư duy , phong cách và thái độ làm việc chuyên nghiệp. Có những dự án mà để hoàn thành nó, cả nhóm phải thức suốt đêm là chuyện thường. Khi có tình huống đột xuất, mình không luống cuống như trước nữa mà phản ứng một cách nhanh chóng. Các thành viên trong nhóm phản biện ý kiến của nhau một cách tích cực. Hơn nữa, khi tham gia các khoá học, mình có thêm cơ hội để trao đổi, so sánh, tổng hợp kiến thức và có thêm liên hệ mỗi khi có vấn đề cần hỏi han, chia sẻ”, Hoàng cho biết thêm.


    Vì vậy mà nhiều doanh nghiệp, từ bé đến lớn đều cố gắng cử nhân viên tham gia các khoá đào tạo ngắn hạn hoặc mở lớp ngay tại công ty. Và “cơ hội được đào tạo” trở thành một trong những quyền lợi được doanh nghiệp nhắc tới trong quá trình tuyển dụng. Có kỹ năng làm việc theo nhóm, có chứng chỉ nghiệp vụ…. cũng khiến CV của các ứng viên đẹp hơn trong mắt nhà tuyển dụng.


    Ông Quách Thanh Sơn, Giám đốc công ty chứng khoán Ngân hàng Ngoài quốc doanh cho rằng, các khoá đào tạo ngắn hạn không tốn nhiều thời gian mà tập trung vào những vấn đề chuyên sâu, nhân viên lại học hỏi được nhiều kinh nghiệm từ thực tiễn. Do đó, “có kiến thức nền tảng tốt thì sau khi học thêm các lớp đào tạo nghiệp vụ sẽ làm việc hiệu quả hơn”.


    “Nhiều doanh nghiệp Việt Nam có tiềm năng về kinh tế nhưng lại yếu về kinh nghiệm quản lý. Vì vậy, nội dung các khoá học của chúng tôi thường có tỷ lệ giữa lý thuyết và thực hành là 30% và 70%, nhiều doanh nghiệp rất hào hứng với các khoá đào tạo ngắn hạn kiểu này”, Ông Đỗ Văn Trung, Giám đốc trung tâm hợp tác nguồn nhân lực Việt Nam - Nhật Bản (VJCC) cho biết.


    [​IMG]


    Phải học cách lựa chọn.


    Không phải tất cả các khóa đào tạo ngăn hạn đều có chất lượng tốt. Không hiếm trường hợp nghe quảng cáo thì rất hoành tráng, nhưng nội dung lại không có gì đặc sắc. Thu Hằng, nhân viên văn phòng 1 doanh nghiệp phần mềm ở thành phố Hồ Chí Minh kể: “Có lần, mình đăng ký học 1 lớp ngắn hạn về Văn hoá doanh nghiệp, địa điểm tại 1 khách sạn lớn, nghe họ quảng cáo thì có vẻ rất chuyên nghiệp. Tuy nhiên, khi đến học thì giáo trình hết sức sơ sài, giảng viên nói những thứ rất chung chung mà những thông tin ấy có thể đọc được ở trên báo chí”…


    Trước rừng băng – rôn và quảng cáo về các khoá đào tạo ngắn hạn như hiện nay, người có nhu cầu học cũng tỏ ra rất bối rối. “Nghe tên thì khoá học nào cũng cần thiết, cũng hay nhưng để chọn trung tâm có uy tín thì phải hỏi qua rất nhiều bạn bè mới biết được”, chị Hiền, nhân viên một công ty truyền thông cho biết.


    Theo ông Quách Thanh Sơn, khi bỏ tiền ra học, người học phải qua nhiều nguồn để thẩm định chất lượng của các khoá đào tạo. “Chúng tôi phải cử người đi kiểm tra, xác minh xem các khoá học trước đó có đạt yêu cầu không, rồi xem nội dung đào tạo, giảng viên đào tạo. Cái quan trọng nhất là Giảng viên, phải là người có kinh nghiệm, có kiến thức và khả năng truyền đạt tốt, nói chung là rất cẩn thận”.


    Còn chị Ngô Thuý Kiều, nhân viên một công ty cung cấp thiết bị mỏ cho biết, mức học phí của các lớp đào tạo ngắn hạn khá cao so với thu nhập của chị. Do đó “tham gia vào các khoá đào tạo ngắn hạn có sự hỗ trợ của Nhà nước hoặc các tổ chức Quốc tế thì chi phi sẽ rẻ hơn, mà có thể yên tâm về chất lượng của đội ngũ giảng viên”, chị Kiều chia sẻ kinh nghiệm.


    Lan Anh


    http://jobs.vietnamnet.vn
     
  11. Hoài Không

    Hoài Không New Member

    Tham gia ngày:
    2/4/08
    Bài viết:
    1,689
    Đã được thích:
    54
    Điểm thành tích:
    0
    Hơn lúc nào hết, chăm lo đời sống và thu nhập cho người lao động đang là vấn đề hết sức quan tâm của các cấp các ngành. Đặc biệt, khi bối cảnh lạm phát khiến giá cả tăng cao, thu nhập thấp và tình trạng đối xử không công bằng giới khiến lao động nữ phải chịu nhiều thiệt thòi.


    Thống kê mới nhất của Ban nữ công - Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam, cho thấy: tại các doanh nghiệp số lao động nữ được hưởng chế độ nghỉ ngơi dưỡng sức rất ít; một số chế độ thai sản như nghỉ 60 phút cho con bú, 30 phút vệ sinh kinh nguyệt bị vi phạm.


    [​IMG]


    Ngoài ra, hiện nay phần lớn các cơ sở sử dụng lao động nữ khoán lương theo sản phẩm nên việc lao động nữ nghỉ việc cho con bú đều không được thể hiện trong tiền lương. Mặc dù theo pháp luật, lẽ ra lao động nữ phải được hưởng.


    Luật chưa đi vào cuộc sống


    Chị L.T công nhân phân xưởng giầy da C.T đang có con nhỏ 7 tháng tuổi tâm sự: “Trước đến nay, tôi chưa bao giờ biết về những điều khoản trong chính sách dành cho các lao động nữ. Giờ tôi mới biết chúng tôi đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi được nghỉ mỗi ngày 60 phút để cho con bú. Riêng bản thân tôi, chỉ tranh thủ giờ nghỉ trưa về nhà cho con bú rồi lại đi làm buổi chiều”.


    Đề cập về chính sách đối với lao động nữ, ông Trần Hữu Trọng - Phó trưởng phòng Lao động, Vụ Lao động - Tiền lương (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) cho biết, theo ý kiến của các sở lao động - thương binh và xã hội, các doanh nghiệp sử dụng lao động nữ và lao động nữ chiếm đa số thì việc nghỉ 30 phút trong thời gian kinh nguyệt sẽ làm ảnh hưởng lớn tới dây chuyền sản xuất kinh doanh của mình.


    Giám đốc một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh điện tử cho rằng, quy định trong thời gian lao động nữ có kinh được nghỉ 30 phút /ngày là không khả thi. Bởi vì, ở nhiều doanh nghiệp hoạt động theo dây chuyền sản xuất, nếu một vị trí nghỉ thì cả dây chuyền sẽ phải dừng lại. Như vậy, sản xuất sẽ đình trệ và doanh nghiệp sẽ bị thiệt hại về kinh tế. Vì thế, luật nên quy định rõ số ngày phải thực hiện việc nghỉ trên của lao động nữ.


    Đồng tình với quan điểm trên, bà Vi Thị Hồng - Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam - nêu ý kiến: khoản 3 Điều 115 Bộ luật Lao động: “Người lao động nữ trong thời gian bị hành kinh được nghỉ mỗi ngày 30 phút; trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi, được nghỉ mỗi ngày 60 phút trong thời gian làm việc, mà vẫn hưởng đủ lương”.


    Thế nhưng luật lại không quy định cụ thể là lao động nữ được nghỉ vào lúc nào? Do đó gây khó khăn cho doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp sử dụng chủ yếu lao động nữ. Nếu một ca mà có hơn chục lao động nghỉ một lúc thì sẽ giải quyết thế nào?


    Doanh nghiệp “quên” trách nhiệm


    Trao đổi về việc sử dụng lao động nữ, ông N.Đ.Hùng - giám đốc một công ty may mặc - phàn nàn: “Nghị định 23 của Chính phủ cho phép các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ được hưởng chính sách ưu đãi trong việc vay vốn với lãi suất thấp từ Quỹ quốc gia về việc làm, hỗ trợ kinh phí từ Quỹ này, được ưu tiên sử dụng vốn đầu tư hàng năm để cải thiện điều kiện làm việc, được giảm thuế.


    Thế nhưng, những chính sách ưu tiên này rất khó được thực hiện bởi như: các công ty may mặc, chế biến hải sản... có nhiều lao động nữ, vào lúc cao điểm có hàng chục lao động nữ nghỉ sinh con, doanh nghiệp cần lao động thay thế nhưng không thể ngày một ngày hai tìm được ngay lao động thay thế. Nói chung, số tiền ưu tiên này không đủ để doanh nghiệp chi tiêu vào các khoản chế độ cho lao động nữ”.


    Phải chăng đây là nguyên nhân dẫn đến tình trạng có rất ít doanh nghiệp làm các thủ tục xin đăng ký là doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ và tiến hành các thủ tục xin miễn giảm thuế?


    Theo ông Trần Hữu Trọng, doanh nghiệp được giảm thuế lợi tức, mức giảm không thấp hơn các khoản chi phí thêm do sử dụng nhiều lao động nữ... Khoản tiền giảm này do doanh nghiệp quản lý và sử dụng để chi thêm cho lao động nữ. Quy định này không mang tính bắt buộc nên không khuyến khích doanh nghiệp chi phí thêm cho lao động nữ. Hơn nữa, để được xét giảm thì các doanh nghiệp phải làm các thủ tục phức tạp. Do vậy, rất ít doanh nghiệp được hưởng xét giảm thuế.


    Một quan chức Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho biết, nhiều sở lao động - thương binh và xã hội đều đề cập đến những bất hợp lý của hầu như tất cả các quy định của luật pháp: từ chế độ ưu tiên tuyển dụng, bố trí, sử dụng lao động nữ đến chế độ nghỉ thai sản, nghỉ trong thời gian kinh nguyệt, hỗ trợ nhà trẻ mẫu giáo, các chính sách riêng cho lao động nữ, đến việc hướng dẫn thi hành các chính sách khuyến khích sử dụng nhiều lao động nữ... Chính vì vậy, cần phải rà soát và đánh giá chính sách cho phù hợp với thực tiễn.


    http://vneconomy.vn
     
  12. Hoài Không

    Hoài Không New Member

    Tham gia ngày:
    2/4/08
    Bài viết:
    1,689
    Đã được thích:
    54
    Điểm thành tích:
    0
    Tỉnh Bình Dương trong 9 tháng đầu năm 2008 đã giải quyết việc làm cho 32.573 lao động, đạt 93% kế hoạch năm.


    Trong đó: lao động được tạo việc làm trong doanh nghiệp là 31.914 người, chương trình cho vay vốn từ Quỹ quốc gia giải quyết việc làm (vốn 120) đã cho vay 98 dự án với số vốn hơn 12,1 tỷ đồng (đạt 81% kế hoạch năm), giải quyết việc làm cho 627 lao động, 32 lao động đi xuất khẩu lao động tại Hàn Quốc và Đài Loan.


    Bên cạnh đó, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội còn thống kê nhu cầu tuyển dụng lao động năm 2008 của các doanh nghiệp gửi đến các tỉnh đã ký kết cung ứng lao động trong chương trình liên kết lao động với Bình Dương nhằm đảm bảo cung ứng đủ lao động theo kế hoạch. Theo đó, năm 2008 các doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng 55.902 lao động (trong đó 1.258 lao động có trình độ đại học, 3.211 lao động có trình độ trung cấp, công nhân kỹ thuật và 51.453 lao động phổ thông).


    Gần đây nhất, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội đã tổ chức thành công sàn giao dịch việc làm lần thứ nhất có 66 đơn vị tham gia tuyển dụng, tư vấn học nghề, thu hút 5.695 lượt lao động tham gia, trong đó có 2.814 lượt lao động được các doanh nghiệp tư vấn việc làm trực tiếp, 940 lao động được phỏng vấn sơ bộ và nhận hồ sơ, 280 lao động được doanh nghiệp nhận vào làm ngay.


    Từ nay đến cuối năm, Bình Dương dự kiến sẽ mở thêm 4 phiên giao dịch việc làm, nhưng do địa điểm tổ chức sàn giao dịch còn nhỏ hẹp, công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức tin học còn hạn chế nên việc cập nhật thông tin trên website người tìm việc, việc tìm người nhằm tìm kiếm việc làm của người lao động vẫn gặp nhiều khó khăn trong khi lao động trong tỉnh không đủ cung ứng cho các doanh nghiệp.


    Võ Hiền


    http://laodongvieclam.vtv.vn
     
  13. Hanh mit

    Hanh mit Thư ký câu lạc bộ

    Tham gia ngày:
    14/4/08
    Bài viết:
    174
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Từ ngày 1-11 đến ngày 15-12, Bộ LĐ-TB&XH triển khai đợt điều tra trên diện rộng về thực trạng sử dụng lao động, nhu cầu tuyển dụng lao động ở các doanh nghiệp và hợp tác xã phi nông nghiệp.


    Theo đó, sẽ có 9.254 hợp tác xã phi nông nghiệp và 3.464 doanh nghiệp thuộc lĩnh vực dầu khí, dệt may, bưu chính viễn thông được chọn làm đối tượng điều tra.


    Theo Vụ Lao động việc làm (Bộ LĐ-TB&XH), mục đích của đợt điều tra này nhằm xác định nhu cầu tuyển dụng lao động, định hướng việc đào tạo nghề gắn với sử dụng lao động và từ những dữ liệu thu thập được, Bộ LĐ-TB&XH sẽ đưa ra các giải pháp phù hợp nhằm thực hiện có hiệu quả chương trình mục tiêu quốc gia về lao động việc làm trong năm 2009 và các năm tới.


    Theo Sài Gòn giải phóng
     
  14. Hanh mit

    Hanh mit Thư ký câu lạc bộ

    Tham gia ngày:
    14/4/08
    Bài viết:
    174
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    (LĐ) - Ngày 11.10, trong khuân khổ ngày hội việc làm 2008 của Trường đại học (ĐH) Nông Lâm TPHCM đã diễn ra buổi giao lưu "Hành trình khởi nghiệp" giữa sinh viên (SV) và doanh nghiệp (DN).


    Tại đây hơn 2.000 SV mới tốt nghiệp và hàng ngàn SV trong trường có dịp trao đổi với các DN về các vấn đề việc làm, cơ hội thăng tiến và làm thế nào để trở thành nhà quản lý.


    Trái nghề không nản


    Hội trường nóng khi bạn Nguyễn Mạnh Tiến - SV Khoa bất động sản trình bày, SV khi ra trường muốn làm việc ngay, nhưng các nhà tuyển dụng lại luôn đòi hỏi ít nhất có một năm kinh nghiệm. Chính sự cản trở này đã làm nhiều SV ra trường không tìm được VL hoặc làm trái với ngành nghề đã học.


    Cựu SV của Khoa Chăn nuôi - ông Phạm Văn Minh - GĐ Cty Phú An Sinh nói: "Tìm ngay được công việc mình yêu thích là điều mong muốn nhưng đã mấy ai được hưởng cái may mắn đó. Quan trọng, nếu không được làm việc đúng với chuyên môn cũng không nản chí, chán nản. Chính những công việc không liên quan đến ngành học lại cho ta những kinh nghiệm rất quan trọng và hữu ích".


    Ông Minh đã từng trải qua nhiều ngày thất nghiệp và làm nhiều công việc trái với ngành học như: BS của tôm, tiếp thị sản phẩm trước khi trở lại với ngành mình học.


    Ông cho rằng: "Khi đi làm, điều rất quan trọng là đừng đứng núi này, trông núi nọ. Muốn thành công phải không ngừng hoàn thiện về kỹ năng nghề nghiệp, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng trình bày trước đám đông và nhiều kỹ năng khác như ngoại ngữ, vi tính...


    Phải chủ động trang bị kiến thức cho mình trước khi chờ thời cơ đến.


    Giữ gìn sức khỏe


    Chúng ta đều biết sức khỏe là quan trọng, muốn theo đuổi ước mơ ta cần phải có sức khỏe. Bà Nguyễn Xuân Mai - GĐ Cty Nông dược Điện Bàn mở đầu phần giao lưu của mình bằng câu nói: "Nhìn các bạn SV của Trường Nông Lâm hơi ốm (gầy) các bạn phải béo thêm một chút mới có sức khỏe để làm việc".


    Ai cũng có mục tiêu để phấn đấu, nhưng phải xác định mình đi đâu và sẽ làm được gì cho gia đình và xã hội. Trong khi làm việc phải coi công việc của DN như là của chính mình và đặc biệt không được nói dối cho dù điều đó không ảnh hưởng đến người khác.


    Điều này đã đúc kết thành nguyên tắc gieo và gặt: "Muốn gặt hái được sản phẩm tốt phải có hạt giống tốt". Nhân viên trong Cty của bà luôn có khẩu hiệu "Làm việc hết mình và chơi thoải mái nhưng luôn phải giữ gìn sức khỏe, tiết kiệm thời gian và tiền bạc".


    Sau khi được các chuyên gia về nhân sự, những nhà tuyển dụng tư vấn và truyền đạt kinh nghiệm và sự trải nghiệm từ thực tế. Mạnh Tiến và nhiều bạn SV có mặt khẳng định, với vốn kiến thức tích lũi được từ nhà trường, bạn bè... và từ những buổi giao lưu như thế này các bạn sẽ hoàn toàn tự tin để đi tìm việc.


    Đăng Hải


    http://www.laodong.com.vn
     
  15. Hanh mit

    Hanh mit Thư ký câu lạc bộ

    Tham gia ngày:
    14/4/08
    Bài viết:
    174
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    (LĐ) - Theo quy định của Luật Kinh doanh bất động sản (BĐS), từ 1.1.2009, tất cả các cá nhân, pháp nhân tham gia kinh doanh BĐS phải có chứng chỉ hành nghề. Việc này đã tạo nên làn sóng ĐT, bồi dưỡng kiến thức về môi giới, định giá và quản lý điều hành sàn giao dịch BĐS quá "nóng".


    PV Lao Động đã trao đổi với ông Phạm Trung Hà - GĐ điều hành Cty BĐS Hòa Phát (HòaPhátLand) về vấn đề này.


    Ông có nhận xét gì về nhân lực BĐS hiện nay?


    - Mặc dù đã kinh doanh trong lĩnh vực BĐS 10 năm nay, nhưng tôi thừa nhận nhân lực BĐS thiếu chuyên nghiệp do phần lớn là tay ngang sang, chưa có KN và chưa được ĐT bài bản. Hệ thống pháp luật chưa hoàn thiện, thị trường chưa minh bạch, hiện tượng đầu cơ, làm giá vẫn còn... sẽ rất khó có nhân lực chuyên nghiệp.


    Trước giờ "G" 1.1.2009, ĐT để có chứng chỉ khá "nóng". Theo ông, liệu có đảm bảo được chất lượng?


    - Tôi được biết đã có hơn 50 cơ sở được Bộ XD cấp giấy phép về ĐT, nhưng việc ĐT hiện nay mới chỉ dừng ở mức độ phổ cập kiến thức để có thể hành nghề đúng luật. Mỗi khoá ĐT chỉ từ 3 tuần - 1 tháng không thể cung cấp đầy đủ kiến thức cho HV. Hơn nữa, việc ĐT đó mới chỉ dừng lại ở việc cấp giấy chứng nhận cho HV - là điều kiện để HV xin chứng chỉ do Sở XD cấp.


    Chương trình ĐT hiện tập trung vào vấn đề gì, thưa ông?


    - Tuỳ theo HV đăng ký học môi giới BĐS, quản lý và điều hành sàn giao dịch BĐS hay định giá BĐS sẽ có chương trình riêng, nhưng tất cả đều được trang bị kiến thức chung về: Pháp luật KD BĐS, thị trường, đầu tư KD. Ơ HòaPhátLand,HV còn được học miễn phí về phong thuỷ - kiến thức rất cần để KD BĐS, được thực tập tại sàn địa ốc của Sài Gòn Thương Tín...


    Theo ông, một người KD BĐS cần có kiến thức tối thiểu nào?


    - Đạo đức nghề nghiệp và luật pháp. Vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của khách hàng, nhất là đạo đức khi phải cân nhắc giữa chữ tín và lợi nhuận. Phải tư vấn thông tin rõ ràng, trung thực và đúng luật, không để lại hệ quả rủi ro đối với khách hàng.


    Xin cảm ơn ông!


    Điều 15 Nghị định 153/2007/NĐ-CP ngày 15.10.2007 của Chính phủ về hướng dẫn thi hành Luật Kinh doanh BĐS quy định: Cá nhân được cấp chứng chỉ định giá BĐS khi có đủ các điều kiện sau: Không phải là CB, CC nhà nước; có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; không bị cấm hành nghề theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền; không đang trong tình trạng bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành án phạt tù; có giấy chứng nhận đã hoàn thành khoá đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về định giá BĐS; có bằng tốt nghiệp CĐ hoặc ĐH; có hồ sơ xin cấp chứng chỉ định giá bất động sản theo quy định.


    N. Lan thực hiện


    http://www.laodong.com.vn
     
  16. Hanh mit

    Hanh mit Thư ký câu lạc bộ

    Tham gia ngày:
    14/4/08
    Bài viết:
    174
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Tổ chức cuộc thi “ACCA Tương lai” năm 2008


    22-10-2008 22:04:34 GMT +7


    (NLĐ) – Trường ĐH Ngân hàng TPHCM phối hợp với Văn phòng đại diện Hiệp hội Kế toán Công chứng Anh (ACCA) tại VN tổ chức cuộc thi “ACCA Tương lai” năm 2008.


    Cuộc thi dự kiến thu hút 1.500 thí sinh tham dự. Vòng loại thi trắc nghiệm diễn ra ngày 26-10 với 375 nhóm thí sinh, chọn 8 nhóm và 5 cá nhân xuất sắc nhất vào vòng bán kết vào ngày 22-11. Bốn nhóm vượt qua vòng bán kết sẽ tham gia vòng chung kết vào ngày 26-11. Phần thưởng dành cho nhóm đoạt giải nhất là 20 triệu đồng, giải nhì 16 triệu đồng và giải ba 12 triệu đồng.


    Mục đích cuộc thi giúp sinh viên khối kinh tế có điều kiện tiếp cận thêm kiến thức chuyên ngành ngoài giảng đường, góp phần nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn về kế toán, kiểm toán, tài chính, ngân hàng. Những thí sinh và nhóm thi đạt kết quả cao tại cuộc thi có cơ hội thực tập và làm việc tại các đơn vị như: Công ty Tư vấn kiểm toán KPMG Vietnam, Techcombank, Eximbank, Ngân hàng Sài Gòn Công thương...


    N.Duy
     
  17. Hoài Không

    Hoài Không New Member

    Tham gia ngày:
    2/4/08
    Bài viết:
    1,689
    Đã được thích:
    54
    Điểm thành tích:
    0
    LĐĐT) - Ngày 26.10, tại Nhà văn hóa Thanh Niên TP sẽ diễn ra ngày hội “Xây nghề dựng nghiệp” do website việc làm - cộng đồng jobviet.com và Cty Tôn Phương Nam phối hợp đồng tổ chức.


    Đây là hoạt động nằm trong chuỗi chương trình “Hành trình nghề nghiệp 2008” được khởi động từ ngày 1.7. Dự kiến sẽ có khoảng 30 Cty tham gia tuyển dụng và nhiều suất học bổng về kỹ năng mềm sẽ được trao trong ngày hội.


    Theo website Jobviet.com, trong khuôn khổ ngày hội sẽ diễn ra lễ trao giải cuộc thi viết “Nghề của tôi” và giao lưu với nhiều chuyên gia trong lĩnh vực nhân sự.


    Vinh Hải


    http://www.laodong.com.vn/
     
  18. Hoài Không

    Hoài Không New Member

    Tham gia ngày:
    2/4/08
    Bài viết:
    1,689
    Đã được thích:
    54
    Điểm thành tích:
    0
    (LĐ) - Đây là cơ hội thiết thực đối với các sinh viên khi tìm việc làm. Bởi trên thực tế, sự thành đạt của con người có được do 25% kiến thức chuyên môn (kỹ năng cứng) và 75% là do cá tính, cách sống và cách tích luỹ kinh nghiệm từ cuộc sống (kỹ năng mềm).


    Kỹ năng mềm ngày càng được các nhà tuyển dụng coi trọng, bởi đó là nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới thành công trong công việc. Trong khuôn khổ "Tháng sách Hà Nội", CLB Sách Hà Nội sẽ tổ chức buổi toạ đàm về "Kỹ năng mềm đối với việc tuyển dụng" vào lúc 15h ngày 25.10 tại 22B Hai Bà Trưng.


    L.Q.V


    http://www.laodong.com.vn
     
  19. Hoài Không

    Hoài Không New Member

    Tham gia ngày:
    2/4/08
    Bài viết:
    1,689
    Đã được thích:
    54
    Điểm thành tích:
    0
    Hàng năm, Việt Nam đang phải “nhập khẩu” một số lượng lớn nhân viên và quản lý có tay nghề cao để bù đắp lực lượng nhân sự cấp cao đang thiếu hụt trầm trọng trong nước. Điều gì sẽ xảy ra khi số doanh nghiệp tại Việt Nam vượt trên con số 500.000 vào năm 2010?


    [​IMG]


    Theo một khảo sát gần đây của Trung tâm Pháp Việt Đào tạo về Quản lý (CFVG), các ngành tài chính, thương mại, y tế, điện tử viễn thông… đang bị thiếu hụt nhân sự cấp cao trầm trọng nhất. Lượng cầu nhân sự có tay nghề cao và đội ngũ quản lý đã tăng lên gấp hai lần so với năm 2003. Dự đoán, con số này sẽ tăng gấp 3 lần vào năm 2012. Tuy nhiên, lực lượng nhân sự trong nước chỉ có thể đáp ứng được một nửa mức cầu này.


    Lượng cầu nhân sự ở các ngành kế toán, tài chính, ngân hàng, marketing, tư vấn pháp lý và CNTT đã tăng 70% so với năm 2005. Và các doanh nghiệp phải bước vào “cuộc chiến giành nhân tài” đang xảy ra khốc liệt trên thị trường lao động hiện nay.


    Chẳng những thiếu về lượng, nguồn nhân lực trong nước cũng chưa đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng. Một công ty tuyển vị trí quản lý cho khu vực thành phố Hồ Chí Minh đã mất đến sáu tháng mới có thể tìm được một ứng viên ưng ý. Vậy điều gì sẽ xảy ra khi số lượng doanh nghiệp của Việt Nam vượt trên con số 500.000 vào năm 2010? Khi đó Việt Nam sẽ phải tiếp tục “nhập khẩu” nhân sự từ nước ngoài?


    Theo thống kê của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (BLĐTBXH), lượng lao động nước ngoài tăng trung bình khoảng 60% mỗi năm kể từ năm 2004. Vào cuối năm 2006, có đến 34.000 lao động nước ngoài đang công tác tại Việt Nam; trong đó 31,8% giữ các vị trí quản lý cấp cao và 41,2% lao động có tay nghề cao.


    Để giải quyết tình trạng thiếu hụt nhân sự cấp cao hiện nay, BLĐTBXH lên kế hoạch tăng lượng nhân sự có tay nghề cao chiếm từ 30% đến 50% lực lượng lao động cả nước. Bộ dự định sẽ chi khoảng một tỉ đô la Mỹ để xây dựng các trung tâm huấn luyện và đào tạo tại các thành phố lớn.


    Theo: Vietnam Investment Review
     
  20. Hoài Không

    Hoài Không New Member

    Tham gia ngày:
    2/4/08
    Bài viết:
    1,689
    Đã được thích:
    54
    Điểm thành tích:
    0
    TTO - Ban quản lý các khu chế xuất và công nghiệp Cần Thơ cho biết tính đến tháng 10-2008, số lao động có trình độ ĐH đang làm việc tại các khu công nghiệp (KCN) trên địa bàn thành phố chỉ chiếm 7,78%, lao động trung cấp: 8,55%, lao động phổ thông 83,57%.


    Hiện có trên 36.000 lao động làm việc tại năm KCN trên địa bàn thành phố, gồm 27.961 lao động chính thức, 8.400 lao động thời vụ, trong đó lao động nữ chiếm 64,75%.


    Từ đầu năm đến nay, tại các KCN đã xảy ra 7 cuộc ngưng việc, nguyên nhân chủ yếu do mức trợ cấp tiền cơm giữa ca, tiền phụ cấp tàu xe, làm thêm ngày lễ tết giữa các bộ phận, trả lương đúng kỳ cho công nhân… chưa được các công ty giải quyết thỏa đáng.


    THANH XUÂN


    http://www3.tuoitre.com.vn
     

Chia sẻ trang này

Share