Marketing

Thảo luận trong 'TIN THỊ TRƯỜNG NGUỒN NHÂN LỰC' bắt đầu bởi gấu kon online, 18/7/08.

  1. QUY ĐỊNH DIỄN ĐÀN
    - Đăng bài viết bắt buộc có tiền tố
    - Không đăng bài Quảng Cáo
    - Chỉ được phép đăng bài Tuyển dụng trong lĩnh vực nhân sự, hành chính và liên quan
    - 1 nick chỉ được phép đăng tối đa 2 bài tuyển dụng 1 tuần
    - Bài tuyển dụng bắt buộc phải có thời hạn, và sẽ bị xóa sau khi hết hạn 3 ngày
    ------------------------------
    Liên hệ quản trị diễn đàn: nguyenbaoanh89@gmail.com
    Dismiss Notice
  1. gấu kon online

    gấu kon online Moderator

    Tham gia ngày:
    27/6/08
    Bài viết:
    482
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Giới tính:
    Nữ
    Nơi ở:
    Hung Yen, Hà Nội
    1 brand n. a particular make of product - to brand v. - branded adj.


    2 consumer n. the person who buys and uses a product or service - to consume v.


    3 cost v. [cost, costed, costed] to estimate the price of making a product - costing n.


    4 develop v. to create a new product or improve an existing one - product development n.


    5 distribution n. the delivering of products to end-users, inc. advertising, storing etc


    6 end-user n. the person, customer etc who is the ultimate (and so real) user of a product


    7 image n. the concept or perception of a firm or product held by the general public


    8 label n. small piece of paper, metal etc on a product giving information about it


    9 launch v. to introduce a new product, with publicity etc - product launch n.


    10 mail order n. the selling of goods by post - mail-order catalogue n.


    11 market research n. study of consumers' needs & preferences, often for a particular product


    12 packaging UK n. the wrapping or container for a product


    13 point of sale n. the place where a product is actually sold to the public - point-of-sale adj.


    14 product n. something made to be sold; merchandise [includes services] - to produce v.


    15 public relations n. creation and maintenance of a good public image - public relations officer n.


    16 registered adj. registered or officially recorded as a trademark - ® abbr. - to register v.


    17 sponsor n. firm supporting an organisation in return for advertising space - also v.


    18 S.W.O.T. abbr. Strength, Weaknesses, Opportunities, Threats


    19 total product n. the whole product, inc. name, packaging, instructions, reliability, after-sales etc


    20 trademark n. special symbol, design, word etc used to represent a product or firm - " abbr.


    N= danh từ


    V= động từ


    adj= tính từ


    achieved from: englishclub.com
     
  2. cpoclub

    cpoclub Guest

    TTO - Theo Sở Y tế Quảng Bình, hiện nay các bệnh viện, trung tâm y tế huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh đang thiếu đến 50% số lượng bác sĩ.


    Trong khi đó đang có ít nhất 20 bác sĩ lại đang xin đi khỏi các cơ sở y tế do tỉnh quản lý để tìm đến các bệnh viện ngoài tỉnh hoặc về mở phòng khám tư. Nhiều bác sĩ sau khi được cho đi đào tạo cao hơn về tay nghề đã chủ động hoàn tiền đào tạo để đi tìm việc ở các nơi khác có thu nhập cao hơn.


    Nguyên nhân hiện tượng “chảy máu chất xám” này là do các cơ sở y tế ở tỉnh hiện quá thiếu thốn về phương tiện, lại lạc hậu, không thể đáp ứng yêu cầu phục vụ khám chữa bệnh. Hơn nữa, hầu hết bác sĩ không có thu nhập thêm gì ngoài đồng lương, các chế độ đãi ngộ cũng còn rất hạn chế.


    LAM GIANG


    http://www3.tuoitre.com.vn
     
  3. Hoài Không

    Hoài Không New Member

    Tham gia ngày:
    2/4/08
    Bài viết:
    1,689
    Đã được thích:
    54
    Điểm thành tích:
    0
    (LĐ) - Hiện nay, cầu LĐ bình quân hàng năm của Hà Nội (HN) là 1.640.000 người, dự báo năm 2010 là 1.800.000 người. Như vậy, việc khớp nối giữa DN với người LĐ là vô cùng quan trọng.


    Dịch vụ việc làm (VL) có hiệu quả là yếu tố sống còn trong việc vận hành tốt hơn các thị trường LĐ và là nhân tố trung gian chủ chốt trong việc chắp nối người tìm việc với VL hiện có. Thế nhưng...


    Mạnh ai nấy chạy


    Những con số thống kê cho thấy, thực trạng hoạt động của DVVL trên địa bàn HN đang ở dưới mức trung bình, tính ổn định, bền vững trong VL thấp, hiệu quả tạo VL còn yếu. Cộng với sự quản lý lỏng lẻo, cơ chế hoạt động chưa hợp lý... dẫn đến tình trạng một số trung tâm và DN dịch vụ VL hoạt động bất hợp pháp, hoạt động chưa hiệu quả.


    Thông tin đến với người LĐ chưa cập nhật và đôi khi còn bị sai lạc dẫn đến mất niềm tin trong người LĐ với các trung tâm, đặc biệt là với các DN dịch vụ VL.


    Hiện nay, trên địa bàn HN tồn tại 2 hệ thống DVVL là hệ thống trung tâm DVVL (hay còn gọi là DVVL công) và hệ thống DN DVVL (DVVL tư nhân). Tính đến năm 2007, Sở KHĐT đã cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho 677 DN có chức năng DVVL.


    Tuy nhiên, số DN không hoạt động chiếm đến... trên 60% tổng số DN đã đăng ký; Số DN không có thông tin do đã đóng cửa hoặc chuyển đi nơi khác chiếm trên 30%...


    HN có 8 trung tâm DVVL thuộc các cơ quan chức năng và các tổ chức đoàn thể chính trị thì lại tập trung ở một số quận nội thành, các huyện ngoại thành không có. Trong khi các huyện ngoại thành là nơi tập trung lượng lớn LĐ phổ thông hoặc LĐ giản đơn, nhưng lại không có thông tin về thị trường LĐ do các trung tâm cung cấp.


    Hơn nữa, các trung tâm phát triển theo mô hình "mạnh ai nấy chạy", do vậy không có sự gắn kết, không có sự phối hợp đồng bộ nên không tạo thành sức mạnh hệ thống.


    Buông lỏng quản lý


    Có một thực tế là các DN DVVL hiện chỉ hoạt động theo lợi nhuận, thu phí cao nhưng hiệu quả giới thiệu VL thấp. Một số DN có biểu hiện làm sai pháp luật, thu phí GTVL tuỳ tiện, cá biệt có hoạt động lừa đảo gây bức xúc trong nhân dân.


    Một thực tế khác: Giai đoạn 2001-2005 TT DVVL Liên minh HTX chỉ cung ứng và giới thiệu được 50 người, TT DVVL MTTQ VN: 370 người. Như vậy chia bình quân số học TT DVVL Liên minh HTX hàng năm cung ứng và giới thiệu được... 10 người. Cá biệt, TT DVVL TƯ Đoàn năm 2007 không giới thiệu được người nào...


    Năm 2006, 2007 và 6 tháng đầu năm 2008, 8 DN DVVL đã cung ứng và GTVL đạt 13.293 người. Trong đó, Cty TNHH Hoàng Anh: 4.500 người, Cty TNHH 1 thành viên tuyển dụng IT là: 2.500 người. Trong số 8 DN có giấy phép hoạt động DVVL thì chỉ có số ít các DN hoạt động.


    Còn một số DN không hoạt động DVVL hoặc hoạt động nhưng không đáng kể: Cty TNHH tập đoàn quản lý Châu Á Thái Bình Dương: 10 người, Cty Hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực NP, Cty CP Quốc tế Thái Minh: 0 người...


    Để phát triển mạng lưới DVVL, đã đến lúc phải hiện đại hóa cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các cơ sở DVVL; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của hệ thống DVVL; tổ chức, quản lý nhà nước đối với hoạt động DVVL; hoàn thiện và phát triển thông tin TTLĐ; tài chính của các trung tâm DVVL. Có như vậy, hệ thống DVVL mới có thể là nhân tố trung gian chủ chốt trong việc chắp nối người tìm việc với VL ở một thị trường LĐ sôi động bậc nhất hiện nay - HN.


    Nguyễn Thành Công (Trung tâm GTVL - Tổng LĐLĐVN)
     
  4. Hoài Không

    Hoài Không New Member

    Tham gia ngày:
    2/4/08
    Bài viết:
    1,689
    Đã được thích:
    54
    Điểm thành tích:
    0
    (LĐ) - TPHCM đã huy động được hơn 7.250 tỉ đồng thực hiện chương trình xoá đói, giảm nghèo (XĐGN). Có thể nói, không thiếu vốn hỗ trợ người nghèo, nhưng để giúp họ có một nghề vững chắc, thoát nghèo không phải điều đơn giản.


    Ban chỉ đạo XĐGN và việc làm TP cho biết: trung bình mỗi năm Quỹ XĐGN giải ngân cho khoảng 45 nghìn hộ nghèo vay vốn sản xuất; Quỹ Quốc gia hỗ trợ việc làm đã trợ vốn cho 9.352 dự án, tạo việc làm cho hơn 312 nghìn LĐ. Quỹ Hỗ trợ đào tạo giải quyết việc làm cho người có đất bị thu hồi sau hai năm hoạt động cũng đã giúp hơn 7 nghìn LĐ có việc làm.


    Bên cạnh đó, các địa phương cũng chủ động liên kết với trường, trung tâm có chức năng đào tạo nghề để tổ chức dạy nghề cho LĐ nghèo chưa có việc làm. Hiện nay, tính trung bình mỗi năm TP đã dạy nghề cho khoảng 10 - 12 nghìn lượt LĐ. Các cấp lãnh đạo TP nhận định đây là giải pháp căn cơ nhất để hỗ trợ người nghèo, khuyến khích người nghèo tự phấn đấu vượt nghèo. Trong giai đoạn 2004-2008, TP đã giải quyết việc làm cho trên 165 nghìn LĐ nghèo.


    Tuy nhiên, tốc độ phát triển kinh tế nhanh chóng của TP đòi hỏi trình độ của NLĐ ngày càng cao, trong khi tình trạng "nghèo đi kèm trình độ thấp" vẫn còn tồn tại. Một cán bộ của VP Ban chỉ đạo XĐGN và việc làm than thở: "Chỉ cần qua TTGTVL TP, chúng tôi có thể tìm được hàng trăm chỉ tiêu việc làm cho người nghèo. Nhưng không nhiều người đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng".


    Tháng 8 vừa qua, UBND TPHCM ký quyết định phân bổ 580 triệu đồng để đào tạo nghề (ĐTN) cho 709 LĐ nghèo. Con số rất nhỏ so với số người nghèo cần được ĐTN. Trong thời buổi "cơm áo gạo tiền", thời gian là vàng bạc, để kéo người nghèo đến lớp học nghề là cả một vấn đề nan giải. Nhiều người nghèo không muốn đến lớp học nghề vì bận mưu sinh.


    XKLĐ là một hướng XĐGN, nhưng hơn 10 năm qua, TPHCM mới đưa được trên 500 người nghèo đi làm việc ở nước ngoài. Nguyên nhân là vì LĐ nghèo không đủ trình độ cho dù không thiếu chỉ tiêu. Chưa nói đến tay nghề, chỉ riêng khoản ngoại ngữ đã là một cửa ải khó vượt qua đối với nhiều LĐ nghèo. Những thị trường XKLĐ lương càng cao thì yêu cầu càng khắt khe, trong khi thị trường dễ như Malaysia lại không hấp dẫn được LĐ nghèo. Ông Trần Văn Thạnh - Phó Giám đốc Cty Suleco - cho biết: "Người nghèo được đào tạo nghề miễn phí, được hỗ trợ vốn đi XKLĐ nhưng chẳng mấy người mặn mà theo học để nâng cao trình độ". Bởi LĐ phải tập trung học nghề XKLĐ tại một địa điểm trong vài ba tháng, thường cách xa nơi ở của mình khiến họ có tâm lý e ngại, không muốn mạo hiểm.


    Được biết, TPHCM đang tập trung vào việc dạy nghề, hướng dẫn người nghèo sản xuất ngay tại địa phương, tận dụng những lợi thế có sẵn trên địa bàn mình. Những nơi có nhiều KCN tập trung, DN đóng trên địa bàn như quận 3, quận 5, quận 6, quận 7, quận Phú Nhuận, huyện Nhà Bè, huyện Củ Chi, huyện Bình Chánh, ... đã thực hiện dạy nghề và giải quyết việc làm theo nhu cầu thực tế của địa phương.


    Vinh Hải
     
  5. hoacomay

    hoacomay Moderator

    Tham gia ngày:
    1/6/08
    Bài viết:
    1,538
    Đã được thích:
    6
    Điểm thành tích:
    0
    Giới tính:
    Nữ
    Nơi ở:
    Việt Nam
    Bà Nguyễn Ngọc Sương, giám đốc Sở Lao động - thương binh và xã hội TP Cần Thơ, cho biết phiên giao dịch lần thứ nhất Sàn giao dịch việc làm TP Cần Thơ sẽ diễn ra trong hai ngày 6 đến 7-11 tại khu nhà Trung tâm hội chợ triển lãm quốc tế Cần Thơ.


    Sàn giao dịch việc làm nhằm ứng dụng công nghệ thông tin ở mức độ cao để tổ chức đăng ký và kết nối nhu cầu giao dịch việc làm, nghề nghiệp giữa người tìm việc để làm, tìm nghề để học với các doanh nghiệp, đơn vị cần tuyển dụng, tuyển sinh.


    Bà Sương cho biết phiên giao dịch dự kiến thu hút 100 lượt doanh nghiệp tham gia đăng ký tuyển dụng, tuyển sinh; 2.000 lượt lao động tham gia tìm việc làm, 400 lao động tham gia tìm nghề, kỹ năng để học bằng nhiều hình thức. Tại phiên giao dịch, các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài sẽ đăng ký tuyển 3.000 chỗ làm việc tại các địa bàn: TP Cần Thơ, Tây Nam bộ, Đông Nam bộ, ngoài nước; các trường, trung tâm, cơ sở dạy nghề cũng sẽ đăng ký tuyển 350 cơ hội học nghề và 360 cơ hội học kỹ năng phụ trợ với cơ chế ưu đãi.


    Tại sàn cũng sẽ diễn ra hội thảo định hướng phát triển dạy nghề của doanh nghiệp ở TP Cần Thơ, tọa đàm “Tổ chức các hoạt động giao dịch việc làm ở TP Cần Thơ năm 2009”…


    Theo Tuổi trẻ
     
  6. hoacomay

    hoacomay Moderator

    Tham gia ngày:
    1/6/08
    Bài viết:
    1,538
    Đã được thích:
    6
    Điểm thành tích:
    0
    Giới tính:
    Nữ
    Nơi ở:
    Việt Nam
    Trong vai một người thu gom hàng may mặc trẻ em đưa lên Đắk Lắk, chúng tôi đến “đặt hàng” với một cơ sở may tại hẻm 120 đường Phạm Văn Bạch, phường 15, quận Tân Bình. Tại đây, chúng tôi tiếp xúc với 6 thợ, trong đó 5 em tuổi chừng 14 - 16.


    Dù mắt thâm quầng, ngái ngủ nhưng các em phải làm cho xong sản lượng mà chủ đã giao mới được nghỉ ngơi. Hàng trăm lao động tuổi từ 12 đến 15, đang bị vắt kiệt sức tại các cơ sở sản xuất ở TPHCM, đổi lại là những đồng lương rẻ mạt.


    Hơn 22 giờ, tại các con đường Phạm Văn Bạch, Nguyễn Sĩ Sách, Huỳnh Văn Nghệ (quận Tân Bình - TPHCM), hàng chục cơ sở may vẫn sáng đèn, tất bật sản xuất. Rất đông lao động miệt mài bên bàn máy.


    [​IMG]


    Ba tại chỗ”


    Trong vai một người thu gom hàng may mặc trẻ em đưa lên Đắk Lắk, chúng tôi đến “đặt hàng” với một cơ sở may tại hẻm 120 đường Phạm Văn Bạch, phường 15, quận Tân Bình. Tại đây, chúng tôi tiếp xúc với 6 thợ, trong đó 5 em tuổi chừng 14 - 16. Căn phòng gần 20 m2 kê 5 chiếc máy may và một máy vắt sổ. Sát góc tường là nơi chứa vải và hàng đã may xong. Không gian chật chội đó là nơi làm việc, ăn và ngủ của 6 thợ.


    Một cậu bé gầy nhom chỉ mặc độc chiếc quần đùi đang “cày” trên chiếc máy vắt sổ. Thân hình cậu bé như bị lấp dưới đống vải vừa cắt cao đến ngực. Khi nghe tôi hỏi, cậu ta nói tên là Lung, quê ở Thái Bình, mới 14 tuổi nhưng đã 2 năm làm thợ. Ra ngoài, Lung nói nhỏ với tôi: “Kiếm được đồng bạc khổ lắm chú ơi. Cô chủ dặn ai hỏi thì nói thế chứ tụi cháu chả thấy tiền nong gì. Mỗi tháng chỉ được 30.000 đồng tiêu vặt”.


    Còn tại đường Vườn Lài nối dài ở phường Phú Thọ Hòa, quận Tân Phú, một cơ sở chưa đến 50 m2 là chỗ làm, ăn và ngủ của gần 20 thợ. Gian phòng nóng bức đến ngạt thở. Trong phòng, vải vóc và hàng may sẵn để dồn đống. Bụi vải cứ lơ lửng, đặc quánh. Hai anh em Thạch L., Thạch M. quê ở Trà Vinh mới chừng 14 tuổi nhưng phải làm việc 14 giờ mỗi ngày. Đến bữa, chủ cơ sở mua cơm hộp đến cho ăn, cứ thế tiếp tục làm cho đến khuya. Một cơ sở cạnh đó cũng sử dụng 10 lao động, trong đó có đến 3 lao động dưới 15 tuổi. Điều kiện làm việc cũng bức bối không kém.


    Tận thu lao động giá rẻ


    Chủ cơ sở may nơi Lung làm việc là một người phụ nữ được các thợ nhí gọi là chị Đức. Khi tôi yêu cầu phải đặt hàng gấp, số lượng lớn, chị ta cho biết: “Cứ vô tư, chúng nó sẽ may suốt đêm. Không kịp thì đưa tới mấy cơ sở bạn, chất lượng như nhau”. Nghe bà chủ nói, mấy cô bé đang hóng chuyện chợt buồn thiu quay mặt vào tường, lầm bầm: “Chỉ hàng chợ thôi may cũng đuối rồi, thêm hàng của chú nữa chắc chết quá”. Bước ra đường, tôi đụng ngay đám trẻ hàng xóm đang đá bóng, đùa vui rộn rã. Ngoái vào trong, những chiếc lưng gầy nhom của các thợ nhí đang cúi gập trên bàn máy, không khỏi chạnh lòng!


    Năm em nhỏ tên Trần An, Nguyễn Chữ, Mai Dinh, Nguyễn Mạnh Linh, Mai Sáu quê ở huyện Phú Lộc, Thừa Thiên - Huế đang làm việc cho cơ sở may công nghiệp ở đường Nguyễn Phúc Chu, quận Tân Bình tuổi cũng chỉ từ 13 - 15. Tuổi nhỏ, năng suất không cao, các em thường xuyên bị buộc tăng ca để kịp tiến độ giao hàng. Các em cho biết mỗi tuần chỉ được nghỉ ngày chủ nhật, ngày thường phải làm đến 0 giờ. Đây là nguồn lao động giá rẻ nên các chủ cơ sở mặc sức tận thu. Bởi khi lớn thêm chút nữa, đủ tuổi lao động, các em sẽ bỏ cơ sở, xin vào làm việc tại các công ty, xí nghiệp lớn.


    Tương tự, theo khảo sát của chúng tôi, hàng trăm lao động trẻ em cũng đang vắt kiệt sức trong các cơ sở may ở phường 3, 13 - quận Tân Bình; các cơ sở làm nhang, làm bao bì ở phường 3, 8, 9 - quận 8...


    Bị hành hạ, đánh đập


    Ăn uống thiếu thốn trong khi phải làm việc đến 14 - 16 giờ mỗi ngày, thậm chí dịp Tết cũng phải làm việc trắng đêm trong những cơ sở ẩm thấp, thiếu vệ sinh, sức khỏe của những lao động nhí mau chóng kiệt quệ. Tại quận Bình Tân, trước đây đã có trường hợp lao động trẻ em làm việc quá nhiều bị ngất xỉu, những người hàng xóm phát hiện kịp thời đưa đi cấp cứu và báo với cơ quan chức năng. Tương tự là một trường hợp lao động trẻ em ở phường Hòa Thạnh, quận Tân Phú bị ép buộc làm việc quá sức, không chịu nổi nên em bỏ trốn ra ngoài.


    Cách đây chưa lâu, ngày 13/9, Công an quận Tân Phú phát hiện cơ sở may ở đường Lê Trọng Tấn, phường Tây Thạnh, quận Tân Phú sử dụng 5 lao động từ 12 - 17 tuổi, quê ở Bắc Giang. Các em thường xuyên bị chủ cơ sở ép buộc làm việc từ 15 - 19 giờ mỗi ngày. Nếu không nghe lệnh, các em sẽ bị chủ cơ sở đánh đập.


    (Theo Phạm Hồ/Người lao động/Hanoinet)
     
  7. Hoài Không

    Hoài Không New Member

    Tham gia ngày:
    2/4/08
    Bài viết:
    1,689
    Đã được thích:
    54
    Điểm thành tích:
    0
    AT - Trong buổi học đầu tiên môn viết tin của lớp báo chí năm 3, giảng viên làm quen với sinh viên bằng cách đặt ra câu hỏi: "Trong tất cả các bạn ở đây, những ai xác định sau khi ra trường sẽ làm báo?". Chưa đến 1/3 sinh viên trong lớp giơ tay. Giảng viên gật đầu rồi chỉ định một bạn nữ đang ngồi im: "Còn bạn, tôi muốn biết sau khi ra trường bạn sẽ làm gì?" - "Dạ, em cũng chưa biết được, có thể là một công việc văn phòng nào đó...".


    "Chưa biết được", đó không chỉ là câu trả lời của một sinh viên năm 3, mà dường như đã trở thành câu cửa miệng của rất nhiều sinh viên năm cuối khi có ai đặt câu hỏi: "Ra trường bạn làm gì?".


    Sinh viên lúng túng


    Ngoài những ngành đặc thù có sự định hướng rõ ràng ngay ở cái tên, ví dụ: sư phạm đi dạy; y dược làm y, bác sĩ; kế toán làm kế toán,... tạo điều kiện dễ dàng cho sinh viên "biết việc" trước khi vào học, đồng thời cũng có nhiều ngành nghề làm sinh viên mơ hồ, thậm chí lầm tưởng cho đến lúc học xong.


    Hà (sinh viên năm 4, khoa xã hội học ĐHKHXH&NV TP.HCM) không ngần ngại bày tỏ: "Khi đăng ký thi vào khoa xã hội học thật sự mình không hề biết xã hội học sẽ làm gì. Nhưng mình vẫn thi vì biết trong cuốn Những điều cần biết về tuyển sinh đại học, cao đẳng có ghi ngành đó”.


    Khác với Hà, Nam - sau khi rớt nguyện vọng một mới nháo nhào tìm kiếm một ngành còn tuyển nguyện vọng hai, và nhân học là ngành được bạn lựa chọn. Nam nói: "Mình không hề biết ngành nhân học cụ thể là sẽ làm gì. Mình chỉ biết đó là một ngành mới mở của ĐHKHXH&NV TP.HCM, và phỏng đoán ngành mới chắc công việc của nó cũng sẽ mới mẻ và thú vị”.


    Từ sự mơ hồ của tên ngành học, thiếu thông tin ngành học dẫn đến nhiều bạn không biết gì về nó nhưng vẫn đâm đầu vào học, để rồi vừa học vừa hoang mang về việc làm. Hà khẳng định: "Năm nhất, năm hai, thậm chí lên tận năm ba mình vẫn không biết ra trường sẽ làm được việc gì. Lúc đó cũng lo lắm và mình có ý nghĩ học xong sẽ ở lại thành phố, chen chân vào một công ty nào đấy. Nhưng lại thấy các anh chị khóa trước ở lại thành phố vất vả quá, mãi mà không tìm được công việc phù hợp. Mình thật sự nản, đành nghĩ thôi cứ lo học đi đã rồi sẽ tính sau".


    Hỏi các bạn khác cùng lớp với Hà thì câu trả lời hầu hết cũng là: không biết học xong sẽ làm gì!


    Trường ĐHKHXH&NV; ĐH Khoa học tự nhiên có một số ngành đào tạo theo chương trình cử nhân tài năng. Tuy nhiên, không phải sinh viên cử nhân tài năng nào cũng có sự định hướng rõ ràng cho nghề nghiệp của mình. N. (cử nhân tài năng văn học) tâm sự: "Sắp tốt nghiệp rồi mà mình vẫn chưa biết sẽ làm gì. Gia đình muốn mình đi dạy, nhưng thật sự mình cảm thấy đi dạy lại không phù hợp với bản thân lắm...".


    Theo ghi nhận, nhóm ngành xã hội thường có nhiều sinh viên mơ hồ về việc làm như: nhân học, xã hội học, triết học, văn học, ngôn ngữ, giáo dục học...


    Tuy nhiên, ngay cả những ngành "đắt giá” vẫn có nhiều sinh viên bị đặt vào thế lúng túng tìm việc làm. Đó là những trường hợp sinh viên không có sự định hướng kỹ càng về nghề nghiệp trước khi quyết định ngành học cho bản thân, đến khi học mới "vỡ" ra là mình không phù hợp với ngành đó.


    Nhà trường cũng... loay hoay


    Hằng năm, để giúp sinh viên định hướng nghề nghiệp tốt hơn sau khi ra trường, các trường đại học, cao đẳng đã có sự liên kết với các doanh nghiệp tổ chức những chương trình hướng nghiệp, ngày hội việc làm, ngày hội sinh viên. Dù chưa thật sâu sát và chưa giải quyết triệt để vấn đề việc làm, nhưng qua đó phần nào giúp sinh viên tiếp cận được gần hơn, có cái nhìn cụ thể hơn với ngành nghề trong tương lai của mình.


    Thầy Quang, phòng quản lý công tác - chính trị sinh viên ĐHKHXH&NV cho biết: các năm trước đây nhà trường chưa nắm được số liệu về sinh viên tốt nghiệp có việc làm, làm trái ngành và thất nghiệp. Nhưng từ năm nay (2008) nhà trường sẽ tiến hành thống kê.


    Sinh viên tốt nghiệp lâm vào tình cảnh thất nghiệp, làm trái ngành đang là tình trạng chung ở nhiều trường đại học, cao đẳng. Nhà trường, dù mong mỏi sinh viên của mình có việc làm sau tốt nghiệp, nhưng xem chừng vẫn chưa có hướng giải quyết thấu đáo.


    Chương trình đào tạo có phù hợp?


    Bốn năm đại học đèn sách, tốn kém không ít tiền của của gia đình, người thân. Tốt nghiệp với tấm bằng đại học trong tay mà nhiều bạn vẫn bị lâm vào tình cảnh hẩm hiu là không có việc làm.


    Các doanh nghiệp thường xuyên có những đợt tuyển dụng, nhưng luôn than phiền rằng sinh viên mới tốt nghiệp không đáp ứng được yêu cầu làm việc. Và điều đáng lo ngại là những sinh viên đạt điểm tốt nghiệp giỏi lại chưa chắc đã làm việc giỏi.


    Nên chăng cần phải xem lại cách thức đào tạo của chúng ta?


    Bên cạnh việc cung cấp kiến thức lý thuyết, các trường nên cho sinh viên thực hành nhiều. Kêu gọi các công ty, doanh nghiệp có những buổi tiếp xúc, giới thiệu nhằm giúp sinh viên được "nhìn thấy, nghe thấy" công việc thực tế. Đào tạo nhiều hơn những kỹ năng mềm (giao tiếp, làm việc nhóm...) giúp sinh viên năng động hơn, nhạy bén hơn để khi ra trường dễ hòa mình vào công việc...


    Định hướng nghề nghiệp và giới thiệu ngành học cho bạn trẻ ngay từ khi học phổ thông, để mỗi người tự biết mình muốn làm gì, khả năng làm được việc gì?


    Tất cả nhằm hạn chế tình trạng tốt nghiệp lại thất nghiệp hoặc phải làm trái ngành, trái nghề.


    TRINH C?


    (Báo chí K05, ĐHKHXH&NV TP.HCM)
     
  8. Hoài Không

    Hoài Không New Member

    Tham gia ngày:
    2/4/08
    Bài viết:
    1,689
    Đã được thích:
    54
    Điểm thành tích:
    0
    [​IMG]


    Vì sao các DN lại phải lo việc đào tạo nghề cho lao động? Thực tế, các DN đã từng tuyển lao động từ các trường cao đẳng nghề, hay các Trung tâm dạy nghề, nhưng phần lớn chất lượng đào tạo không đạt được như ý muốn của chủ sử dụng nước ngoài.


    Việc Bộ LĐ-TB&XH chỉ đạo DN phải hạn chế đưa lao động phổ thông ra nước ngoài làm việc trong thời gian tới đang trở thành động lực thúc đẩy doanh nghiệp xuất khẩu lao động đầu tư cho dạy nghề.


    Nhu cầu rất cao


    Cty CP Dịch vụ & Thương mại Hàng không (Airseco) là một trong những DN tiên phong trong việc đào tạo nghề cho người lao động. Công ty này đã đầu tư gần 3 tỉ đồng thành lập xưởng đào tạo thợ hàn công nghệ cao tại huyện Đông Anh, TP Hà Nội với 30 máy hàn TIG, MIG, 3G, 6G công nghệ Italia, năng lực đào tạo 300 học viên/tháng. Đồng thời, Airseco cũng đầu tư 60 máy may của Nhật Bản, phục vụ đào tạo công nhân may mặc cung cấp cho thị trường Nga, Ukraina... Giáo viên đều là thợ bậc cao, có kinh nghiệm công tác tại nước ngoài.


    Chủ tịch HĐQT, TGĐ Nguyễn Xuân Vui cho biết thị trường Ả-rập Xê-út đang rất cần thợ hàn Việt Nam có tay nghề cao. Cụ thể, hiện nay phía bạn đang cần khoảng 500 thợ hàn Tig, Mig 3G; Theo dự báo trong năm 2009, nước này cần tuyển hàng ngàn thợ hàn Việt Nam.


    Không chỉ Airseco, công ty CP Cơ khí và XKLĐ Thừa Thiên - Huế chi nhánh tại Hà Nội (ENLEXCO-HANOI) cũng đã đầu tư xây dựng Trung tâm đào tạo nghề và giáo dục định hướng. Ông Dương Đình Thiết, Phó TGĐ công ty kiêm GĐ Chi nhánh Cty tại Hà Nội thừa nhận: "Tuyển lao động có nghề luôn là bài toán khó giải đối với các DN XKLĐ. Và trong bối cảnh hiện nay, dạy nghề cho lao động đi làm việc ở nước ngoài là xu hướng tất yếu để XKLĐ bền vững".


    Không tin tưởng ở các trường dạy nghề


    Vì sao các DN lại phải lo việc đào tạo nghề cho lao động? Thực tế, các DN đã từng tuyển lao động từ các trường cao đẳng nghề, hay các Trung tâm dạy nghề, nhưng phần lớn chất lượng đào tạo không đạt được như ý muốn của chủ sử dụng nước ngoài. Lý do bởi thời gian học thực hành ít quá, máy móc lạc hậu, số lượng cũng rất hạn chế, lại phải học quá nhiều những môn phụ. Do vậy, mặc dù thời gian đào tạo kéo dài hàng năm nhưng chất lượng học viên đầu ra lại không cao. Nên không còn cách nào khác, các DN phải tìm cách đào tạo cho người lao động nếu muốn đi làm việc ở nước ngoài.


    Thông tin từ Airseco cho thấy, sau những khoá đào tạo đầu tiên, 97% học viên đã được đưa đi làm việc tại Ả-rập Xê-út với mức lương 7,5 - 9 triệu đồng/tháng, hoặc làm việc tại các xưởng may công nghiệp của Châu Âu với thu nhập 11,5 - 19,5 triệu đồng/tháng. Quan trọng hơn, sau khi làm việc tại Ả-rập Xê-út, lao động sẽ được sát hạch tay nghề một lần nữa và sẽ được cấp chứng chỉ của Hiệp hội Hàn Hoa Kỳ. Với chứng chỉ có giá trị toàn cầu này, thợ hàn Việt Nam có cơ hội làm việc ở các nước công nghệ cao cũng như trở về Việt Nam làm việc trong các liên doanh nổi tiếng thu nhập không hề thua kém ở nước ngoài.


    Bài toán không đơn giản


    Thực tế là, người lao động khi có nghề sẽ thêm nhiều cơ hội để làm việc tại những môi trường tốt, thậm chí được tiếp tục nâng cao tay nghề. Song một trong những yếu tố quan trọng để giúp người lao động có nghề là bản thân họ cần thay đổi nhận thức. Ông Nguyễn Thanh Hòa, Thứ trưởng Bộ LĐTB&XH cho rằng, người lao động cần phải coi học nghề là nhu cầu tự thân, không nên cứ ỷ lại Cty XKLĐ, ép buộc thì mới học và học miễn cưỡng qua loa.


    Bên cạnh đó, các địa phương cần chủ động hơn nữa trong công tác dạy nghề: vừa tuyên truyền khuyến khích, vừa hỗ trợ con em địa phương học nghề, lập nghiệp. Việc hạn chế đưa lao động phổ thông ra nước ngoài làm việc trong thời gian tới cũng là chủ trương của Bộ LĐTB-XH.


    Nhưng để giải quyết bài toán này là không hề đơn giản. Theo bà Hoàng Kim Ngọc, Phó cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước cho biết dù đã có chuyển biến nhưng tỷ lệ người có nghề mới chỉ đạt khoảng 30%. Trong đó có nguyên nhân do nhiều DN XKLĐ còn bị động trước những đơn hàng vì nguồn tuyển không đáp ứng được yêu cầu của phía tiếp nhận. Một vấn đề nữa là việc gắn kết giữa đào tạo nghề với XKLĐ thời gian qua còn nhiều bất cập. Cơ sở dạy nghề không nắm được nhu cầu để đào tạo, còn DN XKLĐ không tìm được lao động đạt trình độ tay nghề theo yêu cầu của nhà tuyển dụng...


    Trước tình hình đó, Cục cũng đã xây dựng đề án thí điểm đào tạo nghề cho lao động đi làm việc ở nước ngoài theo cơ chế đặt hàng, đấu thầu giai đoạn 2008-2010 nhằm gắn kết giữa dạy nghề với XKLĐ. Điều đáng nói là không phải chờ đến khi Cục xây dựng đề án này, đã có không ít DN đầu tư mạnh vào đào tạo nghề bởi họ biết rằng đây là cách duy nhất để có thể giảm thiểu rủi ro khi đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.


    (Theo Hanoinet)
     
  9. Hoài Không

    Hoài Không New Member

    Tham gia ngày:
    2/4/08
    Bài viết:
    1,689
    Đã được thích:
    54
    Điểm thành tích:
    0
    LĐ) - Nguồn tin từ Cục Quản lý lao động ngoài nước ngày 31.10 cho hay, từ đầu năm đến thời điểm trên, cả nước đã đưa được 72.522 người đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài.


    Trong đó dẫn đầu các thị trường tiếp nhận LĐVN vẫn là Đài Loan (28.637), Hàn Quốc (13.226), Malaysia (6.978), Nhật Bản (4.692)..., đạt 85,32% kế hoạch năm 2008.


    T.X
     
  10. Hoài Không

    Hoài Không New Member

    Tham gia ngày:
    2/4/08
    Bài viết:
    1,689
    Đã được thích:
    54
    Điểm thành tích:
    0
    (NLĐ)- Ngày hội Tư vấn nghề nghiệp và Sàn giao dịch việc làm TPHCM phiên thứ 7 do UBND quận 11-TPHCM và Trung tâm Giới thiệu việc làm TP phối hợp tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 2-11 tại Trung tâm Văn hóa quận 11 (179 A-B Bình Thới, phường 9, quận 11-TPHCM).


    Đến nay đã có 27 doanh nghiệp đăng ký tham gia tuyển dụng với tổng nhu cầu gần 4.000 lao động. Nhu cầu tuyển dụng tập trung vào các ngành: may, điện, cơ khí, xây dựng, bảo vệ... Dự kiến, sẽ có 1.000 lao động tham gia phỏng vấn và nhận được việc làm từ sàn giao dịch. Tại ngày hội, Ban Tổ chức còn trao 20 học bổng học nghềm, mỗi học bổng trị giá 1 triệu đồng cho học viên có hoàn cảnh khó khăn.


    N. Huỳnh


    http://www.nld.com.vn
     

Chia sẻ trang này

Share