Nói thẳng với nhân viên bằng sự chân thành

Thảo luận trong 'HOT TOPIC' bắt đầu bởi TEDU, 11/5/11.

  1. QUY ĐỊNH DIỄN ĐÀN
    - Đăng bài viết bắt buộc có tiền tố
    - Không đăng bài Quảng Cáo
    - Chỉ được phép đăng bài Tuyển dụng trong lĩnh vực nhân sự, hành chính và liên quan
    - 1 nick chỉ được phép đăng tối đa 2 bài tuyển dụng 1 tuần
    - Bài tuyển dụng bắt buộc phải có thời hạn, và sẽ bị xóa sau khi hết hạn 3 ngày
    ------------------------------
    Liên hệ quản trị diễn đàn: nguyenbaoanh89@gmail.com
    Dismiss Notice
  1. TEDU

    TEDU Connecting HR Community

    Tham gia ngày:
    3/4/08
    Bài viết:
    866
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Giới tính:
    Nữ
    Bạn phải nói gì khi đội ngũ nhân viên đang lo lắng? William J. Conaty là một bậc thầy về nhân sự và là nhà quản lý nhân sự tài ba đã đưa ra một vài lời khuyên đối với những người làm lãnh đạo doanh nghiệp đó là “hãy nói thẳng những khó khăn của công ty cho nhân viên bằng thái độ chân thành”.


    William từng là giám đốc nhân sự cao cấp của Tập đoàn General Electrics hơn 14 năm, hiện ông đang là cố vấn đặc biệt cho nhiều doanh nghiệp như Clayton, Dubilier & Rice trong việc giải quyết khủng hoảng nhân sự trong giai đoạn khó khăn kinh tế hiện nay. Sau đây là một số điều mà William cho rằng những người làm công tác quản lý nên cân nhắc để trò chuyện với nhân viên trong kỳ đánh giá họ dịp giữa năm.


    Hãy trung thực nói chuyện với nhân viên trực thuộc mình bằng sự chân thành


    Nhân viên thường muốn biết họ đang ở đâu trong doanh nghiệp và điều này lại càng quan trọng khi họ đang sống cùng với nền kinh tế đang bị khủng hoảng. Tin tức về các doanh nghiệp lần lượt đưa ra các kế hoạch cắt giảm nhân công, giảm giờ làm, không tăng lương, không đi công tác, không tiệc tùng chiêu đãi… và các kế hoạch tái cấu trúc của ban lãnh đạo đã và đang làm cho nhân viên ngày càng hoang mang.


    Nếu bạn là người quản lý giỏi, hãy nói cho nhân viên mình biết vị trí của họ ở đâu trong công ty và điều này sẽ giúp họ có những quyết định tốt cho riêng mình. Đừng đợi đến ngày bạn ra quyết định cho họ thôi việc thì họ mới thảng thốt kêu lên: “Tại sao tôi không biết trước điều này vì tôi vừa mới mua xe, hoặc vừa đổi nhà hoặc rằng mẹ tôi đang đau ốm nặng?”.


    Đừng cho rằng các nhân viên giỏi đều hiểu rằng họ là ai


    Trong giai đoạn khó khăn này, nếu cho rằng “im lặng là vàng” thì điều này hoàn toàn không đúng với người làm quản lý, ngược lại nó có sự ảnh hưởng xấu và tệ hơn với đội ngũ nhân viên, thậm chí ngay cả những nhân viên “ngôi sao” của công ty cũng rơi vào tâm trạng hoang mang không biết mình sẽ được giữ lại hay cũng sẽ bị lên đường! Điều này thật dễ hiểu vì họ đã chứng kiến cảnh đồng nghiệp lần lượt nhận quyết định cắt giảm người, nhận trợ cấp và họ tự hỏi liệu mình sẽ là người kế tiếp.


    Nếu bạn là người quản lý giỏi, hãy chủ động nói chuyện để họ biết mình đang ở đâu trong công ty. Điều này sẽ tạo cơ hội cho các ngôi sao này tỏa sáng thêm nếu họ nhận ra rằng trong khủng hoảng luôn có cơ hội. Nếu bạn nghe từ một vài nhân viên ngôi sao nói rằng “Tôi biết anh/chị đang đối mặt với những bước mạo hiểm khi giữ lại người để chuẩn bị cho tình hình sau khủng hoảng. Vì thế tôi rất cảm ơn và hứa sẽ sẵn sàng làm người đứng sau tiếp sức cho anh/chị trong giai đoạn này”, thì họ xứng đáng được ở lại và chắc chắn họ sẽ tiếp tục cống hiến.


    Hãy đưa ra những gương tiêu biểu trong thời gian qua để xây dựng niềm hy vọng


    Trong giai đoạn khủng hoảng này, nhiều người quản lý có khuynh hướng tránh nói về lương tiền, phúc lợi vì cho rằng đó là đề tài không dễ có câu trả lời. Nhà quản lý giỏi cần hiểu rằng, không cần phải nói đến việc đảm bảo vị trí cho tất cả nhân viên, nhưng trong cuộc đối thoại với nhân viên giỏi, bạn có thể gián tiếp thông báo cho họ biết rằng nếu mọi khó khăn được vượt qua nhanh hơn dự kiến, khả năng công ty sẽ tặng cho nhân viên cổ phiếu thưởng (stock) và theo cảm nhận của mình, bạn tin rằng nhân viên A hay B đó “hoàn toàn có khả năng được nhận các phúc lợi này”.


    Việc này không có nghĩa là bạn nói dối để giữ chân họ mà đơn giản là bạn đã biết cách xây dựng niềm hy vọng đúng lúc và sự lạc quan cần thiết để tránh việc họ gặp bạn đưa đơn thôi việc trong khi bạn lại chẳng muốn để họ từ bỏ công ty.


    Thận trọng với những mục tiêu quá tham vọng, khó đạt được trong hoàn cảnh hiện tại


    William cho rằng những mục tiêu lớn lao mà lãnh đạo công ty muốn đưa xuống cho nhân viên là điều rất cần thiết lúc này, nhưng một người quản lý giỏi cần phải biết góp ý với ban lãnh đạo nên và không nên đưa ra những mục tiêu gì, và nó phải phù hợp với hoàn cảnh hiện tại và phải thực tế.


    Ví dụ nếu nhân viên bán hàng giỏi của bạn bị áp lực buộc phải đạt doanh số tài chính của năm 2009 khi cả thế giới đang bị khủng hoảng hiện nay và vì họ không muốn đổi việc, nên có khả năng họ sẽ tự ý cắt xén vài chỗ hoặc đi tắt vài bước với đối tác để đạt bằng được điều mà bạn đưa ra. Hậu quả của việc này thật khó lường nếu mọi chuyện vỡ lở.


    Một người quản lý giỏi cần phải biết điều chỉnh các mục tiêu cho nhân viên để họ tận tâm làm việc và không gây ra hậu quả khó lường mà sau đó chính bạn là người phải giải quyết những việc làm sai trái ấy của nhân viên.





    Theo KHÁNH LINH, Báo Doanh nhân Sài Gòn Cuối tuần
     
    Last edited by a moderator: 11/5/11
  2. Akhin

    Akhin New Member

    Tham gia ngày:
    11/8/08
    Bài viết:
    6
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Qua bài viết có thể thấy William J. Conaty là bậc thầy về quản lý nhân sự. Có rất nhiều phương pháp quản lý như khích lệ, cây gậy và củ cà rốt, quản lý vương quốc... nhưng dễ thành công nhất có lẽ là mở lòng ra với mọi người, tạo sự tin tưởng và giúp đỡ lẫn nhau trong công việc và cả cuộc sống, vì sau mỗi công việc là 1 con người và 1 gia đình.
     

Chia sẻ trang này

Share