Nội quy lao động công ty & Thỏa ước lao động tập thể

Thảo luận trong 'LUẬT LAO ĐỘNG, BHXH' bắt đầu bởi typn1979, 18/11/08.

  1. QUY ĐỊNH DIỄN ĐÀN
    - Đăng bài viết bắt buộc có tiền tố
    - Không đăng bài Quảng Cáo
    - Chỉ được phép đăng bài Tuyển dụng trong lĩnh vực nhân sự, hành chính và liên quan
    - 1 nick chỉ được phép đăng tối đa 2 bài tuyển dụng 1 tuần
    - Bài tuyển dụng bắt buộc phải có thời hạn, và sẽ bị xóa sau khi hết hạn 3 ngày
    ------------------------------
    Liên hệ quản trị diễn đàn: nguyenbaoanh89@gmail.com
    Dismiss Notice
  1. typn1979

    typn1979 New Member

    Tham gia ngày:
    30/10/08
    Bài viết:
    6
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    <_< <_< <_< <_< <_<


    Em mới tập sự thôi các bác ơi, các bác chỉ giáo cho em với!


    Các bác giải thích cho em cái vu khác nhau và giống nhau của 2 hình thức: Nội quy lao động công ty & Thỏa ước lao động tập thể với.


    Hai hình thức này như nào các bác, cái nào thì mình phải đăng ký với Sở LĐTBXH vậy các bác????


    tks các bác trước
     
    Last edited by a moderator: 18/11/08
  2. ngochai

    ngochai New Member

    Tham gia ngày:
    11/11/08
    Bài viết:
    22
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Giới tính:
    Nam
    Nơi ở:
    Hải Phòng
    hinh nhu ca 2 thi fai nhung cai nay tui cung ko ro lam
     
  3. kinhcan

    kinhcan Guest

  4. typn1979

    typn1979 New Member

    Tham gia ngày:
    30/10/08
    Bài viết:
    6
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
  5. lam_urenco

    lam_urenco Cộng tác viên

    Tham gia ngày:
    18/10/08
    Bài viết:
    104
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Theo quy định cả 2 đều phải đăng ký với Sở LĐTBXH. Trước đây còn phải có văn bản công nhận của Sở LĐTBXH, bây giờ thì không có nữa nhưng DN vẫn phải nộp đăng ký.
     
  6. gialong64

    gialong64 Member

    Tham gia ngày:
    15/5/08
    Bài viết:
    167
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    18
    Nơi ở:
    Hà nội
    Chào bạn. Theo mình thì điểm giống nhau giữa thỏa ước và nội quy là : Đều là những văn bản cụ thể hóa những vấn đề mà Pháp luật lao động đã quy định, nhưng chi tiết và cụ thể hơn, phù hợp với điều kiện nơi ban hành ra "nó" và cũng chỉ có giá trị trong phạm vi của 1 công ty, đơn vị.


    Còn khác nhau thì nhiều đấy : Chẳng hạn :Nội quy là những quy định trong nội bộ công ty, đơn vị về lao động và "nó" được sinh ra theo ý chí chủ quan của người quản lý nhằm "buộc" mọi người trong nội bộ phải tuân theo. Còn thỏa ước là sự thỏa thuận giao ước giữa người sử dụng lao động và những người lao động ( đại diện thường là công đoàn) về những vấn đề như lương, thưởng, việc làm, thôi việc, phúc lợi, y tế....


    Cả 2 đều phải đăng ký với cơ quan lao động cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi doanh nghiệp đặt trụ sở.Bạn cần lưu ý là : Đăng ký chứ không phải xin phép hay phê duyệt, bạn cần xem thêm tại điều 47,48 Luật sửa đổi bổ sung một số điều của luật lao động số 35/2002.
     
  7. freewind

    freewind New Member

    Tham gia ngày:
    27/10/08
    Bài viết:
    14
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Trong nội quy lao động, nếu công ty có các khoản phụ cấp (điện thoại...) và các khoản phạt bằng tiền thì có được hay không? Mong các anh chị tư vấn giúp em.
     
  8. hantt2

    hantt2 New Member

    Tham gia ngày:
    24/11/08
    Bài viết:
    4
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Hi các bác


    Em đang update lại nội quy và thỏa ước, muốn đưa điều khoản "không hoàn thành công việc" vào trong thỏa ước để làm cơ sở đơn phương chấm dứt HĐLĐ với nhân viên nếu thực sự họ không hoàn thành công việc, nhưng mà không biết nên viết thế nào là "không hoàn thành công việc" cho nó chuẩn.


    Định đưa vào bản mô tả công việc, nhưng thấy như thế cũng không ổn, vì có quá nhiều bản MTCV, mà KPI thì cũng không rõ ràng lắm.


    Có bác nào có kinh nghiệm về việc này không, chia sẻ giúp em


    Thanks các bác
     
  9. hoadinh09

    hoadinh09 Thành viên BQT Hồ Chí Minh

    Tham gia ngày:
    29/6/09
    Bài viết:
    334
    Đã được thích:
    3
    Điểm thành tích:
    0
    Giới tính:
    Nữ
    Nơi ở:
    TPHCM
    "Điều 38. Luật LĐ


    1. Người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong những trường hợp sau đây:


    a) Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng;


    B) Người lao động bị xử lý kỷ luật sa thải theo quy định tại Điều 85 của Bộ luật này;


    c) Người lao động làm theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn ốm đau điều trị 12 tháng liền, người lao động làm theo hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 12 tháng đến 36 tháng ốm đau điều trị sáu tháng liền và người lao động làm theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng ốm đau điều trị quá nửa thời hạn hợp đồng lao động, mà khả năng lao động chưa hồi phục. Khi sức khỏe của người lao động bình phục, thì được xem xét để giao kết tiếp hợp đồng lao động;


    d) Do thiên tai, hỏa hoạn hoặc những lý do bất khả kháng khác theo quy định của Chính phủ, mà người sử dụng lao động tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải thu hẹp sản xuất, giảm chỗ làm việc;


    đ) Doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức chấm dứt hoạt động.


    Như vậy, ngay trong luật lao động đã có điều khoản này, do vậy, nếu muốn đưa vào Thỏa ước thì ghi chi tiết hơn, ví dụ: mức độ không hoàn thành công việc? bao nhiêu lần tái phạm thì chấm dứt HĐ... có như thế thì việc áp dụng sẽ dễ dàng hơn cho P.NS khi quyết định cho ai đó nghỉ việc theo điều khoản này.
     
  10. HRvnplus

    HRvnplus New Member

    Tham gia ngày:
    21/2/09
    Bài viết:
    276
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Nơi ở:
    HCMC
    Bổ sung thêm để bạn tham khảo, Điều 12 Nghị định 44/2003/NĐ-CP "hướng dẫn" chi tiết về "không hoàn thành nhiệm vụ" ghi trong hợp đồng lao động:


    "Điều 12.


    Người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong trường hợp quy định tại khoản a và điểm d khoản1 Điều 38 của Bộ luật Lao Động đã sửa đổi, bổ sung được quy định như sau:


    1. Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động là không hoàn thành định mức lao động hoặc nhiệm vụ được giao do yếu tố chủ quan và bị lập biên bản hoặc nhắc nhở bằng văn bản ít nhất hai lần trong một tháng, mà sau đó không khắc phục.


    Mức độ không hoàn thành công việc được ghi trong hợp đồng lao động, thoả ước lao động tập thể hoặc nội quy lao động của đơn vị.


    2. Lý do bất khả kháng khác là trường hợp do yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền từ cấp tỉnh trở lên, do địch hoạ, do dịch bệnh không thể khắc phục được dẫn đến tời việc phải thay đổi, thu hẹp sản xuất kinh doanh."
     
  11. hantt2

    hantt2 New Member

    Tham gia ngày:
    24/11/08
    Bài viết:
    4
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Thanks các bác đã trả lời em, tuy nhiên, vấn đề của em là không biết viết như thế nào trong HĐLĐ và TULĐTT để định nghĩa thế nào là không hoàn thành công việc (Mức độ không hoàn thành công việc được ghi trong hợp đồng lao động, thoả ước lao động tập thể hoặc nội quy lao động của đơn vị.)


    Em mới chỉ nghĩ ra được, không hoàn thành công việc có nghĩa là:


    - Không hoàn thành CV đúng thời hạn quy định


    - Kết quả CV không đáp ứng yêu cầu về chất lượng sản phẩm


    Nhưng em vẫn băn khoăn, liệu viết như thế đã có đủ cơ sở để công ty đơn phương chấm dứt HĐLĐ với nhân viên poor performance chưa?


    1. Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động là không hoàn thành định mức lao động hoặc nhiệm vụ được giao do yếu tố chủ quan và bị lập biên bản hoặc nhắc nhở bằng văn bản ít nhất hai lần trong một tháng, mà sau đó không khắc phục.


    Mức độ không hoàn thành công việc được ghi trong hợp đồng lao động, thoả ước lao động tập thể hoặc nội quy lao động của đơn vị.
     

Chia sẻ trang này

Share