Ngày xưa các cụ nhà ta tuyển dụng theo cách gì nhỉ ?

Thảo luận trong 'TRIẾT HỌC PHƯƠNG ĐÔNG TRONG NHÂN SỰ' bắt đầu bởi motcoidive, 5/5/09.

  1. QUY ĐỊNH DIỄN ĐÀN
    - Đăng bài viết bắt buộc có tiền tố
    - Không đăng bài Quảng Cáo
    - Chỉ được phép đăng bài Tuyển dụng trong lĩnh vực nhân sự, hành chính và liên quan
    - 1 nick chỉ được phép đăng tối đa 2 bài tuyển dụng 1 tuần
    - Bài tuyển dụng bắt buộc phải có thời hạn, và sẽ bị xóa sau khi hết hạn 3 ngày
    ------------------------------
    Liên hệ quản trị diễn đàn: nguyenbaoanh89@gmail.com
    Dismiss Notice
  1. motcoidive

    motcoidive New Member

    Tham gia ngày:
    5/5/09
    Bài viết:
    4
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Theo cả nhà ngày xưa các cụ ta tuyển người kiểu gì nhỉ ? Chả lẽ cảm tính ?
     
  2. Tồ Tẹt

    Tồ Tẹt Moderator

    Tham gia ngày:
    29/5/08
    Bài viết:
    158
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Giới tính:
    Nữ
    Nơi ở:
    Hà Nội phố
    Theo tiêu chí là có Đức, có Tài (Trí)


    Kiểm tra cái Tài: thì có thi văn thơ ca đấy còn j.( mà sao ko thấy thi toán lý hóa nhỉ ^^). Chọn người nắm triều chính thì là như thế, còn chọn tướng óanh trận thì giỏi võ, võ nhuệ tinh thông, bày binh bố trận, chơi cờ tướng, cờ vây...


    Kiểm tra cái Đức thì cho thử tình huống xem thí sinh ứng xử ra làm sao (câu đối, tình huống...)


    Với lại kết hợp nhìn mặt mà bắt hình dong (xem tướng) nữa.


    Với cả con ông cháu cha được cất nhắc hí hí
     
    Last edited by a moderator: 5/5/09
  3. Tean

    Tean New Member

    Tham gia ngày:
    4/5/09
    Bài viết:
    36
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Cái vụ coi mặt bắt hình dong kể ra cũng hay. Có cụ thì thích cứ nhìn thằng nào mà ngu ngu thì cho nó làm quan vì như thế nó sẽ không phản lại mình.
     
  4. Thu Hương

    Thu Hương Cộng tác viên

    Tham gia ngày:
    19/9/08
    Bài viết:
    318
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Giới tính:
    Nữ
    Ngày nay cũng thế thôi, tuyển dụng cũng cần xem nhu cầu công ty cần gì, yêu cầu ra sao (bằng cấp, kinh nghiệm làm việc, chuyên môn, các kỹ năng mềm, cứng...) và các tiêu chí nào ứng viên có và đáp ứng thì coi như được qua được 1 cửa. Đến cửa quan trọng là xem thằng này mặt mày ra sao, nhìn hiền lành, trung thực hay gian sảo (nhìn qua ánh mắt, cử chỉ, điệu bộ, giọng nói, giao tiếp...), coi cái tuổi nó có hợp với tuổi của sếp ko? Nói chung cũng nhìn mặt bắt hình vong chứ cũng chưa có cách gì kiểm tra được chính xác. Trong thời gian thử việc cũng vậy, nó nín nhịn chờ cho qua hết 2 tháng thửviệc và dần dần hiện nguyên hình.


    Kinh nghiệm tuyển dụng gần 10 năm chứ mình cũng vài ba lần bé cái lầm đó thôi. Cũng cần luyện thêm nội công mà nhìn người đây này. Luyện mãi luyện nữa luyện đến già như Khổng Tử nói “Tam thập nhi lập, tứ thập nhi bất-hoặc, ngũ thập nhi tri thiên-mệnh, lục thập nhi nhĩ-thuận, và thất thập nhi tùng-tâm sở-dục bất du-củ.” tức là ngoài tuổi “tam thập nhi-lập,” con người ta đến 40 tuổi mới có trình-độ “tứ thập nhi bất-hoặc,” tức là có thể hiểu được lý-lẽ trong thiên-hạ, phân-biệt được điều phải điều trái, ai tốt ai xấu, và ít khi sai lầm; đến 50 tuổi mới có trình-độ “ngũ thập nhi tri thiên-mệnh,” tức là có thể hiểu được mệnh trời hay chân-lý của tạo-hóa; đến 60 tuổi mới có trình-độ “lục thập nhi nhĩ-thuận,” tức là có học-vấn và kinh-nghiệm trường đời chín-mùi, sự hiểu-biết và việc-làm mới chu-đáo, không thấy những gì nghe được là khó hiểu hay chướng-ngại, và có thể phán-đoán được ngay mọi việc; đến năm 70 tuổi mới có trình-độ “thất thập nhi tùng-tâm sở-dục bất du-củ” rất tự-nhiên, tức là khi 70 tuổi thì hễ nói hay làm một điều gì là tự-nhiên thể-hiện đúng chủ-tâm của mình, muốn sao được vậy, không vượt ra ngoài khuôn-khổ đạo-lý hay lẽ phải.


    Và đến khi luyện được, đạt được, thấu được, cảm được, nhìn được người ít sai thì lúc ấy ta cũng đã xuống lổ rồi.
     
    Last edited by a moderator: 5/5/09
  5. Ha Trang

    Ha Trang New Member

    Tham gia ngày:
    4/9/08
    Bài viết:
    4
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    "Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó" - quan điểm tuyển dụng của Bác. Như vậy Bác có quan điểm thích dùng người có đức hơn. Dù gì thì bác cũng thành công .
     
    Last edited by a moderator: 28/6/09
  6. acongvang

    acongvang New Member

    Tham gia ngày:
    2/4/08
    Bài viết:
    156
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Giới tính:
    Nam
    Nơi ở:
    ha noi
    Có tài sẻ được đời trọng dụng; có đức sẻ được người mến phục. Nhờ đó mà ta có uy tín ta sẻ tự tin, sống hòa mình với mọi người. Người có đủ tài và đức sẽ không mặc cảm, đố kỵ, luôn biết tự kiềm chế, nhân nhượng, bao dung người; biết lắng nghe, tìm hiểu nguyện vọng của người để khuyến khích, tán dương khi người có điểm nổi bật thành công, hoặc để an ủi, giúp d0ở khi người gặp khó khăn, hoạn nạn.


    Tài và Ðức rất cần thiết trong đời sống. Tài để quán xuyến công việc, để giải tỏa khó khăn. Ðức để hoàn thành trọng trách mà không kiêu ngạo,giúp người mà không phách lối, khoe khoang; không khắt khe xét nét người, không lấy mình làm khuôn mẫu bắt người phải dập theo, luôn bình đẳng và công bình với mọi người.


    Tài thì có thể đào tạo nhưng đức thì rất khó. Quan điểm này xem ra đến nay vẫn đúng các anh chị em nhỉ ?
     
  7. npd

    npd New Member

    Tham gia ngày:
    21/5/09
    Bài viết:
    60
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Mạn đàm về khái niệm Tài- Đức.


    Trước khi chúng ta bàn về hai chữ Tài-Đức chúng ta phải thống nhất trước với nhau về khái niệm của nó, mỗi người hiểu một nghĩa thì khó có thể có kết quả cuối cùng được.


    Theo từ điển tiếng Việt:


    NĂNG LỰC:


    đặc điểm của cá nhân thể hiện mức độ thông thạo - tức là có thể thực hiện một cách thành thục và chắc chắn - một hay một số dạng hoạt động nào đó. NL gắn liền với những phẩm chất về trí nhớ, tính nhạy cảm, trí tuệ, tính cách của cá nhân. NL có thể phát triển trên cơ sở năng khiếu (đặc điểm sinh lí của con người, trước hết là của hệ thần kinh trung ương), song không phải là bẩm sinh, mà là kết quả phát triển của xã hội và của con người (đời sống xã hội, sự giáo dục và rèn luyện, hoạt động của cá nhân). NL cao đạt được những thành tựu hoàn thiện, xuất sắc, mới mẻ, có ý nghĩa xã hội, gọi là tài năng. Tài năng đặc biệt làm nên kì tích trong hoạt động sáng tạo, vượt lên trên mức bình thường được gọi là thiên tài.


    TÀI NĂNG:


    sự kết hợp hoàn thiện nhất các năng lực nhất định đối với một hoạt động nhất định, giúp con người đạt được những thành tựu xuất sắc, mới mẻ, có ý nghĩa xã hội. TN biểu thị chất lượng cao của năng lực, có thể biểu hiện trong bất cứ lĩnh vực hoạt động nào, thông qua đào tạo chu đáo và luyện tập công phu, hoạt động thực tiễn phong phú, phát triển tối đa các tố chất tương ứng.


    THIÊN TÀI:


    tài năng sáng tạo ở trình độ cao nhất; đồng thời khái niệm này còn chỉ người có tài năng bẩm sinh. Một tác phẩm TT là một tác phẩm có tính chất hết sức mới mẻ và độc đáo, có ý nghĩa lịch sử đặc biệt đối với sự phát triển của xã hội loài người. Do đó, nó để lại những ấn tượng mạnh mẽ, sâu sắc. Một người TT là một người đã có được những tác phẩm sáng tạo như thế, là một con người có những khả năng xuất chúng, có những cố gắng rất lớn, nhạy cảm với những vấn đề nóng bỏng của thời đại, của xã hội, biết thể hiện và thoả mãn được những nhu cầu quan trọng nhất của xã hội.


    Vậy chữ Tài mà các bạn đang bàn là chữ nào trong ba khái niệm trên vậy ? Phải chăng là chữ Năng lực là ý nghĩa mà các bạn đang đề cập với chữ TÀI ? Xem định nghĩa của ba từ trên chúng ta thấy rằng rõ ràng chữ Tài luôn có một ý nghĩa tích cực (Boa gồm chữ Đức) "NL cao đạt được những thành tựu hoàn thiện, xuất sắc, mới mẻ, có ý nghĩa xã hội, gọi là tài năng. và Tài năng đặc biệt làm nên kì tích trong hoạt động sáng tạo, vượt lên trên mức bình thường được gọi là thiên tài.


    + Năng lực + kết quả hành động mang lại lợi ích cho xã hội (có chữ Đức) = Tài Năng.


    + Tài Năng + kỳ tích đặt biệt, thoả mãn được những nhu cầu quan trọng nhất của xã hội = Thiên tài.


    ************************************************


    Việc sử dụng chữ Tài không đúng với ý nghĩa tích cực của nó dẫn đến hiểu nhầm và tôn vinh tội phạm, bởi lẽ chúng ta tách chữ Đức ra khỏi chữ Tài. (Có ai hiểu tại sao các cụ ngày xưa lại tách ra riêng biệt thì giải thích giúp, chứ tôi thấy hầu hết cách hiểu của các bài giảng hiện nay là chữ Tài đã bao gồm chữ Đức bên trong).


    ************************************************


    Khi tuyển dụng nhân sự nếu chúng ta gán không đúng các danh từ trên cho người lao động dễ gây ra hiểu nhầm dẫn đến việc chuốt họa vào thân. Một người lao động có năng lực mà chúng ta gọi là có tài là sai nghiêm trọng, làm cho họ hiểu rằng họ là người tài năng và như thế là quá đủ cho bản thân họ, họ không cần phải phấn đấu để khắc phục các khuyết điểm vốn có như không hòa hợp, không lễ phép, mất tư cách đạo đức, tác phong làm việc...


    Theo ý nghĩ chủ quan của tôi, tự bản bản thân mỗi chúng ta ai cũng muốn trở thành người tài năng thậm chí là thiên tài nhưng chúng ta không bao giờ tự xem mình với các danh hiệu đó được, mà phải do người khác tôn vinh. Đôi khi trong cuộc sống, chúng ta mới xứng đáng với chữ có Năng lực nhưng những người chung quanh lại động viên bằng cách gọi mình là Tài năng (khi giúp họ vài tác nào đó trong Word chẳng hạn ) thì cũng tạm chấp nhận cho vui, chứ tưởng rằng đó là sự thật thì nguy quá.
     
    Last edited by a moderator: 28/6/09
  8. QuyenNM

    QuyenNM New Member

    Tham gia ngày:
    13/9/08
    Bài viết:
    2
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Có tài mà không có đức thì vứt, có đức mà không có tài thì như cứt. Quan điểm của Bác là thế thà ăn cứt chứ không chịu vứt.
     
  9. minhducvcu

    minhducvcu Cộng tác viên

    Tham gia ngày:
    23/10/08
    Bài viết:
    164
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Nơi ở:
    Hanoi
    Về việc tuyển dụng của vua - quan trong triều ngày xưa thì mình không biết, về việc tuyển dụng của các doanh nghiệp thì theo kinh nghiệp cá nhân, đa phần các doanh nghiệp hoạt động theo kiểu truyền thống ở VN thường ưu tiên con cháu vì cho rằng đó là những người có thể "đặt niềm tin", nếu tuyển người ngoài thì có lẽ các doanh nghiệp trên ưu tiên tiêu chí chịu thương chịu khó - dủ khả năng làm được việc - tính kỷ luật cao.


    Anh em bổ sung thêm nhe!
     
  10. trangxk

    trangxk New Member

    Tham gia ngày:
    5/5/09
    Bài viết:
    42
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Ngày xưa các cụ ta lấy khoa bảng ra để tuyển công chức nhưng cầu thì nhiều mà tuyển thì ít nên chắc sẽ còn phải sử dụng quan hệ. Còn tư nhân thì sẽ là quy trình như sau: Xin học việc --> Chấp nhận --> Học việc --> Nhận xét thấy nó chăm chỉ và khả năng --> Cho vào làm.


    Tiêu chí thì chắc không có vì người xưa không thiếu đất nếu không có việc thì về cày ruộng nên không lo thất nghiệp.
     
  11. minhducvcu

    minhducvcu Cộng tác viên

    Tham gia ngày:
    23/10/08
    Bài viết:
    164
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Nơi ở:
    Hanoi
    Ngày xưa xửa xừa xưa thi hình như còn có cái đoạn thấy thằng nào vừa ý thì gả con gái cho rồi sau đó có thể truyền bí kíp ...


    Về cơ bản thì có lẽ truyền thống đặt niềm tin vào "người trong nhà" đã có từ rất lâu - đặc biệt là ở VN, TQ ...


    Đúng không nhỉ?
     
  12. taothao79

    taothao79 New Member

    Tham gia ngày:
    27/7/09
    Bài viết:
    28
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Thu Huong có câu cuối chí lý
     
  13. anhmai112

    anhmai112 New Member

    Tham gia ngày:
    15/2/12
    Bài viết:
    115
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Rèn Luyện Kỹ Năng Khi Phỏng Vấn Ứng Viên
    Tâp trung lắng nghe là một trong những kỹ năng cần thiết của người phỏng vấn. Nếu bạn lắng nghe họ, người được phỏng vấn sẽ được khuyến khích nói tiếp. Hãy cố gắng tập trung và nhận biết ngôn ngữ cơ thể của bạn.
    http://trainingstore.vn/index/baiviet?pageid=94
     

Chia sẻ trang này

Share