Nhà đầu tư Đài Loan nói gì về đình công?

Thảo luận trong 'TIN THỊ TRƯỜNG NGUỒN NHÂN LỰC' bắt đầu bởi Hoài Không, 12/9/08.

  1. QUY ĐỊNH DIỄN ĐÀN
    - Đăng bài viết bắt buộc có tiền tố
    - Không đăng bài Quảng Cáo
    - Chỉ được phép đăng bài Tuyển dụng trong lĩnh vực nhân sự, hành chính và liên quan
    - 1 nick chỉ được phép đăng tối đa 2 bài tuyển dụng 1 tuần
    - Bài tuyển dụng bắt buộc phải có thời hạn, và sẽ bị xóa sau khi hết hạn 3 ngày
    ------------------------------
    Liên hệ quản trị diễn đàn: nguyenbaoanh89@gmail.com
    Dismiss Notice
  1. Hoài Không

    Hoài Không New Member

    Tham gia ngày:
    2/4/08
    Bài viết:
    1,689
    Đã được thích:
    54
    Điểm thành tích:
    0
    Từ đầu năm 2008, cùng với lạm phát và khó khăn kinh tế thì vấn đề đình công cũng nổi lên căng thẳng. Đối với các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, các cuộc đình công tập trung chủ yếu ở các doanh nghiệp Đài Loan và Hàn Quốc. Để có thêm góc nhìn từ phía nhà đầu tư, VietNamNet đã trao đổi với ông Lee Chien Hui, Phó văn phòng Đại diện tại Việt Nam của Cơ quan Xúc tiến Đầu tư - Thương mại Đài Loan.


    [​IMG]


    Tại sao lại là Đài Loan?


    - Thời gian gần đây nổi lên nhiều vụ đình công ở Việt Nam, đặc biệt với các doanh nghiệp đầu tư của Đài Loan và Hàn Quốc. Từ góc độ người xúc tiến đầu tư vào Việt Nam, ông có nghĩ tại sao câu chuyện lại tập trung vào hai nhóm nhà đầu tư này, mà không phải đầu tư từ các nước khác?


    - Để hiểu rõ hơn câu chuyện hôm nay, tôi muốn nhìn lại một chút về lịch sử. Khoảng 40 năm trước đây, Đài Loan cũng khó khăn về vốn như Việt Nam ngày nay. Để có thể tích lũy vốn, đồng thời giải quyết công ăn việc làm cho nông dân trong quá trình công nghiệp hóa, Đài Loan đã tập trung phát triển công nghiệp nhẹ xuất khẩu và những ngành thâm dụng lao động như dệt may, giày dép, đồ gỗ… Đến nay, chúng tôi có hơn 30 năm kinh nghiệm trong các ngành này và nhận được sự tin tưởng của các tập đoàn đa quốc gia.


    Chính vì vậy, Đài Loan có lợi thế hơn các nước khác trong việc đầu tư vào ngành sản xuất thâm dụng lao động. Nếu nhìn vào những nhà máy đầu tư nước ngoài (FDI) thâm dụng lao động ở Việt Nam, hầu hết là do Đài Loan và Hàn Quốc đầu tư. Theo thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Đài Loan là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất ở Việt Nam, với 1.872 doanh nghiệp và hơn 19 tỉ USD.


    Ví dụ, hiện nay những đôi giày Nike bán khắp thế giới vẫn mang thương hiệu Mỹ, nhưng sản xuất bởi công nhân Việt Nam, với vốn đầu tư và đội ngũ quản lý của Đài Loan.


    - Đối với doanh nghiệp Đài Loan, lẽ ra thị trường Trung Quốc phải là nơi ưu tiên đầu tư cao nhất?


    - Quảng Đông và Thượng Hải là hai cơ sở sản xuất tập trung lớn nhất của Trung Quốc. Tuy nhiên trong mấy năm gần đây, môi trường đầu tư ở đây bị ảnh hưởng bởi sự tăng giá của đồng nhân dân tệ và chi phí lao động gia tăng. Đó là những yếu tố “đẩy” các nhà máy thâm dụng lao động chuyển sang Việt Nam. Cũng có nhiều nhà đầu tư Đài Loan tìm đến thẳng Việt Nam mà không qua Trung Quốc.


    Trung Quốc đã mở cửa nền kinh tế sớm hơn Việt Nam. Đây cũng là một cơ hội để ngày nay Việt Nam thu hút những ngành công nghiệp không chịu nổi chi phí ở Trung Quốc.


    - Nhưng đến nay, liệu tình hình trên có bị tác động bởi lạm phát, khó khăn kinh tế, và đình công, như đã được thảo luận khá nhiều cả ở Việt Nam và Đài Loan?


    - Sang năm 2008, các nhà đầu tư ở Việt Nam gặp khá nhiều vấn đề. Khó khăn về ngoại hối chỉ là ngắn hạn. Lãi suất ngân hàng cao chỉ tác động chủ yếu đến các doanh nghiệp trong nước. Lạm phát thì hy vọng đang ổn định dần.


    Các nhà đầu tư cũng than phiền về chi phí cao cho dịch vụ hậu cần. Cụ thể là chi phí vận chuyển đường bộ và đường biển ở Việt Nam đều cao hơn so với các nước trong khu vực. Chi phí viễn thông như internet và điện thoại quốc tế cũng cao hơn, mặc dù đã giảm khá nhanh trong mấy năm qua.


    Tuy nhiên, đình công đang là một vấn đề nghiêm trọng, và đặc biệt nghiêm trọng đối với các ngành công nghiệp xuất khẩu thâm dụng lao động.


    [​IMG]


    Những điểm đặc biệt khó khăn chỉ thấy ở đình công Việt Nam


    - Theo thống kê, năm 2006 có 387 vụ đình công ở Việt Nam. Năm 2007 có 541 vụ. Nhưng chỉ riêng trong quý đầu của năm 2008 đã có 300 vụ. Ông có thể so sánh hiện tượng đình công ở Việt Nam với các nước khác?


    - Điểm đặc biệt đầu tiên và nghiêm trọng nhất đối với đình công ở Việt Nam là thiếu trao đổi thông tin. Các nhà đầu tư cũng phải đối mặt với đình công ở các nước khác, kể cả ở Mỹ và châu Âu. Nhưng ở các nước, đình công chỉ xảy ra khi công đoàn và chủ doanh nghiệp đã thương lượng mà không đạt được kết quả thỏa đáng. Chủ doanh nghiệp phải được thông báo trước về lý do, thời gian, và qui mô đình công.


    Ở Việt Nam, đình công xảy ra hoàn toàn đột ngột. Một buổi sáng mở cửa nhà máy, đột nhiên thấy đình công. Không hề có báo trước, không có trao đổi thông tin, và thậm chí không có đại diện công nhân để đứng ra thương lượng.


    - Liệu khi có thông tin trao đổi thì nhà đầu tư sẽ sẵn sàng thương lượng và thỏa mãn các yêu cầu của công nhân?


    - Tất nhiên họ rất sẵn sàng thương lượng, vì thiệt hại do đình công gây ra rất lớn, và thiệt hại cho cả hai bên. Tuy nhiên yêu cầu của con người thì rất đa dạng. Nếu không có đại diện có thẩm quyền, việc thương lượng là hết sức khó khăn.


    Đình công là một phương tiện để công nhân chứng tỏ quyền lực, không phải nhằm mục đích gây tổn hại cho công ty. Ở các nước khác, công đoàn và chủ doanh nghiệp thậm chí còn thương lượng về thời điểm đình công, hay số lượng công nhân tham gia đình công.


    Điểm đặc biệt thứ hai đối với đình công ở Việt Nam, đã có hiện tượng một số công nhân muốn đi làm, nhưng bị những công nhân muốn đình công đe dọa và ngăn cản. Đây là điều chúng tôi không thấy ở các nước khác.


    - Ông Yoo Jae Sung, Tổng Giám đốc Công ty Teakwang Vina cho biết vụ đình công 5 ngày năm 2007 gây tổn thất 4 triệu USD. Ông Kitahashi Akihito, Tổng Giám đốc Công ty Mabuchi Motor cho biết vụ đình công 5 ngày vào đầu năm 2008 đã gây tổn thất 3,5 triệu USD… Nhưng ông nói tổn thất không chỉ cho một bên?


    - Tổn thất trực tiếp là công ty không thực hiện được đơn đặt hàng và bị phạt. Do sản xuất bị trễ, nhiều trường hợp sản phẩm phải vận chuyển đi Mỹ bằng máy bay thay vì tàu biển. Chi phí vận chuyển có khi còn cao hơn giá trị sản phẩm.


    Tổn thất gián tiếp là công ty không dám nhận những đơn đặt hàng có tính nhạy cảm về thời gian. Có nghĩa là phải từ chối những đơn hàng có giá trị cao và những hợp đồng lớn. Vậy là ảnh hưởng đến cả hai phía, người lao động và chủ doanh nghiệp.


    Một trong những lợi thế của Việt Nam hiện nay là chi phí nhân công thấp. Nếu đình công làm ảnh hưởng đến lợi thế này, lượng đầu tư vào các ngành công nghiệp thâm dụng lao động có thể bị ảnh hưởng.


    Việt Nam vẫn là điểm đầu tư được Đài Loan ưa chuộng


    - Văn phòng ông có thấy những dấu hiệu bị ảnh hưởng như vậy?


    - Năm 2007, văn phòng chúng tôi (Taitra) đã tổ chức 3 chuyến khảo sát cho các nhà đầu tư tiềm năng đến Việt Nam, bình quân mỗi đoàn khảo sát có 100 doanh nghiệp tham gia. Từ đầu năm 2008 đến nay (cuối tháng 8), chúng tôi chỉ tổ chức được một đoàn với 40 doanh nghiệp.


    Nhìn chung, đầu tư các ngành thâm dụng lao động từ Đài Loan vào Việt Nam vẫn có xu hướng tăng, trong khi có xu hướng giảm ở Malaysia và Thái Lan. Tuy nhiên, các nhà đầu tư Đài Loan gần đây đã quan tâm nhiều hơn đến các nước như Bangladesh và Indonesia.


    - Nhưng ở Việt Nam, mỗi năm lại có nhu cầu tạo ra 1,5 triệu việc làm mới. Chắc hẳn các doanh nghiệp Đài Loan phải nhìn thấy cơ hội này?


    - Đúng như vậy, cộng với khoảng cách địa lý gần hơn, nên Đài Loan mới là nhà đầu tư lớn nhất vào Việt Nam. Mặt khác, ngoài Việt Nam thì các nhà đầu tư Đài Loan khó tìm thấy nơi nào có văn hóa gần gũi với mình hơn. Đây cũng là yếu tố quan trọng.


    Các nhà đầu tư vào ngành thâm dụng lao động cũng không thể không nhìn thấy Indonesia với 240 triệu dân, Bangladesh với 140 triệu dân, Ấn Độ với hơn 1 tỉ dân, đồng thời Chính phủ Ấn Độ đang cố gắng tạo các điều kiện tốt để thu hút đầu tư.


    - Với Indonesia, liệu các nhà đầu tư Đài Loan có ngần ngại khi nhớ lại những điều tệ hại xảy ra với người Hoa trong đợt khủng hoảng năm 1997?


    - Đúng là có vấn đề đó. Nhưng từ đó đến nay đã 11 năm trôi qua. Thế giới đã mở hơn, ngay cả với Indonesia. Mặt khác, câu chuyện hồi đó rất kinh khủng đối với người Indonesia gốc Hoa, nhưng không hẳn với các nhà đầu tư từ Đài Loan.


    Trong tương lai, các thị trường cho công nghiệp thâm dụng lao động có thể có thêm Bắc Triều Tiên và Miến Điện. Tuy nhiên, như tôi đã nói, doanh nghiệp Đài Loan vẫn thích đầu tư vào Việt Nam hơn. Tất nhiên, cần phải tìm ra được giải pháp cho vấn đề đình công.


    Bùi Văn (thực hiện)


    http://vietnamnet.vn/
     
    Last edited by a moderator: 12/9/08

Chia sẻ trang này

Share