Nhẫn nhịn: Nghệ thuật "sống" của dân văn phòng

Thảo luận trong 'KIẾN THỨC XIN VIỆC, LÀM VIỆC' bắt đầu bởi hoacomay, 1/7/09.

  1. QUY ĐỊNH DIỄN ĐÀN
    - Đăng bài viết bắt buộc có tiền tố
    - Không đăng bài Quảng Cáo
    - Chỉ được phép đăng bài Tuyển dụng trong lĩnh vực nhân sự, hành chính và liên quan
    - 1 nick chỉ được phép đăng tối đa 2 bài tuyển dụng 1 tuần
    - Bài tuyển dụng bắt buộc phải có thời hạn, và sẽ bị xóa sau khi hết hạn 3 ngày
    ------------------------------
    Liên hệ quản trị diễn đàn: nguyenbaoanh89@gmail.com
    Dismiss Notice
  1. hoacomay

    hoacomay Moderator

    Tham gia ngày:
    1/6/08
    Bài viết:
    1,538
    Đã được thích:
    6
    Điểm thành tích:
    0
    Giới tính:
    Nữ
    Nơi ở:
    Việt Nam
    Công sở là nơi bạn làm việc, tạo dựng các mối quan hệ, khẳng định giá trị bản thân... Thế nhưng chỉ vì một phút nóng giận, bạn có thể làm sụp đổ hình ảnh tốt đẹp mà mất bao công sức bấy lâu xây dựng được.


    [​IMG]


    Mới ra trường, Huyền may mắn được người bạn thân giới thiệu vào một công ty tuy không lớn nhưng cũng đang ăn nên làm ra ở Hà Nội. Kiến thức khá, ngoại hình xinh xắn, ăn nói khéo léo lại “giắt lưng” được vốn kinh nghiệm kha khá có được từ hồi đi làm thêm nên Huyền nhanh chóng qua được vòng tuyển dụng. Những ngày đầu vào công ty làm việc, Huyền đã được sếp và các anh chị em đồng nghiệp quý mến, tận tình chỉ bảo những điều cô chưa biết. Huyền mừng lắm và nghĩ rằng cô sẽ gắn bó với nơi này lâu dài.


    Thế nhưng, năng lực và sự mẫn cán của Huyền không làm vừa lòng một chị đồng nghiệp cùng phòng là Hà. Nhiều người khuyên Huyền nên tránh xa “bà cô” khó tính và hay xét nét này ra để được yên thân nhưng là người cùng phòng, làm sao có thể tránh chạm mặt nhau được. Bất cứ hành động nào của Huyền cũng được Hà săm soi từng ly từng tý. Đã vậy, Hà còn hay sai bảo Huyền, bắt cô làm những việc chẳng liên quan gì đến công việc. Hà cho rằng Huyền chỉ dựa vào ngoại hình xinh đẹp mà vào được công ty, nếu không “dạy dỗ” từ đầu thì sớm muộn sẽ chẳng coi ai ra gì. Cũng từng nghe nói đến chuyện “ma cũ bắt nạt ma mới” ở công sở nhưng chưa bao giờ Huyền nghĩ cô sẽ lâm vào hoàn cảnh trớ trêu này.


    Chuyện sẽ chẳng có gì nếu một ngày, Hà “vô tình” làm đổ cà phê lên xấp tài liệu quan trọng mà Huyền sẽ phải bàn giao lại cho sếp ngay hôm đó. Không còn giữ được bình tĩnh nữa, Huyền thẳng tay cho bà chị đồng nghiệp một cái tát như trời giáng trước bao con mắt sững sờ của đồng nghiệp. Cả hai bị kỷ luật và bị sếp mắng cho té tát. Dù Huyền không sai từ đầu nhưng cách xử sự của cô khiến một vài người có ác cảm, cho cô là “ngựa non háu đá”.


    Ngược lại với Huyền, Khanh lại thuộc dạng hiền lành đến mức nhu nhược. Bị đồng nghiệp bắt nạt, bị sếp bắt lỗi và mắng mỏ, chưa bao giờ Khanh mở miệng phản bác lại mặc dù có những chuyện cô chẳng làm sai điều gì. Khanh chỉ biết im lặng hoặc liên miệng nói câu “xin lỗi”. Đi làm đã được 5 năm, cũng thuộc hàng có thâm niên trong công ty nhưng Khanh vẫn như cô sinh viên đến thử việc ngày nào. Vì quá nhút nhát lại không quen cự cãi nên nhiều khi cô phải gánh những việc không tên như dọn dẹp cốc chén sau khi cả phòng ăn nhẹ, in ấn giấy tờ cho đến những lỗi lầm của ai đó trong công việc có khi đều bị quy là lỗi của cô. Lỗi thì nhiều mà khi thành công lại không được nhớ đến , Khanh trở thành một bức bình phong che chắn cho những thành đạt của một vài người nào đó trong công ty.


    Đừng “tức nước vỡ bờ” hay nhu nhược đến mức mờ nhạt, trong môi trường công sở có quá nhiều mối quan hệ phức tạp thì chuyện nhẫn nhịn là cả một nghệ thuật đòi hỏi sự tính toán bằng lý trí chứ không thể quy đổi ra tình cảm. Hãy cố gắng hoàn thành thật tốt phần việc của mình, thẳng thắn từ chối những việc của người khác, tự tin, mạnh dạn, mở rộng các mối quan hệ thân thiết trong công ty, “nổi đóa” một cách lịch sự và có lập luận sắc bén.


    Biết người, biết ta và chọn thời điểm phản pháo thích hợp sẽ là cách bạn ghi điểm và khiến những đồng nghiệp quen thói bắt nạt người khác phải gánh lấy hậu quả mà bản thân họ không thể tưởng tượng ra được.


    Theo Dân Trí
     
  2. Nokobit

    Nokobit New Member

    Tham gia ngày:
    20/8/09
    Bài viết:
    40
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Mình thuộc dạng không biết nhẫn nhịn, chính vì vậy hơi tí là nhảy việc, đi làm 3 năm nhảy đến 4 cty :blink:
     
  3. trangdh

    trangdh Member

    Tham gia ngày:
    25/12/08
    Bài viết:
    193
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    18
    Hic!


    Uh!


    Phải chịu đựng.


    Mà AQ mình rằng. Mình còn trẻ, phải chịu khó mới học được thêm kinh nghiệm. Mà họ có giỏi đến mấy, mà cư xử thế thì cũng bình thường thôi chả thèm chấp. Bỏ qua. Vui vẻ sống. Tội gì nghĩ cho đau đầu. Hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ là được. Tập thể méo mó lắm.
     
  4. keodua

    keodua New Member

    Tham gia ngày:
    8/4/09
    Bài viết:
    6
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    hi, đọc xong thấy đúng quá. sinh viên ra trường rồi đi làm ai cũng thế cả thôi. Vào làm nhân viên mới thifbij xăm và xoi là chuyện bình thường. Nhưng cứ nhẫn nhịn quá thì bị người ta coi là đần, là ngu. Kệ chứ!!! Cứ làm những việc mà mình thấy là cần thiết và đúng đắn là được phải không.
     
  5. hoadinh09

    hoadinh09 Thành viên BQT Hồ Chí Minh

    Tham gia ngày:
    29/6/09
    Bài viết:
    334
    Đã được thích:
    3
    Điểm thành tích:
    0
    Giới tính:
    Nữ
    Nơi ở:
    TPHCM
    Nếu thấu hiểu chữ "Nhẫn", chúng ta sẽ hiểu thâm thuý sâu xa của người xưa khi nói "một sự nhịn chín sự lành".


    Làm nhân sự thì " nhẫn" đi với "tâm" và "tâm" đi với "nhẫn" là cả một triết lý sâu xa đó.
     
  6. Nokobit

    Nokobit New Member

    Tham gia ngày:
    20/8/09
    Bài viết:
    40
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Ý của bác này là phải NHẪN TÂM ?! :blink:


    Theo em thì cũng chỉ nên nhẫn nhịn ở một giới hạn nào đó, còn quá đáng quá thì thôi giải tán cho nhanh, ko làm chỗ này thì làm chỗ khác, có gì đâu.
     
  7. hoadinh09

    hoadinh09 Thành viên BQT Hồ Chí Minh

    Tham gia ngày:
    29/6/09
    Bài viết:
    334
    Đã được thích:
    3
    Điểm thành tích:
    0
    Giới tính:
    Nữ
    Nơi ở:
    TPHCM
    Sử dụng "tâm nhẫn" và "nhẫn tâm" đúng lúc nhé.


    Ví dụ: có trường hợp NV đó làm việc chất lượng không đạt như mình mong muốn, nhưng tính tình rất tốt, quan hệ đồng nghiệp rất tuyệt, lai luôn biết ý mình, thỉnh thoảng còn cho quà, quan tâm đến cả gia đình mình nữa. Khi muốn nói câu "chấm dứt HĐ" khó lắm đó. Có bạn nào lâm vào cảnh này không? Khi đó phải dùng chữ nào trong 02 chữ trên đây?
     
  8. trangdh

    trangdh Member

    Tham gia ngày:
    25/12/08
    Bài viết:
    193
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    18
    Không đặt ngược lại là nhân viên nhẫn tâm ra đi nhỉ? Trường hợp của cậu tớ ít gặp, nhưng ngược lại thi nhiều. Và dù trường hợp nào mình nghĩ cũng phải Nhẫn tâm, ngay cả với bản thân chắc cũng thế . Cái sự quan hệ tốt ấy có thể bố trí vào đâu thì hợp nhỉ, bạn cân nhắc nốt lại lần cuối xem thế nào.
     
  9. hoadinh09

    hoadinh09 Thành viên BQT Hồ Chí Minh

    Tham gia ngày:
    29/6/09
    Bài viết:
    334
    Đã được thích:
    3
    Điểm thành tích:
    0
    Giới tính:
    Nữ
    Nơi ở:
    TPHCM
    Thực ra nếu lúc nào bạn cũng chỉ dùng chữ "nhẫn tâm" thì có vẻ hơi nhẫn tâm quá. Trường hợp của mình thì khi đánh giá rõ ràng công việc không còn thích hợp cho đối tượng đó nữa thì mình phải gặp gỡ và nói lời chia tay, tuy khó nhưng đó vốn là một trong những công việc của nhân sự mà.


    Cái gì phải làm thì đã làm, phải chăng đó là quá "nhẫn tâm"? Quản lý bằng cách thu phục lòng người để người ta tự giác thì khó biết bao, nhưng nếu bảo khó mà không làm, thì thất bại chắc, "dụng nhân như dụng mộc mà".


    Vài điều tâm sự với nghề nhân sự...
     
  10. trangdh

    trangdh Member

    Tham gia ngày:
    25/12/08
    Bài viết:
    193
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    18
    :rolleyes: :blink:


    Chốt lại là vẫn cần nhẫn tâm cậu nhỉ? :D
     

Chia sẻ trang này

Share