Nhờ các anh chị tư vấn giùm

Thảo luận trong 'LƯƠNG, THƯỞNG ĐÃI NGỘ, KẾ TOÁN LƯƠNG' bắt đầu bởi quochung, 9/6/10.

  1. QUY ĐỊNH DIỄN ĐÀN
    - Đăng bài viết bắt buộc có tiền tố
    - Không đăng bài Quảng Cáo
    - Chỉ được phép đăng bài Tuyển dụng trong lĩnh vực nhân sự, hành chính và liên quan
    - 1 nick chỉ được phép đăng tối đa 2 bài tuyển dụng 1 tuần
    - Bài tuyển dụng bắt buộc phải có thời hạn, và sẽ bị xóa sau khi hết hạn 3 ngày
    ------------------------------
    Liên hệ quản trị diễn đàn: nguyenbaoanh89@gmail.com
    Dismiss Notice
  1. quochung

    quochung New Member

    Tham gia ngày:
    25/3/10
    Bài viết:
    12
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Vừa qua công ty mình có một trường hợp như thế này:


    Tháng 1-2009,anh Nam ký hợp đồng lao động (HĐLĐ) với mức lương 3,5 triệu đồng/tháng. Vừa qua, công ty viện lý do gặp khó khăn về tài chính nên đề nghị hạ lương của anh xuống còn 3 triệu đồng/tháng. Anh không đồng ý nhưng công ty vẫn thực hiện nên tôi nộp đơn xin chấm dứt HĐLĐ và báo trước 10 ngày. Hết hạn báo trước, anh ấy nghỉ việc, công ty không giải quyết tiền lương, trợ cấp thôi việc và làm thủ tục BHXH cânhnh Nam. Theo mình nghĩ công ty làm như thế này là không đúng với pháp luật. Như vậy trong trường hợp này xin các anh chị trong diễn đàn cho biết làm thế nào để đòi quyền lợi cho anh Nam?


    Xin chân thành cảm ơn!
     
  2. trungthanhviva

    trungthanhviva New Member

    Tham gia ngày:
    20/1/10
    Bài viết:
    56
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Giới tính:
    Nam
    Nơi ở:
    Hà Nội
    Hi bạn.


    Từ tháng 1/2009 anh Nam ký HĐLĐ với cty bạn đến nay là hơn 1 năm, và anh ấy có được cty của bạn đóng bảo hiểm thất nghiệp ko ?


    1. Anh Nam sai vì nếu là hợp đồng lao động có thời hạn từ 1 năm trở lên thì phải viết đơn xin nghỉ việc trước 30 ngày, sau 30 ngày mới được tự ý nghỉ (nếu cty ko giải quyết cho nghỉ).


    2. Điều 42 Bộ luật lao động quy định: “Khi chấm dứt Hợp đồng lao đông đối với người lao động đã làm việc thường xuyên trong doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức có từ đủ 12 tháng trở lên người sử dụng lao động có trách nhiệm trợ cấp thôi việc, cứ mỗi năm làm việc là nửa tháng lương, cộng phụ cấp lương nếu có”,.....


    Theo Điều 2 – Thông tư số 17/2009/TT-BLĐTBXH ngày 26/5/2009 sửa đổi, bổ sung một số điểm của thông tư số 21/2003/TT – BLĐTBXH ngày 22/9/2009 quy định: Công thức tính trợ cấp thôi việc ở từng doanh nghiệp:


    Tiền trợ cấp thôi việc = Tổng thời gian làm việc tại doanh nghiệp tính trợ cấp thôi việc x Tiền lương làm căn cứ tính trợ cấp thôi việc x 1/2


    Trong đó:


    Tổng thời gian làm việc tại doanh nghiệp tính trợ cấp thôi việc (tính theo năm) được xác định theo khoản 3, Điều 14 Nghị định số 44/2003/NĐ-CP ngày 09 tháng 5 năm 2003 của Chính phủ, trừ thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định tại Nghị định số 127/2008/NĐ-CP ngày 12 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ. Trường hợp, tổng thời gian làm việc tại doanh nghiệp tính trợ cấp thôi việc có tháng lẻ (kể cả trường hợp người lao động có thời gian làm việc tại doanh nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên nhưng tổng thời gian làm việc tại doanh nghiệp tính trợ cấp thôi việc dưới 12 tháng) thì được làm tròn như sau:


    Từ đủ 01 tháng đến dưới 06 tháng làm tròn thành 1/2 năm.


    Từ đủ 06 tháng đến dưới 12 tháng làm tròn thành 01 năm.


    Tiền lương làm căn cứ tính trợ cấp thôi việc là tiền lương, tiền công theo hợp đồng lao động, được tính bình quân của 6 tháng liền kề trước khi chấm dứt hợp đồng lao động, gồm tiền công hoặc tiền lương cấp bậc, chức vụ, phụ cấp khu vực, phụ cấp chức vụ (nếu có).


    Đồng thời, tại Điều 41 – Nghị định số 127/2008/NĐ-CP ngày 12/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số Điều của luật Bảo hiểm xã hội về Bảo hiểm thất nghiệp có quy định:


    “1. Thời gian người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định tại khoản 1 Điều 102 Luật Bảo hiểm xã hội không được tính để hưởng trợ cấp thôi việc hoặc trợ cấp mất việc làm theo quy định của pháp luật về lao động và pháp luật về cán bộ, công chức.


    2. Thời gian người lao động thực tế làm việc theo các bản hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc với người sử dụng lao động mà không phải đóng bảo hiểm thất nghiệp thì được tính để xét hưởng trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm theo quy định của pháp luật lao động hiện hành hoặc trợ cấp thôi việc theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.


    Tiền lương, tiền công làm căn cứ tính chế độ trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm theo pháp luật về lao động là tiền lương, tiền công theo hợp đồng lao động, được tính bình quân của 6 tháng liền kề trước khi mất việc làm hoặc chấm dứt hợp đồng lao động, gồm tiền công hoặc tiền lương cấp bậc, chức vụ, phụ cấp khu vực, phụ cấp chức vụ (nếu có).


    Tiền lương làm căn cứ tính chế độ trợ cấp thôi việc theo pháp luật về cán bộ, công chức là mức lương theo ngạch, bậc, phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp khu vực, phụ cấp thâm niên vượt khung, hệ số chênh lệch bảo lưu (nếu có), tại thời điểm thôi việc.


    3. Thời gian người sử dụng lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động theo quy định tại khoản 2 Điều 102 Luật Bảo hiểm xã hội được tính để miễn trách nhiệm trả trợ cấp mất việc làm hoặc trợ cấp thôi việc theo quy định của pháp luật về lao động, pháp luật về cán bộ, công chức.”


    Căn cứ vào các quy định trên, Nếu công ty không tham gia đóng Bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động, thì khi chấm dứt Hợp đồng lao động với anh Nam, Công ty sẽ phải trả trợ cấp thôi việc cho anh Nam trong thời gian từ ngày 01/01/2009 đến thời điểm anh Nam nghỉ, tương ứng đến thời điểm này là 1 năm 6 tháng x với ½ tháng lương tính theo Hợp đồng lao động.


    Còn nếu cty bạn có đóng bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động thì anh Nam sẽ không được hưởng trợ cấp thôi việc.


    Nếu cty không giải quyết tiền lương cho anh Nam trong những ngày vẫn đi làm thì cty sai.


    Công ty không trả sổ Bảo hiểm cho anh Nam thì anh Nam cũng ko cần lấy sổ , mà chỉ cần lấy cái số của sổ bảo hiểm thôi, sau khi đến cty mới, anh Nam chỉ cần cung cấp cho cty mới cái số sổ bảo hiểm của mình đó, cty mới sẽ tiếp tục làm sổ khác và tiếp tục đóng bảo hiểm theo số sổ đó cho anh Nam, vì số sổ Bảo hiểm này sẽ được lưu hành toàn quốc, nên cty cũ ko thể làm gì được khi ko có sự đồng ý của người lao động.
     
    Last edited by a moderator: 9/6/10
  3. nhansuhp

    nhansuhp New Member

    Tham gia ngày:
    6/5/08
    Bài viết:
    172
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Giới tính:
    Nam
    Nơi ở:
    Hai Phong
    Công ty bạn làm thế là sai theo quy định của Bộ luật lao động: Cả 2 bên đều phải thực hiện đúng những điều khoản đã thoả thuận, tiền lương 3,5 triệu/tháng đã ký, khi giảm xuống 3,5 triệu/tháng thì phải thoả thuận lại với người lao động, nếu họ không đồng ý thì phải tiếp tục thực hiện mức lương 3,5 triệu/tháng cho đến khi hết hạn hợp đồng lao động.
     
  4. vyhq2005

    vyhq2005 Member

    Tham gia ngày:
    31/3/10
    Bài viết:
    93
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    8
    Chào bạn,


    Mình xin bổ sung ý kiến của bạn trungthanhviva nhu sau :


    - Theo điều 33 và 34 của luật lao động có quy định trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu bên nào có yêu cầu thay đổi nôi dung ghi trên hợp đồng thì phải báo cho bên kia biết trước ít nhất là 3 ngày. việc thay đổi nội dung ghi trên HDLD được tiến hành bằng cách sử đổi, bổ sung HDLD đã giao kết hoặc phụ lục HD. trường hợp không thỏa thuận được thì phải tiếp tục thực hiện HDLD đã kí và chấm dứt theo quy định tại khoản 3 điều 36 của bộ luật này.( Hai bên thỏa thuận chấm dứt HDLD).


    - Khi gặp khó khăn đột xuất hoặc do nhu cầu sản xuất kinh doanh, người SDLD được quyền tạm thời chuyển NLD sang làm công việc khác trái nghề, nhưng không được quá 60 ngày trong một năm.


    - Khi tạm thời chuyển NLD làm việc trái nghề, Người SDLD phải báo trước cho NLD ít nhất là 3 ngày và báo rõ thời hạn làm tạm thời của công việc trái nghề đó, phải bố trí công việc phù hợp với sức khỏe và giới tính của NLD.


    - NLĐ làm công việc tạm thời này thì phải được trả lương theo công việc mới, nếu tiền lương công việc mới thấp hơn mức lương của công việc cũ thì vẫn giữ nguyên mức lương của công việc cũ trong thời hạn 30 ngày. Tiền lương theo công việc mới phải ít nhất bằng 70% ,mức tiền lương cũ nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu chung do nhà nước quy định.


    Như vậy rõ ràng là trong trường hợp này anh Nam và công ty phải cùng nhau ngồi lại bàn bạc để tìm ra hướng tốt nhất cho cả hai. Nhưng khi Anh Nam đã không đồng ý thì buộc công ty bạn phải thực hiện những điều khoản ghi trên hợp đồng lao động cho đến khi hết hạn HĐLĐ.


    Ở đây bạn cũng không nói rõ là sau khi hết hạn hợp đồng 1 năm thì anh nam với cty bạn có tiêp tục thỏa thuận lại việc kí kết hợp đồng nữa hay không, vì theo như Điều 27 của luật lao động thì khi HDLD hết hạn trong thời hạn 30 ngày mà hai bên vẫn không có sự thỏa thuận kí kết HDLD mới nào


    mà người lao động vẫn tiếp tục làm việc và vẫn được hưởng nguyên lương, thì mặc nhiên HDLD cũ sẽ trở thành HDLD vô thời hạn, trong trường hợp có thỏa thuận lại thì cũng chỉ kí kết thêm được một thời hạn, sau đó nếu NLD vẫn còn tiếp tục làm thì sẽ kí tiếp HD vô thời hạn.


    Nhưng theo điều 37 thì NLD làm việc theo HDLD xác định thời hạn từ 12 đến 36 tháng, HDLD theo mùa vụ hoặc theo một công việc có thời hạn dưới 12 tháng có quyền đơn phương chấm dứt HDLD trước thời hạn trong những trường hợp sau:


    a- không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không đãm bảo những điều kiện làm việc đã thỏa thuận trong HD.


    b- Không được trả công đây đủ hoặc trả công không đúng thời hạn như thỏa thuận trong HD


    c- Bị ngược đãi hoặc bị cưỡng bức


    d- bản thân va gia đình thực sự có hoàn cảnh khó khăn không thể tiếp tục công việc


    đ- Được bầu làm nhiệm vụ chuyên trách ở các cơ quan dân cử hoặc giữ chức vụ trong cơ quan nhà nước.


    e- lao động nữ có thai phải nghỉ việc thgeo chỉ định của thầy thuốc


    f- NLĐ bị ốm đau, tai nạn đã điều trị ba tháng liền đv người làm việc theo HDLD có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng và một phần tư thời hạn HD đv người làm việc theo HDLD theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhât có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa được hồi phục.


    2- Khi đơn phương chấm dứt HDLD theo quy định tại khoản 1 điều này, NLD phải báo trước cho NSDLD biết trước:


    a- Đối với trường hợp a,b,c và g ít nhất 3 ngày.


    b- Đối với trường hợp quy định tại điểm d và đ ít nhất 30 ngày nếu là HDLD có thời hạn từ 12 -36 tháng và 3 ngày đối với HDLD theo thời vụ.


    c- Đv trường hợp e - quy định tại điều 112 của bộ luật lđ.


    3- NLD làm theo HDLD không xác định thời hạn thì phải báo trước 45 ngày.


    Theo mình thì việc anh nam đã báo trước với công ty bạn 10 ngày trước khi nghỉ việc là hoàn toàn đúng. và việc công ty bạn không chịu thanh toán các khoản lương hay chế độ kèm theo cho NLD và không trả sổ cho NLD là sai. Anh Nam phải yêu cầu cty chi trả tất cả các khoản lương, chế độ còn lại và công ty phải có trách nhiệm xác nhận, ra quyết định nghỉ việc gửi lên cơ quan BHXH để cơ quan BHXH chốt sổ BHXH lại cho Anh Nam.


    Như vậy thì anh Nam mới có thể tiếp tục tham gia BHXH ở cty mới.


    Còn phần trợ cấp thôi việc thì từ sau ngày 01/01/2009 đã không còn áp dụng nữa mà NLD có tham gia BHTN sẽ được nhận trợ cấp Thất nghiệp theo đúng như quy định của luật BHXH về thời gian tham gia BHTN của NLĐ. ( thủ tục nhận trợ cấp thất nghiệp như thế nào thì bạn liên hệ với trung tâm giới thiệu việc làm thuộc sở LDTBXH nơi bạn làm việc nhé ) hoặc có thể liên hệ với mình để biết thêm chi tiết.


    Mình là Vy: 0913 3777 84.


    Thân chào
     
  5. kina

    kina New Member

    Tham gia ngày:
    22/4/10
    Bài viết:
    92
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Giới tính:
    Nữ
    Nơi ở:
    Long Biên, Hà Nội
    Bạn Quochung thân mến


    Trường hợp của anh Nam là do công ty của bạn đã không thực hiện đúng theo hợp đồng lao động: KHông trả đủ lương.


    Căn cứ theo điểm b, Khoản 1 và điểm a, khoản 2 Điều 37 bộ luật lao động thì anh Nam có quyền đơn phưong chấm dứt hợp đồng lao động và có trách nhiệm báo trước ít nhất ba ngày.


    Như vậy, anh Nam đã thực hiện đúng theo quy định của pháp luật. Vì vậy, anh có quyền được hưởng đầy đủ các quyền lợi của mình.


    Bộ luật lao động (trích)


    "Điều 37


    1- Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 12 tháng đến 36 tháng, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng trước thời hạn trong những trường hợp sau đây:


    a) Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm các điều kiện làm việc đã thoả thuận trong hợp đồng;


    b, Không được trả công đầy đủ hoặc trả công không đúng thời hạn đã thoả thuận trong hợp đồng


    c) Bị ngược đãi; bị cưỡng bức lao động;


    d) Bản thân hoặc gia đình thật sự có hoàn cảnh khó khăn không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng;


    đ) Được bầu làm nhiệm vụ chuyên trách ở các cơ quan dân cử hoặc được bổ nhiệm giữ chức vụ trong bộ máy nhà nước;


    e) Người lao động nữ có thai phải nghỉ việc theo chỉ định của thầy thuốc;


    g) Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị ba tháng liền đối với người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 12 tháng đến 36 tháng và một phần tư thời hạn hợp đồng đối với người làm việc theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa được hồi phục.


    2- Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại khoản 1 Điều này, người lao động phải báo cho người sử dụng lao động biết trước:


    a) Đối với các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và g: ít nhất ba ngày;


    B) Đối với các trường hợp quy định tại điểm d và điểm đ: ít nhất 30 ngày nếu là hợp đồng xác định thời hạn từ đủ 12 tháng đến 36 tháng; ít nhất ba ngày nếu là hợp đồng theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng;


    c) Đối với trường hợp quy định tại điểm e: theo thời hạn quy định tại Điều 112 của Bộ luật này.


    3- Người lao động làm theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, nhưng phải báo cho người sử dụng lao động biết trước ít nhất 45 ngày; người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị sáu tháng liền thì phải báo trước ít nhất ba ngày."


    Chúc bạn thành công!
     
    Last edited by a moderator: 20/6/10

Chia sẻ trang này

Share