nhờ các anh chị tư vấn về việc công ty thay đổi công nghệ nên cho nhân viên nghỉ việc hàng loạt

Thảo luận trong 'LUẬT LAO ĐỘNG, BHXH' bắt đầu bởi yin179, 22/5/13.

  1. QUY ĐỊNH DIỄN ĐÀN
    - Đăng bài viết bắt buộc có tiền tố
    - Không đăng bài Quảng Cáo
    - Chỉ được phép đăng bài Tuyển dụng trong lĩnh vực nhân sự, hành chính và liên quan
    - 1 nick chỉ được phép đăng tối đa 2 bài tuyển dụng 1 tuần
    - Bài tuyển dụng bắt buộc phải có thời hạn, và sẽ bị xóa sau khi hết hạn 3 ngày
    ------------------------------
    Liên hệ quản trị diễn đàn: nguyenbaoanh89@gmail.com
    Dismiss Notice
  1. yin179

    yin179 New Member

    Tham gia ngày:
    11/3/13
    Bài viết:
    34
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    chào cả nhà,

    Công ty em đang đối mặt 1 vấn đề lớn là hiện nay do thay đổi công nghệ ( công ty em làm phần mềm bảo mật nay chuyển qua ứng dụng web ) nên các nhân viên trong phòng RnD bị nghỉ việc

    Hầu hết những người này chưa đến hạn kết thúc hợp đồng. Em cũng có tham khảo điều 44 của luật lao động ( Nghĩa vụ của người sử dụng lao động trong trường hợp thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc lí do kinh tế) có nhắc đến đền bù cho nhân viên khoản trợ cấp mất việc làm( điều 49). Vấn đề là theo khoản 2 điều 49 thì thời gian để tính trợ cấp mất việc làm cho các nhân viên này là 0 ( vì công ty em đóng BHXH 100% ngày từ lúc người này vào làm). vậy hóa ra ko đền bù gì cho nhân viên

    các anh/chị có kinh nghiệm cho em ý kiến về trường hợp này với ạ? và thường thì gặp vấn đề nghỉ việc như trên thì các anh/ chị xử lý như thế nào để phù hợp cả đôi bên

    em xin cám ơn
     
  2. dinhhoa_hr

    dinhhoa_hr Member

    Tham gia ngày:
    4/9/11
    Bài viết:
    474
    Đã được thích:
    4
    Điểm thành tích:
    18
    Giới tính:
    Nam
    Nơi ở:
    Hồ Chí Minh
    Chào bạn !

    Mình hiểu vấn đề bạn đang đề cập ở đây. Nhưng, tại sao Công ty không mời những nhân viên đó lại, trình bày cụ thể nội dung và khuyên họ nên viết đơn xin nghỉ việc. Nếu bạn áp dụng điều 44 để cho họ nghỉ việc thì bạn phải hoàn thành các công tác như: phương án sử dụng lao động, Nếu từ 2 người trở lên bạn phải thông qua công đoàn cơ sở, thông báo cho sở lao động thương binh xã hội nữa. Nếu bạn làm không khéo thì việc chấm dứt này sẽ trái pháp luật và rủi ro pháp lý cao.

    Còn việc bạn tính trợ cấp mất việc làm, sẽ không bao giờ bằng 0 đâu bạn. Vì người lao động luôn có khoảng 1 hoặc 2 tháng thử việc. Mà thường thì 2 tháng thử việc chúng ta chưa ký HĐLĐ nên chưa đóng BHTN cho người lao động. Vậy, sẽ có 2 tháng đó thì NLĐ vẫn được hưởng trợ cấp mất việc"ít nhất là 2 tháng lương".

    Một vài chia sẻ cùng bạn !
     
  3. yin179

    yin179 New Member

    Tham gia ngày:
    11/3/13
    Bài viết:
    34
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    QUOTE(Chú Thích)(dinhhoa_hr @ May 22 2013, 11:50 AM)

    Chào bạn !

    Mình hiểu vấn đề bạn đang đề cập ở đây. Nhưng, tại sao Công ty không mời những nhân viên đó lại, trình bày cụ thể nội dung và khuyên họ nên viết đơn xin nghỉ việc. Nếu bạn áp dụng điều 44 để cho họ nghỉ việc thì bạn phải hoàn thành các công tác như: phương án sử dụng lao động, Nếu từ 2 người trở lên bạn phải thông qua công đoàn cơ sở, thông báo cho sở lao động thương binh xã hội nữa. Nếu bạn làm không khéo thì việc chấm dứt này sẽ trái pháp luật và rủi ro pháp lý cao.

    Còn việc bạn tính trợ cấp mất việc làm, sẽ không bao giờ bằng 0 đâu bạn. Vì người lao động luôn có khoảng 1 hoặc 2 tháng thử việc. Mà thường thì 2 tháng thử việc chúng ta chưa ký HĐLĐ nên chưa đóng BHTN cho người lao động. Vậy, sẽ có 2 tháng đó thì NLĐ vẫn được hưởng trợ cấp mất việc"ít nhất là 2 tháng lương".

    Một vài chia sẻ cùng bạn !



    Cảm ơn góp ý của anh.

    Thưa anh, em xin đc hỏi:
    - nếu công ty khuyên họ viết đơn xin nghỉ việc và người lao động đồng ý thì công ty có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc( điều 48)
    - nếu người lao động không đồng ý ( có thể vì bất cứ lí do gì như: gây khó khăn cho công ty, muốn đc đền bù chi trả nhiều hơn...) thì công ty phải áp dụng điều 44 và kèm theo điều này là phải chi trả trợ cấp thôi việc ( điều 48) và trợ cấp mất việc( điều 49)

    trước đây ( cụt hể trước ngày 01/05/2013) công ty em chưa hề chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động viết đơn xin nghỉ việc nào ( lí do đã có BHTN) như vậy có sai luật ko ạ

    em xin cảm ơn anh
     
  4. dinhhoa_hr

    dinhhoa_hr Member

    Tham gia ngày:
    4/9/11
    Bài viết:
    474
    Đã được thích:
    4
    Điểm thành tích:
    18
    Giới tính:
    Nam
    Nơi ở:
    Hồ Chí Minh
    Chào bạn !

    Khi người lao động thôi việc, không phải sa thải nếu họ có đủ các điều kiện để hưởng trợ cấp thôi việc thì Công ty phải chi trả trợ cấp thôi việc cho NLĐ. Bạn hỏi mình "rước đây ( cụt hể trước ngày 01/05/2013) công ty em chưa hề chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động viết đơn xin nghỉ việc nào ( lí do đã có BHTN) như vậy có sai luật ko ạ" Mình làm sao biết là sai hay không sai? Điều quan trọng là NLĐ có đủ điều kiện để hưởng không?Nếu họ đủ điều kiện hưởng trợ cấp thôi việc mà công ty không chi trả là sai luật
    Nếu NLĐ không đồng ý mà áp dụng điều 44 thì phải chi trả tiền trợ cấp mất việc. Bạn nên chú ý thời gian căn cứ để trả trợ cấp mất việc thì sẽ không được làm căn cứ trả trợ cấp thôi việc.

    Một vài chia sẻ cùng bạn !
     
  5. yin179

    yin179 New Member

    Tham gia ngày:
    11/3/13
    Bài viết:
    34
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    QUOTE(Chú Thích)(dinhhoa_hr @ May 23 2013, 09:43 AM)

    Chào bạn !

    Khi người lao động thôi việc, không phải sa thải nếu họ có đủ các điều kiện để hưởng trợ cấp thôi việc thì Công ty phải chi trả trợ cấp thôi việc cho NLĐ. Bạn hỏi mình "rước đây ( cụt hể trước ngày 01/05/2013) công ty em chưa hề chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động viết đơn xin nghỉ việc nào ( lí do đã có BHTN) như vậy có sai luật ko ạ" Mình làm sao biết là sai hay không sai? Điều quan trọng là NLĐ có đủ điều kiện để hưởng không?Nếu họ đủ điều kiện hưởng trợ cấp thôi việc mà công ty không chi trả là sai luật
    Nếu NLĐ không đồng ý mà áp dụng điều 44 thì phải chi trả tiền trợ cấp mất việc. Bạn nên chú ý thời gian căn cứ để trả trợ cấp mất việc thì sẽ không được làm căn cứ trả trợ cấp thôi việc.

    Một vài chia sẻ cùng bạn !



    Cảm ơn anh đã phản hồi giúp em. Em cũng mới vào nghề nhân sự chưa lâu nên kiến thức chưa nắm được tổng quát và chưa hiểu được hết nội dung. Vậy em xin đưa ra 1 ví dụ củ thể để hiểu rõ hơn về vấn đề này, hi vọng anh vẫn giúp đỡ phản hồi giúp em

    ví dụ 1: nhân viên A vào làm từ tháng 5/2011. thử việc 3 tháng đến 8/2011 kí hợp đồng chính thức và bắt đầu tham gia BHXH, BHYT,BHTN theo luật BHXH với mức lương 10trieu. Đên tháng 5/2013, nhân viên đó viết đơn xin nghỉ việc. Mức lương hiện tại lúc đó là 15trieu ( tăng từ 10 tháng trước)

    Vậy thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc phải trả cho nhân viên A : 24 tháng- 21 tháng= 3 tháng

    Mỗi năm làm việc đc trợ cấp 1/2 tháng lương ( 7.5trieu) => 3 tháng = 3*12/7.5 =4.8trieu

    ví dụ 2: nhân viên A vào làm từ tháng 5/2011. thử việc 3 tháng đến 8/2011 kí hợp đồng chính thức và bắt đầu tham gia BHXH, BHYT,BHTN theo luật BHXH với mức lương 10trieu. Đến tháng 8/2012 gia hạn hợp đồng đến 08/2013. Tháng 5/2013, nhân viên đó bị công ty cho nghỉ việc với lí do thay đổi công nghệ. Mức lương hiện tại lúc đó là 15trieu ( tăng từ 10 tháng trước)

    Vậy thời gian để tính trợ cấp mất việc phải trả cho nhân viên A: 3 tháng

    Mỗi năm làm việc đc trả 1 tháng lương( 15trieu)=> 3 tháng= 3*12/15=9.6tr

    nhờ anh trả lời giúp em để em hiểu rõ hơn được vấn đề

    cảm ơn anh
     
    Last edited by a moderator: 23/5/13
  6. be_hu

    be_hu New Member

    Tham gia ngày:
    18/6/10
    Bài viết:
    26
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    1. trợ cấp thôi việc chỉ áp dụng cho các trường hợp công tác tại doanh nghiệp từ 31/12/2008 trở về trước, còn thời gian từ 1/1/2009 trở về đây thì được tính BHTN và BHTN sẽ chi trả.
    Bạn đọc khoản 2 điều 48 BLLĐ 2012 để hiểu rõ hơn nhé.
    "Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc."

    Và phải chú ý điều kiện để trả trợ cấp thôi việc là người LĐ cần phải CD HĐLĐ đúng luật như khoản 1 Điều 48 nhé.

    Vậy NLĐ vào CTY từ sau 1/1/2009 bên mình ko trả trợ cấp thôi việc cho người LĐ mà sẽ làm QĐ CD HĐLĐ và chốt sổ BHXH để người LĐ ra đăng ký hưởng BHTN tại các TT giới thiệu việc làm.
    Ngoài ra bạn cũng ko nói rõ người LĐ khi nghỉ việc có tuân thủ thời gian báo trước hay ko và lý do nghỉ việc có theo đúng các trường hợp được Luật quy định hay ko.

    2,
    mình đọc khoản 2 điều 49 BLLĐ 2012 có quy định:
    "Thời gian làm việc để tính trợ cấp mất việc làm là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hộithời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc."
    vậy người LĐ đc ký HĐLĐ chính thức từ 8/2011 và đến 08/2012 thì gia hạn HĐ đến 08/2013 --> ký HĐLĐ 12 tháng --> chắc chắn đc tham gia BHTN rồi. Vậy theo như luật quy định ở trên thì sẽ phải trừ đi khoảng thời gian từ 8/2011 - 5/2013. Vậy còn 3 tháng thử việc nhưng ko đủ 1 năm thì cũng ko thể tính là 1 tháng lương được.
     
    Last edited by a moderator: 3/6/13
  7. dinhhoa_hr

    dinhhoa_hr Member

    Tham gia ngày:
    4/9/11
    Bài viết:
    474
    Đã được thích:
    4
    Điểm thành tích:
    18
    Giới tính:
    Nam
    Nơi ở:
    Hồ Chí Minh
    Chào Bé_hu !
    Việc xác định có thuộc đối tượng chi trả trợ cấp thôi việc hay không thì bạn nên xem lại Luật nhé. Trường hợp này đã được xác định là phải trả trợ cấp thôi việc.

    Chào bạn Yin179 !

    Nếu lương 15.000.000 thì
    **** trợ cấp thôi việc như sau:
    - 3 tháng được làm tròn 1/2 năm: Cứ 1 năm là nửa tháng lương nên 1/2 năm là 1/4 tháng lương
    TC= 15.000.000 x 0.25 = 3.750.000 đ
    ***** Trợ cấp mất việc thì:
    Cứ 1 năm làm việc thì chi trả 1 tháng lương, NHƯNG ÍT nhất cũng bằng 2 tháng lương.
    Vậy TC = 15.000.000 x 2 = 30.000.000 đ

    Một vài chia sẻ cùng bạn !

    Trân trọng,
     
  8. be_hu

    be_hu New Member

    Tham gia ngày:
    18/6/10
    Bài viết:
    26
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    QUOTE(Chú Thích)(dinhhoa_hr @ Jun 3 2013, 03:14 PM)

    Chào Bé_hu !
    Việc xác định có thuộc đối tượng chi trả trợ cấp thôi việc hay không thì bạn nên xem lại Luật nhé. Trường hợp này đã được xác định là phải trả trợ cấp thôi việc.

    Chào bạn Yin179 !

    Nếu lương 15.000.000 thì
    **** trợ cấp thôi việc như sau:
    - 3 tháng được làm tròn 1/2 năm: Cứ 1 năm là nửa tháng lương nên 1/2 năm là 1/4 tháng lương
    TC= 15.000.000 x 0.25 = 3.750.000 đ
    ***** Trợ cấp mất việc thì:
    Cứ 1 năm làm việc thì chi trả 1 tháng lương, NHƯNG ÍT nhất cũng bằng 2 tháng lương.
    Vậy TC = 15.000.000 x 2 = 30.000.000 đ

    Một vài chia sẻ cùng bạn !

    Trân trọng,



    anh có thể giải thích rõ hơn giúp em vì sao trường hợp người LĐ vào công ty 5/2011 sau đó do CTY thay đổi cơ cấu, công nghệ mà phải nghỉ việc thì được hưởng trợ cấp thôi việc ko ạ?

    Vì theo em hiểu Đ44 BLLĐ 2012 (NLĐ nghỉ việc 05/2013 thì có thể áp dụng BLLĐ 2012 đc rồi), thì có quy định rõ:

    "Điều 44. Nghĩa vụ của người sử dụng lao động trong trường hợp thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế

    1. Trường hợp thay đổi cơ cấu, công nghệ mà ảnh hưởng đến việc làm của nhiều người lao động, thì người sử dụng lao động có trách nhiệm xây dựng và thực hiện phương án sử dụng lao động theo quy định tại Điều 46 của Bộ luật này; trường hợp có chỗ làm việc mới thì ưu tiên đào tạo lại người lao động để tiếp tục sử dụng.

    Trong trường hợp người sử dụng lao động không thể giải quyết được việc làm mới mà phải cho người lao động thôi việc thì phải trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động theo quy định tại Điều 49 của Bộ luật này."


    Vậy để biết người LĐ có được hưởng trợ cấp mất việc hay ko và cách tính ntn thì Đ49 đã quy định rõ:
    "Điều 49. Trợ cấp mất việc làm

    1. Người sử dụng lao động trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động đã làm việc thường xuyên cho mình từ 12 tháng trở lên mà bị mất việc làm theo quy định tại Điều 44 và Điều 45 của Bộ luật này, mỗi năm làm việc trả 01 tháng tiền lương nhưng ít nhất phải bằng 02 tháng tiền lương.

    2. Thời gian làm việc để tính trợ cấp mất việc làm là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc.

    3. Tiền lương để tính trợ cấp mất việc làm là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 06 tháng liền kề trước khi người lao động mất việc làm."


    Còn trợ cấp thôi việc thì Đ48 BLLĐ 2012 có quy định chỉ trong các trường hợp CD HĐLĐ theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 5, 6, 7, 9 và 10 Điều 36 của Bộ luật LĐ thì NSDLĐ phải trả trợ cấp thôi việc cho người LĐ, và thời gian được tính trợ cấp thôi việc là khoảng thời gian từ 31/12/2008 trở về trước, vì từ 1/1/2009 thì BHTN sẽ chi trả.

    Vậy NLĐ trong tình huống 2 này ko thỏa mãn đk là làm việc tại CTY từ trước 31/12/2008. Vậy ko có trợ cấp thôi việc mà khi nghỉ sẽ làm chế độ hưởng BHTN tại TT GTVL và BHTN sẽ chi trả ( nếu LĐ muốn hưởng).
     
  9. dinhhoa_hr

    dinhhoa_hr Member

    Tham gia ngày:
    4/9/11
    Bài viết:
    474
    Đã được thích:
    4
    Điểm thành tích:
    18
    Giới tính:
    Nam
    Nơi ở:
    Hồ Chí Minh
    Chào be hu !

    Xin lỗi bạn, nhưng do mình tư vấn và chia sẻ với bạn yin179 nên banj mới đọc ngang qua bạn chưa hiểu hết. Bạn đọc hết nooijj dung từ đầu bài viết thì bạn sẽ hiểu nhé.

    Việc bạn nhận định "" trợ cấp thôi việc khi người lao động làm việc trước 31.12.2008 là không có cơ sở bạn nhé" việc này đã được tranh luận sôi nổi trên 1 chủ đề khác của diễn đàn này. bạn có thể tìm hiểu thêm nha. hihih

    Trân trọng,
     

Chia sẻ trang này

Share