PHÉP TANG CHẾ CHƯA SỬ DỤNG HẾT CÓ DC CHUYỂN SANG THÁNG KHÁC DÙNG KHÔNG

Thảo luận trong 'FEEDBACK. ASK & ANSWER' bắt đầu bởi baouyen_bambi, 2/7/12.

  1. QUY ĐỊNH DIỄN ĐÀN
    - Đăng bài viết bắt buộc có tiền tố
    - Không đăng bài Quảng Cáo
    - Chỉ được phép đăng bài Tuyển dụng trong lĩnh vực nhân sự, hành chính và liên quan
    - 1 nick chỉ được phép đăng tối đa 2 bài tuyển dụng 1 tuần
    - Bài tuyển dụng bắt buộc phải có thời hạn, và sẽ bị xóa sau khi hết hạn 3 ngày
    ------------------------------
    Liên hệ quản trị diễn đàn: nguyenbaoanh89@gmail.com
    Dismiss Notice
  1. baouyen_bambi

    baouyen_bambi New Member

    Tham gia ngày:
    13/8/10
    Bài viết:
    2
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Kính chào các Anh Chị !

    Em là nhân viên nhân sự mới của 1 Công ty, và em gặp 1 trường hợp sau, mong được sự hướng dẫn của các Anh Chị

    Nhân viên kế toán bên em nghỉ phép tang chế ( bố chồng mất) và sau đó đi làm trở lại , tổng số ngày nghỉ là 2 ngày và muốn chuyển 1 ngày còn lại mà luật quy định thành ngày phép để lần sau nghỉ
    Em không biết như thế có phù hợp không ? vì theo em dc biết phép tang chế không phải là phép năm để có thể chuyển sang tháng sau sử dụng khi sử dụng không hết.

    Và việc di làm sớm là do bản thân của nhân viên kế toán thu xếp cviec của mình chứ k phải cty yêu cầu phải đi làm sớm.

    Mong nhận dc sự giúp đỡ và hướng dẫn của các Anh Chị

    Thông tin liên lạc :thuydu179@yahoo.com

    Em cảm ơn

    Trân trọng
     
  2. dinhhoa_hr

    dinhhoa_hr Member

    Tham gia ngày:
    4/9/11
    Bài viết:
    474
    Đã được thích:
    4
    Điểm thành tích:
    18
    Giới tính:
    Nam
    Nơi ở:
    Hồ Chí Minh
    Chào Bạn !
    theo mình thì tinh thần của điều 78-BLLĐ thì những ngày nghỉ đó là Quyền lợi của NLĐ. Điều 78 quy định "Người lao động được nghỉ về việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương trong những trường hợp sau đây:
    1- Kết hôn, nghỉ ba ngày;
    2- Con kết hôn, nghỉ một ngày;
    3- Bố mẹ (cả bên chồng và bên vợ) chết, vợ hoặc chồng chết, con chết, nghỉ ba ngày"
    Như vậy, ta suy luận theo hướng câu điều kiện " NẾU ...THÌ" như sau: " NẾU bố mẹ cả bên chồng và bên vợ chết, vợ hoặc chồng chết, con chết THÌ nghỉ ba ngày"
    Pháp luật không quy định rõ 3 ngày đó nghỉ như thế nào, hình thức ra sao,... cho nên NLĐ được quyền nghỉ có hưởng lương đủ 3 ngày không nhất thiết phải nghỉ 3 ngày liên tiếp.
     
  3. quocanh

    quocanh New Member

    Tham gia ngày:
    9/8/08
    Bài viết:
    135
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    QUOTE(Chú Thích)(baouyen_bambi @ Jul 2 2012, 11:47 PM)

    Kính chào các Anh Chị !

    Em là nhân viên nhân sự mới của 1 Công ty, và em gặp 1 trường hợp sau, mong được sự hướng dẫn của các Anh Chị

    Nhân viên kế toán bên em nghỉ phép tang chế ( bố chồng mất) và sau đó đi làm trở lại , tổng số ngày nghỉ là 2 ngày và muốn chuyển 1 ngày còn lại mà luật quy định thành ngày phép để lần sau nghỉ
    Em không biết như thế có phù hợp không ? vì theo em dc biết phép tang chế không phải là phép năm để có thể chuyển sang tháng sau sử dụng khi sử dụng không hết.

    Và việc di làm sớm là do bản thân của nhân viên kế toán thu xếp cviec của mình chứ k phải cty yêu cầu phải đi làm sớm.

    Mong nhận dc sự giúp đỡ và hướng dẫn của các Anh Chị

    Thông tin liên lạc :thuydu179@yahoo.com

    Em cảm ơn

    Trân trọng


    chào bạn!

    Điều 78, BLLĐ nói là người lao động được nghỉ về việc riêng (hiếu, hỷ),
    Về bản chất đây là ngày nghỉ gắn với sự việc Hiếu (ma chay), Hỷ (cưới xin) tạo thuận lợi cho người lao động giải quyết những việc cá nhân thực sự cần thiết, do vậy phải hiểu đây là những ngày nghỉ liên tiếp liên quan chặt chẽ với sự việc Hiếu, hỷ.
    Không thể có trường hợp: người lao động nghỉ phép tang 2 ngày sau đó đi làm rồi một thời gian sau nghỉ nốt ngày còn lại (không gắn với sự việc tang gia).
    Trường hợp của bạn không thể chuyển 1 ngày nghỉ tang vào ngày nghỉ phép.
    Trân trọng!
     
  4. dinhhoa_hr

    dinhhoa_hr Member

    Tham gia ngày:
    4/9/11
    Bài viết:
    474
    Đã được thích:
    4
    Điểm thành tích:
    18
    Giới tính:
    Nam
    Nơi ở:
    Hồ Chí Minh
    Chào QUOCANH !
    Xin trích dẫn nguyên văn điều 78-BLLĐ như sau "Người lao động được nghỉ về việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương trong những trường hợp sau đây:
    1- Kết hôn, nghỉ ba ngày;
    2- Con kết hôn, nghỉ một ngày;
    3- Bố mẹ (cả bên chồng và bên vợ) chết, vợ hoặc chồng chết, con chết, nghỉ ba ngày"
    Trường hợp này, Luật không Quy định rõ nghỉ như thế nào. Điều bạn Quocanh nói, đó là suy luận của riêng bạn. Bạn nên dẫn chứng Luật cụ thể. Xin bạn dẫn chứng điều nào, quy định nào nói 3 ngày nghỉ đó phải liên tiếp.
     
  5. nhumai90

    nhumai90 New Member

    Tham gia ngày:
    27/3/12
    Bài viết:
    16
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    QUOTE(Chú Thích)(quocanh @ Jul 5 2012, 11:59 AM)

    chào bạn!

    Điều 78, BLLĐ nói là người lao động được nghỉ về việc riêng (hiếu, hỷ),
    Về bản chất đây là ngày nghỉ gắn với sự việc Hiếu (ma chay), Hỷ (cưới xin) tạo thuận lợi cho người lao động giải quyết những việc cá nhân thực sự cần thiết, do vậy phải hiểu đây là những ngày nghỉ liên tiếp liên quan chặt chẽ với sự việc Hiếu, hỷ.
    Không thể có trường hợp: người lao động nghỉ phép tang 2 ngày sau đó đi làm rồi một thời gian sau nghỉ nốt ngày còn lại (không gắn với sự việc tang gia).
    Trường hợp của bạn không thể chuyển 1 ngày nghỉ tang vào ngày nghỉ phép.
    Trân trọng!


    Mình ở phía bắc, các ngày nghỉ gắn với việc tang là ngày gia quyến mất (người thân phải túc trực bên linh cữu), ngày thứ 2 thường là đi đưa về nơi an nghỉ cuối cùng, ngày thứ 3 là ngày làm Ba ngày.
    Mình đồng ý với Bạn quocanh là ngày nghỉ tang là ngày nghỉ liên tiếp, nếu không nghỉ hết tự nguyện đi làm (o phải do yêu cầu của doanh nghiệp) thì không được tính cộng vào ngày phép.
    Còn ngày cưới thì thường các doanh nghiệp linh động vì các đôi thường xem ngày đẹp (ăn hỏi xong vài hôm mới liên hoan, rước dâu, lại mặt) tạo điều kiện cho người lao động ở xa được nghỉ thích hợp, các đám cưới thường nghỉ quá hạn (còn trăng mật, trăng mẽo).
    Vì luật không quy định cụ thể nên mổi người đều có suy luận và đưa ra quan điểm chia sẻ cùng nhau thôi, nếu luật quy định cụ thể thì không phải chia sẻ nữa rồi!
    chúc bạn baouyen_bambi tìm được phương án thích hợp.
     
  6. dinhhoa_hr

    dinhhoa_hr Member

    Tham gia ngày:
    4/9/11
    Bài viết:
    474
    Đã được thích:
    4
    Điểm thành tích:
    18
    Giới tính:
    Nam
    Nơi ở:
    Hồ Chí Minh
    Chào bạn nhumai90 !
    Nói thật mình thấy quocanh và bạn đều rất hợp lý. Tuy nhiên, nếu giả sử mình là người lao động, mình nghỉ 2 ngày xong. 1 tháng sau mình làm đơn xin nghỉ phép nghỉ phép hưởng nguyên lương. và nói là ngày này còn lại 1 ngày trong "tang chế" bạn từ chối như thế nào? bạn giải thích ra sao? nếu bạn giải thích như vậy, là công nhân thì mình không biết nhưng "dân văn phòng" hiểu luật lao động họ hỏi lại là bạn dựa vào cơ sở pháp lý nào? thì 2 bạn nói làm sao?
    Thật tình mình giải quyết chế độ cho người LĐ mình cũng làm như mấy bạn thôi. Chúc các bạn có hướng giải quyết tốt
     
  7. bi_ma2

    bi_ma2 Member

    Tham gia ngày:
    25/8/11
    Bài viết:
    362
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    18
    QUOTE(Chú Thích)(baouyen_bambi @ Jul 2 2012, 11:47 PM)

    Kính chào các Anh Chị !

    Em là nhân viên nhân sự mới của 1 Công ty, và em gặp 1 trường hợp sau, mong được sự hướng dẫn của các Anh Chị

    Nhân viên kế toán bên em nghỉ phép tang chế ( bố chồng mất) và sau đó đi làm trở lại , tổng số ngày nghỉ là 2 ngày và muốn chuyển 1 ngày còn lại mà luật quy định thành ngày phép để lần sau nghỉ
    Em không biết như thế có phù hợp không ? vì theo em dc biết phép tang chế không phải là phép năm để có thể chuyển sang tháng sau sử dụng khi sử dụng không hết.

    Và việc di làm sớm là do bản thân của nhân viên kế toán thu xếp cviec của mình chứ k phải cty yêu cầu phải đi làm sớm.

    Mong nhận dc sự giúp đỡ và hướng dẫn của các Anh Chị

    Thông tin liên lạc :thuydu179@yahoo.com

    Em cảm ơn

    Trân trọng


    Về mặt luật, mình đồng ý với ý kiến của quoc anh và nhumai 90, trường hợp các ngày phép dùng cho hiếu hỉ, nếu không dùng hết, thì sẽ không được chuyển sang phép tháng sau. Nó chỉ nên được sử dụng trong thời điểm có phát sinh việc hiếu hỉ.
    Tuy nhiên, xét về tình, nếu nhân viên này có nhu cầu cần phải sử dụng đến ngày phép còn lại và sắp xếp được việc nghỉ phép không ảnh hưởng tới công việc công ty thì vẫn có thể xét cho sử dụng ngày phép đó. Trong công ty mình, mình vẫn thường linh động với một số trường hợp như vậy. Thực ra làm như vậy, người lao động k bị thiệt mà công ty vẫn không bị hại gì. Mối quan hệ cân bằng 2 bên vẫn được đảm bảo.
    Tuy nhiên, mình cũng cần lưu ý về tính cần thiết của việc sử dụng ngày phép linh động kiểu này.
    Chúc bạn thành công
     
  8. dinhhoa_hr

    dinhhoa_hr Member

    Tham gia ngày:
    4/9/11
    Bài viết:
    474
    Đã được thích:
    4
    Điểm thành tích:
    18
    Giới tính:
    Nam
    Nơi ở:
    Hồ Chí Minh
    Chào cả nhà !
    Vấn đề ở đây, được đưa ra để thảo luận và tìm cách giải quyết vấn đề. Nhưng hình như tôi cảm thấy một sự "thõa mãn" nhất định trong các bạn về phương cách giải quyết vấn đề này. Trong khi, người cần được thõa mãn đó là Người lao động. Họ phải được giải thích rõ ràng, viện dẫn cơ sở pháp lý cụ thể là vì sao Pháp luật quy định Quyền lợi của tôi được nghỉ 3 ngày trong trường hợp đó mà tôi nghỉ có 2 ngày thì tất nhiên tôi được nghỉ thêm 1 ngày nữa chứ?.
    Và nếu xa hơn tí nữa, thì nếu Người lao động khiếu nại hoặc khởi kiện ra tòa thì đứng vai trò là Người làm nhân sự các bạn không thể đem cái suy luận " riêng" của mình mà thuyết phục tại tòa được? trường hợp này, các bạn hành động như thế nào đây?.............
     

Chia sẻ trang này

Share