Sự khác biệt giữa 2 miền Nam và Bắc trong văn hóa qua con mắt người làm nhân sự ?

Thảo luận trong 'HOT TOPIC' bắt đầu bởi lequan, 26/10/08.

  1. QUY ĐỊNH DIỄN ĐÀN
    - Đăng bài viết bắt buộc có tiền tố
    - Không đăng bài Quảng Cáo
    - Chỉ được phép đăng bài Tuyển dụng trong lĩnh vực nhân sự, hành chính và liên quan
    - 1 nick chỉ được phép đăng tối đa 2 bài tuyển dụng 1 tuần
    - Bài tuyển dụng bắt buộc phải có thời hạn, và sẽ bị xóa sau khi hết hạn 3 ngày
    ------------------------------
    Liên hệ quản trị diễn đàn: nguyenbaoanh89@gmail.com
    Dismiss Notice
  1. lequan

    lequan Ban chủ nhiệm

    Tham gia ngày:
    4/4/08
    Bài viết:
    403
    Đã được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    16
    Nhân hội thảo Văn hóa doanh nghiệp, mình xin kể mấy câu chuyện ngoài lề. Các bạn cho biết quan điểm của mình nhé (hết sức công bằng nhé):


    1. Một Manager nước ngoài đến Việt Nam triển khai huấn luyện chăm sóc khách hàng và kỹ năng bán hàng cho nhân viên trung tâm thương mại.


    Tại Miền Nam, cũng có khá nhiều vấn đề, nhưng OK, công việc thuận lợi, nhân viên nắm bắt tốt và cán bộ này hài lòng.


    Tại Miền Bắc, cán bộ này thất vọng vì cung cách phục vụ khách hàng của nhân viên.


    Mình nhận được sự phàn nàn như sau: Ý thức về chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng của nhân viên miền bắc quá yếu. Nhân viên của tôi đã phản ứng rất mạnh mẽ và nhiều người trong số họ cho rằng "Họ là nhân viên bán hàng chứ ko phải là người giúp việc (Osin), dù có trả lương 6-10trđ thì họ cũng không chấp nhận làm" khi được hướng dẫn là mỗi nhân viên phải luôn coi khách hàng là thượng đế, phải cúi chào khách, thậm chí phải hướng dẫn khách tận tình vào nhà vệ sinh khi khách có nhu cầu, phải xả nước toilet giúp khách nếu cần thiết.


    2. Một HRM Miền Nam đã tâm sự với mình về chân dung một manager Miền bắc như sau:


    - Thích chỉ tay sai khiến, và điều này thực sự ko thể chấp nhận được trong Nam.


    - Luôn đưa tài liệu bằng hai tay, trong khi thực sự chỉ cần đưa bằng một tay. "Tôi thích người ta đưa bằng một tay hơn là bằng hai tay, và hãy thể hiện bằng thành tích và kết quả".


    Chẳng lẽ có sự khác biệt văn hóa vùng miền như vậy? Bạn thấy sao?


    3. Một HRM khác tâm sự: Thật sự dị ứng với các chương trình đào tạo tại Miền Bắc. Quá lý thuyết và không gắn với thực tế. Tại Miền Nam, đào tạo luôn là chỉ tay dắt việc và thực hành.


    Các bạn thử cho quan điểm nhé, nhớ nói rõ xem mình là ở MB hay MN nhé. Chúng ta thử xem có sự khác biệt văn hóa và quan điểm quản lý nhiều hay ít nhé.
     
    Last edited by a moderator: 27/10/08
  2. vietna

    vietna Moderator

    Tham gia ngày:
    4/6/08
    Bài viết:
    319
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    16
    Giới tính:
    Nam
    Nơi ở:
    Hải Phòng - Hà Nội
    Hi all!


    Thực tế đã được chứng minh rằng: “Người miền Bắc cao đạo một cách ngây ngô còn người miền Nam thì thực tế một cách trần trụi"


    Chính vì thế, theo quan điểm của tôi, muốn làm được HR tốt cần hiểu được bản chất của vấn đề để có thể đưa ra được những quyết định phù hợp chứ đừng vin vào: tao là BẮC nên tao làm thế chứ tao không làm như thằng NAM là làm như thế kia.


    Thân!
     
  3. thuymaiahr

    thuymaiahr New Member

    Tham gia ngày:
    1/10/08
    Bài viết:
    32
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Mình lại nghĩ khác, đây không phải Bắc hay Nam.


    Đây là văn hóa do đơn vị xây dựng nên, nếu mỗi nhân viên đều được huấn luyện tốt kỹ năng chăm sóc khách hàng, họ thấm nhuần được quan điểm: "Ông chủ không phải là người trả lương cho chúng ta, ông ta chỉ là người cầm hộ tiền, khách hàng mới chính là người trả lương" "No customer -> no money -> no pay check" thì tự nhân viên đó sẽ có cung cách phục vụ khách hàng hợp lý.


    Rất mong nhận được ý kiến của các Bạn.
     
  4. linhvpp

    linhvpp Hội viên CPO Club

    Tham gia ngày:
    20/6/08
    Bài viết:
    550
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Giới tính:
    Nữ
    Nơi ở:
    Hà Nội
    Mình thì nghĩ rằng người miền nào cũng là người Việt, hơn nữa cùng làm việc trong nghề nhân sự.


    Bản chất thì ko khác nhau, có chăng là cách thể hiện khác nhau thôi.


    là người miền Bắc, mình thấy 3 câu chuyện của anh Quân rất phổ biến. Tuy nhiên hiện nay cũng có rất nhiều đơn vị (như cty mình chẳng hạn) đang hướng tới XD "lối sống" như ở SG (XD nội quy cho NVBH, tổ chức các khóa đào tạo thiên về thực nghiệm, .... Lý thuyết thì ok rồi, nhưng thực hành thì còn đang trong "thời kỳ quá độ".hihi)


    Mình chưa được hân hạnh visited HCMC, song được nghe giang hồ đồn thổi rất nhiều "thứ hay" của vùng này. Hy vọng trong tương lai gần sẽ có cơ hội để "mắt thấy tai nghe".


    mấy lời của 1 con cóc đất Bắc.
     
  5. Phoenix

    Phoenix Cộng tác viên

    Tham gia ngày:
    11/9/08
    Bài viết:
    380
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    16
    Đây là một đề tài mình rất quan tâm. Tối về sẽ post bài chia sẻ cùng các bạn.
     
  6. minhducvcu

    minhducvcu Cộng tác viên

    Tham gia ngày:
    23/10/08
    Bài viết:
    164
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Nơi ở:
    Hanoi
    Xin cho em hỏi, nếu ở miền bắc công ty chuẩn bị một chương trình đào tạo ngắn và chuyên nghiệp ngay sau khi tuyển dụng cùng với việc trích một phần doanh thu công khai mỗi tháng cộng vao lương cứng cho nhân viên thì có thể cải thiện được vấn đề không?


    Kind Regard,


    Minh Duc
     
  7. Phoenix

    Phoenix Cộng tác viên

    Tham gia ngày:
    11/9/08
    Bài viết:
    380
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    16
    Văn hóa là vấn đề khó có thể dùng tiền để thay đổi. Vấn đề này rất nhiều chuyện để nói. Tối nay Phoenix bận mất rồi. Hẹn lần online tới vậy
     
  8. Thu Vu

    Thu Vu New Member

    Tham gia ngày:
    27/10/08
    Bài viết:
    14
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Dear all,


    Đúng là có sự khác biệt trong văn hóa vùng miền ở cả hai miền và điều đó phản ánh rất rõ nét trong cung cách làm dịch vụ và trong chiến lược quản lý con người của hai miền.


    Mình ra Bắc và rất dị ứng với phở quát vì trong Nam mà bán hàng kiểu đó thì chẳng ma nào ăn. Một xếp nước ngoài trong cty minh mới chuyển ra HN làm việc. Mỗi lần gặp ổng thì lúc nào ổng cũng than phiền về thái độ và cung cách làm việc của nhân viên.


    Nếu bản thân làm nghề nhân sự và dịch vụ khách hàng mình nghĩ nên quán triệt tư tưởng:


    - Khách hàng trả lương cho mình


    - Mình không bán hàng mà bán dịch vụ và giải pháp cho khách hàng


    - Cái làm nên sự khác biệt giữa cty mình và đối thủ là dịch vụ tốt


    Các bạn có đồng ý với mình không?
     
  9. Phoenix

    Phoenix Cộng tác viên

    Tham gia ngày:
    11/9/08
    Bài viết:
    380
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    16
    Không biết anh/chị Lequan có "cố ý" để topic "hot" hay không? :p Vấn đề anh đưa ra có vẻ "căng thẳng" quá. Nói chuyện vui, chắc anh Lequan không phật lòng.


    Tôi là người quan tâm đến các vấn đề văn hóa. Chủ đề này cũng là một nội dung đã quan tâm từ lâu. Gặp đề tài này cũng có nhiều ý niệm muốn chia sẻ cùng các bạn trên diễn đàn.


    Trước đây tôi sinh sống ở HN. Thủa nhỏ đã ngấm cái khí chất, cốt cách đậm đặc của văn hóa truyền thống đất Hà Nội, nơi mà xứ Nam vẫn luôn giữ cái tên có vẻ kỳ thị là đất "Bắc Kỳ". Nói về tố chất, người miền Bắc (nhất là HN) mang đậm cốt cách của kẻ sĩ. Một giai đoạn dài của lịch sử, đất Hà Thành không phải để buôn bán. Vùng giao thương nằm ở khu vực Phố Hiến, Hải Phòng, Nam Định …. Đất Hà Thành là đất của người dân trọng nền khoa cử, học thức, trọng những thứ tao nhã về tinh thần và tri thức. Từ phong cách đến cái ăn, cái mặc, thú chơi đều ngấm chất như vậy. Nếu như ngày nay chúng ta lấy thước đo là sự tài trí trong kinh thương để thể hiện đẳng cấp thì lúc trước, ở mảnh đất này, học thức là thứ để mỗi người kẻ sĩ có một cái “kiêu ngầm”. Ấy là dân Bắc Kỳ.


    Vùng ven đất kinh thành, dân cư buôn bán giao thương cũng không nhiều. Đất Bắc là vùng nông nghiệp lúa nước. Những kẻ chợ chỉ gói gọn trong giao thương những vật dụng sinh hoạt phục vụ nông nghiệp và sinh sống thông thường. Vùng buôn bán của Phố Hiến, Hải Phòng, Nam Định phần nhiều cũng không phục vụ thị trường trong nước mà chủ yếu là xuất khẩu.


    Thời kỳ CM XHCN, Miền Bắc càng chật vật với kinh tế. Miền Bắc gồng gánh các vấn đề về chính trị. Từ trẻ con đến người già đều có thể đọc tên lưu loát các khái niệm nằm trong môn học của Lịch sử Đảng, học thuyết CT Mác – Lê. Tạ thời điểm lịch sử ấy, sứ mệnh này không thể tránh khỏi khi Miền Bắc là đầu não lãnh đạo chính trị để giải quyết vấn đề dân tộc. Chỉ một số nhà kinh tế nổi lên giữa thời loạn, vì tư lợi cũng có, vì phục vụ cách mạng cũng có. Những xét cho cùng, khó ai có thể tư lợi quá nhiều trong bối cảnh lịch sử ấy. Anh có giàu, có thủ đoạn cũng không thể sống yên với cả triệu dân đói được lâu.


    Thời đổi mới, HN và miền Bắc như cô gái mặc áo nâu, vốn quen vác cày, vác cuốc, kéo cầy thay trâu, giã gạo tay thì thụp bỗng phải ra chào quan viên đô hội. Vừa phải quen nếp mới, vừa phải học hỏi để về cải tạo ruộng cày, trị tụi tham ô. Khó trăm bề.


    Hôm nay, 2008 sau bao nhiêu năm đổi mới rồi, HN đã mở rộng ra phía tây, các khu đô thị bắt đầu mọc như nấm, dân tứ xứ xung từ miền Trung, miền ngược đổ xô về HN. Miền Bắc có chút đổi thay. Đèn sáng nhiều hơn, xe cộ nhiều hơn, khu kinh tế nhiều hơn, vấn nạn cũng nhiều hơn. Và còn đủ thứ bị than phiền.


    Tôi vốn học theo ngành Luật . Cái ngành đụng đến hết thảy mọi quan hệ trong xã hội. Đó là một lựa chọn sáng suốt và may mắn cho cá nhân tôi. Trong bối cảnh xã hội của MB như trên thì đụng vào đâu cũng thấy có vấn đề. Miền Bắc và cả nước như cậu chàng mới lớn. Muốn tiến mau, tiến xa, ăn khỏe, lớn nhanh. Mà cái áo thì cũ kỹ, mục chật. Đụng tới đâu bung tới đó. Cậu chàng lớn có lỗi hay cái áo có tội??? Trả lời được cũng điên đầu. Nhưng nhờ có ngành luật tôi nhìn được rộng hơn, bao quát hơn và có lẽ sâu hơn. Còn nhớ bên ttvnol lúc trước có một bạn hỏi vì sao tôi có thể trả lời nhiều vấn đề và phải làm như thế nào để được vậy. Lúc đó tôi đã thầm cảm ơn sự lựa chọn của mình: Ngành Luật. Vậy nó ý nghĩa gì với chủ đề của Topic này? Tôi sẽ quay lại ở phần sau.


    (Còn tiếp)
     
    Last edited by a moderator: 28/10/08
  10. Phoenix

    Phoenix Cộng tác viên

    Tham gia ngày:
    11/9/08
    Bài viết:
    380
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    16
    Lúc trước tôi sơ lược vài nét về bức tranh Miền Bắc và Hà Nội. Một bức tranh vừa quê vừa hiện đại một cách e dè. Những ngôi nhà kiểu Pháp ở HN là một vẻ rất đặc trưng của bức tranh ấy. Và cả những bước tiến hôm nay của miền Bắc cũng vậy. Đổi mới một cách ngượng nghịu nhưng rất hồn Bắc.


    Vượt hơn hai ngàn km, tôi lặn lội về Phương Nam để tiếp tục cuộc đời sinh sống và làm việc của mình. Chuyến ra đi của tôi nhẹ như mây, nhanh như gió cuốn để lại sau lưng cả một vùng đất Bắc thấm đẫm những giá trị vừa tinh tế, vừa sâu thẳm đang dậm chân tại chỗ với những nếp tư duy khó đổi nhưng lại khao khát những giá trị mới đẹp hơn.


    Đất Phương Nam chưa như tôi tưởng tượng. Tôi hình dung Sài Gòn như thành phố Hồng Kông, Singapore. Nhưng SG đón tôi bằng người lái xe taxi thả tôi giữa đường (khi chở tôi từ sân bay đến nơi tôi sẽ ở) vì tôi không nhớ rõ tên của căn nhà tôi cần đến. Thành phố SG đón tôi bằng những con phố hẹp, đôi bên là nhà ở lam nham với hàng búi dây điện loằng ngoằng và đôi bên có hành lang phố nhỏ heo (Mãi sau này mới phát hiện ra. Lúc trước cứ thắc mắc tại sao lại có cảm giác quá chật hẹp khi đi trên phố SG, trừ mấy đường phố nơi Q1).


    Người dân đi lại cắm cúi như mắc cửi và ….. có một điểm hoàn toàn khác những gì tôi vẫn thường quen. Tôi nhận thấy người dân thường ở SG ăn mặc không đẹp, đi xe cũng không đẹp và gương mặt cũng ít…. đẹp. Chắc những người bạn khác ở HN vào cũng đồng tình với tôi. Ở HN, đi làm, đi chơi hay đi học các chàng trai, cố gái đều cố gằng ăn mặc hợp thời và lịch lãm.Xe cộ cũng vậy. Phải mấy tháng ở SG tôi mới có được một lần sững người nhìn một gái SG chạy xe vút qua mặt, tà áo dài xanh bay phấp phới, tóc xõa cũng bay phấp phới. Lần đầu tiên tôi thấy cái chất SG trong hình dung thời còn ở chốn "Bắc Kỳ" của tôi.


    Sốc hơn, tôi liên tiếp gặp cảnh cứ nghe giọng nói của tôi là thái độ bán hàng của người SG đổi khác, thậm chí không muốn bán hàng. Mặc dù, tôi đã được rèn luyện từ tấm bé làm một người Hà Nội biết thưa gửi và cư xử tế nhị, lịch sự. Tôi cảm nhận rất rõ và lâm râm một cảm giác cách biệt hai miền Nam - Bắc. Điều mà trước đó tôi chỉ nghe nói đến một cách mơ hồ.


    Song, đó không phải là vấn đề lớn. Tôi đã đọc nhiều về văn hóa SG trước khi tới đây. Tôi chỉ nhận dạng và không phàn nàn. Tôi cũng không được phép phàn nàn.


    Trở lại với lịch sử Sài Gòn, SG đã trải qua cuộc chiến tranh quá dai dẳng. SG có nhiều dòng người di cư tới từ thủa khẩn hoang. SG mang trong mình những đứa con có chung mục đích là tìm đất vì cuộc sống mới.


    Người dân miền Tây có sông tôm cá, đất lúa khoai; dân miền Đông có đất đỏ bazan mầu mỡ. CS vốn dễ dàng thuận lợi cho đến khi có giặc giã. Sự khắc nghiệt của chiến tranh quá lớn và dai dẳng làm cho người ta phải biết sống chung với thời cuộc. Một vùng đất chưa có chính quyền vững vàng (vài trăm năm cho nhiều chế độ). Người dân chưa nhập vào bất cứ cái khung nào của chính quyền. Họ như luồng cá. Xô bên này, đẩy bên kia, tuy có lúc tan tác và hoảng loạn nhưng vẫn cứ vùng vẫy chạy, không chịu đứng yên để tuân thủ. Và họ hòa nhập với bất cứ cái gì có thể để tồn tại, để sống.


    Thật không khó hiểu khi người Miền Nam làm kinh tế nhẹ nhõm hơn Miền Bắc. Họ không có niêm luật quy chuẩn xã hội nào quá chặt chẽ để phải cân nhắc khi quyết định làm những điều mới mẻ hay táo bạo như người Miền Bắc ngoài phạm trù đạo đức truyền thống. Cách sống, cách ăn, cách chơi đều không câu nệ. Họ không có dòng họ lâu đời, không có hương ước. Họ không có thời gian để ngâm nga ý nhị một câu chèo hay nhẩn nha ngắm nghía một con ốc nướng với chén rượu thơm như các bác Tản Đà, Nguyễn Tuân, Thạch Lam. Họ làm mọi thứ đơn giản nhất để cuộc sống trôi đi được nhẹ nhọm và thuận lợi. Họ là những người tự do và tự quyết cuộc đời mình. Họ phải sống bằng những cách có thể.


    Những điều hạn chế đó lại là một điều kiện cực kỳ thuận lợi cho những người Miền Nam tiếp cận với nền kinh tế thị trường khi ở MN xuất hiện một thị trường phục vụ nội địa một cách thực sự. Đó là cơ hội dẫn đến ngày hôm nay của người MN. Nói một cách công bằng, SG và những khu giáp ranh mới có sự năng động nhanh chóng. Ở những vùng xa khác của MN, người dân vẫn còn rất chân chất và bỡ ngỡ với nền kinh tế chóng mặt hiện nay.


    Ngày hôm nay ở SG, tôi và nhiều người được hưởng những dịch vụ thuận tiện. Thành phố hiện đại, luôn đổi mới từng ngày. Mọi thứ chạy đua để phát triển trừ những con đường nên giao thông ách tắc liên tục. Mừng? Nên chăng? Cũng đáng lắm chứ!


    (Còn nữa)
     
    Last edited by a moderator: 28/10/08
  11. rivalsumo

    rivalsumo Kết nối cộng đồng

    Tham gia ngày:
    2/4/08
    Bài viết:
    1,274
    Đã được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    0
    Giới tính:
    Nam
    Nơi ở:
    Hà Nội
    Chị Phoenix viết rất hay, tâm huyết và xúc động. Em cũng mới chỉ ghé qua SG 1 lần nên cũng chưa biết được SG khác Hà Nội những gì và có nhiều ko, mới chỉ nghe nói là khác nhau nhiều lắm từ tác phong, cách ăn mặc.... Đọc những dòng chị viết như một câu chuyện, em hình dung như đang bước theo chị vào MN vậy. Rất hay chị à.


    Mong được sớm đọc những dòng tiếp theo,
     
    Last edited by a moderator: 28/10/08
  12. Phoenix

    Phoenix Cộng tác viên

    Tham gia ngày:
    11/9/08
    Bài viết:
    380
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    16
    Cảm ơn rivalsumo,


    Chiều nay ngồi gõ tranh thủ, mấy chỗ có lỗi chính tả, mình mới sửa lại.


    Chuyện này mà nói thì dài lắm. Sợ không có nhiều thời gian :p
     
  13. linhvpp

    linhvpp Hội viên CPO Club

    Tham gia ngày:
    20/6/08
    Bài viết:
    550
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Giới tính:
    Nữ
    Nơi ở:
    Hà Nội
    Bài viết là cảm nhận, cảm xúc còn đọng lại của cô gái Hà Nội hiện đang sinh sống và làm việc tại "Sài Gòn". Dịu dàng, đằm thắm nhưng có gì đó như muốn vượt ra khỏi khuôn khổ. 2 bức tranh về cuộc sống 2 miền Nam - Bắc, được tái hiện dưới ngòi bút "Bắc kỳ".


    Cảm ơn chị nhiều!
     
    Last edited by a moderator: 29/10/08
  14. Thu Vu

    Thu Vu New Member

    Tham gia ngày:
    27/10/08
    Bài viết:
    14
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Hi,


    Bạn Phoenix biện hộ rất hay về văn hóa của MB cùng với hoài niệm rất đẹp về vùng đất ấy. Nhưng mình nghĩ cái mà người MB đang tự hào (nguồn gốc, vẻ đẹp bên ngoài của các cô gái, đường phố, món ăn, quy chuẩn xã hội ....) đang cản trở người MB tiếp thu cái mới, cái ưu tú từ bên ngoài khi mà ta không đủ thoáng để nhìn nhận người khác cũng có điểm hay hơn mình. Khi bạn di dân về MN phải chăng bạn biết rằng MB quá chật hẹp để là mảnh đất tiềm năng giúp bạn phát triển nghề nghiệp, làm giàu, có cơ hội mới...


    Hơi lạc đề một chút nhưng mình nghĩ giữ gìn văn hóa bản sắc vùng miền không có nghĩa là bắt Hà Nội phải duy trì các ngõ ngách chật chột mà phải bung ra để đáp ứng được nhu cầu phát triển về mọi mặt. Là người MN, tui rất ngạc nhiên là tại sao MB phải băn khoăn quá nhiều khi quyết định mở rộng Hà Nội. Chuyện đó là đương nhiên khi chính quyền nhìn thấy cảnh khổ khi nhiều gia đình chung sống nhiều thế hệ trong các căn hộ hình ống bề ngang 1.5m và đi chung 1 nhà vệ sinh công cộng. Hoài niệm là tốt nhưng đừng níu kéo quá khứ không được ấm no lắm của cái ngày xưa ấy bạn ơi.


    MN mà bạn cho là "Một vùng đất chưa có chính quyền vững vàng (vài trăm năm cho nhiều chế độ). Người dân chưa nhập vào bất cứ cái khung nào của chính quyền. Họ như luồng cá. Xô bên này, đẩy bên kia, tuy có lúc tan tác và hoảng loạn nhưng vẫn cứ vùng vẫy chạy, không chịu đứng yên để tuân thủ. Và họ hòa nhập với bất cứ cái gì có thể để tồn tại, để sống." Mình không nghĩ cái đó là hạn chế nhưng là 1 thuận lợi của MN được sống trong bầu không khí thoải mái hơn cho nên họ không suy nghĩ 1 chiều và tuân thủ theo qui ước sắp đặt sẵn. Tư duy thoáng, cởi mở, dễ tiếp thu cái mới, không định kiến, thích ứng với thay đổi nhanh...là những tố chất tốt mà bất cứ ai làm nhân sự cũng thích được tuyển dụng và làm việc chung với những người như thế.


    Thế giới bây giờ đi theo xu hướng toàn cầu hóa và văn hóa doanh nghiệp được xây dựng và đúc kết từ nhiều nguồn khác nhau. Học tập một chút phong cách làm việc kỷ luật của người Đức, biết giữ uy tín của người Nhật, không câu nệ hình thức của người Úc, hào hiệp của người Anh, tinh tế của người Pháp thì người VN sẽ làm việc hiệu quả hơn nhiều.
     
  15. anhnguyet_hro

    anhnguyet_hro Active Member

    Tham gia ngày:
    21/4/08
    Bài viết:
    1,956
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    36
    Đoạn viết về Hà Nội khiến em thấy thực sự xúc động!


    Cảm ơn chị Phoenix! :)
     
  16. linhvpp

    linhvpp Hội viên CPO Club

    Tham gia ngày:
    20/6/08
    Bài viết:
    550
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Giới tính:
    Nữ
    Nơi ở:
    Hà Nội
    Phoenix và Thu Vu chính là "thể hiện" sự khác biệt văn hóa 2 miền.


    Thu Vu:


    đúng là phở quát thì chẳng ai thích ăn cả, nhưng ko có nghĩa là HN chỉ có món phở quát.


    HN đẹp ko chỉ trong hoài niệm của mỗi người HN. Mình nghĩ chị Phoenix ko viết bài này để biện hộ cho cái gì. Và Thu Vu cũng không nên đụng chạm đến lý do "Nam tiến" của Phoenix, đó là vđề cá nhân.


    Vu là người MN nên đương nhiên sẽ "ngạc nhiên" về MB.


    Tôi là người MB và tôi tự hào với nguồn gốc của mình, tuy nhiên nó (sự tự hào) chưa cản trở, hay ko đủ thoáng để "nhìn nhận người khác cũng có điểm hay hơn mình".


    Tôi thấy Phoenix đã giữ được "công bằng" khi viết. Phải chăng vì MN quá thiên về bề nổi nên ko thể nhìn thấy những giá trị bên trong của MB.
     
  17. Phoenix

    Phoenix Cộng tác viên

    Tham gia ngày:
    11/9/08
    Bài viết:
    380
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    16
    Bạn Thu Vu thân mến,


    Phoenix thấy vui khi có được chia sẻ của bạn. Vì nó tiệm cận cho những gì Phoenix sẽ đề cập đến tiếp theo.


    Một trong những lý do mà Phoenix phải cảm ơn ngành Luật chính là sự công bằng và công tâm mà nó bắt buộc những người trong ngành phải có.


    Với những chia sẻ đã post, thực sự Phoenix không thấy có một nội dung gì phải "biện hộ". Anh/chị Lequan đưa ra một đề tài hay và Phoenix tham luận trong phạm vi chiêm nghiệm và nghiên cứu của mình thôi. Quan điểm của Phoenix thế nào dần dần các bạn sẽ thấy qua các đoạn viết tiếp theo. Có điều CS bận rộn, viết không được liên tục.


    Phoenix cho rằng đây là một diễn đàn. Ai cũng có quyền đưa ra ý kiến của mình cả. Có các bạn tham gia bình luận, ít ra Phoenix cũng đỡ mất công viết. Thế là tốt lắm rồi.


    Chúc bạn vui!
     
  18. Phoenix

    Phoenix Cộng tác viên

    Tham gia ngày:
    11/9/08
    Bài viết:
    380
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    16
    Phoenix xin dẫn một bài viết ngắn của một bạn post trên Blog.


    Trong này có một câu nói mà rất trùng với ngẫm nghĩ của Phoenix. Khi nào viết tới đoạn này sẽ nhắc lại.


    Mời các bạn tham khảo (Phoenix để nguyên văn tự in hoa của người viết)


    Nguồn: http://blog.360.yahoo.com/blog-RjrGnWg1c6R39gepi9IqYgwp?p=54


    "BẮC-NAM:HAI NỀN VĂN HOÁ KHÁC BIỆT"


    TUI SINH RA VÀ LỚN LÊN Ở MIỀN NAM, YÊU THÍCH CUỘC SỐNG NƠI TPHCM NÀY. NHƯNG TUI LẠI NÓI GIỌNG BẮC, YÊU THÍCH NHỮNG CA KHÚC, NHỮNG VỞ KỊCH, NHỮNG MÓN ĂN MIỀN BẮC.


    TRONG KHI BẮC - NAM CHỨA ĐỰNG HAI NỀN VĂN HOÁ KHÁC HẲN NHAU. NHIỀU KHI CẢM THẤY THẬT KHÓ DUNG HOÀ.


    BẮC: NHỮNG CA KHÚC GIAI ĐIỆU VÀ CA TỪ CHẮT LỌC. NHỮNG VỞ KỊCH THÂM THUÝ. NHỮNG KHU NHÀ CỔ LÂU ĐỜI. NHỮNG HỒ NƯỚC MÁT TRONG. NHỮNG THẮNG CẢNH DU LỊCH TUYỆT ĐẸP. GIÁ CẢ MÓN ĂN, HÀNG GIA DỤNG CỰC RẺ. CON NGƯỜI LỊCH SỰ. HỆ THỐNG XE BUÝT KHÁ TỐT.


    NAM: KHÍ HẬU DỄ CHỊU.HỆ THỐNG KÊNH RẠCH VẪN CHẰNG CHỊT. ĐƯỜNG PHỐ, NHÀ CỬA RỘNG RÃI, THOÁNG MÁT. NỀN KINH TẾ NĂNG ĐỘNG, ĐẶC BIỆT LÀ DỊCH VỤ. CÁC KHU VUI CHƠI PHONG PHÚ. CON NGƯỜI KHOÁNG ĐẠT, THOẢI MÁI, KHÔNG CÂU NỆ.


    NHỮNG THỨ TUI KHÔNG THẤY PHÙ HỢP:


    BẮC: NHÀ CỬA TOÀN "BÉ BÉ XINH XINH". CÁC KHU VUI CHƠI QUÁ ÍT. NHỮNG NGƯỜI BÁN HÀNG NHƯ "MẬU DỊCH VIÊN". GIỌNG NGƯỜI BẮC GIẬN DỮ THẬT KHÓ NGHE. KHÔNG KHÍ VÀO MÙA HÈ CỰC KỲ KHÓ CHỊU. CÁC QUÁN ĂN CÓ VẺ KHÔNG SẠCH SẼ. NGƯỜI BẮC NHIỀU KHI QUÁ LỄ GIÁO.


    NAM: NHỮNG CA KHÚC THỊ TRƯỜNG. NHỮNG VỞ TẤU HÀI RẺ TIỀN. CÁCH SỐNG KHÔNG-LO-ĐẾN-NGÀY-MAI CỦA NGƯỜI NAM. KHÔNG CÓ NHIỀU DI TÍCH LỊCH SỬ, NHỮNG NGÔI NHÀ CỔ LÂU ĐỜI. HỆ THỐNG XE BUÝT NHIỀU KHI THẬT BỰC MÌNH.


    TUY VẬY, TUI VẪN YÊU THÍCH TPHCM. ĐÓ LÀ NƠI TUI SINH RA VÀ LỚN LÊN. NÓI "SẾN" HƠN THÌ LÀ QUÊ HƯƠNG CỦA TUI.
     
  19. Phoenix

    Phoenix Cộng tác viên

    Tham gia ngày:
    11/9/08
    Bài viết:
    380
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    16
    Khi tôi tham luận vào topic này, tôi biết chắc sẽ có đụng chạm. Còn nhớ cách đây một thời gian, trên mạng có diễn ra cuộc “đấu khẩu” quyết liệt từ Blog của một cô bé MN viết về những cảm nhận của mình trong một lần ra Bắc. Kết quả là khá gay cấn và cô bé đã phải đóng Blog trong nước mắt để thoát khỏi các va chạm. Vậy tại sao tôi thấy mình nên viết??


    Tôi nghiên cứu và viết chính vì sự “động chạm” vấn thường thấy khi người ta đề cập quan điểm về hai miền của nước Việt. Cho riêng mình, tôi muốn tìm hiểu rõ nguồn cơn của sự động chạm này. Và cho tất cả, tôi muốn tìm sự lý giải (tôi chưa dám nói tới sự hóa giải vì nó liên quan đến nhiều thứ khác mà tôi sẽ đề cập đến sau).


    Phạm vi topic này không cho phép tôi nói quá nhiều về văn hóa. Anh/chị Lequan đã khoanh lại scope chỉ cho nói về chuyện liên quan đến nhân sự. :p Vì vậy, tôi cũng không được dài dòng.


    Ở trên tôi đã nói sơ về lược sử hai miền. Phần này tôi muốn nói về sự khác biệt đặc trưng của hai miền Nam – Bắc mà trong đó chủ yếu liên quan đến vấn đề con người.


    Quê hương tôi là miền Bắc. Tôi là người con được nuôi dạy trong cái nôi MB. Lúc bé, tôi sống xa cha mẹ nên quan sát rất kỹ những người xung quanh. Họ là những người nề nếp. Nề nếp một cách nhẹ nhõm chứ không khó chịu và căng thẳng. Cách đây 3 năm tôi có viết một bài về cách thưa gửi trong văn hóa Hà Nội. (Tiếc là khi tôi chuyển công việc thì file cũng mất). Bài này đề cập đến thói quen và niêm luật trong chuyện giao tế thưa gửi của HN xưa. Rất khắt khe những cũng rất ý nhị, lịch sự và tao nhã.


    Nói chung, người HN gốc thì hiền và tự trọng. Họ không thích va chạm, không thích tranh cãi ồn ào. Họ “xử” nhau khi cần thiết bằng nề nếp, dư luận và đạo đức. Họ không muốn mình xô bồ nên trước những căng thẳng của cuộc sống thì co lại, có phần là tránh né. Dân HN đã thế, dân vùng nông thôn MB lại càng e dè. Không thể tránh khỏi những người có tính chanh chua, tắt mắt hay lắm điều ở bất cứ đâu. Ở nông thôn MB cũng vậy. Tuy nhiên, họ vẫn e dè như tất cả mọi miền vì họ không so sánh được tầm trí của mình với dân cư ở các vùng đô thị khác. Dân miền núi phía Bắc thì khỏi nói. Đến giờ vẫn còn rất nhiều người chân chất.


    Sang đến những năm 80, xã hội có nhiều biến đổi. Dân tứ xứ về HN nhiều. Đời sống cũng khác. Nếu lúc trước người ta cặm cụi vào lao động, tăng gia để xây dựng XHCN và có miếng cơm thì đến lúc đó kinh tế thị trường đã nhen nhúm. Tôi nhớ, lúc ấy mặc dù gia đình nhà nội của tôi là gia đình gốc truyền thống nhưng cô chú tôi đã vào Nam, ra Bắc để buôn bán. Nhà tôi lúc đó chất đầy hàng buôn lậu từ MN ra (xà phòng Thiên Nga, săm lốp Hóc Môn, quạt trần, xe đạp….).


    Tuy nhiên, đa phần chỉ để giải quyết khó khăn trước mắt, chỉ có một số người tiếp tục mạo hiểm. Phần lớn là dân các tỉnh. Dân HN thành ra nhát. Hơn nữa, truyền thống và đích đến của người HN là học hành, tri thức. Có buôn gì cũng mau chóng quay lại việc chen chân vào Nhà nước kiếm chỗ làm. Với lại, thời ấy không làm cho Nhà nước thì biết làm ở đâu? Tất cả những người gọi là có công ăn việc làm ổn định thì đều phải có cái mác trong cơ quan Nhà nước cả thôi.


    Cũng từ cuộc sống khó khăn, người MB trong các cơ quan NN bắt đầu sinh tật. Nhà nước mình phải nói là nghèo. Giờ vẫn nghèo. Nói cho công tâm thì ai cứ ngồi ở cái ghế chủ tịch nước, chủ tịch quốc hội hay Thủ tướng mới thấy hết cái nóng bỏng của nó. Ở một góc độ nào đó tôi cho rằng họ cũng đã gắng làm hết khả năng của mình. Có quá nhiều vấn đề lịch sử để lại. Rất nan giải. Khó khăn đương nhiên sinh tệ nạn. Tham nhũng, tham ô, cửa quyền… thói đó thực ra thời nào cũng có. Ở các nước tư bản bây giờ cũng có. Vấn đề là truyền thông đến đâu thôi. Rồi các chính sách xuất khẩu lao động, tu nghiệp sinh là cơ hội lớn để cho nhiều người MB chen chân thoát ra khỏi cái lưới tù túng. Giai đoạn này NN mình chảy máu chất xám ê chề. Biết bao nhân sĩ giỏi một đi không trở lại (và giờ có nhiều người quay lại chê VN ì ạch mãi không tiến bộ!!!).


    Như vậy, người HN bắt đầu biến chất, mất chất hoặc là bị lấn át bởi nhiều dân cư xứ khác tới.


    Nhiều thói xấu sinh ra, trong đó có cái thói lười biếng, ngại việc, cơ hội, toan tính; lừa giảo, hách dịch là điển hình.


    Những năm 95 trở đi, HN có nhiều biến đôi nữa. Sau khi NN cho phép hoạt động kinh doanh thoáng hơn, các công ty 90, 91 ra đời, hoạt động kinh tế sôi động hơn đã làm người dân MB đứng trước một thời cuộc đua chen và ham muốn. Từ những thành tựu ban đầu, những mong muốn từ lâu chưa được coi là ưu tiên giờ nhấp nhổm trong lòng. Những căn nhà tập thể lâu nay là cái áo đồng phục mà vì những điều khác người ta chưa nghĩ tới thì nay đã được ngắm nghía trong mỗi bữa cơm, đêm ngủ. Đã bắt đầu nhen nhóm những ước muốn mới mẻ về chiếc áo màu sắc đầy sinh khí cho cuộc sống ngày mai. Trong lòng vạn vạn người MB, đã dần dần mỗi ngày khát khao những giá trị mới. Và họ chạy ra, nhìn ngó, tìm kiếm cơ hội.


    Cơ hội ở đâu? Khi bạn làm việc trong cơ quan nhà nước thì bạn nhìn từ đâu? Bạn nhìn ra ngoài kia thấy những doanh nghiệp tư nhân bắt đầu mọc lên. Nhưng bạn không biết kinh doanh. Bạn không hình dung thấy. Bạn đi làm thuê? Bạn nhìn lại mình và lắc đầu. Bạn là trưởng phòng/phó phòng, thậm chí là giám đốc. Để leo lên cái chức quyền vị đó với một số phụ cấp cộng thêm vào lương là cả một quá trình bạn phải phấn đấu, phải thể hiện với bao nhiêu cấp trên cấp dưới. Bạn phải làm cho người ta dạ vâng khi bạn giao việc, ký tên vào mọi thứ thủ tục giấy tờ. Quá khó.


    Tôi cho rằng người MB rất thông minh. Và họ có một lợi thế là họ có tri thức tư duy tốt vì việc chính của họ là học hành. Do vậy, họ tính toán đường đi nước bước cẩn trọng và thâm thúy.Khi bạn có tô chất như vậy, bạn ngồi ngẫm ngợi thì cũng ra một phương hướng là bắt đầu từ chính cái cơ quan nhà nước của mình để “làm giàu”, phục vụ cho nhu cầu chính đáng vì những “giá trị sống mới”. Một số nhân sĩ trong Cq NN có cơ may tiếp xúc với các Dự án đầu tư của nước ngoài. Họ bắt đầu biết làm kinh tế từ trong chính CqNN. So với kinh tế tư nhân tự phát bên ngoài (từ buôn bán nhỏ) thì giới này khi đã nhập cuộc có những lợi thế hơn nhiều. Họ có trí, có quyền, có quan hệ và có cơ hội.


    Khi đã vào cuốc chơi, anh phải có đủ tố chất để tham gia cuộc chơi. Cuộc chơi càng khó, anh càng phải suy tính, phải dùng đủ thứ tài tình và thủ đoạn. Anh có thể là người giỏi, nhưng anh sẽ trở thành người nguy hiểm, thậm chí nham hiểm. Vì cuộc chơi của anh quá khó.


    Tất nhiên, khi anh thắng anh cần phải tự thưởng cho mình. Anh làm lụng vì giá trị sống mới. Anh phải hưởng thụ cho bản thân những thứ thú vị nhất, cho vợ con những thứ mà trước đây họ chưa có với niềm sung sướng kiêu hãnh pha tự mãn. Anh cho phép vợ con những tùy thích mà trước đây anh không có để làm vui họ. Anh cũng làm sinh ra một số tính xấu cho bản thân mình và gia đình.


    Người MB lại thêm vài tính xấu: tham ô, tham nhũng, cửa quyền, ô dù, trù dập, nham hiểm, tự cao, tự mãn, ăn chơi đua đòi, hách dịch, thích điều khiển người khác, quan cách..


    (Còn nữa)
     
    Last edited by a moderator: 29/10/08
  20. phukhuanvac

    phukhuanvac Guest

    Phải nói là đọc các bài tranh luân về chủ đề trên thật thú vị! Đã được đọc rất nhiều các ý kiến về nét khác biệt về nên văn hóa giữa Nam và Bắc cũng như văn hóa của Việt Nam trước các nền văn hóa khác. Nhưng hôm nay đọc ý kiến của các anh chị trên CPO thấy thật thú vị về văn hóa. Nó luôn là chủ đề mà ta có thể nói mãi không hết.


    Tôi sinh ra trong một vùng quê của Hà Nội, cũng hiểu khá rõ về những tục lệ những rằng buộc khi là người của một dòng họ. Cha tôi là trưởng Chi thôi những cũng thấy rối lên bởi đủ các công việc của nhà của Chi của Họ... Nhưng với tôi đơn giản mình là người sinh ra ở đâu thì phải theo tục lệ ở đó cách sống ở đó, có niềm tự hào về nơi đó. Tôi có niềm tự hào về dòng họ, về lịch sử quê hương tôi về những cái tự hào vô hình tao nhã lãng tử mà cổ kính của người quê Bắc.


    Có thể một ai đó là người miền Nam có thể thấy những cái mà ở miền Bắc nó khang khác nó không được thẳng thắn như ở trong Nam đó cũng là bình thường thôi. Vì đơn giản người ngoài Bắc vào trong Nam cũng có những suy nghĩ như vậy về Nam thôi, mỗi nơi mỗi một phong tục một cách sống. Và đều tự hào là người Việt Nam (Dù đâu đó tôi nghe nói có người thấy nhục khi là người Việt)


    Nhưng cuộc sống là sự thay đổi là sự thích nghi, bạn có là ai đi chăng nũa khi bạn vào một môi trường sống khác thì cuộc sống của bạn nó thay đổi. Tôi cũng vậy xa quê đi tới cuộc sống Tàu, Ga, chợ, bạc, công sở.... nóđã thay đổi nhận thức của tôi rất nhiều. Và tôi phải thay đổi chính bản thân mình mới có thể hòa nhập vào cuộc sống của cả mọi người xung quanh. Nhưng đâu đó trong lòng tôi vẫn muốn về với vùng quê về với căn nhà yễn tĩnh ở đó khi rảnh rỗi. Về với những phong tục tập quán mà có người cho là cổ, có người cho đó là một nét văn hóa. Với tôi tất cả những cái đó nó là một phần cuộc sống của mình ngay từ khi sinh ra. Đã sinh ra ở đâu có nghĩa là bạn đã có cái khí chất của nơi đó ngay từ những hơi thở đầu tiên trong cuộc đời. Dù bạn có đi đâu có thay đổi tới đâu đi chăng nữa thì rồi bạn vẫn còn cái ngốc gác nơi bạn sinh ra và lớn lên.


    Tôi sống cuộc sống hối hả. Tôi chạy theo những cái hào hoa, những quyến rũ của cuộc sống. Đó không có nghĩa tôi không còn những ý niệm những hoài mộng những niền tự hào về dòng họ về quê hương về nơi tôi sinh ra.


    Mọi người cũng vậy ai cũng có niềm tự hào về gia đình về quê hương thôi và nó luôn là cái mạnh mẽ nhất để giúp người ta sống tốt hơn phấn đấu mãnh liệt hơn.


    Tôi không ngạc nhiên về câu chuyên chịphoenix kể về blog của một bạn đã phải đóng của để tránh những rắc rối từ nó... tôi cũng biết nhiều blog và trang web như vậy? Bởi vì đơn giản thôi đâu ai có thể hiểu và cảm nhận được hết về nên văn hóa của mỗi vùng? bản thân tại nơi tôi sống tôi còn chưa thể cảm nhận và hiểu hết nét văn hóa của từng gia đình vậy lấy cơ sở công bằng nào để viết và nhận xét về văn hóa của những nơi khác khi mà bạn mới chỉ tới đó chưa trọng cả cuộc đời? Và vẫn luôn chỉ là "cảm thấy" họ như vậy như kia... đã ai từng như họ làm như vậy như kia... thì mới có thể biết được cái cốt, cái hồn bên trong mỗi hành động mỗi nét văn hóa của họ thôi.


    chị phoenix nói đúng: "Người MB lại thêm vài tính xấu: tham ô, tham nhũng, cửa quyền, ô dù, trù dập, nham hiểm, tự cao, tự mãn, ăn chơi đua đòi, hách dịch, thích điều khiển người khác, quan cách...." Nhưng nếu bây giờ mở một cuộc thi về nói những nét đẹp và thói xấu của người mỗi một vùng từ Bắc - Trung - Nam ra? liệu ai có thể biết được rằng kể ra thì ai xấu hơn ai? ai đẹp hơn ai?


    Có lẽ cuộc chiến sẽ không có tỷ số hòa vì tôi tin nếu kể ra thì topic này chẳng bao h có thể khép lại được!
     
    Chỉnh sửa cuối: 30/10/08

Chia sẻ trang này

Share