Sự khác biệt giữa 2 miền Nam và Bắc trong văn hóa qua con mắt người làm nhân sự ?

Thảo luận trong 'HOT TOPIC' bắt đầu bởi lequan, 26/10/08.

  1. QUY ĐỊNH DIỄN ĐÀN
    - Đăng bài viết bắt buộc có tiền tố
    - Không đăng bài Quảng Cáo
    - Chỉ được phép đăng bài Tuyển dụng trong lĩnh vực nhân sự, hành chính và liên quan
    - 1 nick chỉ được phép đăng tối đa 2 bài tuyển dụng 1 tuần
    - Bài tuyển dụng bắt buộc phải có thời hạn, và sẽ bị xóa sau khi hết hạn 3 ngày
    ------------------------------
    Liên hệ quản trị diễn đàn: nguyenbaoanh89@gmail.com
    Dismiss Notice
  1. minhducvcu

    minhducvcu Cộng tác viên

    Tham gia ngày:
    23/10/08
    Bài viết:
    164
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Nơi ở:
    Hanoi
    Mình là một người sinh ra va lớn lên tai Hà Nội, mình cũng đã từng làm việc ở thành phố HCM, mình thấy rất rõ sụ khác nhau về văn hóa giũa hai miên.


    Theo quan điểm của mình thì văn hóa của cả 2 miền đều có những điểm hay, và hay đến mức nào phụ thuộc vào cảm nhận khác nhau của mỗi người... về vấn đề này thì có lẽ còn tốn rất nhiều giấy mực để bàn luân nên mình xin chua bàn luận ở đây.


    Mình xin thao luận tiếp về khía cạnh nhân sự. Có lẽ ở miền bắc cũng có những nơi cung cấp dịch vụ rất chuyên nghiệp và đễ chịu, tuy nhiên những địa điểm đó không nhiều bằng trong nam.


    Nếu đúng là cũng có những cơ sở phục vụ tôt ở MB có nghĩa là đã có giải pháp, các anh, các chi, và các bạn có biết những cơ sở phục vụ tốt dùng giải pháp thế nào không?
     
  2. lequan

    lequan Ban chủ nhiệm

    Tham gia ngày:
    4/4/08
    Bài viết:
    403
    Đã được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    16
    Hi


    Mình muốn làm rõ hơn chút ít:


    1. Cách đây đúng 10 năm, bà giáo của mình người Pháp đã thích thú khi làm đề tài nghiên cứu chuyên sâu về sự khác biệt văn hóa bắc nam phục vụ cho công tác quản trị nhân sự. Mình cũng tham gia với tư cách là thành viên tích cực. Kết luận lại rất giản đơn:


    - chẳng có khác biệt đáng kể. Dường như khi hỏi cá nhân ai cũng cảm nhận sự khác biệt. Nhưng kết quả điều tra số đông thì lại không đủ độ tin cậy để khẳng định. Thể diện, gia đình, tính cộng đồng, cách thức giải quyết xung đột... đều được thể hiện khá giống nhau ở cả hai miền. Nếu đứng bên ngoài thấy khác nhau, sự khác nhau đôi khi được thể hiện qua bản năng phòng vệ của cá nhân, nhưng đi sâu thì cũng không khác lắm.


    - Không có một kết luận nào cho việc anh MN ra Bắc nên như thế nào, ngược lại anh MB vào N cần ứng xử ra sao. Chẳng có nguyên lý chung nào đúng cả. Chỉ có duy nhất một ý kiến được chia sẻ: Sự thành công hay thất bại hầu như ko có nguyên tắc, mà chủ yếu phụ thuộc vào sự chân thành của người quản lý.


    2. Mình đặt ra tình huống ko phải để các bạn thảo luận sự khác biệt văn hóa ứng xử thuần túy, mà muốn các bạn kể lại những kinh nghiệm của bản thân hành xử nhập gia tùy tục ra sao.
     
  3. rivalsumo

    rivalsumo Kết nối cộng đồng

    Tham gia ngày:
    2/4/08
    Bài viết:
    1,274
    Đã được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    0
    Giới tính:
    Nam
    Nơi ở:
    Hà Nội
    Chào các anh chị ,


    Để bàn luận về những nét khác biệt về văn hóa, phong cách giữa người xứ Bắc và Nam thì có rất nhiều điều để bàn. Mỗi nơi có một nét riêng, một vẻ đẹp riêng và sẽ cố gắng bảo vệ nó, vì dù sao đó cũng là nền tảng, gốc rễ của mỗi một con người từng sinh ra và lớn lên ở đó. Và như vậy sẽ không đi đến hồi kết.


    Những chia sẻ của các anh chị rất thú vị và đáng trân trọng, nhưng để tránh bị lạc chủ đề,xa đà vào tranh luận về khác biệt văn hóa giữa 2 miền, chúng ta sẽ tiếp tục tập trung trao đổi về chủ đề này trên quan điểm của người làm QUẢN TRỊ NHÂN SỰ. Do bác Lequan đưa ra một chủ đề hơi rộng nên việc đưa ra quan điểm nhiều khi chưa tập trung và trọng tâm. Rival xin phép được tóm gọn hơn chủ đề trao đổi như sau:


    1. Tác phong, quan điểm quản trị NS của 1 HMR miền Bắc so với 1 HMR miền Nam?


    2. Có sự khác biệt lớn giữa chương trình đào tạo của MB và MN?


    Có gì thiếu xót mong anh chị bổ sung nhé,


    Rivalsumo
     
    Last edited by a moderator: 30/10/08
  4. vitibao08

    vitibao08 New Member

    Tham gia ngày:
    28/10/08
    Bài viết:
    14
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Chào các anh, chị!


    Tôi có đọc rất nhiều sách về văn hóa, thì văn hóa thật sự những nét riêng đặc trưng, khó xác định một chuẩn mực.


    Theo tôi văn hóa quốc gia, dân tộc, vùng, miền, công ty...nếu nhập gia thì phải tùy tục. Nếu nhìn dưới một góc độ thì không thể đánh giá được. Có người cho mập thì xấu nhưng củng có dân tộc người mập mới là người đẹp hay chửi thề cũng là nét văn hóa chửi thề.


    Không thể so sánh văn hóa hai miền Nam - Bắc mà phải chấp nhận vì nó là Văn Hóa.


    Vì vậy vấn đề văn hóa là do cảm nhận của mọi người nhưng nét văn hóa nào cũng phải phù hợp luật pháp quốc gia đó.
     
  5. Thu Vu

    Thu Vu New Member

    Tham gia ngày:
    27/10/08
    Bài viết:
    14
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Hi Phoenix and all,


    Mìng đang cố gắng tập trung chỉ thảo luận về quản lý nhân sự ở MB và MN khác nhau như thế nào thôi. Tuy nhiên không tránh khỏi đụng chạm về chuyện tính cách 2 miền vì quản lý con người là phải thấu hiểu con người. Tính cách 2 miền khác biệt cho nên chính sách nhân sự áp dụng cho con người ở mỗi miền khác nhau, chính sách dịch vụ khách hàng cũng phải khác nhau.


    1. Nhân sự:


    - MN: tổ chức các khóa huấn luyện phải thật sát với nhu cầu của người học và phải thực tế. Các khóa huấn luyện ngắn thôi và cụ thể về các kỹ năng. Giáo viên nói giọng MN, nếu đưa giáo viên MB thế nào cũng bị phàn nàn rằng thầy cô giáo nói gì em nghe không kịp. Đề tài thảo luận phải gần gũi không thì bà con phàn nàn là "nói gì nói chuyện trên trời dưới đất". Phòng Nhân sự dân chủ quá trong việc khảo sát nhu cầu học hành của bà con để thiết kế khóa học phù hợp nên đôi khi bị rối.


    - MB: Tổ chức các khóa chính qui hơn, "hoành tráng" hơn về các vấn đề cũng vĩ mô hơn. Giáo viên nói hay hơn. Lý luận phải khúc triết hùng hồn. Giáo viên phải mặc đồ nghiêm chỉnh, veston đang hoàng. Giữ ý tứ không nói chuyện về chính trị không thì đụng các con ông cháu cha. Phòng NS không khảo sát gì cả, giám đốc nhân sự quyết định học gì thì học đó, học vào lúc sản xuất rảnh rỗi nhất.


    Nhân sự hay bị ép nhận con ông này, cháu ông kia và không thể từ chối được.


    2. Bán hàng:


    - MN: chỉ cần tỏ ra tình cảm, lâu lâu mời khách hàng đi ăn tối, đi đánh tennis, chơi bowling. ..Nhớ ngày sinh và những ngày quan trọng của khách hàng và chỉ cần mua những món quà nho nhỏ đủ để bày tỏ tấm lòng là được. Nếu hàng em xịn, giá em rẻ thì chắc chắn bán được hàng. Nếu khách hàng năn nỉ lấy hàng gấp thì ráng mà giúp khách hàng cho được để lần sau được họ hỗ trợ lại. Khách hàng sòng phẳng trả lại hàng nếu hàng làm có tí sai biệt so với đơn đặt hàng hoặc giá cả thay đổi. Bộ phận phát triển ngành hàng có nhiều việc để làm, giải quyết nhiều đơn hàng khó. PQ và CS cũng nhiều việc hơn. Sẵn sàng làm những đơn hàng nhỏ và khó để tạo uy tín.


    - MB: khách hàng quan tâm đến họ được chiết khấu bao nhiêu %, nhân viên bán hàng phải biết xưng hô đúng cách, nhũn nhặn. Mối quan hệ rất quan trọng. Nếu đã tạo được mối quan hệ vững chắc thì yên tâm khách hàng ít khi nào kiểm tra hàng cẩn thận khi nhận. Có sai biệt chút ít với đơn đặt hàng cũng nhận. Chỉ cần phát triển những mặt hàng có sẵn, thị trường ít có nhu cầu phát triển mặt hàng mới. Bộ phận R&D chẳng có nhiều việc để làm. Không nhận đơn hàng nhỏ vì chẳng bõ công.


    Trên đây là 1 số khác biệt mà mình thấy rõ, còn những vấn đề chìm dưới mặt nước thì chưa thể nói hết được ở đây được.


    Các bạn bổ sung thêm nhe.
     
  6. Phoenix

    Phoenix Cộng tác viên

    Tham gia ngày:
    11/9/08
    Bài viết:
    380
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    16
    Hi, Anh/chị Lequan đặt tiêu đề topic là "Sự khác biệt giữa 2 miền Nam và Bắc trong văn hóa qua con mắt người làm nhân sự". Khiến cho ACE mỗi người một ý.


    Anh/chị Lequan đã "khoanh lại" việc "xử trí" của người làm nhân sự trước sự khác biệt này thì Phoenix dừng bài viết của mình lại. Nếu không nó lại không trọng tâm :D


    Theo Phoenix thì cho dù list ra được nhiều tình huống thì cũng chỉ là hiện tượng. Muốn "xử trí" và lý giải cho sự "xử trí" lại phải đi từ bản chất vấn đề. Mà bản chất vấn đề thì ..... :p


    Rivalsumo quy về hai nội dung:

    Xem ra lại hơi khác với ý anh/chị Lequan muốn đề cập tới.


    Thu Vu nhận xét khá đúng về sự khác biệt. Có một điểm "chỉ cần phát triển những mặt hàng có sẵn, thị trường ít có nhu cầu phát triển mặt hàng mới" thì chưa chính xác lắm. Người Miền Bắc thích dùng hàng mới lạ, độc, càng giá trị càng tốt (thậm chí càng đắt thì càng thích). Những món hàng mới lạ thường được quan tâm thành phong trào. Còn nhớ ngày xưa, nhà nào cũng phải có máy khâu "5 con bướm" Trung Quốc, nồi cơm điện của Nga, xe mifa của Tiệp, xe Dream của Thái ...


    Nhưng họ không định vị được hết là mình thích gì. Họ chỉ có thể mô tả ước muốn và cảm giác. Phần còn lại nhờ vào các nhà thiết kế, tư vấn. Rất tiếc, ở HN thì "nhân tài" ngành thiết kế công nghiệp, mỹ thuật công nghiệp lại không nhiều lắm.


    Phoenix định viết khoảng 4 bài nữa mới đến phần tham luận cùng anh/chị Lequan từ đầu bài đưa ra. Để ngắn gọn thì nói luôn chuyện ngắn ở đây, còn nhường chỗ cho các ACE ra vào :p .

    Phoenix có thể thông cảm với nhận định của Trainer này. Tuy nhiên, nếu nhận định một phong cách mang tính hệ thống thì một chuyên gia có kinh nghiệm thường sẽ không phản ánh bức xúc. Văn hóa là vấn đề mà chúng ta phải chấp nhận. Dù bạn có là ai và ở bất kỳ đâu. Có điều, chúng ta chấp nhận như thế nào để đạt được mục đích của mình?


    Một trainer khi xây dựng một chương trình đào tạo phải phân tích được đối tượng đào tạo (bao gồm trình độ, tác phong, thói quen, hệ tư tưởng, phong cách .... ) để xây dựng tài liệu và truyền tải cho phù hợp, hiệu quả. Đem cách bán hàng theo văn hóa nước ngoài vào VN không thể hoàn toàn theo nước ngoài mà được. Ở MN có thể không quá khó khăn do dân MN đã quen nhiều với phong cách nước ngoài nhưng ở MB thì có đặc thù khác. Học viên MB sẽ có cái lý của họ khi họ không thể "cúi chào" hay "xả nước toilet cho khách". Khi trainer hiểu rõ được thì chắc chắn anh ta sẽ không đưa ra những nội dung yêu cầu tương tự để giảng về phong cách bán hàng cho người MB. Họ không thể tiếp nhận hành vi mà vốn dĩ nó là điểm xâm phạm vào hệ tư tưởng có tính truyền thống. Thay vì đi đường thẳng nếu anh ta đi con đường khác có lẽ sẽ đỡ buồn bực hơn.


    Phoenix được nghiên cứu tài liệu đào tạo nhân sự của khách sạn Hilton ở VN. Phải nói là rất văn minh và hoàn toàn có thể làm cho chính các quản lý cao cấp cũng tự nguyện cúi đầu một người khách ít tiềm năng nhất.


    Nhận định "ý thức về chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng của nhân viên miền bắc quá yếu" thiết nghĩ là cảm tính và chủ quan. Hiện tượng không có nghĩa là bản chất.


    Phoenix có làm việc với người nước ngoài, và người nước ngoài ở quốc gia (dù ngoại ngữ không tốt), cộng với những kiến thức biết về họ thì nhận thấy đa phần người nước ngoài không trực tiếp nhận định các vấn đề liên quan đến dân tộc. Có nói đến văn hóa, lối sống họ cũng chỉ nói một cách chung chung, xã giao. Vì theo thông lệ quốc tế về quy tắc ứng xử, vấn đề dân tộc là vấn đề tế nhị và dễ va chạm. Cho dù có chê họ cũng chê ý nhị chứ không mấy người chê một cách phũ phàng. :rolleyes:

    Sự khác biệt thì đương nhiên có. Vì sao thì thì Phoenix đang nói dở trong mấy bài viết nhưng tạm treo lại rồi :p


    Ở MB, đã là manager thì chủ yếu là dùng "trí", "tài", "thế"... Manager nào mà cứ loay hoay, cặm cụi làm việc này, việc nọ là "vấn đề". Phải xem lại năng lực của anh/chị ta. Sự phân cấp là khó rõ ràng và khắc nghiệt. Anh chưa biết, chưa có cơ hội và điều kiện thì mời anh làm nhân viên hộ. Khi nào anh đủ tài ngồi lên cái ghế của tôi thì hãy tính.


    Nói "chỉ tay sai khiến" thì không thể chấp nhận được trong MN cũng đúng mà chưa đúng. Người MN với nhau thường là vô tư, họ cũng chẳng câu nệ chuyện chỉ tay hay không chỉ. Có điều là cách nói thì cứ đùa đùa, thật thật. Họ cũng ít chấp nê nhau. Tuy nhiên, nếu cùng việc đó mà người MB nói thì khác. Đương nhiên, bác MB thì có thói quen yêu cầu (nhất là sir). Tuy vậy, không phải ai khi nói thì cũng có ý sai khiến. Thực ra, người MN thích nhẹ nhàng, việc gì "vui thì làm" chứ chưa vui thì chưa làm, "để xem làm gì tui?". Nếu manager khéo một chút, họ vẫn làm như thường.


    Khách quan mà nói, Phoenix thấy chỉ cần manager MB đưa ra yêu cầu gì thì với người MN đều thấy "không thích". Cái này còn có căn nguyên lịch sử. Ở đây không trình bày rõ được vì cắt bài viết rùi :p Hơn nữa, ngay cả ở MB, nhân viên cũng không thích sir chỉ ngồi chỉ tay sai khiến như ông hoàng, bà chúa. Vấn đề là có chịu bày tỏ với nhau để khắc phục không?


    "Đưa tải liệu bằng hai tay": Cái này là chuyện thú vị.


    Vốn dĩ người dân MB lịch sự khi đưa nhau cái gì vẫn đưa bằng hai tay để bài tỏ sự tôn trọng, trân trọng, tôn kính, lễ phép và lịch sự. Nhưng mà lạm dụng hóa thì quan chức, cửa quyền với nhau sinh ra cái đoạn lui cui xuýt xoa "dâng" hai tay trình "anh" xem giúp :p . Trong phim, trong báo đài lại phổ biến, phản ảnh nữa. Thành ra ấn tượng không có gì đẹp, mà thói quen hình thành cũng biến tướng không còn đẹp như trước nữa.


    Thời dân chủ và kinh tế thị trường thì người ta lược giản. Quan hệ kinh tế trên cơ sở đôi bên cùng có lợi, có thể miễn đi vài ba thứ không cần thiết. Bây giờ đâu phải đi đến chỗ nào của HN cũng thấy khúm núm đưa tài liệu hai tay. Song, Phoenix sẽ thực sự nể cô thư ký nào khẽ khàng đưa hai tai tập tài liệu một cách lịch sự, trang nhã. Xã hội công nghiệp sẽ có một nhành hoa điểm vào duyên dáng. Vì suy cho cùng, kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội có dùng phương thức nào cũng chỉ để tăng giá trị cảm nhận từ đó đạt mục đích mà thôi. Chúng ta vẫn đang nỗ lực xây dựng văn hóa doanh nghiệp mang bản sắc VN.

    Có chắc không khi nói rằng giáo trình đào tạo của MN cách đây 5 năm khác xa MB. Cùng một hệ thống giáo dục quốc gia, hai đầu N-B đều có bất cập trong giáo dục. Cho đến ngày hôm nay, Phoenix phỏng vấn rất nhiều người ở MN về những gì đã học cũng chỉ là lý thuyết họ chẳng vận dụng nổi vào công việc. Kỹ năng làm việc thì đào tạo từ A-Z, thậm chí còn lười học và chậm nắm bắt hơn cả miền Trung, miền Bắc. Sinh viên ra trường ngoài cái đồ án hay luận văn tốt nghiệp chẳng có lấy thêm một đề tài nghiên cứu hay bài viết tự nguyện nào.


    Cái gọi là "dắt tay chỉ việc, thực hành" ấy bắt đầu ở MN từ bao giờ? Và đào tạo ra những ai?


    Ở MN, tập trung nhiều doanh nghiệp sản xuất quy mô vừa và lớn và các khu CN, khu CX. Hình thức "dắt tay chỉ việc" chủ yếu phục vụ đào tạo thợ. MN đã thành công khi đào tạo được một lượng thợ lớn để đáp ứng nhu cầu vận hành SX của CNTN. Song đội ngũ cử nhân, kỹ sư ở MN ra có bao nhiêu người có thể làm việc ngay??? Cũng nan giải y như MB vậy.


    Nên nhớ, việc cởi mở chính sách đào tạo mới được thông qua vài năm trở lại đây. Các dạng trường tư, trường quốc tế hiếm có trường nào thâm niên đến 10 năm. Một số phương pháp đào tạo nước ngoài ở VN hiện giờ sao chép đầy rẫy của nước ngoài và chất lượng cũng không phải cao. Có chăng là phong cách học nhẹ nhõm hơn. Giúp dễ tiếp thu hơn. Về khoản này thì MN trội hơn MB. Cũng do được tiếp xúc với phương thức đào tạo của nước ngoài nhiều hơn. Nhưng Phoenix được biết, hiện giờ ở MB cũng đã rất nhiều lớp học phương thức tương tự. Mà người MB thì tạo trào lưu nhanh hơn người MN nhiều.


    Tại sao chúng ta đang đầy rẫy nhân sự đi tìm việc mà vẫn kêu khan. Chất lượng đào tạo rõ ràng có vấn đề. Không chỉ MB kêu. Các miền đều kêu. MN còn kêu ran hơn nữa. Hiện nay, ứng viên đi tìm việc chỉ muốn được "chỉ tay dạy việc, thực hành". Trong khi đó nhu cầu phát triển tăng tốc của kinh tế VN hiện nay đang cần đội ngũ ứng viên có khả năng tư duy để tự tổ chức công việc. Kinh nghiệm là một chuyện, nhưng tư duy, kiến thức đều không nghiên cứu kỹ lưỡng về lý thuyết thì dù có dạy, anh cũng chỉ biết mỗi thứ mà tôi dạy. Còn lại thì "em chưa được học, anh/chị hướng dẫn thêm cho em". Vừa dậy lại vừa phải "dỗ". Đợi hướng dẫn xong, khách hàng/đối tác/cơ hội đã đi mấy dặm rồi. DN MN hiện tại chấp nhận mạo hiểm cho giới trẻ tự tổ chức công việc, tiếp cận với đối tác để khai thác nguồn lực. Nhưng chúng ta toàn lính đánhtheo bầy, chẳng có mấy đồng chí đánh độc lập tác chiến hay tổ chức bài binh được. Phoenix tin rằng, nếu làm một hội thảo để các doanh nghiệp MN "than" về vấn đề này thì cũng nghe "nhức đầu".


    Nếu ngồi với nhau mà bàn xem phương án giáo dục nào phục vụ mục đích gì và phù hợp cho miền nào thì đỡ mất thời gian hơn.


    Vào SG, Phoenix nhận thấy một điều này rất khác với HN. Ở HN, nếu bạn muốn may một bộ áo khoác hay bộ váy, bạn sẽ đi tìm chọn, ngắm nghía, rồi đi đi lại lại nhà may có khi vài lần để sao cho ưng ý. Và nếu chịu khó bỏ ra ít tiền, bạn cũng được cái theo bạn oder (tất nhiên không phải mọi chỗ đều thế, có khi bạn cũng bị gắt gỏng). Vì họ làm một thứ cho bạn thật cầu kỳ họ càng thể hiện đẳng cấp của mình và có tiếng với thị trường hơn.


    Ở Sg, bạn vẽ ra cái gì đó để đi đặt thì hơi bị mệt. Tốt nhất là dùng hàng có sẵn. Nhanh, tiện, rẻ dù không như ý lắm. Nếu bạn yêu cầu, chưa chắc trả nhiều tiền họ đã kỳ cục ngồi làm cho bạn. Và có làm cũng không tỷ mỉ như bạn muốn. Khi đã nản thì họ có thể bảo bạn "thế là được rồi". Muốn thêm chỗ này một tý, bớt chỗ kia một tý, sửa cái nọ một tý, nếu có trả nhiều tiền có khi bạn cũng được nghe một bài từ chối không vui vẻ. Vì nhiều lý do. Trong đó có lý do là thường thì họ chỉ làm theo cái gì đã quen: vừa dễ, vừa tiện, vừa nhanh. Chỉ có thế thôi, không dùng là nghỉ. Còn cầu kỳ? Giá trên mây cao mà là theo cái chuẩn của họ.


    Nhìn lại một vòng mấy vấn đề anh/chị Lequan đưa ra, Phoenix thấy toàn là "chê MB hông à" :D. Thực tế Phoenix thấy, người Bắc ít nhận xét về người MN nhưng người MB thì "ấn tượng" về người MB hơi bị nhiều :rolleyes:


    Nhưng chỉ nêu hiện tượng vậy thôi. Chứ phân tích thì lại lạc chủ đề thì chít.


    Suy cho cùng, Miền nào cũng có vấn đề cả. Nhưng thiếu cái nhìn thiện chí với nhau, thiếu một cái chung chưa nhìn rõ và chưa sợ mất. HR ở giữa sẽ là lực lượng quan trọng để dung hòa và bắt nối mối tơ duyên chưa suôn sẻ này. Dân cư miền nào trên đất nước này cũng là dân cư nước Việt. Thay vì chê, hãy chỉ cho nhau một giải pháp để khắc phục. Nếu không chỉ ra được một giải pháp thì miễn bàn. Bệnh "than" chỉ làm ô nhiễm môi trường chứ không giải quyết vấn đề gì. Không lẽ xây dựng văn hóa Việt thành thứ văn hóa kỳ thị???
     
    Last edited by a moderator: 31/10/08
  7. Thu Vu

    Thu Vu New Member

    Tham gia ngày:
    27/10/08
    Bài viết:
    14
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Hi all,


    Chuyện những bất cập trong hệ thống giáo dục vĩ mô quá và chắc là bàn ở 1 topic khác vì cả nước đều chịu ảnh hưởng của sai lầm này. Ta chỉ bàn chuyện đào tạo tại các doanh nghiệp mà thôi. Vì giáo dục của ta kém hiệu quả quá cho nên khi doanh nghiệp nhận người vào làm thì phải đào tạo lại. Cái "dắt tay chỉ việc" mà Lê Quân nói đến là phải coaching chứ không phải dạy lý thuyết suông. Vì lý thuyết thì đầy rẫy trong các trường đại học rồi.


    Về cung cách và thái độ làm việc, theo quan điểm của tui thì cái gì hay của người thì mình học. Không nên câu nệ vì ta đây nguồn gốc sĩ phu Tràng An mà không làm được chuyện này chuyện kia. Không có chuyện gì là thấp kém hết chỉ có chăng là suy nghĩ của mình mà thôi. Mình không làm gương được cho nhân viên thì khó mà dạy ai được. Đừng nghĩ manager là phải làm chuyện vĩ mô. Có thể các ngành khác thì được nhưng Nhân Sự là làm dâu trăm họ không thể đứng trên cao mà nhìn xuống được. Lấy dân làm gốc mà lị.


    Tính cách MN có nhiều điểm cần chấn chỉnh và khắc phục: xuề xòa, hay nhân nhượng, nhậu nhẹt đàn đúm, hiếu kỳ, dễ dãi trong việc thưởng thức nghệ thuật... Ai có phê bình chuyện đó thì tui chấp nhận vì đó là nhược điểm của người MN rồi nhưng về dịch vụ khách hàng trong nền kinh tế thị trường thì MB phải chịu khó sửa sai và thích nghi thôi. Nói thẳng nói thật thì mất lòng nhưng người VN mình phải biết "phê bình và tự phê bình" cơ mà. Chứ cứ dùng mãi liệu pháp AQ thì có mà chết. Báo SG Times Weekly hôm nào có đăng 1 loạt bài về dịch vụ khách hàng và tui thấy rất hay. Chẳng hạn tại sao có phở quát, kem Bờ Hồ....ở MB.


    Bản thân mình cũng tò mò nên ra Bắc có đi ăn thử kem Bờ Hồ huyền thoại cho biết với người ta và eo ơi thất vọng. Kem ăn chẳng có chất lượng tí nào, chỗ bán kem thì nhếch nhác, ghế ngồi thì thấp bé như quán cóc, bao bì của kem thì bằng giấy gì vàng vàng như giấy mì tôm ăn liền, không có chỗ giữ xe cho khách cho nên là khách đứng ngồi trên xe ăn kem và xả giấy gói kem đầy đường. Nếu mà chủ quán là người MN thì thương hiệu đã có rồi, ta chỉ cần sửa sang quán cho đẹp, chỗ ngồi rộng rãi, tiện nghi, thu xếp 1 chỗ để trẻ em chơi đùa trong quán, 1 chỗ để chứa sách và truy cập internet wifi, cải tạo mẫu mã bao bì, không thể cha ông ta đã gói kem bằng giấy vàng thì ta phải giữ nguyên giấy gói như vậy, thu xếp 1 chỗ giữ xe miễn phí để khi khách đến chỉ cần đưa chìa khóa xe là có người lo liệu. ....Hãy xem cách làm của Kinh Đô, Đức Phát, cà phê Trung Nguyên thì rõ. Họ là người Việt và không phải ai cũng là dân SG nhưng họ chịu làm khách hàng thử của sản phẩm mình để biết cảm nhận của khách hàng như thế nào.


    Tui lại đụng chạm rồi nhưng tui được dạy bảo và khuyến khích phải "See it, say it" nên có bị phản đối cũng đành chịu và nhe răng cuời thôi.
     
  8. Phoenix

    Phoenix Cộng tác viên

    Tham gia ngày:
    11/9/08
    Bài viết:
    380
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    16
    Nói chuyện thế này chắc chẳng đi đến đâu :p
     
  9. anhnguyet_hro

    anhnguyet_hro Active Member

    Tham gia ngày:
    21/4/08
    Bài viết:
    1,956
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    36
    Nếu kem Tràng Tiền mà biến đổi theo phong cách như vậy thì nó không còn là nét văn hóa của Kem Tràng Tiền nữa! Bạn cứ thử tìm trên khắp Việt Nam này mà xem, sẽ chẳng có chỗ nào bán kem mà người ăn kem phải đứng như ở đó cả, nhưng tại sao nó vẫn tấp nập người qua lại? Mình rất thích ra đó ăn kem, bởi khi ra đó mình có được một cảm giác thoải mái nhất...


    Mình nhớ ngày đi học, được thầy giáo cho điểm 10 môn học - điểm 10 duy nhất trong các bài thầy chấm (mà thầy hiếm khi cho sinh viên điểm 10 lắm) nên mình đã yêu cầu thầy có một phần thưởng :D - một phần thưởng nho nhỏ thôi, nhưng nó làm cho mình cảm thấy rất vui và hạnh phúc, đó là được thầy mời một chầu kem Tràng Tiền - phần thưởng đó đã được thông qua và nó sẽ mãi là một phần thưởng quý giá của mình!


    To Phoenix: Chị Phoenix ơi, những bài viết của chị rất hay, chị post tiếp đi ạ, sang một topic mới cũng được chị ạ :rolleyes:
     
  10. Phoenix

    Phoenix Cộng tác viên

    Tham gia ngày:
    11/9/08
    Bài viết:
    380
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    16
    Cảm ơn anhnguyet_hro động viên. Mình viết nữa nó sai lại với chủ ý của người chủ topic nên có lẽ dừng lại là hợp lý. Chỉ nói vui thêm chút về "kem Bờ Hồ" (cũng là lạc đề). :p


    Thực ra Phoenix viết "Bờ Hồ" không chính xác. Bờ Hồ không phải là khái niệm tên riêng nhưng vì gắn bó gần gũi với người HN nên đã trở thành cái tên riêng trong tâm thức của người HN và gắn với một thương hiệu kem: "kem Tràng Tiền" hay "kem Bờ Hồ".


    Thời kem TT có tiếng là thời HN trong chế độ bao cấp. Thời đó cái gì cũng chỉ để ăn no, mặc đủ nên có 1 que kem vừa đầy sữa, vừa nhiều bột đậu xanh nguyên chất lại theo công nghệ làm kem của nước ngoài, mới lạ đặc biệt - là món quà xa xỉ. Một cậu bé Hà Thành có thể hãnh diện "liếm láp" trước sự thèm thuồng của cả đám bạn. Đến ăn cũng phải cắn ăn dè từng tý. Mút mát dần sao cho lâu hết. Que kem còn được giữ lại để làm đồ chơi, que tính.


    Ăn kem TT khi đó là phần thưởng, là phải xếp hàng, là phải để vào túi giấy bản mới sành điệu và phải ... đứng. Thói quen ăn kem rất đặc trưng của người Pháp (ở Mỹ, ở Châu âu đến nay vẫn có ăn kem đứng và để kem vào túi giấy).


    Qua thời KTTT, kem TT chìm lặng một thời gian khá dài cho đến khi Hapro quyết định vực nó dậy. Rất may, Kem TT vẫn còn chỗ đứng dù ăn kem không còn được chất lượng như xưa. Người HN vẫn ăn kem để cảm nhận lại ký ức một thời khó khăn (giống như người SG vẫn thích nghe nhạc tiền chiến vậy). Nếu kem TT mà ngồi máy lạnh, có bàn ghế, có kem tươi, ống hút, wifi thì tôi chắc không có mấy người ăn. Vì ăn như thế thì vào mấy quán kem cao cấp có đủ món ăn ngon và xứng hơn nhiều.


    Thu Vu phản ánh là kem TT không có giữ xe là chưa quan sát kỹ thôi. Phía trong (đường thông ra phố sau) có hẳn một chỗ rộng để để xe. Nhưng dân tình nhà ta thích ăn theo phong cách tiện lợi nên ít người chịu mang xe vào trong.


    Bên cạnh chỗ "ăn đứng" cũng có phòng ăn có máy lạnh. Nhưng thường là người lớn (già), trẻ em ngồi chứ thanh niên thì không thích. :p


    Nhiều người SG chê kem TT vì trong hình dung của họ kem TT chắc là thứ gì ngon đặc biệt lắm (cũng như Phoenix và một số người MB ban đầu hình dung SG phải tráng lệ, văn minh cao cấp lắm hoặc là cái món hủ tiếu đặc biệt hấp dẫn lắm). Thực ra là chúng ta có ít thông tin và cũng không tìm hiểu kỹ dẫn đến lầm lẫn. Chứ mỗi thứ, mỗi vùng miền đều có nét đẹp, nét riêng đáng yêu của nó. Ăn thua là mình có muốn chấp nhận nó hay không mà thôi.


    Phoenix lan man về văn hóa hơi bị nhiều nên nốt "bài kem" thì xin dừng để ACE bàn luận cho đúng chủ đề. Rất cảm ơn các ACE đã dành thời gian đọc bài của Phoenix.


    PS: Phoenix có bổ sung thêm chút xíu vào bài viết. Bạn nào đọc thấy khác ban đầu thì thông cảm nhé. Tks.
     
    Last edited by a moderator: 1/11/08
  11. lequan

    lequan Ban chủ nhiệm

    Tham gia ngày:
    4/4/08
    Bài viết:
    403
    Đã được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    16
    Mình thấy bài viết của Phonix rất hay, nó thể hiện một ý chí hội nhập rất lớn trong bạn.


    Chẳng ai có lỗi khi cố giữ những kỷ niệm của mình, khi tôn vinh giá trị của riêng mình. Tuy nhiên, nét bản sắc riêng của mỗi người sẽ giúp người đó thành công nếu biết tôn trọng và tôn vinh bản sắc của người khác.


    Mình rất thích câu nói của thầy Phổ trong hội thảo văn hóa DN hôm trước: Văn hóa DN là áp đặt. Nếu bạn ở Singapore, nếu bạn thích hút thuốc, bạn cứ hút. Sau đó là...phạt. Nếu bạn thích xả rác, bạn cứ xả, sau đó là...phạt. Chính vì vậy, mình nghĩ rằng nếu ai đó biết được điều này, khi đi Sing, chắc chắn sẽ không dám hút thuốc nơi công cộng, xả rác bừa bãi. Về đến Tân sơn nhất hay Nội bài, hành động bản năng lại tiếp diễn.


    Có vẻ như mọi người thấy mọi chuyện bình thường nếu điều một điều nào đó xảy ra tại DN nước ngoài nơi bạn làm việc, nhưng sẽ thấy nó không OK chút nào nếu đó là tại một DN VN với một sếp VN mặc dù cả hai DN này đều nằm ở VN. Văn hóa áp đặt dường như được chấp nhận dễ dàng hơn tại một DN nước ngoài, và khó khăn hơn tại DN VN.


    Mình nghĩ rằng người nước ngoài kết hợp rất tốt áp đặt và tự điều chỉnh. Họ chú trọng truyền thông - huấn luyện - chia sẻ... trong phát triển các giá trị mới. Họ am hiểu văn hóa và tâm lý con người hơn, nên họ chuyển lửa tốt hơn. Họ luôn biết chẳng dại gì khi phải đối mặt với cái tôi của mọi người.


    Phonix viết tiếp nhé. Cũng nói thêm là bây giờ mình toàn ăn kem tràng tiền mua ở siêu thị về để tủ lạnh ăn dần. Từ rất lâu mình rất ngại khi phải đứng chen chúc ăn kem. Tuy vậy, mình thấy rất thích khi ai đó tôn vinh đây như một giá trị văn hóa HN. Cái hay của văn hóa là biết tôn vinh cái trần trụi thành cái văn hoa. Cuộc sống nếu chỉ trần trùng trục thì buồn lắm, đâu cần đến nhà thơ, nhà văn. Cái hay là ở chỗ, nếu anh biết tôn vinh nó, anh sẽ kiếm được rất nhiều tiền. Kem Tràng tiền đã biết làm điều đ. Họ vẫn bán kem vỉa hè, nhưng doanh số chỉ chiếm có dưới 10%. Doanh số còn lại đến từ những người ăn kem Tràng tiền ở nhà như mình.


    LQ
     
    Last edited by a moderator: 1/11/08
  12. Phoenix

    Phoenix Cộng tác viên

    Tham gia ngày:
    11/9/08
    Bài viết:
    380
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    16
    Cảm ơn anh Lequan động viên. Phoenix thấy sao viết vậy mà không bị chê là mừng lắm. :p


    Phoenix chỉ có một câu cuối tóm tắt về văn hóa các miền thế này:


    Để hiểu văn hóa MB hay HN thì phải cần cảm nhận, suy lắng.


    Để hiểu văn hóa MN thì cần phải quan sát.


    Để hiểu văn hóa MT thì cần phải lắng nghe.


    Đó là nhận định theo thiển ý của Phoenix rút ra trong quá trình sống và tìm hiểu về văn hóa Việt.


    Phoenix bàn về văn hóa vùng miền khác biệt thấy nó có nhiều thứ quá. Nói đến cái này lại động đến cái kia làm loãng hết chủ đề của anh đưa ra. Nên là để mọi người tập trung lại cho nó gọn ạ :p


    Rất mong được tham khảo nhiều ý kiến của các ACE khác về chủ đề anh Lequan đã đưa ra.
     
  13. ngahr

    ngahr Hội viên CPO Club

    Tham gia ngày:
    14/5/08
    Bài viết:
    341
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Đọc bài của một số anh chị ở trên thấy chê người MB quá. Thực ra cứ bảo miền Bắc thua kém miền Nam ở tác phong chuyên nghiệp, phong cách làm việc, sự đột phá mạnh dạn trong suy nghĩ ....như các bác nói, nhưng người MB có rất nhiều cái để tự hào và hơn người MN như : truyền thống hiếu học, lễ nghi, truyền thống gia đình.... Đã có rất nhiều người MB vào MN sống và làm việc. Đúng là cơ hội về công việc trong MN rất nhiều, nhưng phong cách sống thì có vẻ ko hợp lắm. Có thể nói SG có 1 cuộc sống hơi...hỗn độn, sòng phẳng, thiên về bề nổi... Nói chung là có cho thì mình cũng ko vào MN sống đâu.
     
    Last edited by a moderator: 7/11/08
  14. TEDU

    TEDU Connecting HR Community

    Tham gia ngày:
    3/4/08
    Bài viết:
    866
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Giới tính:
    Nữ
    Mình chỉ xin chia sẻ một kết luận sau:


    - Người MB thì IQ cao hơn người MN


    - Người MN thì EQ cao hơn người MB


    Câu nhận xét trên mang tính phổ quát, ko đi vào cá nhân vì nơi đâu cũng có người này người khác.


    Vậy IQ và EQ cụ thể là gì? Cái này thì còn dài dòng lắm bởi nguyên sách viết về nó cũng cả đống rồi. Tuy nhiên có thể hiểu "nôm na" là:


    Con người có "hai thông minh" là "thông minh trí tuệ" (IQ) và "thông minh cảm xúc" (EQ) và hai thông minh này là nền tảng quyết định tới sự thành bại của đời người.


    IQ (Intelligence Quotient) phản ánh năng lực tư duy, trí nhớ, trí tưởng tượng, sự sáng tạo, năng lực tập trung và quan sát... của mỗi người.


    EQ (Emotionallgence Quotient) phản ánh khả năng tự nhận thức, sự tự chủ tình cảm (chế ngự cảm xúc), tinh thần lạc quan, khích lệ và năng lực giao tiếp, thích nghi với hoàn cảnh... của mỗi người.


    Kết luận ban đầu ở bài viết ko phải là của mình mà là nhận định nghiêm túc được các chuyên gia khẳng định và ngay cả Lý Quang Diệu khi ông sang thăm Việt Nam cũng khuyên Việt Nam "Nếu được hỏi để cố vấn, tôi cho rằng Chính phủ Việt Nam hãy gửi sinh viên miền Bắc, từ Hà Nội, Hải Phòng... vào miền Nam để họ học cách kiếm tiền, cách kinh doanh. Đây là cách tốt để bắt đầu một tham vọng. Và ngược lại, tìm những tinh hoa ở thành phố Hồ Chí Minh đưa ra miền Bắc, Hà Nội".


    Tham khảo chi tiết tại http://vietnamnet.vn/chinhtri/2007/01/654520/


    Chính sự khác nhau này giải thích vì sao người MB học giỏi hơn (ví dụ điểm thi đại học luôn cao hơn, nhiều giải quốc tế hơn...) nhưng lại nghèo hơn người MN, nhưng chúng ta nên nhìn rộng hơn không phân biệt Bắc Nam thì người Việt Nam EQ rất thấp (người ta hay mang so sánh Sinh việt VN thua kém với SV Quốc tế về sự tự tin, khả năng giao tiếp cũng chính ở điều này).


    Nhưng đây mới là kết luận quan trọng hơn: "Theo các nhà khoa học Mỹ thì 25% sự thành công của một người do IQ quyết định, còn 75% phụ thuộc vào EQ" (Nguồn "IQ, EQ - Nền tảng của sự thành công).


    Mình cho rằng đây là vấn đề nghiêm túc ko phải xa vời ở tầm quốc gia dành cho các nguyên thủ suy nghĩ mà ứng dụng thực tiễn ngay trong quản lý nhân sự tại các doanh nghiệp, nhất là công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực.


    Mình là người MB nhưng xét trên góc độ làm doanh nghiệp mình cho rằng chắc chắn MB phải học hỏi người MN, cụ thể các DN ở Sài Gòn, từ ý thức tinh thần phục vụ khách hàng đến tinh thần học hỏi (nói thẳng là DN miền Bắc công tác đào tạo phát triển nhân lực kém nhiều MN ngay từ ý thức về tầm quan trọng của việc học, đi học đa số thì do công ty tổ chức học thì học...cho xong, ít người muốn học thực để gắn với phát triển công việc, sự nghiệp).


    Theo mình nên mở thêm một Topic để hai miền chia sẻ riêng về việc bán hàng và dịch vụ bán hàng của hai miền, chắc sẽ rất bổ ích.


    Quay lại công tác quản lý nhân sự thì các DN ở MB ngoài đào tạo chuyên môn (theo từng DN) thì cần hết sức chú trọng đào tạo kỹ năng cho nhân viên (cụ thể kỹ năng bán hàng, chăm sóc khách hàng, kỹ năng giao tiếp, giao dịch, làm việc nhóm...) và trong đào tạo cũng như đánh giá đào tạo cần đi từ thay đổi nhận thức, đến thay đổi thái độ và rồi mới thay đổi kỹ năng (hành vi), bởi học hay đến đâu đi chăng nữa nhưng nhân viên ko nhận thức đúng và ko muốn làm, ko muốn áp dụng thì cũng sôi hỏng bỏng ko mà thôi. Cũng cần nhìn nhận là mọi thứ ko thể ngày một ngày hai, sau vài khóa đào tạo là ok ngay mà cần duy trì liên tục hàng năm để dần thay đổi văn hóa học tập của công ty.


    Những chia sẻ của mình là gắn với vấn đề của doanh nghiệp chứ, cũng là phản ánh 1 phần của văn hóa nhưng mình ko đề cập tới vấn đề văn hóa (truyền thống) riêng mỗi vùng miền vì dù MB hay MN đều có cái hay riêng, đặc biệt sự lãng mạn, hào hoa và truyền thống của người MB (người Hà Nội gốc) là vô cùng đáng trân trọng.


    Riêng về văn hóa vùng miền mặc dù ủng hộ dịch vụ bán hàng ở MN và chê MB trong khoản này và MB cần phải thay đổi nhưng mình cũng ko đồng tình với quan điểm nhìn nhận việc ăn kem Tràng Tiền hay 1 số thứ tuơng tự là ko ổn về dịch vụ bán hàng, vấn đề này phải được nhìn trên góc độ văn hóa (ẩm thực) chứ ko nên nhìn trên góc độ dịch vụ bán hàng. Bạn nên đến thêm ngõ Tạm Thương (Hàng Bông) để ăn nem chua rán hay ngồi thêm ở những quán bún kiểu...quán cóc trên khu phố cổ để thấy hết vẻ đẹp cổ điển, chữ tình và truyền thống của chốn Hà Thành mà rất nhiều du khách nước ngoài thích thú, bạn cũng nên thử xếp hàng dài (như thời bao cấp) vào đúng giờ bán hàng của mấy quán bún nổi tiếng nhất Hà Thành để sau đó được thưởng thức sự tuyệt vời lẫn cảm xúc hoan hỉ khi được 1 bát phở Bát Đàn, Lý Quốc Sư hoặc đôi khi phải ra về trong nỗi tiếc nuối xen lẫn bực dọc. Có nên chăng đôi khi đừng chửi khách theo kiểu... thô lỗ (để làm cao) và phải đảm bảo đến vấn đề vệ sinh ATTP là đủ. Điều hay ho cho phép họ làm vậy là sự độc quyền, nhưng ko phải độc quyền vì cơ chế như mấy bác DNNN mà độc quyền về...nghệ thuật ẩm thực. Nếu các bạn muốn ăn phở lịch sự thì vào phở 24 nhưng tất cả mọi người đều đã ăn (như tôi) đều khẳng định thua xa phở truyền thống về chất lượng (chỉ hợp với tiếp khách thôi) mà hiện phở 24 ở HN khá rệu rạc (quán đầu Hàng Khay cạnh bờ Hồ Hoàn Kiếm cũng...xong rồi, thấy mới thay hiệu thuốc).


    Âu đó cũng là sự khác nhau trong văn hóa thưởng thức của các "thượng đế" nữa.
     
    Last edited by a moderator: 9/11/08
  15. Trần Văn Tân

    Trần Văn Tân New Member

    Tham gia ngày:
    7/6/08
    Bài viết:
    44
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Giới tính:
    Nam
    Nơi ở:
    Hà Nội
    ................................................................................


    .....................................


    Cảm ơn anh Quân, chủ đề quả thực là rất hay! Tôi vào làm việc tại Sài gòn gần 1 năm, trong quá trình làm việc tôi cũng có đi phỏng vấn mấy nơi, có một vài cảm nhận sau:


    - Lần đầu tiên vào Sài gòn lạ đường bắt xe ôm đi gặp bạn. Ông xe ôm biết tôi là người Bắc, trên đường đi ra sức khiêu khích ( cảm giác ghét người Miền Bắc). Có một câu tôi nhớ mãi " Ủa, Bắc kỳ chọc mãi mà không tức hả???"


    - Khi đi phỏng vấn tại 1 công ty cũng rất hoành tráng tại quận 1, ông HMR hỏi tôi rất nhiều thứ liên quan đến sự hòa nhập với Miền Nam ( ăn uống, giao tiếp, phong cách làm việc...) có vẻ rất hoài nghi phong cách làm việc của người Miền Bắc.


    - Mấy ông Sếp về kinh doanh ở công ty tôi làm, sau khi đi công tác ở Miền Bắc về luôn nói mấy ông Miền Bắc dở " Đi làm kinh doanh, chỉ lo kiếm chác của công ty đút túi". " Đi uống bia nó dẫn mình đến quán thật hoành tráng, bảo Bác cứ để em. Vậy xong rồi nó lượn mất".


    - Một chị bạn là HRM nói với tôi " Gái miền Bắc nói thì hay, làm thì dở".


    Cảm giác của tôi rất khó chịu khi nghe mấy từ " Dân Bắc kỳ", "bọn Bắc kỳ". Tôi luôn cho rằng nói về phong cách làm việc ở đâu cũng có người nọ, người kia, không nên quy kết.


    P/s : Xin lỗi mọi người nếu từ ngữ hơi thực. Những câu nói trích dẫn kia là sự thực, nó như còn văng vẳng mãi trong đầu tôi.
     
  16. rivalsumo

    rivalsumo Kết nối cộng đồng

    Tham gia ngày:
    2/4/08
    Bài viết:
    1,274
    Đã được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    0
    Giới tính:
    Nam
    Nơi ở:
    Hà Nội
    Trả lời của bạn Quynh HR [quynhnt.adhr@bitexco.com.vn]:


    Mình là mọt HRM miền Bắc.


    Về các tình huống thảo luận, mình xin đóng góp một vài ý kiến nhỏ như sau:


    1. Ý thức về chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng:


    Bất luận là miền Nam hay miền Bắc thì ý thức về chất lượng dịch vụ khách hàng cũng đều phải có một chuẩn chung để đánh giá (một "THƯỚC ĐO" chung). "Thước đo" ở đây là sự hài lòng của khách hàng. Hãy biết làm hài lòng khách hàng với những gì có thể và chấp nhận được.


    2.


    - Nói HRM miền Bắc là những người "thích chỉ tay sai khiến" là chưa đúng. Bản thân tôi và nhiều đồng nghiệp của mình luôn xác định mình là người phải chịu trách nhiệm về những hoạt động tác nghiệp của nhân viên dưới quyền, là người định hướng cho họ và nhiều khi trực tiếp tham gia các công việc cụ thể khi cần.


    - Việc đưa tài liệu bằng 2 tay cho người lớn tuổi và là cấp trên của mình thì không có gì lạ cả. Bạn là người làm về Nhân sự, mỗi lời nói - cử chỉ - xử sự của bạn đều nên có chuẩn, hơn nữa, đó cũng là văn hóa tối thiểu của người Việt nam.


    3. Tôi đã từng tham gia nhiều khóa học tại nhiều trung tâm đào tạo tại Hà nội, từ cao cấp đến các khóa học bồi dưỡng kỹ năng nhỏ. Cá nhân tôi nhận thấy, phần lớn các khóa học đều cung cấp được một lượng thông tin cần thiết rất hữu ích và học cũng luôn đi đôi với hành. Hơn nữa, việc "chỉ tay dắt việc" cũng đâu có tốt - Hãy để cho học viên của bạn phát huy tính chủ động và sáng tạo của mình. Họ sẽ thấy thú vị và không bị thụ động.


    Cảm ơn CPO Club đã xây dựng những tình huống khá hay về văn hóa vùng miền để các thành viên CLB cùng được chia xẻ.
     
  17. kinhcan

    kinhcan Guest

    Trả lời của bạn Giang, Tran Huong (PGBANK) [giangth.pgbank@Petrolimex.com.vn]:


    Chào bạn


    Vấn đề bạn đề cập tới ở đây không chỉ còn là "Văn hóa Doanh nghiệp" mà đã thành một chủ đề lớn hơn; đó là phong cách sống và văn hóa các vùng miền (văn hóa địa phương).


    Là người Việt Nam, dù ở miền Nam hay miền Bắc thì cũng đều công nhận một điều: dịch vụ khách hàng ở khu vực phía Nam tốt hơn khu vực phía Bắc rất nhiều. Nhưng đây là vấn đề do lịch sử để lại, và để thay đổi được nó thì rất khó và sẽ mất rất nhiều thời gian.


    Trong doanh nghiệp, như bạn đã biết, đối với một nhân viên làm công tác dịch vụ khách hàng thì ngoài ASK (Attitude, Skill, Knowledge) sẵn có thì còn phải luôn luôn rèn luyện, nuôi dưỡng để nó trở thành H (Habit). Việc này không những chỉ tự thân mỗi nhân viên phải nỗ lực mà doanh nghiệp phải tạo được ra một môi trường khuyến khích nhân viên rèn luyện bằng cách:


    - Làm cho nhân viên hiểu rõ công việc của mình, đặc biệt là ở vị trí dịch vụ khách hàng.


    - Đầu tư tổ chức những khóa đào tạo nghiệp vụ và kỹ năng tiêu chuẩn chung và tiêu chuẩn của doanh nghiệp nói riêng.


    - Nghiêm túc trong thực hiện công tác giám sát, đánh giá nhân viên sau đào tạo.


    - Chú trọng công tác đào tạo lại, đào tạo nâng cao.


    - Tạo môi trường thi đua học tập và rèn luyện giữa các nhân viên.


    - Có qui chế thưởng/phạt rõ ràng (mang tính chất xây dựng)


    - ...


    Vấn đề thứ hai bạn đề cập là quan hệ nội bộ (một phần của văn hóa doanh nghiệp). Vấn đề này thì phụ thuộc vào loại hình doanh nghiệp nhiều. Các doanh nghiệp FDI hoặc liên doanh thường không có tác phong như bạn đã trình bày.


    Vấn đề thứ ba bạn đề cập là đào tạo. Đúng là ở miền Bắc trước đây, và kể cả thời điểm này năng lực cung cấp dịch vụ đào tạo còn rất hạn chế, nhiều khi không đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp. Nhưng tình hình đang được cải thiện dần. Các phương pháp đào tạo qua trải nghiệm đang ngày càng được ứng dụng phổ biến hơn. Trong các bài giảng, phần lý thuyết đã ít đi và thời lượng case study, thảo luận, hỏi/ đáp nhiều lên.


    Trên đây là một vài ý kiến trao đổi dựa trên những hiểu biết thực tế của mình.


    Rất mong các bạn cùng thảo luận để chúng ta cùng có thêm những thông tin hữu ích.


    T.H.G
     
  18. bato.hr

    bato.hr New Member

    Tham gia ngày:
    8/5/08
    Bài viết:
    8
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Nơi ở:
    Lào Cai
    Trước tiên xin cảm ơn tác giả của topic này! Dù bạn là ai và mục đích của topic là gì thì xét cho cùng, ở góc độ tích cực bạn cũng đã một lần nữa (trong vô vàn) tạo điều kiện để anh em người Việt chúng ta nhìn lại mình. Trong cuộc sống vội vã ngày nay điều đó thật đáng giá và đáng trân trọng!


    Đọc bài viết của mọi người, tôi chạnh lòng cảm thấy đau nhói. Quả thực người Việt chúng ta nói chung cần thừa nhận một điều, một sự thật trần trụi rằng: Chúng ta đang ở vị trí thuộc top dưới của xã hội loài người! Chúng ta có ưu điểm, có truyền thống, có chiến tích vẻ vang đáng tự hào, nhưng tựu chung lại, xét trong tổng thể cả chiều dài lịch sử hay chiều rộng của không gian, chúng ta cần khẳng định nhiều, rất rất nhiều điều hơn những gì chúng ta đang có.


    Chung ta là ai? là Người cùng một nhà, anh em như thể chân tay, tay cấu chân, chân đá tay ai đau? Chân đẹp, nét đẹp của chân, chân mạnh cái mạnh của chân, tay đẹp, cái đẹp của tay, tay khéo, cái khéo của tay ai đẹp hơn ai, anh tài hơn ai?! Đau lắm, thẹn lắm nếu như cứ mải mê tự ngắm mình trong gương để cân, đong, đo, đếm những thứ thuộc về chính bản thân mình, để rồi tự khen, tự chê mà quên mất rằng tay mình phải so với tay người ta, chân phải đọ với chân người ta!


    Người Việt là thế, đất Việt là vậy, rất nồng nàn nhưng cũng không ít đắng cay! Vừa thoát mình khỏi kiếp nô lệ, kiếp làm thuê để làm người, để làm chủ lại vội vã bắt tay vào xây dựng, phát triển! Hiện tại đang ở vị trí thấp, là con nhà nghèo khó (phải nghiêm khắc nhận chân mình như vậy) mong muốn vươn lên đến tầm của thời đại theo cách riêng, đi trên đường riêng với triết lý và lẽ phải riêng! Khó khăn, mâu thuẫn với người ta là một, với mình là mười, là một trăm, một vạn, một triệu thậm chí hàng tỷ tỷ... Như vậy cần, cực kỳ cần và khao khát sự đồng thuận trên cơ sở sự hiểu biết rõ, nhận chân rõ của mọi người con đất Việt về bản thân mình, đất nước mình về quá khứ - hiện tại, về sở trường - hạn chế, về thực tại - mong muốn để cùng bước tới mạnh mẽ và tự tin như tất cả những chiến công tự hào mà chúng ta đã có, đã dõng dạc tuyên bố với anh em, bạn bè thế giới loài người!


    Trong topic này, dù là MB hay MN, muốn nói gì thì nói, trước tiên cần khẳng định chúng ta đều là người Việt, là anh em một nhà, là tay là chân trong một cơ thể (trong quá khứ đã có thời gian bị chia cắt, để lành lặn lại như hôm nay quả thực không dễ dàng, không ai tự xưng là người Việt của thời đại ngày nay được phép quên điều đó). Dù là cái gì, trong mọi nơi, mọi lúc đều luôn luôn tồn tại mâu thuẫn nội tại (điều đó là quy luật tồn tại khách quan, là động lực phát triển) do vậy, muốn nói công bằng trước hết cần thoát khỏi tiềm thức, mặc định về vùng miền nhỏ hẹp, quan điểm cá nhân cục bộ. Kế đến, cần xác định mục tiêu cần đạt! Nói để làm gì, để thỏa mãn cá nhân? Để chia sẻ và tìm đến chân lý? Theo tôi, nên chia sẻ để cùng nhận chân bản chất của mình, để bù đắp thiếu sót của nhau vì mục tiêu cùng đi lên - cùng thằng, chiến thắng chính mình, vượt qua chính mình! Đó sẽ là nội lực mạnh mẽ để vươn lên ngang bằng và vượt thời đại.


    Tôi yêu bản thân mình, tôi yêu dân tộc và đất nước mình đang sống nhưng tôi không cho phép mình chủ quan để lạc hậu, để mãi là con nhà nghèo!!!


    Trân trọng!
     
  19. thuyduongnsx

    thuyduongnsx New Member

    Tham gia ngày:
    4/7/08
    Bài viết:
    2
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Ở cả Bắc và Nam thì đều có những con người làm việc tốt ở những công ty tồi, và những con người làm việc tồi ở công ty tốt. Và tất nhiên có những công ty tốt có nhiều cá nhân làm việc tốt và ngược lại. Mỗi cá nhân góp phần xây dựng thêm hoặc phá hoại đi hình ảnh của công ty, hoặc có thể cũng chẳng thay đổi được gì cả!!


    Những ai đã vào Nam thì vẫn có thể gặp những người bán hàng củ chuối, từ ông bán đĩa CD ở trung tâm thành phố đến những nhân viên phục vụ kiêu ngạo ở các quán ăn bình dân đến sang trọng, rồi sẽ gặp cả những dạng nhân viên "super" chuối, chẳng coi khách hàng ra gì và làm hỏng cả việc của khách ở các công ty dịch vụ, mà những công ty này thì đâu có phải nhỏ bé gì, đều có thương hiệu nhất định trên thị trường.


    Nói chung theo em là cung cách làm việc cũng có chỗ này tốt, chỗ này xấu, chẳng thể khẳng định miền nào hơn miền nào. Nếu muốn khẳng định thì phải đi nghiên cứu kỹ từng nơi, thống kê cụ thể mới đưa ra được kết luận ạ.
     
  20. bazensolo

    bazensolo New Member

    Tham gia ngày:
    4/7/08
    Bài viết:
    62
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Nơi ở:
    TP. HCM
    Mình mới ở HN về và cũng có cùng cảm nhận với bạn này. RẤT KHÔNG HÀI LÒNG về cung cách phục vụ của một số nhân viên (mà minh đã gặp, chưa phải là tất cả). Nếu so với Miên Nam thì còn thua xa. Tôi và bạn tôi đều cùng nhất trí là : CHỈ ĐẾN MỘT LẦN.


    Vào thời điểm HN vừa bị lũ lụt nên có thể rất ít rau sống, nhưng vị khi ăn phở trong Nam thường phải có thêm rau, chúng tôi hỏi có rau gì không thì được trả lới : Chỉ có thế (nguyên văn) - BỰC.


    Hoặc một tối chúng tôi đãi khách ở nhà hàng khá sang trọng:


    - Nhân viên phục vụ không biết mở nút chai!. loay hoay thế nào làm rơi luôn chai rượu -> V?


    - Khách xin lửa (hút thuốc) mà không tìm ra một cái hộp quẹt-> CHÁN


    Và còn nhiều nữa, để post vào blog rồi share với các bán.


    BZ
     

Chia sẻ trang này

Share