Sự khác biệt giữa 2 miền Nam và Bắc trong văn hóa qua con mắt người làm nhân sự ?

Thảo luận trong 'HOT TOPIC' bắt đầu bởi lequan, 26/10/08.

  1. QUY ĐỊNH DIỄN ĐÀN
    - Đăng bài viết bắt buộc có tiền tố
    - Không đăng bài Quảng Cáo
    - Chỉ được phép đăng bài Tuyển dụng trong lĩnh vực nhân sự, hành chính và liên quan
    - 1 nick chỉ được phép đăng tối đa 2 bài tuyển dụng 1 tuần
    - Bài tuyển dụng bắt buộc phải có thời hạn, và sẽ bị xóa sau khi hết hạn 3 ngày
    ------------------------------
    Liên hệ quản trị diễn đàn: nguyenbaoanh89@gmail.com
    Dismiss Notice
  1. hoaf.phamj

    hoaf.phamj New Member

    Tham gia ngày:
    9/6/08
    Bài viết:
    2
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Giới tính:
    Nam
    Nơi ở:
    Bắc Ninh
    Chào tất cả các bạn,


    Tôi nghĩ đây là một chủ để thảo luận rất hay vì nó liên quan đến văn hóa. Nếu ai đã từng đọc cuốn "Văn minh làm giàu - Nguồn gốc của cải" của Tiến sĩ Vương Quân Hoàng thì đều đồng tình với tôi là VĂN HÓA là nguồn gốc của sự giàu có của mỗi quốc gia. Và ở đây chúng ta bàn đến văn hóa của người Bắc và người Nam. Người ta nói ở đâu cũng có người tốt, người xấu, người hay, người dở, tuy nhiên cái gì cũng có cái điển hình của nó. Cũng giống như văn hóa Bắc và văn hóa Nam trong kinh doanh. Tôi đã có dịp vào miền Nam công tác một số lần, không chỉ tại thành phố Hồ Chí Minh mà còn một số tỉnh khác. Điều tôi cảm nhận đầu tiên là người Nam làm ăn "rất thật" và biết làm ăn. Lấy ví dụ, vào uống một cốc bia, người mặc quần cộc hay người mặc áo complê đều được đối xử giống nhau vì hẳn họ nghĩ rằng cả hai đều phải trả đủ tiền cho cốc bia đó. Điều này khó mà xảy ra ở miền Bắc. Tôi có tính hay thích thử các nhà hàng đủ loại, nhưng lại mắc tính ăn mặc "tuềnh toàng" nên nhiều khi cũng bị đối xử "lạnh nhạt" dù mình cũng rất hay cười nói với các cô nhân viên xinh đẹp :). Một ví dụ nữa đó là đi xe ôm. Các lái xe ôm ngoài Bắc sẵn sàng nhìn mặt và chặt chém, điển hình là trong trận lũ lụt vừa qua. Điều này xảy ra ít hơn trong Nam vì tôi cũng đã thử dùng dịch vụ này rồi. Ở đây, tôi xin đưa ra một ví dụ nữa để thấy rằng chúng ta, người Bắc và người Nam, cư xử hoàn toàn khác nhau. Tôi đang làm ở một dự án về An toàn giao thông. Trong dự án chúng tôi có làm khảo sát về Thái độ và Nhận thức của người dân về Vấn đề an toàn giao thông. Chúng tôi phải thuê hai chuyên gia về lĩnh vực này, một ở miền Bắc và một ở miền Nam. Người trong Nam là một giảng viên trẻ, sinh năm 82, mới đang học Thạc sĩ trong nước, người ngoài Bắc cũng sinh cùng năm 1982 những đã đang làm Tiến sĩ ở Thụy Điển. Kết quả chúng tôi nhận được là một sản phẩm "lỗi" của người sẽ là Tiến sĩ ở miền Bắc và một sản phẩm "tốt hơn mong đợi" của người chuẩn bị là Thạc sĩ của người miền Nam. Ở đây, tôi còn chưa nói đến cách ứng xử trong công việc. Tôi có thể giao tiếp và làm việc một cách rất thoải mái với người trong miền Nam và họ luôn làm tôi thấy tin tưởng. Còn người ngoài Bắc thì ngược lại. Nói thế này có thể ai đó cho tôi là kém hay thất bại trong việc giao tiếp với tất cả mọi người. Điều này không công bằng với tôi vì tất cả những người trong văn phòng dự án của tôi không ai có thiện cảm với cách làm việc của người chuẩn bị là Tiến sĩ này, đặc biệt là chị kế toán.


    Trên đây chỉ là một vài dòng tâm sự cùng các bạn. Hy vọng rằng chúng ta cùng nhau nhìn nhận được điểm xấu và điểm chưa tốt và trên hết là dũng cảm đóng gó và tiếp thu để cùng nhau điều chỉnh.


    Dưới đây là đường link các bạn có thể mua được cuốn sách "Văn minh làm giàu-nguồn gốc của cải" mà tôi có nhắc đến. Tôi nghĩ đây là một cuốn sách hay để đọc, dù Saga chẳng trả cho tôi một đồng tiền quảng cáo nào cả :). http://saga.vn/lamgiau/index.asp.


    Chúc mọi người may mắn.


    Phạm Hòa

    v__n_h__a_B___c__Nam.doc
     

    Các file đính kèm:

  2. Hoài Không

    Hoài Không New Member

    Tham gia ngày:
    2/4/08
    Bài viết:
    1,689
    Đã được thích:
    54
    Điểm thành tích:
    0
    Trả lời của bạn nguyen quoc son [nqs716@yahoo.com]:


    Tôi là một HRM tại Miền Nam. Có sự khác biệt văn hóa rất lớn giữa MN và MB - từ Ông Chủ đến người làm công.


    Người Miền Nam luôn thẳng thắn, nhiệt tình và rất thực tế. Người MB luôn khách sáo, giữ kẽ và mang tính xã giao rất cao. Người MB luôn đi vòng vo rồi mới đến đích, người MN thì vào thẳng vấn đề.


    Người MN nói và làm tươg đối giống nhau, người MB giữa lời nói và hành động có 01 khoảng cách.


    NGười MN ý thức rõ trách nhiệm khi là người làm công, mặc dù họ là Giám đốc hoặc quản lý. Người MB mặc dù vẫn đi làm công, nhưng thái độ Ông chủ thể hiện rõ trong từng cách ứng xử như: nhân viên cấp dưới phải pha trà, rót nước, mua thuốc lá ... là cấp dưới phải phục vụ cấp trên. Trong khi đó người MN thì những việc mang tính cá nhân như vậy thì bạn phải tự phục vụ cho chính mình - chỉ những việc mang tính là việc của Công ty thì mới nhờ đến cấp dưới ...


    Người MN tách bạch giữa vị trí công việc và người thân rất rõ. Người MB thì MỘT NGƯỜI LÀM QUAN, CẢ HỌ ĐƯỢC NHỜ...


    Nói chung có sự khác biệt rất lớn giữa văn hóa MN và MB nên chắc chắn văn hóa doanh nghiệp cũng sẽ rất khác nhau.


    Vì VHDN hình thành từ người lãnh đạo (người sáng lập) và từ người quản lý ở từng bộ phận và từ những cá thể riêng lẽ (các nhân viên) hình thành nên VHDN... nên văn hóa DN bị ảnh hưởng bởi VH địa phương...
     
  3. rivalsumo

    rivalsumo Kết nối cộng đồng

    Tham gia ngày:
    2/4/08
    Bài viết:
    1,274
    Đã được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    0
    Giới tính:
    Nam
    Nơi ở:
    Hà Nội
    Trả lời của bạn Kieu Lien :


    Em là người mới vào, em sinh ra và lớn lên ở miền Trung cũng chưa một lần được vào Nam ra Bắc nhưng hôm nay đọc những bài viết này em thấy thực sự rất bổ ích. Cùng là người Việt Nam mà sao lại có sự khách nhau nhiều đến thế. Nhưng điều em muốn nói là MN và MB khác nhau nhiều thật nhưng cái khác đó lại nằm trong cái chung tổng thể. Vì vậy thế hệ trẻ chúng ta hãy đừng dành quá nhiều thời gian để tranh luận về cái khác mà hãy nghĩ làm sao để cho hai miền Nam Bắc thực sự là anh em một nhà.


    Nếu anh chị một lần vào miền Trung chúng em anh chị sẽ hiểu. Em ở Vinh, một thành phố mà so với thành phố Hồ Chí Minh hay Hà Nội thì thật nhỏ bé nhưng em luôn tự hào về quê hương mình. Vì sao ư ?. Rất đơn giản vì người xứ Nghệ chân lấm, tay bùn nhưng dạt dào tình cảm. Em mới ra trường và đang xin việc làm, em cũng đã đi làm một số nơi và cái em thực sự tự hào về con người xứ Nghệ ( xét theo góc độ quản trị) là không bao giờ xem ngươì dưới quyền mình là nhân viên mà luôn xem họ là con là cháu là em để dạy bảo, để cùng làm việc. Làm như vậy nhân viên dưới quyền họ luôn cảm thấy mình là người được tôn trọng và luôn cố gắng hoàn thành tốt công việc để không phụ tấm chân tình mà cấp trên đã giao phó. Thực ra dù ở đâu, dù làm lĩnh vực gì cũng không nên quá coi trọng đồng tiền, nó chỉ là phương tiện để trao đổi và thanh toán thôi. Hãy sống với nhau bằng tất cả tấm chân tình thì dù Nam hay Bắc chúng ta cũng đều là anh em một nhà và là con cháu của Cụ Hồ.
     
  4. vietace

    vietace New Member

    Tham gia ngày:
    28/8/08
    Bài viết:
    2
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Chào các bạn,


    Tôi là người Bắc nhưng mình cũng thấy văn hóa kinh doanh Bắc Kỳ có nhiều vấn đề hơn văn hóa kinh doanh trong Nam. Đến tôi cũng cảm thấy mình bị nhiễm một số lỗi như cách ứng xử chưa đủ mềm mỏng trong kinh doanh như nhiều bạn trong Nam. Có lẽ sống lâu trong môi trường văn hóa Bắc nên cũng ít nhiều bị ảnh hưởng! :) Nói chung văn hóa kinh doanh Bắc cũng có những thay đổi tích cực so với trước nhưng khi so sánh với văn hóa kinh doanh trong Nam, đặc biệt về mảng dịch vụ khách hàng thì còn phải cải thiện nhiều. Chưa nói là so sánh với hàng xóm như Thái Lan chẳng hạn! Có điều văn hóa là một thứ thay đổi chậm hơn nhiều so với các lĩnh vực khác nên chúng ta phải kiên nhẫn vậy. Tôi rất tâm đắc với bạn Phạm Hòa là VĂN HÓA là nguồn gốc của sự giàu có của mỗi quốc gia, theo tôi văn hóa Việt Nam chúng ta có nhiều điều hay, giá trị tốt nhưng cũng có những yếu tố làm hạn chế sự phát triển. Để điều chỉnh cho tốt hơn điều đầu tiên tôi nghĩ là phải kiên nhẫn :) và có thời gian, "dục tốc bất đạt" đó là trải nghiệm của tôi trong công việc khi muốn thay đổi nhanh hơn một chút văn hóa kinh doanh ở môi trường Bắc. Mỗi người chúng ta cùng cố gắng thay đổi để thế nào đuổi kịp các nước phát triển trong 50 năm nữa! :) :D


    Chúc các bạn vui vẻ!

     
  5. rivalsumo

    rivalsumo Kết nối cộng đồng

    Tham gia ngày:
    2/4/08
    Bài viết:
    1,274
    Đã được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    0
    Giới tính:
    Nam
    Nơi ở:
    Hà Nội
    Trả lời của bạn Phạm Quang Dũng [pqd@tasco.com.vn]:


    Tôi là : phạm quang Dũng người miền bắc xịn xin tham luận với các bạn đội điều :


    Văn hoá của người miền nam rõ ràng là có sự khác biệt với văn hoá của người miền bằc., vì miền nam đã có thời nền kinh tế thị trường (nền kinh tế tư bản của chế độ cũ ) để lại , xong từ ngày giải phóng miền nam đất nước có sự chuyển mình thay đổi , nền kinh tế được vận hành theo kinh tế thị trường , miền nam là những ngưòi đi trước đi tiên phong dẫn đầu , nên văn hoá kinh doanh của con người cũng như doanh nghiệp của miền nam có tính hơn hẳn và tính khác biệt rất nhiều vơi người miền bắc .


    Miền bắc duy trì nến kinh tế kế hoạch hoá quan liêu bao cấp quá dài , hệ thống đào tạo cũng theo giáo trình của nền kinh tế kế hoạch hoá tư duy cũ kỹ đã in đậm vào đầu óc mỗi con người nên gột rửa được để thay đổi cũng cần có thời gian mới chuyển đổi được mà có khi phải chờ cả một thế hệ sau mời thay đổi được tư duy quản lý hiện đại theo nền kịnh tế thị trường như hiện nay
     
  6. Trần Tuấn Dũng

    Trần Tuấn Dũng New Member

    Tham gia ngày:
    31/5/08
    Bài viết:
    6
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Lequan đã nêu 1 vấn đề rất HAY.


    Phonix đã lý giải vấn đề rất ĐÚNG.


    Tôi thích phong cách làm việc của người miền Nam. Giơ tay ủng hộ Phong cách Miền Nam
     
  7. nguyenthuyet

    nguyenthuyet New Member

    Tham gia ngày:
    23/11/08
    Bài viết:
    2
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Hi Anh !


    Chủ đề thảo luận của anh rất hay. Tuy không phải là 1 HR Manager mà là 1 Sales Manager thì mình cũng xin có 1 vài ý kiến sau


    + Người MN sinh sống tại vùng sông nước nên tính khách phóng khoáng cởi mở, dễ tiếp thu và dễ nhận những lời nói thẳng hơn người MB sống khép kín hơn...


    + Kinh tế hoặc/và tính chất thị trường tại Hồ Chí Minh ( MN) phát triển hơn Hànội (MB) do đó tính thị trường trong mỗi người MN là cao hơn người MB


    + Phụ thuộc vào ngành, quy mô thị trường, khách hàng.... tại mỗi 2 vùng miền khác nhau thì công ty nên có những thay đổi trong chính sách đào tạo để phù hợp với thị trường tại khu vực đó hơn ( Cho dù mục tiêu hướng tới khách hàng là không thay đổi)


    + Tuy nhiên kể cả có những khác biệt nhất định đó thì khi trainning cho Staffs - Người trainning phải làm sao cho Staffs thấy được là Staffs làm việc là cho chính họ chứ không phải chỉ là cho Boss, cho company


    Thân ái


    Thuyết/ Hànội
     
  8. canhcovang

    canhcovang New Member

    Tham gia ngày:
    19/9/08
    Bài viết:
    6
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Hi all.


    Mình là người miền Trung để nhận xét một cách khách quan trong vấn đề này mình thấy như sau. Trong cv cũng như cs đời thường mình tiếp xúc với rất nhiều người Bắc cũng như Nam, mình thấy cũng tùy từng người thôi nhưng xét chung thì cũng na ná như các anh chị đã có các bài phân tích, còn một điều mà chúng ta chưa nhắc tới đó là, ảnh hưởng của vùng miền nó còn ảnh hưởng từ vấn đề chính trị trong quá khứ nữa. Người miền Bắc quá nặng về hình thức, người miền Nam lại quá nặng về hình thức ắm, họ thực tế hơn và như vậy mang lại ngay kết trong cv cao hơn. Người Nam nói một là một nhưng người Bắc Lại ko như vậy... Khách quan để đánh giá chung người ở Bắc hay Nam mỗi miền điều có cái hay riêng của họ vì con người ta ko phải lúc nào cũng nhất nhất một kiểu. Có lúc phải là cách sống của người Nam mới tốt nhưng có lúc cũng phải sống theo cách của người Bắc...
     
  9. julie.tran

    julie.tran New Member

    Tham gia ngày:
    15/10/08
    Bài viết:
    2
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Topic quả thật rất hấp dẫn.


    Em là một HR Manager trẻ, có lẽ so với vài anh chị ở đây, em còn thiếu nhiều va chạm trong nghề. Tuy nhiên, nếu chúng ta phân tích dựa trên văn hóa 2 miền, bỏ qua những lời văn ngọt ngào và những cảm xúc thuộc về tự hào vùng miền, thì ở đây, nhận xét khách quan là:


    1- Không phải người Nam hay người Bắc là điều quan trọng trong quản trị, mà là sự thích nghi với môi trường làm việc và tính cách cũng như cơ chế hoạt động của đặc trưng các vùng miền mới là quan trọng.


    2- Chúng ta không có sự lựa chọn nào ngoài việc chấp nhận cái chúng ta có. Khi vào làm HR của một công ty, chúng ta đối mặt với môi trường làm việc mà bản thân chúng ta thấy, như một đề bài, không phải chúng ta là người ra đề mà phải là người giải đề.


    3- Vì vậy, cho dù miền Nam hay miền Bắc, HR của cả hai miền đều có những công cụ riêng để quản trị, tuy nhiên, cách nhìn của một HR Man là cực kỳ quan trọng vì nó sẽ ảnh hưởng đến cách công ty vận hành.


    Trong thời điểm hậu WTO, thì tất cả những vấn đề phát sinh với các HR miền Bắc dường như là nhiều hơn so với HR miền Nam, do đặc tính cơ chế vận hành bộ máy " hành là chính " của miền Bắc.


    Tại sao em dùng từ " miền Bắc " mà không dùng từ " Hà Nội " ?


    - Bởi vì chúng ta không còn Hà Nội gốc nguyên vẹn từ lâu lắm rồi. Hà Nội gốc như chị Phoenix nói, còn Hà Nội bây giờ, đang trong thời kỳ bị quá độ.


    Nếu Saigon xưa tạo thành từ các nguồn dân tứ xứ, thì Hà Nội ngày nay đối mặt gay go hơn nhiều với các vấn đề về hội nhập của các vùng miền xung quanh Hà Nội. Đó, là về cả một hệ tư tưởng phái tính bằng con số " đời " ( generation ). Cho nên, HR ngoài Bắc cần bỏ công sức gấp 5 lần so với một HR miền Nam để hướng định và thay đổi nhân sinh quan của cả một hệ thống nhân viên đi theo hướng "mở " ( Open Minded).


    Nếu không làm như thế, bộ máy hành chính ở miền Bắc nhất định sẽ thua kém miền Nam, như hiện tại đã và đang. Và rõ ràng nếu xét riêng về ngành dịch vụ, thì miền Bắc không có gì có thể biện hộ cho sự yếu kém trong các hệ thống ngành dịch vụ, các khối ngành cần sự giao lưu hội nhập.


    Miền Bắc còn một cái may, và cũng lại là cái cần phải nên rất cẩn thận trong việc đào tạo, là các bạn thế hệ 8x đời cuối, 9x đời đầu, tiếp thu và hấp thụ rất nhanh các xu hướng mới của " teen " quốc tế, học hỏi rất nhanh các ý thức hệ mở rộng tự do, nhưng lại vô định trong việc hình thành tính cách.


    Em có nhớ, có một ai đã nói " Chúng ta nên hòa nhập chứ không hòa tan"


    Bởi vì em, sinh ra mang dòng máu con người Hà Nội gốc, lớn lên hít thở bầu không khí của đất Saigon đầy nhộn nhịp, để rồi lại tiếp nhận nền văn hóa của Bắc Mỹ và sự giáo dục quy chuẩn của Châu Úc. Nên em hiểu rõ từ cách nhìn của mình, việc chúng ta phải đặt mình vào vị trí các nhân viên để hướng họ đến cách mà công ty cần phát triển.


    Bởi vì HR Manager giống như một cái cầu qua con sông. Làm dâu trăm họ, làm kẻ mà công ty thì kéo, nhân viên thì đòi. Cái gì cũng đem HR Man ra mà nói.


    Hihiii, chúc các anh chị một đầu tuần vui vẻ ạ.
     
  10. adtuanda

    adtuanda New Member

    Tham gia ngày:
    20/10/08
    Bài viết:
    4
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Hi, em chào Trưởng Phòng, :rolleyes:


    Mải đọc cũng không biết Sếp là người Nam hay Bắc.


    Thiển nghĩ cũng không nên Bắc hay Nam. Vốn dĩ điễn đàn nhân sự luận về văn hóa doanh nghiệp cũng là điều tất yếu bởi văn yếu tố văn hóa có tác động trực tiếp hơn đên Quản lý nói chung và QLNS nói riêng.


    Tuy nhiên, nếu cứ vậy từ văn hóa doanh nghiệp sẽ phải bàn tới văn hóa nói chung, cái chúng ta chỉ có thể kiến giải bằng các luận chứng văn hóa học thì chúng ta mới hài lòng, còn không, chúng đơn thuần chỉ là fact. Trong mọi trao đổi fact tự bản thân nó không nói lên gì nếu không gán cho nó một giá trị thống nhất. :huh:


    Tuy nhiên, tranh luận là cần thiết, dẫu rằng tranh cãi Hà nội, Sài gòn mới đây cũng là một chủ đề hot trên mạng đối với giới trẻ.


    Thank you các anh chị đã mở ra cơ hội cho những nhận xét tinh tế và không thiên kiến, chủ kiến, không sa đà vào chủ nghĩa địa phương hẹp hòi. ;)


    Sài gòn là một mảnh đất mà em chỉ biết qua chiến tranh trong những tác phẩm văn học nổi tiếng. Mảnh đất Nam bộ cũng gợi lên trong lòng đồng bào những tình cảm trìu mến, thân yêu. Trong chiến tranh, Bác đã đau đáu một lòng vì miền Nam luôn trong trái tim Người.


    Em đã ra đi khỏi một doanh nghiệp lớn một phần vì kém cỏi, một phần vì sếp là người Nam, nhưng không trách họ bởi họ đã cho mình những bài học khởi nghiệp. :angry:


    Em là người Trung, tại sao các anh chị không nói về người Trung bộ? B)


    Về miền Trung em lại đau đáu mấy câu thơ của Huỳnh Văn Nghệ:


    "Ai về Bắc ta theo với,


    Thăm lại non sông đất Lạc hồng.


    Từ thuở mang gươm đi mở cõi.


    Ngàn năm thương nhớ đất Thăng Long".


    (Nhớ Bắc).


    Mà sếp ơi: Không phải "Nhân tài là nguyên khí quốc gia" đâu, Cụ Thân Nhân Trung trong văn bia khắc ở Văn Miếu có mở đầu: "Hiền tài là nguyên khí quốc gia, nguyên khí mạnh thì nước thịnh.."


    Tài nhưng phải Hiền, đúng không anh chị?


    Nhân viên. B)
     
  11. trang.pham

    trang.pham Hội viên CPO Club

    Tham gia ngày:
    11/11/08
    Bài viết:
    10
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Theo mình, nền văn hóa cũng ảnh hưởng rất lớn đến phong cách cũng như tác phong làm việc của một nhân viên. Tuy nhiên để hòa nhập trong môi trường văn hóa công ty thì nhân viên đó phải thay đổi về tác phong của mình cho phù hợp. Do đó, văn hóa của doanh nghiệp rất quan trọng, nó ảnh hưởng rất nhiều đến tác phong làm việc của một nhân viên. Nếu không xây dựng một văn hóa tác phong làm việc chuyên nghiệp, năng động, văn minh..... thì dù người Nam hay Bắc cũng điều giống như nhau.
     
  12. tamlph

    tamlph New Member

    Tham gia ngày:
    1/11/08
    Bài viết:
    4
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Xin chao cac anh chi em,


    Thuc su chu de nay khoi goi duoc nhieu noi tam tu cua cac ACE tren dien dan, nen nhieu ACE da trut het bao noi giai bay tam tu.


    Neu chung ta duoc sinh ra trong moi truong dia ly nao, duoc giao duc theo he tu tuong nao, quan niem xa hoi - kinh doanh trong moi truong thi cong dong chung ta se xu mang dam phong cach cua chung ta.


    Neu theo nhan xet chung, nguoi mien bac hoc hanh rat gioi, giao tiep cu xu rat chuan muc, he thong quy cu rat lon.


    Nguoi mien nam neu so sanh ca nhan voi ca nhan voi nguoi mien bac, phan thua rat nhieu. The nhung kinh te mien nam rat phat trien. Trong do mot bo phan nguoi mien bac lam kinh te o mien nam phat trien rat manh. Co the do moi truong lam viec o mien nam nang dong, coi moi, nguoi co nang luc se phat huy kha nang ban than.


    Xin hoi cac ACE, co ai dat cau hoi, lieu nguoi nuoc ngoai vao MN, cam nghi ve con nguoi MN giong nhu nguoi MN suy nghi ve nguoi MB.


    Vai loi dong gop cung dien dan.


    Tran trong.
     
  13. nhansu09

    nhansu09 Cộng tác viên

    Tham gia ngày:
    10/11/08
    Bài viết:
    209
    Đã được thích:
    17
    Điểm thành tích:
    18
    Giới tính:
    Nam
    Tôi nghĩ chúng ta nên dành thời gian trao dổi về các Chủ đề khác. Nghề Nhân sự còn có nhiều điều để khám phá lắm và còn cần phải hiểu sâu sắc nữa. Chủ đề này nên dừng lại ở đây là hay rồi! Nếu đi sâu phân tích chủ đề này không khéo sa vào vũng lầy lý luận, liên quan đến vấn đề nhạy cảm: phân biệt vùng miền, địa phương...


    Chúc mọi người vui vẻ!
     
  14. LitekLaptop

    LitekLaptop New Member

    Tham gia ngày:
    11/11/08
    Bài viết:
    2
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Mình cũng là người Bắc, nhưng hem ở Hà Nội, cũng chưa vào Xì gòn. Nhưng dù là người Bắc hay Nam, nếu đã là những người làm : Chăm sóc Khách hàng và Kinh doanh thì mình nghĩ ở đâu cũng đều như nhau. Vì nếu mình không chăm sóc Khách hàng tốt, không nhiệt tình với Khách hàng, không hướng dẫn tư vấn khách hàng thì Khách hàng đâu có lựa chọn sản phẩm bên mình cung cấp.


    Mọi sự so sánh đều là khập khiễng khi ở mỗi nơi đều có những nét văn hóa riêng. Và mỗi nơi, Khách hàng cảm thấy hài lòng với mỗi cách phục vụ khác nhau.
     
  15. nguyenthihang

    nguyenthihang New Member

    Tham gia ngày:
    14/11/08
    Bài viết:
    2
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
     
  16. minhpl

    minhpl New Member

    Tham gia ngày:
    16/11/08
    Bài viết:
    2
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Xin chào các anh các chị!


    Em xin tự giới thiệu em là người miền Bắc chính hiệu con nai vàng. Tuy em không làm nghề HRM, nhưng rất có hứng thú với HRM.


    Em cũng có đôi lời bàn góp ý cho topic của mình như sau :


    Thứ 1 : Việt Nam mình có 54 dân tộc, mỗi nơi mỗi khác. Miền Bắc hay miền Nam, cũng vậy, dù ở đâu thì cũng có những điểm mạnh và điểm yếu, những điểm mạnh và điểm yếu đó sẽ bổ sung và hỗ trợ lẫn nhau để làm nên một Việt Nam hoàn thiện hơn.


    Thứ 2 : Theo em, Mr/Ms. Thu Vu đúng là có hơi quá về cách nhìn nhận vấn đề ở đây. Cái thói quen ngồi trên yên xe ăn kem Tràng Tiền đã ăn sâu vào trong tiềm thức của 1 phần dân cư ở Hà Nội, không phân biệt sang hèn, già trẻ, gái trai -> chính cái điều này là 1 phần trong nét văn hóa của người Hà Nội mà khách du lich nước ngoài cũng rất hứng thú muốn khám phá; nó đã để lại trong họ những ấn tượng khá tốt. Các anh các chị có thể thấy rằng trong HCMC chúng ta không thể tìm được 1 quán trà đá vỉa hè đúng nghĩa như ở Hà Nội. Đây có thể nói là 1 nét văn hóa đặc trưng của người Hà Nội. Em cũng không phải người Hà Nội gốc, nhưng em rất thích cuộc sống ở đây, có những khoảng lặng rất riêng, rất thanh bình, đủ làm cho người ta cảm thấy dịu lại sau 1 ngày làm việc căng thẳng.


    Thứ 3 : Theo em, mà thực ra đây là kiến thức bình thường nhất mà mọi người ai cũng biết: Khi 1 doanh nghiệp hay 1 công ty, tổ chức nào khi muốn đầu tư, phát triển ở đâu thì tìm hiểu "Cutural & Social" là một trong những vấn đề rất quan trọng. Họ phải tìm hiểu như thế là vì sao? Vì chính họ sẽ phải thiết lập nên các chính sách, các kế hoạch, chiến lược, cả về business, cả về con người, sao cho vừa phù hợp với văn hóa và xã hội ở nơi họ đầu tư, .... để có thể đạt được hiệu quả công việc cao nhất. Và các HRM khi lên các SHRM thì văn hóa cũng là một trong những điểm tối quan trọng.


    Thứ 4 : Thực ra, em rất thích phong cách phục vụ của các dịch vụ trong Nam, từ nhà hàng, cửa hiệu, các quán cafe, ... Tuy nhiên, nói cho cùng, đây cũng là phong cách của người quản lý, người chủ thôi.


    Nói rằng phong cách dạy của người miền Bắc thiên về lý thuyết hơn thực hành thì vừa đúng vừa sai. Ngày xưa thì đúng là thế thật, nhưng cùng với sự thay đổi, phát triển đi lên của xã hội, cái sự việc đó "no longer" còn tồn tại nữa rồi. Bằng chứng là ở miền Bắc, có rất nhiều các HRM, các Manager cao cấp, CEO tiếng tăm. Và rất nhiều các công ty, tổ chức trong Nam cũng phải cất công ra tận ngoài Bắc để mời các chuyên gia nội 100% vào để trainning cho công ty, tổ chức của mình. Thiết nghĩ nếu chỉ có lý thuyết thì sao họ có thể làm được như thế.


    Thay cho lời kết, mọi sự so sánh đều là khập khiễng. Anh giỏi về cái này, mạnh về cái này nhưng anh lại yếu, kém về cái khác.


    Em rất tâm đắc cách phân tích của chị Phoenix. Thiết nghĩ tất cả các bài viết trong topic này đều chứa những kinh nghiệm quý báu của mỗi người, đáng để học hỏi.


    Đàn em mạo muội xin có đôi lời như vậy thôi ạ! :p
     
  17. jang155

    jang155 New Member

    Tham gia ngày:
    6/11/08
    Bài viết:
    66
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    hay lắm chị ah, viết tiếp đi chị! :) ^_^ ^_^ :lol:

    119c9rl.jpg
     
  18. Carotlovely

    Carotlovely New Member

    Tham gia ngày:
    22/11/08
    Bài viết:
    50
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Giới tính:
    Nữ
    Nơi ở:
    HCMC
    Tôi thấy hình như các bạn đi hơi xa so với topic "Sự khác biệt trong cung cách làm việc giữa 2 miền Nam & Bắc".


    Bạn có thể nói dông dài về nơi mình sinh ra, vì sao mình yêu mến, vì sao lại như vậy... Nhưng nội dung chính thì chưa thấy ai bàn đến.


    Tôi là người MN, tôi chưa có cơ hội ra Bắc. Tôi chỉ là một nhân viên trong khối HC-NS của cty. Tuy nhiên, tôi có cơ hội tiếp xúc nhiều trong công việc với người HN. Tôi nhận thấy có sự khác biệt rõ trong cách hành xử, làm việc giữa 2 miền. Và người làm Nhân sự nói riêng, và tất cả những ai muốn công việc mình trôi chảy nói chung, nên hiểu sự khác biệt này. Tôi chỉ nêu lên những vấn đề mà nếu làm việc với người trong Nam thì ngược lại


    - Người MB không có ý tưởng phục vụ khách hàng. Đối với họ, làm đúng trách nhiệm, không quan tâm đến việc làm đủ trách nhiệm. Đúng như LQ viết, tôi là người bán hàng - không phải người phục vụ. Hoặc là, tôi đã gởi công văn đi rồi, còn đối tác có nhận được hay không thì không cần biết.


    - Rất cầu kỳ trong việc ăn uống. Món nào phải ra món đó, đồ ăn thức uống phải đúng theo món. Và đối với họ, ẩm thực rất quan trọng. Mình mà nhận chân đặt bàn thì phải chú ý kỹ điều này


    - Phân biệt rất rõ Manager & staff. Staff phải luôn lễ độ với Manager, vì là hàng lớn hơn mà. Sếp đã nói thì không sai, mà có sai thì cũng cứ làm đi, có gì sau này tính.


    - Coi trọng chức danh. Đừng có mà gọi sai, hỏng việc như chơi. Thích được công ty "ban cho" nhiều chức danh đẹp đẽ như: Trợ lý, Trưởng phòng...


    - Coi trọng chuyện quà cáp, cho dù chỉ đơn giản là cuốn sổ tay, cũng phải gói cẩn thận, đẹp đẽ. Để trong túi giấy, in logo công ty là không nhận đâu.


    Một vài cảm nhận, chia xẻ của tôi khi tiếp xúc với người HN trong công việc, còn nhiều nữa, nhưng sợ viết nhiều quá thì người đọc chán. Dừng đây vậy.


    Hy vọng nhận được nhiều chia xẻ hơn để không bị "đứng như phỗng" khi giao dịch với người HN.
     
  19. Hoài Không

    Hoài Không New Member

    Tham gia ngày:
    2/4/08
    Bài viết:
    1,689
    Đã được thích:
    54
    Điểm thành tích:
    0
    Trao đổi của bạn Nguyễn Trường Sơn :


    Thực sự mình thấy Bạn nêu ra vấn đề này để thao luận cũng rất là hay, mình cũng xin có một số ý kiến như thế này để chúng ta cùng tham khảo và rút ra những cái hay của cả hai miền N-B nhé.


    1.Nói chung các anh chị miền Nam sống Open hơn Miền Bắc, sẵn sàng giúp đỡ người khác khi người khác muốn giúp đỡ.


    2.Miền Nam không thích chỉ tay như Miền Bắc, Miền Nam làm việc không 'quan lieu' như Miền Bắc.


    3.Miền Nam ko suy nghĩ tính toán chi li như Miên Bắc.


    4.Người MN thoải mái, hòa đồng, nhưng làm việc cũng rất hiệu quả và nghiêm túc.


    Nói chung Vị chuyên gia huấn luyện đã có những nhận xét cũng khá đúng, bởi vì Mình cũng là người Miền Bắc, học tập và làm việc ở Miền Nam, nên Mình cũng nhận thấy điều đó. Các bạn cứ nhận xét ý kiến của Mình xem sao nhé.!
     
  20. kinhcan

    kinhcan Guest

    Trả lời của bạn VU LE LINH [vutranle73@yahoo.com.vn]:


    Đúng thực tế là như vậy. Tôi từng gặp phải trường hợp này. Đó là VĂN HÓA đáng lẽ Manager nước ngoài đến Việt Nam phải tìm hiểu kỹ Văn hóa từng vùng miền mới đúng, copy phong cách Miền Nam áp dụng cho Miền Bắc sẽ trở nên khập khiễng là chuyện bình thường hoặc ngược lại. VĂN HÓAVĂN HÓAVĂN HÓAVĂN HÓAVĂN HÓAVĂN HÓA là vậy Miền Bắc gần 1.000 năm rồi, Miền Nam chúng ta chưa bằng 1 nửa thời khai thiên lập địa của Miền Bắc chắc chắn sẽ có cái không đồng nhất. '' Nói thật nhiều hứa thật nhiều nhưng làm không được bao nhiêu ..." hoặc "ai cũng tìm việc nhẹ nhàng gian khổ sẽ dành lại phần tôi ...."
     

Chia sẻ trang này

Share