Sự khác biệt giữa 2 miền Nam và Bắc trong văn hóa qua con mắt người làm nhân sự ?

Thảo luận trong 'HOT TOPIC' bắt đầu bởi lequan, 26/10/08.

  1. QUY ĐỊNH DIỄN ĐÀN
    - Đăng bài viết bắt buộc có tiền tố
    - Không đăng bài Quảng Cáo
    - Chỉ được phép đăng bài Tuyển dụng trong lĩnh vực nhân sự, hành chính và liên quan
    - 1 nick chỉ được phép đăng tối đa 2 bài tuyển dụng 1 tuần
    - Bài tuyển dụng bắt buộc phải có thời hạn, và sẽ bị xóa sau khi hết hạn 3 ngày
    ------------------------------
    Liên hệ quản trị diễn đàn: nguyenbaoanh89@gmail.com
    Dismiss Notice
  1. vuvi

    vuvi New Member

    Tham gia ngày:
    24/10/09
    Bài viết:
    4
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    :rolleyes: Cho em tham gia ý kiến 1 chút về vấn đề "nóng hổi" này nhé! Nếu mà có nói gì chưa chính xác mong mọi người bỏ qua cho vì em vẫn còn nhỏ dại lắm ạ! Hihi ;)


    Em sinh ra và lớn lên tại Tp.HCM, nơi mà mọi người cho rằng rất náo nhiệt, ồn ã... Ở đây nếu chịu khó tìm kiếm ta cũng sẽ có những khoảng lặng dịu dàng giữa những xô bồ và tấp nập; rồi ta sẽ cảm nhận được cái lãng mạn rất riêng của Sài Gòn. Tp này còn cho mọi người rất nhều cơ hội, cơ hội để tìm và thấy được điều mà mình muốn, ở nơi này cơ hội là dành cho mọi người :)


    Không biết em có hiểu sai ý của anh/chị Phoenix không, hình như anh/chị Phoenix cho rằng vì có nhiều người khắp nơi đến nên người MB không còn hiền như xưa ;) ? Em chắc rằng ở mọi nơi đều có những người từ phương khác đến, con người đến và đi mang cái hồn ở nơi này đến thổi vào vùng đất khác nhờ thế mà em dù chưa 1 lần ra HN vẫn biết được cái cổ kính, thâm trầm của Thủ đô.


    Từ nhỏ em đã được dạy rằng: Những người MB rất xảo quyệt, tham lam... tóm lại là rất xấu xa. Em vẫn cho rằng điều đó là đúng vì em được dẫn ra rất nhiều những bằng chứng từ những người xung quanh em. Họ là người Bắc và họ không tốt chút nào, họ bắt nạt em và nói rất nhiều điều khủng khiếp... Trong mắt em họ từng là những người không thể chấp nhận được.


    Em vào ĐH, học chung với rất nhiều người bạn từ mọi miền đất nước. Lúc đầu có những bạn em không tài nào nói chuyện được, các bạn ấy nói mà em nghe cứ như tiếng nước ngoài :p, dĩ nhiên cũng không ít những bạn từ MB vào. Lâu dần, em phát hiện ra rằng tự chúng ta đang đẩy xa dần khoảng cách giữa các vùng miền bẳng việc gieo vào lòng những đứa trẻ các định kiến sai lầm.


    Người MN không phải ai cũng tốt và người MB chắc gì ai cũng xấu. Tại sao chúng ta dễ dàng chấp nhận các khác biệt về văn hóa giữa các quốc gia khác mà không thể làm điều tốt đẹp đó cho đồng bào của mình? Mỗi vùng đất khác nhau sản sinh ra những con người khác nhau, ngay cả trong cùng 1 gia đình anh em đã khác nhau kia mà, chính điều đó làm nên sự hấp dẫn của cuộc sống, cuốn hút con người ta tìm hiểu, khám phá...


    Một trong những lý do khiến em muốn làm 1 nhân viên nhân sự đó chính là tạo nên 1 văn hóa riêng cho tổ chức, nơi mà chúng ta sẽ dung hòa những cái riêng để phục vụ cho lợi ích chung. Khi ta cùng cảm thấy thuộc về 1 tập thể nào đó, chia sẻ với nhau cùng 1 lợi ích,... chúng ta sẽ có thể dễ dàng chấp nhận hơn. Ví dụ như trong lĩnh vực bán hàng mà các anh chị đang đề cập đến: Có thể ở nơi nào đó anh sẽ không làm việc này. Nhưng tại đây, vào lúc này anh là nhân viên bán hàng cho công ty chúng ta, và một nhân viên bán hàng phải xem khách hàng là thượng đế, thượng đế không hài lòng thì không chỉ có anh mà cả tôi, cả công ty đều có nguy cơ phá sản...
     
    Last edited by a moderator: 4/11/09
  2. halongxanhh

    halongxanhh New Member

    Tham gia ngày:
    17/3/09
    Bài viết:
    24
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Giới tính:
    Nam
    Nơi ở:
    Hạ Long - Quảng Ninh
    Rất cảm ơn mọi người có những ý kiến rất khác nhau về chủ đề này. Tuy nhiên, bản thân tôi trước đây trưởng thành và cũng đã học và nghiên cứu về văn hoá.


    Thực ra vấn đề là ở đây chỉ so sánh về văn hoá trong nhân sự, văn hoá ảnh hưởng đến công việc. Nếu mọi người so sánh đến ý thức vùng miền, đến tập tục sinh hoạt, đến nguồn cội thì lại kéo các bạn trong cộng đồng chúng ta theo một hướng tranh luận khác, đó là một phạm vi rất rộng.


    Đối với tôi trong vấn đề mà chúng ta bàn bạc tại đây, tôi có ý kiến.


    Ở công ty tôi địa bàn hoạt động sản xuất kinh doanh cũng rất rộng khắp Việt Nam, tôi thấy rằng đúng là người miền nam nói chung, hầu như họ có tinh thần làm việc rất hết mình, làm ra làm chơi ra chơi, và không quan trọng về hình thức(hình thức trong công việc và trong giao tiếp, trong con người). Nếu xét về văn hoá thì người miền nam, hay người miền bắc đều ảnh hưởng đến nền văn hoá lúa nước. Tuy nhiên trong phạm vi hẹp ở đây chúng ta chỉ so sánh về con người trong 2 vùng miền nói chung là " người MN và người MB", Theo tự nhiên so sánh về điều kiện tự nhiên, thiên nhiên, khí hậu, đất đai, lịch sử(Xiêm, Thái, Mỹ, Pháp...)....để so sánh con người xét theo về văn hoá nó rất phức tạp, nhưng đúng là nó có ảnh hưởng không ít thì nhiều đến tác phong công việc, ý thức công việc...


    NẾu xét về nhân sự, chúng ta tuyển hay sử dụng 01 người lao động không phải chúng ta nhìn nhận họ là người Nam hay người Bắc.mà chúng ta tuyển dụng người đó để làm công việc gì, có trình độ bằng cấp phù hợp với công việc chúng ta cần không?tính cách họ có phù hợp với công việc không? kinh nghiệm làm việc....Đó là cái chúng ta nên nói, còn ở đâu cũng đều có trường đại học, đều có người nọ người kia...đều có người có kinh nghiệm và ít kinh nghiệm.... Vấn đề này theo tôi là như vậy. Tôi cũng cảm ơn các bạn đều có ý kiến rất khác nhau về con người trong 2 miền.
     
    Last edited by a moderator: 29/5/10
  3. halongxanhh

    halongxanhh New Member

    Tham gia ngày:
    17/3/09
    Bài viết:
    24
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Giới tính:
    Nam
    Nơi ở:
    Hạ Long - Quảng Ninh
    Tôi thấy có 2 ý kiến rất hay của 2 bài viết này:


    “Nam Bắc gì cũng là người Việt cả thôi ! làm nhân sự tôi chân thành khuyên bạn hãy thấu hiểu nhiều hơn, cả con người lẫn trong xã hội bạn nhé” .


    “Mình hiểu văn hóa của họ như vậy, rồi trong vai trò nhân sự làm thế nào để làm việc với từng kiểu người, hoặc làm sao để họ bắt tay nhau trong đội, phối hợp tốt?"


    Tôi rất tâm huyết 2 câu " " của 2 bạn. Tôi nghĩ đó là 2 câu trả lời chốt cho sự tranh luận của chúng ta.


    Cảm ơn 2 bạn có 2 ý kiến có thể nói là rất chu đáo, rất hay.


    Cảm ơn nhiều.
     
  4. hoangthangueh

    hoangthangueh New Member

    Tham gia ngày:
    12/1/09
    Bài viết:
    16
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Giới tính:
    Nam
    Nơi ở:
    TP HCM
    Làm nghề nhân sự bạn có biết những sự khác biệt đơn giản này.


    Cà Phê


    Cà phê Sài Gòn với những hàng ghế xếp thẳng hàng như trên xe bus


    Cà phê Hà Nội chen chúc với hai đôi tình nhân cùng xếp chung một bàn


    Ăn trưa


    Cơm trưa Sài Gòn với tô canh ổ qua hai ngàn rưởi


    Cơm trưa Hà Nội với bát nước rau dầm sấu không lấy tiền


    Gọi điện ngoài đường


    Ở Sài Gòn, bạn hãy dừng xe – dắt lên vỉa hè – quay ngược đầu xe – nếu không muốn chiếc điện thoại của bạn cuốn theo chiều gió


    Ở Hà Nội, bạn hãy đứng giữa ngã tư tấp nập người qua để nói chuyện điện thoại – cho cả thế giới biết bạn là ai


    Cảm ơn


    Ở Sài Gòn, bạn dửng dưng khi thấy cô receptionist cúi gập người chào bạn


    Ở Hà Nội, bạn xúc động đến sững sờ khi thấy ai đó nói lời cảm ơn


    Cơn mưa


    Mưa Sài Gòn giống tính tình các cô gái Sài Gòn – đỏng đảnh nhưng mau quên


    Mưa Hà Nội giống tính tình các cô gái Hà Nội – âm ỉ và dai dẳng


    Ăn mặc


    Ở Sài Gòn, bạn có thể mặc quần short, dép lê đàng hoàng vào Rex


    Ở Hà Nội, bạn có thể thấy các bác xe ôm mặc đồ vest đứng chờ khách bên Bờ Hồ


    Xe máy


    Ở Sài Gòn, họ gọi chiếc xe gắn máy của bạn là xe hai bánh


    Ở Hà Nội, họ coi chiếc xe máy của bạn là xe có động cơ


    Giao thông


    Ở Sài Gòn, bạn có thể vượt đèn đỏ thoải mái – nhưng chớ có đi vào phần đường xe hơi


    Ở Hà Nội, bạn có thể lượn lờ trước mũi xe hơi – nhưng đừng có dại dột mà rẽ phải tùy ý


    Trà đá


    Ở Hà Nội, một cốc trà đá của mấy bà hàng nước giá năm trăm đồng


    Ở Sài Gòn, cốc trà đá đó có thể pha làm bốn ly nhưng lại miễn phí


    Ăn phở


    Tô hủ tíu mì Sài Gòn được bưng ra với tô được đặt trên chiếc đĩa


    Bát phở gà Hà Nội được khuyến mại với ngón tay cái của con bé bưng bê


    Giầy vớ


    Đàn ông Hà Nội có thể đi giày mà không cần mang vớ


    Con gái Sài Gòn có thể đi vớ mà không cần mang giày


    Con đường


    Hai con đường đôi vắng vẻ với tán lá xà cừ rậm rạp đầy tiếng ve trong những trưa hè – chúng giống nhau đến lạ!


    Đường Hoàng Diệu (Hà Nội) – Tôn Đức Thắng (Sài Gòn)


    Chợ tình


    Chợ tình Sài gòn: Anh hai có xài em hông


    Chợ tình Hà nội: Chơi gái không đại ca


    Đụng hàng


    Khi hai cô gái cùng thích một món đồ giống hệt nhau…


    con gái Hà Nội: “Tớ với ấy cùng mua nó nhé?”


    con gái Sài Gòn: “Ấy mua rồi à? Vậy tớ sẽ chọn thứ khác”


    Tỏ tình:


    Khi bạn nói với một cô gái: “Thế em có yêu anh không?”…


    con gái Hà Nội: “Nếu nói không thì sao?”


    con gái Sài Gòn: “Tại sao lại không nhỉ!”


    Ca ve:


    Khi bạn vừa thanh toán xong tiền cho cave…


    cave Hà Nội: “Cho em xin thêm 10 nghìn để còn đi xe ôm về?”


    cave Sài Gòn: “Em bớt cho anh 10 ngàn, lần sau nhớ kiu em nha…”


    Ăn sáng:


    Khi bạn nhận lời đề nghị của người bạn: “Đi ăn sáng với tớ nhé?”…


    ở Hà Nội: Hoặc là bạn có nhiều hơn 20 ngàn, hoặc là chả cần xu keng nào!


    ở Sài Gòn: Điều kiện cần và đủ: Bạn có tối thiểu 10 ngàn trong túi!


    Dạ vâng:


    Khi phụ huynh người yêu bạn có lời mời bạn đến nhà dùng bữa…


    ở Hà Nội: Bạn nói: “Dạ vâng!”


    ở Sài Gòn: Đã “Dạ” thì khỏi cần “Vâng”


    Giàu có:


    Bạn được coi là giàu có khi…


    ở Hà Nội: Bạn có rất nhiều tiền


    ở Sài Gòn: Bạn tiêu rất nhiều tiền


    Chào hỏi:


    Khi bạn chào phụ huynh bố mẹ người yêu trước khi ra về…


    ở Hà Nội: “Cháu chào cô cháu về!”


    ở Sài Gòn: “Con thưa dì con dìa!”


    Giữ xe hàng quán


    Hà nội: Giữ xe miễn phí


    Sài gòn: “Anh cho xin 2 ngàn”


    Uống bia


    Hà nội: Bia hơi, lạc rang, 9 giờ phắn


    Sài Gòn: Chai lạnh, đá to, nồi lẩu, nửa khuya về


    Xôi


    Hà Nội : Gói lá


    Sài Gòn : Cho vào hộp, hay bịch nylon


    Phở


    Hà Nội : khó mà thiếu mì chính, quẩy


    Sài gòn : Làm sao ăn phở được khi mà không có rau, giá và tương đỏ (hoặc đen)


    Giao thông


    Hà Nội : Đèn đỏ không được rẽ phải


    Sài gòn : Đèn đỏ có nơi còn được quẹo trái


    Siêu thị


    Hà Nội : Đắt đỏ, hàng hóa kô thiết thực


    Sài Gòn : Thuận tiện, giá rẻ như chợ. Là nơi thư giãn mỗi cuối tuần cả gia đình


    Nhà sách


    Hà Nội : Nhân viên hách dịch


    Sài Gòn : Vào đọc chùa thoải mái, nhất là các em bé, có thể ngồi tại chỗ đọc mà không sợ bị đuổi


    Chùa chiền


    Hà Nội : Bước chân vào là thấy lõng nhẹ bẫng, hỉ nộ ái ố đã để lại ở phía ngoài cửa


    Sài Gòn : Không gian ồn ào, không tịnh


    Tào phớ


    Hà Nội : Lát mỏng, em nhớ ngày xưa hay hớt bằng vỏ con trai


    Sài Gòn : Lát dày cục, có gừng trong nước đường chứ không phải là hoa nhài


    Chè


    Hà Nội : Ăn trong cốc, bát nhỏ


    Sài Gòn : Thường có nước dừa. Vội thì cắn 1 góc bịch chè và mút


    Cắt chanh


    Hà Nội : Bổ ngang


    Sài Gòn : Bổ dọc 2 bên, bỏ phần giữa


    Nước canh rau muống


    Hà Nội : Sấu, chanh


    Sài Gòn : Me, chanh


    Cơm sườn


    Hà Nội : những miếng sườn nhỏ nhỏ xào chua ngọt, ngon kinh hoàng


    Sài Gòn : một tảng thịt nướng to đùng


    Hồ


    Hà Nội : mênh mông là nước, đẹp và thơ mộng


    Sài Gòn : như một cái ao bé cỏn con.


    Xe


    Hà Nội : hiếm gặp những xe đời cũ


    Sài Gòn : những xe viện bảo tàng cho mượn vẫn lưu hành đầy trên đường phố


    Quà vặt


    Hà Nội : không nhiều nhưng tinh tế


    Sài Gòn : nhiều vô kể, giá rẻ , không đến nỗi nào nhưng không đặc sắc


    Sinh viên và cave


    Hà nội: Nhiều em cave trông như sinh viên


    Sài gòn: Nhiều em SV trông như cave
     
  5. hoangthangueh

    hoangthangueh New Member

    Tham gia ngày:
    12/1/09
    Bài viết:
    16
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Giới tính:
    Nam
    Nơi ở:
    TP HCM
    Còn đây giống nhưng mà lại khác.


    Bắc than gầy thì Nam bảo ốm


    Bắc cáo ốm, Nam khai Bịnh hay Ðau


    Bắc Cuốc nhanh, Nam bảo đi mau mau


    Bắc bảo Muộn thì Nam cho là Trễ


    Nam Mần sơ sơ Bắc Nàm nấy nệ


    Bắc Lệ trào Nam Chảy nước mắt ra


    Bắc nói Úi Chà, Nam kêu Ui Da


    Bắc Bước vào kia, Nam Ði vô trỏng


    Nam kêu Vạc Tre, Bắc gọi là Cái Chõng


    Nam Trả treo, Bắc Lý Luận ngược xuôi


    Nam biểu Vui ghê, Bắc nói Buồn cười


    Bắc chỉ Thế thôi, Nam là Vậy đó


    Nam làm Giỏ tre, Bắc đan cái Rọ


    Nam Muỗng cà phê, Bắc cãi cái Thìa


    Nam Muỗng canh, Bắc gọi cái Cùi dìa


    Nam Ði tuốt, thì Bắc Lìa xa mãi


    Nam Nói dai, Bắc cho là Lải nhải


    Nam nói Xe Hơi, Bắc gọi Ô tô


    Nam xài Dù, thì Bắc lại dùng Ô


    Nam Ði trốn, Bắc cho là Lánh mặt


    Nam bảo là Mắc, Bắc cho là Ðắt


    Nam Mần Ăn, thì Bắc cũng Kinh Doanh


    Nam nói Lòng Vòng, Bắc bảo Dối Quanh


    Nam biểu Từ Từ, Bắc khuyên Gượm lại


    Nam thấy Ngu ghê, Bắc cho là Quá Dại


    Nam Sợ Ghê, Bắc thì Hãi Quá đi


    Nam hỏi Nói Gì ? Bắc hỏi Bảo Chi


    Nam kêu Trúng Lắm, Bắc bàn Chí Phải


    Bắc gọi Thích ghê, Nam kêu là Khoái


    Bắp Nam kêu là Hái, Bắc bảo Vặt Ngô


    Bắc thích thì Vồ, Nam ưng là Chụp


    Nam rờ Bông Bụp, Bắc vuốt Tường Vi


    Nam nói: mày đi ! Bắc réo: cút xéo


    Bắc bảo: cứ véo ! Nam bỏo: ngắt đi


    Bắc gửi phong bì, bao thơ Nam gói


    Nam kêu: muốn ói, Bắc bảo: buồn nôn !


    Bắc nói tiền đồn, Nam kêu chòi gác


    Bắc nói khoác lác, Nam bảo xạo ke


    Mưa đến Nam che, Bắc thì lại chắn


    Bắc khen giỏi mắng, Nam nói chửi haỵ


    Bắc nấu thịt cầy, Nam nấu thịt chó


    Bắc vén búi tó, Nam bới tóc lên


    Anh Cả Bắc quên, Anh Hai Nam lú


    Nam: ăn đi chú, Bắc: mời anh xơi !


    Bắc mới tập bơi, Nam thời tập lội


    Bắc đi phó hội, Nam tới chia vui


    Bắc kéo xe lôi, xích lô Nam đạp


    Bắc bảo là To, Nam cho là Lớn


    Ðùa mà không thật, Bắc bảo là điêu


    Giỡn hớt hơi nhiều, Nam kêu là Xạo


    Nam thời mập bạo, Bắc bảo béo ghê


    Bắc bảo sướng phê, Nam rên đã quá !


    Bắc hay đi phá Nam đả bằng gươm


    Nam chọc bị lườm, kiếm Nam, Nam thọt


    Bắc ngồi bia bọt, Nam nhậu lade


    Bắc gọi lạc rang, Nam kêu đậu phụng


    Nam tròm trèm ăn vụng, Bắc len lén ăn vèn


    Nam "hổng chịu đèn", Bắc thì "em chả"


    Bắc cho là "cái ả", Nam bặm trợn "con kia"


    Nam "tên cà chua", Bắc rủa "đồ phải gió"


    Nam nhậu thịt chó, Bắc chén cầy tơ


    Bắc vờ vịt lá mơ, Nam thẳng thừng lá thúi địt !
     
  6. Công ty cũ của tôi trụ sở chính ở HN, nhưng lại đưa toàn bộ nhân viên mới tuyển vào TPHCM để training. Ai cũng hiểu, chuyện trả lương, chu cấp sinh hoạt phí và lo khách sạn, vé máy bay cho gần 20 nhân viên này ngốn chi phí không phải ít. Tuy nhiên, HRM người Australia (tại trụ sở HN) nhận thấy chi nhánh cty tại TPHCM mới là nơi lý tưởng để tổ chức training về dịch vụ chăm sóc khách hàng. Trong 1 lần thăm lớp đột xuất, ông vừa nhìn là dễ dàng phân biệt đâu là người MB và MN thông qua cách ăn mặc, ông còn hỏi, "các cô HN vào chắc là chưa quen với thời tiết TPHCM nhỉ", ai cũng hiểu đây là câu "nhắc khéo" về cách ăn mặc "như ăn đám cưới" của các cô trong môi trường công sở - mà ông - một người nước ngoài vốn quen với cách nói trực tiếp - phải uyển chuyển cho người MB dễ đón nhận mà không bị sock.


    Trong xấp giấy khảo sát mức độ hài lòng sau khóa học, ở mục "Những ý kiến khác", đếm được phải đến 5 tờ có nội dung tương tự như "cô giáo xinh quá"


    Trong party cuối khóa, chuyên viên đào tạo phải khệ nệ ôm hoa và quà trong "vòng tay" của các nhân viên MB, còn các nhân viên MN thì bỗng dưng ... muốn sượng.


    Tôi đồng ý với nhận định của 1 bài viết trước, là người MB lại ít nói xấu người MN hơn. Nhóm bạn bè của tôi, mỗi khi tụ họp 8 chuyện, ai đó khơi đến đề tài người MB, là ôi thôi, 8 hoài không hết, và dĩ nhiên toàn "nói xấu". Mặc dù trong công việc và đời sống tôi không mang ác cảm gì với người MB, tôi quan niệm là trong xã hội thì loại người gì mà chẳng có, ấy thế nhưng chúng tôi vẫn 8 say sưa tuôn trào như là bức xúc lắm vậy.


    Trong một cuộc 8 bất đắc dĩ giữa các cán bộ, giảng viên đại học, SV cao học MB với nhau (có mình tôi MN duy nhất), họ lại xuýt xoa khen người MN, muốn vào MN làm việc. Anh bạn giảng viên HN có đông đảo học trò MB lẫn MN kể: "học trò MB cứ đến mùa thi là săn đón thầy giáo chu đáo phết, còn học trò MN thì quanh năm cứ "nhậu thầy ơi", mình mà cho nó rớt nó vẫn cười hề hề và quý mình"


    Còn anh bạn cán bộ khoa học nọ thì kể: "Bà xã và bọn nhóc sau mấy chuyến du lịch SG là cứ đòi dọn nhà vào đấy, anh cũng muốn, nhưng bỏ cơ quan phật lòng mấy lãnh đạo thì anh có nước mà ăn cám chứ nói chi nuôi mẹ con nó"


    Vâng, câu chuyện về khác biệt trong văn hóa ứng xử thì bàn hoài vẫn không hết, người làm nhân sự chúng ta hiểu nó để ứng dụng trong quản lý là cả một nghệ thuật
     
    Chỉnh sửa cuối: 10/1/10
  7. phannhung

    phannhung New Member

    Tham gia ngày:
    11/1/10
    Bài viết:
    26
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Quan điểm của bạn chỉ phù hợp với doanh nghiệp hiểu về xây dựng văn hoá và HRM tiến hành mảng này khá lâu. Ở đây nói đến sự khác biệt giữa miền Nam và miền Bắc có thể nói về tính cách nhiều hơn. Cùng trình độ văn hoá như nhau nhưng họ ở những môi trường khác nhau sẽ có ứng xử khác nhau. Nếu ai mà cũng hiểu đc "no client - no money" thì doanh nghiệp ko còn phải mất công xây dựng VH nữa
     
  8. qhuy159

    qhuy159 Super Moderator

    Tham gia ngày:
    14/11/09
    Bài viết:
    148
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Nơi ở:
    Hà Nội
    Tôi thấy rằng chúng ta đang đi quá sâu vào vấn đề đả kích văn hoá vùng miền rồi, mỗi nới có 1 cách thức làm việc, quản lý công việc khác nhau không thể nói người này làm không tốt vì họ là dân bắc hay dân nam được, mà hãy nhìn vào kết quả công việc mà họ có được khi tham gia công việc.


    Trong con mắt người làm nhân sự là một người quản lý thì phải nhìn nhận rõ được nét giống và khác nhau của nhân viên mình để có thể dung hoà được trong công việc.
     
  9. thehung

    thehung Guest

    Nhờ tìm kiếm nội dung "văn hóa vùng miền" mà google đã đưa tôi tới topic này, từ topic này mà tôi đã nhận ra hrlink.vn là nơi mình cần. Một sự may mắn đến kỳ lạ.


    Nhân tiện, quay về nội dung mà chủ topic đề cập, tôi xin trích nguyên văn nội dung 1 bài viết trên Blog của tôi:

    http://mangxd.vn/forum/blog/hungnt/nhng_nt..._h_ni_b-37.html
    Vì thấy cứ ở đâu có nội dung này thì ở đó xảy ra khẩu chiến nên mình phải đưa câu này vào:

    :D
     
    Chỉnh sửa cuối: 20/1/10
  10. huy_pro

    huy_pro New Member

    Tham gia ngày:
    18/9/08
    Bài viết:
    2
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Giới tính:
    Nam
    Nơi ở:
    Nam Định
    Em cũng thấy có nhiều điểm khác biệt giữa 2 miền NAm - Bắc thật. Hôm nào nghe đâu đó có câu "gái miền Nam nhiều em sinh viên trông như cave, con nhiều em cave miền Bắc trông như sinh viên" :lol: :lol: :lol: :lol: :lol:
     
  11. vuphuonglan

    vuphuonglan Member

    Tham gia ngày:
    24/2/10
    Bài viết:
    71
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    6
    Giới tính:
    Nữ
    Nơi ở:
    189 nguyễn ngọc vũ,Trung hoà,Cầu Giấy
    [Theo mình thì văn hoá của từng vùng miễn khác nhau la do nhiều yếu tố:


    Nhưng có một yếu tố ảnh hưởng lớn nhất là nét truyền thống văn hoá của nước ta từ ngàn đời, không thể thay đổi thói quen hay tác phong làm việc của người lao động chỉ qua những khoá đào tạo ngắn hạn.Việc thay đổi này nên được thay đổi từ văn hoá giao tiếp hàng ngày,cộng đồng,xã hội ,cách thức đào tạo khi còn là còn nhỏ


    -Người Miền nam chịu ảnh hưởng của lối sống phương Tây nhiều hơn, nhanh nhạy trong suy nghĩ và giao tiếp hơn.Họ được học tập và tiếp xúc với lối văn hoá"Khách hàng là thượng đế từ những năm 1945" do vậy họ tiến bộ hơn là điều tất nhiên


    -ngược lại, người Miền bắc chịu tư tưởng phong kiến hơn nếu ko nói là lạc hậu trong tư duy ..


    Tất cả những việc này nên được thay đổi dần dần và có sự kiên trì trong quá trình đào tạo
     
  12. Moonshield

    Moonshield New Member

    Tham gia ngày:
    26/3/10
    Bài viết:
    2
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Hii, cho em hỏi, theo các bác, theo thói quen MB tốt hay MN tốt?


    Em thấy có mấy bác là cứ thích trò móc ra mấy cái để nói là MB tồi, không tiến bộ, MN chỉ ào ào chả có sâu xa, vậy sao các bác không nghĩ về cách mà MB góp ý thêm cho MN cái gì, MN góp ý cho MB cái gì? Nếu chỉ là bới móc, và tranh luận xem mình ủng hộ cái gì là đúng có phải dở hơi không? Toàn tranh cãi, chấp nhặt đâu đâu.


    Thiết nghĩ, nhìn thấy cái khác để góp ý xây dựng cùng đi lên, tất nhiên là dựa theo văn hóa, hiện trạng tại thời điểm này, chứ không nên mạt sát, rồi nói xấu nhau như vậy. Nhạt!
     
  13. thidang_bmw

    thidang_bmw New Member

    Tham gia ngày:
    23/4/09
    Bài viết:
    86
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Người miền Bắc còn mang nặng tư tưởng của thời Phong kiến. Suy nghĩ của người miền Bắc cũng khác hẳn người miền Nam, nhân viên bán hàng nhưng luôn có tư tưởng mình là "ông chủ".Dân miền Bắc ra đường thì không đội mũ bảo hiểm, CSGT thổi còi thì bỏ chạy, thử hỏi văn hóa miền Bắc là như thế nào????
     
  14. vuhoangmai

    vuhoangmai Guest

    Chào mọi người,


    Chủ đề này hay, sự khác biệt Bắc- Nam thì nhiều lắm. Mình chỉ góp thêm những suy nghĩ của mình liên quan đến HR.


    Nếu phân chia theo địa giới hành chính cũ, miền nam là từ vĩ tuyến 17 trở vào, miền bắc từ vĩ tuyến 17 trở ra thì văn hoá vùng miền có ảnh hưởng nhất định đến cách cư xử, văn hoá giao tiếp và làm việc mãi đến bây giờ. Đứng dưới góc độ của người làm nhân sự thì cũng phải xem tuỳ tính chất công việc mà sử dụng người miền nam hay miền bắc. Về cơ bản người bắc khôn khéo, xem trọng hình thức, thận trọng quá mức và cả nể; miền nam thiên về cách giao tiếp thẳng thắn và "được việc"!


    Mình nhớ có 1 lần đi phỏng vấn ở 1 cty có quản lý là miền bắc. Cuối buổi phỏng vấn thì người phỏng vấn có nói công ty sẽ thông báo cho mình biết kết quả "đậu" hay "rớt". Lúc đó mình thấy buồn cười. Trước hết mình đi phỏng vấn với tư cách hợp tác làm việc chứ không phải đi thi xin việc, và trong văn hoá việc làm ở miền nam thì chỉ có chuyện phù hợp hoặc không phù hợp.


    Xét về năng lực làm việc thì mình thấy người miền trung và miền đông có tố chất tốt, thông minh và chịu khó, người miền tây cũng có thể tin tưởng được; người miền từ Thanh hoá trở ra thì trong công việc cần có những cam kết và push nhiều hơn thì mới được. Mình sống ở cả 3 miền nên chẳng nói thiên vị cho miền nào, tóm lại với người lao động thời nay thì chẳng thể tin 100% được, cứ phải giám sát và push, push!
     
  15. thuytran

    thuytran New Member

    Tham gia ngày:
    3/4/10
    Bài viết:
    6
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    mỗi miền đều có nền văn hóa riêng của nó. có cái hay có cái dở. Chúng ta nên học tập những cái hay loại bỏ những cái dở để xây dựng một nước việt nam giàu mạnh và tươi đẹp, cùng nhau xây dựng mối quan hệ tốt đẹp bấy lâu nay chúng ta vẫn thường có
     
  16. windsir

    windsir New Member

    Tham gia ngày:
    7/5/10
    Bài viết:
    6
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Mình cũng là người sinh ra và lớn lên ở TPHCM, nhưng ba mình là người HN vì vậy cũng có vài lần ra Bắc. Mình ko dám nhận xét về người Hn hay mọi thứ ở MB là thế nào nhưng về MN thì mình xin có ý kiến. Hệ thống xe bus đúng là bực mình thiệt nhưng theo mình ở Sg xe buýt tương đối tốt hơn ở HN mà. Ít ra là Xe mới và đẹp hơn, những vở tấu hài ngày càng có ý nghĩa hơn rồi, ko rẻ tiền như bạn nghĩ đâu. Còn về cách sống, ai dám nói người Nam ko lo cho ngày mai. Như cả nhà bên ngoại mình nè, sống lo cho cả 10 ngày sắp tới nữa kìa. người Nam chỉ là sống khá phóng khoáng nên khiến nhiều người lầm tưởng là họ ko biết lo nghĩ thui.
     
  17. kina

    kina New Member

    Tham gia ngày:
    22/4/10
    Bài viết:
    92
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Giới tính:
    Nữ
    Nơi ở:
    Long Biên, Hà Nội
    Mình cũng đồng ý với ý kiến của bạn.
     
  18. velvetyrose

    velvetyrose Member

    Tham gia ngày:
    2/2/10
    Bài viết:
    122
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    16
    Giới tính:
    Nữ
    Nơi ở:
    Hà Nội
    bài viết of bạn rất hay.


    Thanks!
     
  19. yennh1973

    yennh1973 New Member

    Tham gia ngày:
    11/5/10
    Bài viết:
    2
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Chào bạn Phoenix.


    Đọc các bài của bạn, tôi rất khâm phục tư duy của bạn (như một người "đắc đạo")


    Tôi là người miền Bắc, cũng đã sống 2 năm ở miền Nam. Những gì bạn phân tích, tôi thực sự đồng tình


    Nhưng cái khâm phục nhất là cách bạn thể hiện: rất nhẹ nhàng, mà sâu sắc.


    Chỉ tiếc là bạn đã dừng lại nên không đọc tiếp được các bài viết của bạn.


    Chúc bạn luôn thành công


    Yennh
     
  20. natasha

    natasha New Member

    Tham gia ngày:
    5/5/09
    Bài viết:
    46
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Tôi là người miền Bắc, có 5 năm lăn lộn ở ngoài đó. Kết quả là mình phấn đấu thành tích vang dội lắm nhưng sự nghiệp của tôi vẫn ở vách xuất phát. Người ta xuyt xoa khen ngợi xong rồi để cho nó ngủ yên luôn. Còn tôi nhảy vào miền Nam đổi nghề, tự học hỏi, tự phấn đấu, không phải cúi đầu, không phải "ngoại giao" với ai hết, làm theo năng lực của minh và được ghi nhận, được tăng lương và được bổ nhiệm.


    Nếu có ai đó hỏi tôi có ra Bắc nữa không thì tôi sẽ trả lời: Không


    Vì ngoài đó còn nặng tư tưởng phải nịnh nọt cấp trên, phải ngoại giao sếp để được thăng tiến. còn trong Miền Nam, cấp trên hay cấp dưới đều là những người làm thuê cho một ông chủ. năng lực tốt thì được ghi nhận. Tôi thích sự công bằng của Miền Nam
     

Chia sẻ trang này

Share