Tôi có nên chuyển công ty không?

Thảo luận trong 'TƯ VẤN LUẬT LAO ĐỘNG' bắt đầu bởi chiennt, 24/5/08.

  1. QUY ĐỊNH DIỄN ĐÀN
    - Đăng bài viết bắt buộc có tiền tố
    - Không đăng bài Quảng Cáo
    - Chỉ được phép đăng bài Tuyển dụng trong lĩnh vực nhân sự, hành chính và liên quan
    - 1 nick chỉ được phép đăng tối đa 2 bài tuyển dụng 1 tuần
    - Bài tuyển dụng bắt buộc phải có thời hạn, và sẽ bị xóa sau khi hết hạn 3 ngày
    ------------------------------
    Liên hệ quản trị diễn đàn: nguyenbaoanh89@gmail.com
    Dismiss Notice
  1. chiennt

    chiennt New Member

    Tham gia ngày:
    24/5/08
    Bài viết:
    6
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Chào các anh chị!


    Tình cờ tìm tài liệu trên google, tôi được biết đến câu lạc bộ. Tôi muốn xin ý kiến của các anh chị:


    Tôi đang làm ở 1 công ty khá lớn, điều kiện làm việc rât tốt, lương bổng và chế ngộ đãi ngộ tốt. Mọi thứ khá hoàn hảo so với một người mới ra trường như tôi.


    Mọi chuyễn sẽ chả đáng phải nói ra nếu như có việc xảy ra như thế này: tôi không đượ sếp tin tưởng. Khi tôi làm việc gì đó đều bị sếp kiểm tra lại từ đầu. Tôi làm bất cứ việc gì đều cũng phải báo cáo. Hơn nữa tôi có cái cảm giác như tôi bị người khác nói xấu.


    Tôi thấy sếp của tôi hay đi, thân mật với một người đồng nghiệp khác của tôi mà người đồng nghiệp đó và tôi lại không ưa nhau.


    Chán nản! Tôi bây h làm việc mà hứng khởi không còn mấy. Tôi đang nghĩ xem có nên chuyển công ty hay không?


    Xin các anh chị góp ý!
     
  2. thuynhi12

    thuynhi12 New Member

    Tham gia ngày:
    21/5/08
    Bài viết:
    24
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Hi !


    theo em nghi là bản thân chị nên xem lại mình, vi mới ra trường việc đó không khỏi bỡ ngở, em cũng từng làm việc ở một công ty được sếp quí mến, tuy công ty cũng có lời ra tiếng vào với em nhưng em vẫn mặt kệ, lì ra rồi sau này họ cũng hết chuyện để nói thôi.


    Chị cũng có thể nói lên ý kiến của mình với sếp, hai bên đối diện sẽ giải quyết được vấn đề nhanh hơn là đoán già đoán non. Sau đó, chị cũng có thể nghỉ việc cũng không phân vân.


    Chúc chị may mắn.
     
  3. phongnt

    phongnt New Member

    Tham gia ngày:
    28/5/08
    Bài viết:
    10
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Theo tôi nghĩ: bạn bị người đồng nghiệp nói xấu. Có thể người đồng nghiệp đó không cố ý nhưng chắc chắn có tác động.


    Đừng để tình trạng xấu đến độ: hoặc bạn chuyển đi hoặc đồng nghiệp của bạn chuyển đi. Nếu điều đó xảy ra thì ban sẽ là người lãnh án.


    Bạn nên tạo thế chủ động cho mình bằng cách vừa chứng tỏ khả năng và .... tìm cho mình 1 công ty khác.
     
  4. Luan

    Luan New Member

    Tham gia ngày:
    22/5/08
    Bài viết:
    4
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    HI


    Theo ý tôi thì bạn nên cân nhắc lại vấn đề. Chưa chắc Sếp của bạn "xét nét" từng công việc của bạn đã là không tốt, vì người lãnh đạo thường hay có cách đánh giá riêng về các nhân viên của họ. Để trả lời câu hỏi của bạn, tôi xin lấy ví dụ cụ thể về tôi.


    Ngày tôi vừa tốt nghiệp đại học thì xin vào làm cho một tập đoàn đa quốc gia (trên 72 quốc gia) và ngồi ở vị trí mà rất nhiều người nhòm ngó nhưng không được và phải quản lý gần 50 nhân viên. Trong số nhân viên của tôi, có người lớn hơn tôi gần 30 tuổi!? Và tôi cũng xác định đây là một công việc thật thú vị và nhiều thách thức.


    Sáu tháng làm việc đầu tiên của tôi quả là "cực hình", nhân viên cũ thì không hợp tác (vì theo tôi nghe được về việc họ nói về tôi là: đồ con nít vừa tốt nghiệp đại học, chưa có kinh nghiệm... thì biết gì mà làm việc?), cấp trên thì xét nét công việc của tôi từng li từng tí. Đôi khi viết một báo cáo phải chỉnh sửa ba bốn lần, những ký duyệt trong nội bộ thì bắt buộc phải giải trình, cho dù những cái không thật sự cần thiết như thế.


    Có nhiều lúc tôi gần như không chịu nỗi áp lực và muốn nghỉ việc. Nhưng khi bình tâm suy nghỉ lại thì tôi quyết định không bỏ cuộc vì đây chính là môi trường đào tạo và rèn luyện sức mình tốt nhất. Và thế là tôi cố gắng làm việc hết sức mình và xem như gi người ta đôi xử với tôi như thế là chính người ta muốn giúp đỡ mình trưởng thành hơn trong môi trường công việc mà mình chưa có cơ hội trải nghiệm.


    Sau sáu tháng làm việc tại doanh nghiệp, tôi đã thật sự trưởng thành và khẳng định được mình. Chính lúc này tôi mới được BGĐ giao cho nhiều trọng trách khác và tham gia những dự án lớn mang tính chất quan trọng của doanh nghiệp trong khu vực châu á.


    Sau này tôi mới biết những khó khăn, áp lực từ cấp lãnh đạo lúc đó là để đo lường khả năng làm việc và tính thích ứng của tôi trong các điều kiện... trước khi giao cho tôi những công việc khác.


    Chuyện này đã xảy ra với tôi hơn 5 năm rồi, những tới nay tôi vẫn cảm ơn những người đã đào tạo và rèn luyện cho tôi. Vậy còn bạn thì sao, hãy mở rộng lòng và đánh giá khách quan lại vấn đề. Nếu những gì bạn đang gặp phải theo chiều hướng tích cực thì mình phải biết tận dụng, còn theo chiều ngược lại thì cũng không cần phải luyến tiếc làm gì.


    Chúc bạn thành công
     
  5. Vũ Hải

    Vũ Hải New Member

    Tham gia ngày:
    9/5/08
    Bài viết:
    16
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Giới tính:
    Nam
    Chào bạn,


    Vấn đề của bạn cũng rất thường xảy ra trong nhiều Công ty hay các cơ quan nhà nước.


    Theo tôi bạn lại quay lại với cách mọi người thường làm là: đi tìm nguyên nhân


    B1. Bạn hãy ngồi 1 mình viết ra trên 1 tờ giấy tất cả những nguyên nhân theo bạn làm sao sếp bạn không tin tưởng bạn. Bạn hãy xem đi xem lại nhiều lần để đảm bảo không bỏ xót nguyên nhân nào. Điều quan trọng ở bước này là bạn phải hoàn toàn trung thực với bản thân mình tức là giữ vai trò trung dung (thông thường người ta hay biện hộ cho mình mà đổ lỗi cho người khác).


    B2. Duyệt lại danh sách của bạn để thêm bớt, loại bỏ những nguyên nhân không chính xác


    B3. Từ danh sách đã có bạn xác sắp xếp chúng theo mức độ quan trọng từng nguyên nhân rồi chọn ra 3 nguyên nhân quan trọng nhất.


    B4. Bạn dùng phương pháp đặt câu hỏi Tại sao? 5 lần (5WHY? cho mỗi nguyên nhân để tìm ra đúng nguyên nhân sâu sa của vấn đề.


    Ví dụ. Bạn xác định 1 nguyên nhân sếp không tin bạn là do Đồng nghiệp nói sấu sau lưng bạn


    Bạn đặt câu hỏi: vì sao anh ta nói xấu bạn?


    Nếu câu trả lời là: do anh ta không ưa bạn


    Bạn đặt câu hỏi: vì sao anh ta không ưa bạn?


    cứ tiếp tục như thế cho đến khi bạn tìm ra các nguyên nhân sâu sa.


    Việc giải thích của tôi thì dài dòng nhưng khi thực hiện chỉ mất 15 phút. Hơn thế, nó gợi mở cho bạn 1 tập hợp những nguyên nhân cả khách quan và chủ quan, sâu sa và trực tiếp,.. giúp bạn nhìn tổng thể và nó cũng gợi mở các giải pháp cho bạn.


    Nếu sau khi thực hiện như trên bạn vẫn không xác định được vấn đề thì bạn nên tìm một đồng nghiệp để giúp bạn tìm ra câu trả lời. Nhưng 1 cách hay nhất là bạn nên gặp trực tiếp Sếp của bạn và trao đổi một cách thành thật, cầu thị với sếp để hiểu rõ nguyên nhân, quan điểm của sếp thay vì bạn phải đi mò mẫm mất công (với điều kiện bạn đủ tự tin và thành thật).


    Một lời khuyên chân thành bạn đừng nên quyết định vội vã mà hãy tìm rõ nguyên nhân.


    Chúc may mắn.
     
  6. Goalinmylife

    Goalinmylife Cộng tác viên

    Tham gia ngày:
    12/4/08
    Bài viết:
    130
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Giới tính:
    Nữ
    Nơi ở:
    Ha Noi
    Mình thấy ý kiến của các bạn ở trên rất xác đáng, và xin bổ sung thêm.


    Bạn hãy chế ngự cảm xúc của chính mình để tìm kiếm nguyên nhân thực sự của nó.


    Đừng quá bức xúc khi sếp thường xuyên yêu cầu bạn báo cáo, nếu bạn tận dụng tốt cơ hội này, bạn có thể lấy được sự tin tưởng của sếp qua cách làm việc tâm huyết, sáng tạo và chắc chắn của bạn. Hoặc nếu bạn chưa có được điều đó, chịu khó để ý sếp xem sếp thường vặn hỏi những gì? có hợp lý không? mình còn thiếu gì? ở đâu sếp chưa hiểu? Đó là cơ hội tốt để bạn tự rèn luyện khả năng của bản thân.


    Với đồng nghiệp, cũng đừng coi đó là vấn đề quá nghiêm trọng nếu thực sự chưa đến mức như vậy, hãy cố tìm hiểu nguyên nhân, biết đâu anh ấy lại đang làm hại chính mình khi không chịu suy nghĩ về công việc mà chỉ lo tìm kiếm cái sai để nói xấu bạn. Nếu vậy bạn hãy tự bảo mình: làm nhiều sai nhiều, làm ít sai ít, chỉ có ai không làm việc mới không có sai sót gì.


    Và nếu thực sự những điều bạn cảm nhận là sự thực, hãy chứng tỏ khả năng của mình trước khi ra đi, lúc đó sếp muốn giữ bạn cũng đã muộn, sếp phải tự xem lại cách quản lý và đánh giá nhân viên của mình thôi.


    Không nên quá bức xúc bạn ạ.
     
    Last edited by a moderator: 8/6/08
  7. grimmer

    grimmer New Member

    Tham gia ngày:
    6/4/08
    Bài viết:
    34
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Nơi ở:
    cô nhi viện 511
    Chào bạn,


    mình thấy mọi người cũng đã đưa ra những lời khuyên cho bạn và có lẽ bạn đã có sự lựa chọn. Mình chỉ xin nêu ra ý kiến cá nhân của mình thế này:


    "Cây ngay không sợ chết đứng"


    Bạn không làm gì sai thì cũng không nên bận tâm tới việc sếp bạn có kiểm tra bạn sát xao hay không. Vì đôi khi việc kiểm tra như vậy, sếp có hạch sách một chút cũng sẽ tốt cho bạn, đấy cũng là cơ hội để bạn tự hoàn thiện mình hơn.


    Còn chuyện đồng nghiệp nói xấu nhau hiện nay là chuyện bình thường, bạn không nên quá để tâm, tốt nhất là cứ thoải mái đi, nghĩ thoáng một chút và trên hết là tiếp tục làm tốt công việc của mình... khẳng định mình trước đã... chuyển công ty ngay chưa chắc đã là việc làm tốt trong lúc này bạn ạ. Mong bạn suy nghĩ kỹ...


    Chúc bạn thành công!!!
     
    Last edited by a moderator: 9/6/08
  8. phukhuanvac

    phukhuanvac Guest

    Theo mình thì điều quan trọng trong bất cừ việc gì cũng là sự tin tưởng. Bạn nên nói chuyện một chút với sếp của bạn hãy cho sếp biết những suy nghĩ của bạn.


    Sau khi nói chuyện với sếp rồi mình tin bạn sẽ có quyết định là nên đi hay ở dễ dàng hơn. Nhưng với quan điểm của mình thì làm việc thì cần có sự tin tưởng.
     
  9. linhvpp

    linhvpp Hội viên CPO Club

    Tham gia ngày:
    20/6/08
    Bài viết:
    550
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Giới tính:
    Nữ
    Nơi ở:
    Hà Nội
    Mình thấy bài trả lời của bạn Luan rất hay, một thực tế đã được chứng minh.


    gắng lên em, em còn hạnh phúc vì được sếp quan tâm "rà soát" lỗi giúp em đấy


    Nếu gặp phải sếp mà chẳng thèm đọc báo cáo của mình, hoặc có đọc cũng ko hiểu, mừ vẫn là sếp của mình, vẫn là người chỉ lối dẫn đường cho mình, thì em thấy sao
     
  10. lig_log2007

    lig_log2007 Member

    Tham gia ngày:
    21/6/08
    Bài viết:
    90
    Đã được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    8
    Giới tính:
    Nam
    Nơi ở:
    sai gon
    Mọi chuyễn sẽ chả đáng phải nói ra nếu như có việc xảy ra như thế này: tôi không đượ sếp tin tưởng. Khi tôi làm việc gì đó đều bị sếp kiểm tra lại từ đầu. Tôi làm bất cứ việc gì đều cũng phải báo cáo. Hơn nữa tôi có cái cảm giác như tôi bị người khác nói xấu.


    Tôi thấy sếp của tôi hay đi, thân mật với một người đồng nghiệp khác của tôi mà người đồng nghiệp đó và tôi lại không ưa nhau.


    Chán nản! Tôi bây h làm việc mà hứng khởi không còn mấy. Tôi đang nghĩ xem có nên chuyển công ty hay không?


    Xin các anh chị góp ý!
     
  11. meotom

    meotom Hội viên CPO Club

    Tham gia ngày:
    6/8/08
    Bài viết:
    12
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Chào bạn,


    Tôi rất hiểu tâm trạng của bạn. Bạn đang rơi vào một tình huống rất khó khăn nhưng có thể khắc phục được. Tôi nghĩ, điều trước tiên bạn phải hết sức cởi mở với sếp và cả bạn đồng nghiệp kia, gạt bỏ ra bên cạnh những suy nghĩ bi quan về mối quan hệ trước đây. Tôi có đọc được cuốn sách "Để được trọng dụng và đãi ngộ" của Brian Tracy, trong đó họ có đề cập đến phần "xây dựng thái độ tích cực trong công việc", quan điểm và tính cách cá nhân quyết định 85% thành công của mỗi người. Mức lương và sự thăng tiến phụ thuộc rất nhiều vào sự yêu mến của những người khác dành cho bạn. Những người luôn vui vẻ và lạc quan sẽ luôn được yêu mến và quý trọng hơn những người chỉ luôn phàn nàn, chỉ trích. Một trong những yếu tố quan trọng quyêt định sự thành công trong sự nghiệp chính là quan hệ tích cực của bạn với mọi người xung quanh. Những người tích cực sẽ luôn được cấp trên chú ý. Bởi vậy,theo tôi, bạn cần luôn lạc quan và hãy tích cực ngay từ hôm nay trong công việc của mình.


    Chúc bạn thành công


    (Nếu quan tâm đến cuốn sách trên hãy liên hệ với tôi, tôi sẽ gửi cho bạn)
     
  12. meotom

    meotom Hội viên CPO Club

    Tham gia ngày:
    6/8/08
    Bài viết:
    12
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Chào bạn,


    Tôi rất hiểu tâm trạng của bạn. Bạn đang rơi vào một tình huống rất khó khăn nhưng có thể khắc phục được. Tôi nghĩ, điều trước tiên bạn phải hết sức cởi mở với sếp và cả bạn đồng nghiệp kia, gạt bỏ ra bên cạnh những suy nghĩ bi quan về mối quan hệ trước đây. Tôi có đọc được cuốn sách "Để được trọng dụng và đãi ngộ" của Brian Tracy, trong đó họ có đề cập đến phần "xây dựng thái độ tích cực trong công việc", quan điểm và tính cách cá nhân quyết định 85% thành công của mỗi người. Mức lương và sự thăng tiến phụ thuộc rất nhiều vào sự yêu mến của những người khác dành cho bạn. Những người luôn vui vẻ và lạc quan sẽ luôn được yêu mến và quý trọng hơn những người chỉ luôn phàn nàn, chỉ trích. Một trong những yếu tố quan trọng quyêt định sự thành công trong sự nghiệp chính là quan hệ tích cực của bạn với mọi người xung quanh. Những người tích cực sẽ luôn được cấp trên chú ý. Bởi vậy,theo tôi, bạn cần luôn lạc quan và hãy tích cực ngay từ hôm nay trong công việc của mình.


    Chúc bạn thành công


    (Nếu quan tâm đến cuốn sách trên hãy liên hệ với tôi, tôi sẽ gửi cho bạn)
     

Chia sẻ trang này

Share