Tổ chức cho công nhân đi học: Doanh nghiệp không mặn mà

Thảo luận trong 'TIN THỊ TRƯỜNG NGUỒN NHÂN LỰC' bắt đầu bởi hoacomay, 4/11/08.

  1. QUY ĐỊNH DIỄN ĐÀN
    - Đăng bài viết bắt buộc có tiền tố
    - Không đăng bài Quảng Cáo
    - Chỉ được phép đăng bài Tuyển dụng trong lĩnh vực nhân sự, hành chính và liên quan
    - 1 nick chỉ được phép đăng tối đa 2 bài tuyển dụng 1 tuần
    - Bài tuyển dụng bắt buộc phải có thời hạn, và sẽ bị xóa sau khi hết hạn 3 ngày
    ------------------------------
    Liên hệ quản trị diễn đàn: nguyenbaoanh89@gmail.com
    Dismiss Notice
  1. hoacomay

    hoacomay Moderator

    Tham gia ngày:
    1/6/08
    Bài viết:
    1,538
    Đã được thích:
    6
    Điểm thành tích:
    0
    Giới tính:
    Nữ
    Nơi ở:
    Việt Nam
    (LĐ) - Theo Sở LĐTBXH TPHCM, tại TPHCM khoảng 46% lao động (LĐ) có nghề. Đã có rất nhiều cuộc bàn làm thế nào để công nhân (CN) đi học, nhưng bế tắc vẫn hoàn...tắc!


    Đầu vào thấp


    TPHCM có 12 KCN và 3 khu chế xuất (KCX) thu hút 249.525 LĐ, trong đó 163.201 LĐ nữ. 50% LĐ ngoại tỉnh (174 nghìn người). Phó chủ tịch Công đoàn BQL các KCN và KCX TPHCM (HEPZA) Phạm Thị Sa cho biết: "Hơn 50% CN tại KCX Tân Thuận và Linh Trung trình độ tay nghề sơ cấp trở lên.


    NLĐ muốn làm việc tại các KCX phải có trình độ THPT trở lên. NLĐ cũng được Trung tâm GTVL của HEPZA đào tạo lại hoặc gửi đi học những khóa ngắn hạn về pháp luật và nghề tại những đơn vị khác". Theo bà Sa, trình độ học vấn của CN các KCN không đồng đều. Đầu vào thấp.


    Do nguồn LĐ không đủ đáp ứng nhu cầu của các KCN, vì vậy khi tuyển dụng DN chỉ yêu cầu NLĐ có sức khỏe. Ban đầu còn yêu cầu trình độ sơ cấp nghề, rồi hạ xuống TN THPT, nay chỉ cần TN THCS là được các DN mở cửa chào đón, không kể DN trong hay ngoài nước.


    Theo bà Sa, sau khi tuyển dụng phần lớn CN được làm việc ngay hoặc vừa làm vừa học nghề thông qua hình thức "cầm tay chỉ việc" do những người vừa vào DN trước đó một vài tháng hướng dẫn.


    Học thêm quá khó


    Học nâng cao trình độ của CN trong các KCX, KCN là có, nhưng để mở được lớp học là hết sức nan giải. Cái khó đầu tiên là CN thường làm việc theo ca, có khi một tháng vài lần đổi giờ làm không dễ sắp xếp được thời gian đến lớp.


    Cái khó thứ hai là sự chênh lệch về tuổi, học vấn và mặt bằng để mở lớp. Công đoàn HEPZA đã có chủ trương hỗ trợ kinh phí và giao viên cho DN, nhưng việc mở lớp vẫn chưa thực hiện được do các DN thiếu mặn mà với việc cho CN đi học.


    Tại buổi hội thảo làm thế nào để CN có điều kiện đi học được tổ chức gần đây tại TPHCM, ông Nguyễn Thành Hiệp - Trưởng phòng dạy nghề Sở LĐTBXH TP cho rằng, để CN có điều kiện tiếp cận và nâng cao kiến thức, cần đẩy mạnh các chương trình đào tạo lưu động, mở lớp bổ túc văn hóa, lớp dạy nghề tại ngay những nơi có nhiều nhà máy.


    Theo bà Sa, để hưởng ứng phong trào đưa CN đến trường, trước mắt Công đoàn HEPZA vận động các DN tạo điều kiện về thời gian cho CN muốn theo học nâng cao trình độ. Ngoài ra phát động đoàn viên CĐ hỗ trợ lẫn nhau trong sản xuất, bố trí ca kíp hợp lý và động viên CN theo học những khóa nghề ngắn hạn do TTGTVL của HEPZA phối hợp với những đơn vị khác mở.


    Đăng Hải
     

Chia sẻ trang này

Share