Tự tin nơi công sở: Đừng thái quá!

Thảo luận trong 'KIẾN THỨC XIN VIỆC, LÀM VIỆC' bắt đầu bởi Hoài Không, 8/11/08.

  1. QUY ĐỊNH DIỄN ĐÀN
    - Đăng bài viết bắt buộc có tiền tố
    - Không đăng bài Quảng Cáo
    - Chỉ được phép đăng bài Tuyển dụng trong lĩnh vực nhân sự, hành chính và liên quan
    - 1 nick chỉ được phép đăng tối đa 2 bài tuyển dụng 1 tuần
    - Bài tuyển dụng bắt buộc phải có thời hạn, và sẽ bị xóa sau khi hết hạn 3 ngày
    ------------------------------
    Liên hệ quản trị diễn đàn: nguyenbaoanh89@gmail.com
    Dismiss Notice
  1. Hoài Không

    Hoài Không New Member

    Tham gia ngày:
    2/4/08
    Bài viết:
    1,689
    Đã được thích:
    54
    Điểm thành tích:
    0
    Không ai ngăn cản các nhân viên của mình tự tin vào khả năng chuyên môn cũng như kinh nghiệm làm việc họ đúc kết được. Nhưng chắc hẳn không một vị sếp nào cảm thấy thích thú khi có trong tay kiểu nhân viên chỉ biết bản thân là số một.


    [​IMG]


    Hằng mới thi tuyển vào công ty với số điểm cao nhất. Bằng đỏ đại học, ngoại ngữ thành thạo thêm vài năm kinh nghiệm làm cho các công ty tầm cỡ, có thể nói Hằng khiến các đồng nghiệp mới phải khâm phục đến "sát đất". Thậm chí ban lãnh đạo cũng "để ý" để tương lai sẽ cân nhắc Hằng lên nếu cô thể hiện được khả năng lãnh đạo ngoài năng lực vốn có. Thế nhưng, tất cả đã vuột mất khỏi tay Hằng nhanh chóng. Giỏi giang nhưng ngặt nỗi Hằng lại là cô gái quá mạnh mẽ và quá... đề cao bản thân mình.


    Cô luôn nghĩ rằng ở công ty này chẳng có nhân viên nào giỏi bằng mình, do đó, Hằng xem thường tất cả mọi người. Trong mỗi cuộc họp, cô chê bai ý kiến của người này, người nọ. Giao cho cô làm dự án với một số nhân viên khác, Hằng thẳng thừng tự chối và nhận làm một mình vì theo cô "làm việc với những người không giỏi bằng mình thì chỉ tốn thời gian chỉ bảo vô ích, thà một mình xoay xở có khi còn đỡ mệt hơn". Thời gian rảnh rỗi, cô lại rôm rả góp chuyện với các bà các chị trong phòng nhưng những câu chuyện của Hằng chẳng có gì khác ngoài việc chỉ trích người này thiếu năng lực, người kia quản lý kém, đến cả trưởng phòng cô cũng không ngại bảo nếu đưa ra so sánh cũng chẳng bằng cô. Thành ra, mọi người cũng ngại nói chuyện với Hằng. Mỗi khi Hằng xuất hiện, tất cả lại tản ra làm việc khác. Tự nhiên, Hằng bị cô lập.


    Cái Tôi quá lớn khiến Hằng không bao giờ nhận được sự hợp tác của đồng nghiệp. Tất cả mọi việc cô đều phải làm một mình. Nhưng năng lực con người cũng có hạn, có không ít dự án Hằng nhận nhưng không hoàn thành đúng hẹn. Cô bị sếp chê trách, bị những đồng nghiệp vốn không ưa ra mặt coi thường. Và rồi một ngày tự Hằng đã phải ngậm ngùi viết vào lá đơn xin thôi việc, phá hỏng cả một chặng đường sáng sủa chờ đợi cô phía trước.


    Tuy không giỏi giang hơn ai trong công ty nhưng Trung vẫn luôn tỏ ra kiêu căng, hợm hĩnh vì là bạn thân hồi đại học với sếp Tổng. Nghĩ mình đã có chỗ dựa vững chắc, Trung cũng chẳng coi người khác ra gì. Với ai, Trung cũng lên giọng giáo huấn, dạy bảo với giọng kẻ cả, đặc biệt là các nhân viên mới. Mỗi câu nói, Trung đều thể hiện thái độ dè bỉu, khinh thường, thậm chí rêu rao lỗi của người khác với thiên hạ.


    Làm việc lâu năm, nhiều kinh nghiệm nên Trung được bạn ưu ái cho lên chức trưởng phòng. Nhưng Trung lại tự cho mình tài năng hơn người, sẵn có chút chức vị, Trung lại càng ra mặt phách lối. Xem mình là nhất nên việc gì Trung cũng muốn tham gia vào và luôn muốn ở vị trí chỉ đạo. Trung thường xuyên quấy rầy người khác bằng cách đi qua, “săm soi” bàn làm việc, máy tính,… để tìm chỗ sơ hở của đồng nghiệp, nhân viên dưới. Thậm chí ngay cả những vấn đề không thuộc chuyên môn hiểu biết của Trung, Trung cũng muốn đóng góp ý kiến. Những lời góp ý của Trung tất nhiên thường ít mang tính xây dựng mà chủ yếu để anh ta tự khoe mẽ.


    Vậy nên, nhiều người cảm thấy bức bối khi cùng làm việc với Trung, họ đồng loạt nộp đơn lên giám đốc xin được điều chuyển sang phòng ban khác hoặc nghỉ việc. Đến bây giờ, vị giám đốc mới nhận ra sai lầm của mình khi nhận và cân nhắc một người sẵn tính cao ngạo như Trung.


    Đề cao bản thân không phải là xấu, nhưng đề cao một cách thái quá lại khiến hình ảnh của bạn trở nên "méo mó" trong mắt lãnh đạo và đồng nghiệp. Với họ, bạn không là gì khác ngoài một kẻ cao ngạo, tầm thường và khó chấp nhận được. Thế nhưng, không phải nhân viên nào kiểu này cũng đáng bị "đá" ra ngoài. Sếp và các nhân viên khác cần phải "dạy dỗ" họ một cách cẩn thận.


    Nếu bạn là lãnh đạo và trong công ty xuất hiện kiểu nhân viên này thì điều quan trọng nhất là bạn phải cho những nhân viên của mình ý thức rõ họ là ai. Trong nhiều trường hợp, biện pháp phổ biến là giao việc cần nhiều sức lực và sự kêu gọi hợp tác để họ hạ thấp cái Tôi của mình xuống. Không nên giao vị trí quản lý nhỏ hơn cho những nhân viên kiểu này. Nếu cần thiết khả năng đặc biệt của họ hãy giao hẳn cho họ một lĩnh vực khiến họ cảm thấy được coi trọng mà toàn tâm toàn ý.


    Võ Hiền


    http://laodongvieclam.vtv.vn
     

Chia sẻ trang này

Share