Chia sẻ Thỏa ước lao động tập thể là gì ?

Thảo luận trong 'HOẠCH ĐỊNH NHÂN SỰ' bắt đầu bởi ThienHac, 10/11/08.

  1. QUY ĐỊNH DIỄN ĐÀN
    - Đăng bài viết bắt buộc có tiền tố
    - Không đăng bài Quảng Cáo
    - Chỉ được phép đăng bài Tuyển dụng trong lĩnh vực nhân sự, hành chính và liên quan
    - 1 nick chỉ được phép đăng tối đa 2 bài tuyển dụng 1 tuần
    - Bài tuyển dụng bắt buộc phải có thời hạn, và sẽ bị xóa sau khi hết hạn 3 ngày
    ------------------------------
    Liên hệ quản trị diễn đàn: nguyenbaoanh89@gmail.com
    Dismiss Notice
  1. ThienHac

    ThienHac Super Moderator

    Tham gia ngày:
    2/4/08
    Bài viết:
    230
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    - Thảo ước lao động tập thể là gì ?


    + Xem file acttach


    - Nếu công ty không có tổ chức công đoàn thì ai sẽ đại diện cho tập thể người lao động để ký TULDTT ạ?


    + Có thể cử một người trong nhóm đại diện để ký kết hợp đồng. Nhưng đồng thời phải có đủ hồ sơ của những người còn lại


    - Em nghĩ TULDTT thì không bắt buộc doanh nghiệp phải có. vậy khi lập TƯLDTT thì có bắt buộc phải đăng ký với phòng lao động không?


    + Cái này các công ty tư nhân thường k đăng ký.


    + Theo mình thì Thỏa ước lao động tập thể phải được đăng ký với sở lao động thương binh xã hội vì:


    Trên hợp đồng lao động thường chỉ thỏa thuận mức lương đóng BHXH, lương khoán thỏa thuận tại TULDTT. Nếu Thỏa ước LDDTT và hệ thống thang bảng lương không được đăng ký với sở LDTBXH, cơ quan thuế có quyền xuất toán khoản chi lương khoán ko thoả thuận trên hợp đồng lao động.

    thoa_uoc_LDTT_PL.rar

    Thoa_uoc_lao_dong_tap_the.rar
     

    Các file đính kèm:

  2. Phương Huyền

    Phương Huyền Hội viên CPO Club

    Tham gia ngày:
    6/9/08
    Bài viết:
    24
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Theo mình, 1 cách đơn giản là TULDTT phải đăng kí với cơ quan LĐ cấp tỉnh vì có đăng kí thì mới có hiệu lực.


    Nội dung tùy theo sự thỏa thuận giữa Người sử dụng LĐ và NLĐ, mỗi DN mỗi khác nhưng ít nhất phải đảm bảo đủ các nội dung sau:


    Việc làm và bảo đảm việc làm;


    Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;


    Tiền lương, tiền thưởng, phụ cấp lương;


    Định mức lao động;


    An toàn lao động. vệ sinh lao động


    Bảo hiểm xã hội đối với người lao động.


    Xin gửi mọi người tham khảo TULĐTT trong file đính kèm

    Thoa_uoc_lao_dong.doc
     

    Các file đính kèm:

  3. saudam

    saudam New Member

    Tham gia ngày:
    3/4/08
    Bài viết:
    278
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Nơi ở:
    1,2 ,3 con rùa hê hê
    1. Những tác dụng cơ bản của Thoả ước lao động tập thể trong quan hệ lao động?


    Thoả ước lao động tập thể là văn bản thoả thuận giữa tập thể lao động và người sử dụng lao động về các điều kiện lao động và sử dụng lao động, quyền lợi và nghĩa vụ của hai bên trong quan hệ lao động. Chính vì vậy, Thoả ước lao động tập thể có những tác dụng rất lớn trong quan hệ lao động:


    1. Là công cụ cụ thể hóa các quy định của pháp luật phù hợp với tính chất, đặc điểm của doanh nghiệp; làm cơ sở pháp lý quan trọng để doanh nghiệp ký hợp đồng lao động với người lao động.


    2. Tạo nên sự cộng đồng trách nhiệm của hai bên trong việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh trên cơ sở pháp luật lao động; tạo điều kiện cho người lao động thông qua sức mạnh tập thể để thương lượng đạt được những lợi ích cao hơn so với quy định của pháp luật.


    3. Là cơ sở pháp lý quan trọng bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của các bên quan hệ lao động. Trên cơ sở đó, xây dựng mối quan hệ lao động hài hoà, ổn định, cùng nhau hợp tác vì sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.


    4. Tạo điều kiện cho tổ chức công đoàn nâng cao vai trò, vị trí trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ của công đoàn.


    Thoả ước lao động tập thể bao gồm 7 nội dung sau:


    1- Việc làm và đảm bảo việc làm


    Nội dung này phải cụ thể, rõ ràng về các hình thức và thời hạn sẽ tiến hành ký hợp đồng lao động cho từng loại công việc, từng chức danh và bậc thợ trong doanh nghiệp. Các nguyên tắc và chế độ cụ thể khi tuyển dụng, thay đổi nơi làm việc, nâng cao tay nghề, đào tạo, ký lại hợp đồng lao động. Những biện pháp bảo đảm việc làm, chế độ cho công nhân khi doanh nghiệp thu hẹp phạm vi sản xuất. Quyền hạn và trách nhiệm của đại diện tập thể lao động trong việc giám sát thực hiện và giải quyết tranh chấp về HĐLĐ.


    2- Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi


    Cần quy định cụ thể thời giờ làm việc tối đa cho từng bộ phận, chức danh công việc; nguyên tắc huy động và thời gian cho phép làm thêm giờ, tiền lương trả cho người lao động khi làm thêm giờ, phương thức trả, đơn giá trả lương cho thời gian làm thêm.


    Một trong những vấn đề quan trọng của nội dung này là chế độ đối với người lao động khi nghỉ phép năm, tiền lương trả cho họ vì công việc mà không nghỉ phép năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày được nghỉ.


    3- Tiền lương, tiền thưởng và phụ cấp lương


    Thoả thuận mức tiền lương, phụ cấp lương cụ thể cho từng công việc phù hợp với khả năng, hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, đặc biệt là phải thoả thuận mức lương tối thiểu, mức lương trung bình doanh nghiệp trả cho người lao động, phương thức điều chỉnh tiền lương khi giá cả thị trường biến động, nguyên tắc nâng bậc lương, thời gian trả lương, nguyên tắc chi thưởng, mức thưởng.


    4- Định mức lao động


    Việc xác lập định mức lao động tương ứng với xác định đơn giá tiền lương phải phù hợp với từng loại công việc, từng loại nghề trên cơ sở điều kiện thực tế về tính chất, mức độ phức tạp hay nặng nhọc của công việc và khả năng thực hiện định mức, nguyên tắc thay đổi định mức.


    5- An toàn lao động, vệ sinh lao động


    Thoả thuận cụ thể về nội quy an toàn, vệ sinh lao động và các quy định về bảo hộ lao động, biện pháp cải thiện điều kiện làm việc; chế độ đối với người lao động làm những công việc nặng nhọc, độc hại; chế độ trang bị phòng hộ cá nhân, bồi dưỡng sức khoẻ và trách nhiệm bồi thường hoặc trợ cấp đối với người lao động khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.


    6- Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế


    Thoả thuận quy định rõ trách nhiệm, quyền lợi của giám đốc doanh nghiệp và người lao động trong việc thực hiện nghĩa vụ đóng góp, thu nộp, chi trả các loại bảo hiểm, các chế độ bảo hiểm xã hội mà người lao động được hưởng theo từng loại hợp đồng lao động.


    7- Những nội dung thỏa thuận khác: về phúc lợi tập thể; ăn giữa ca; trợ cấp hiếu, hỷ; phương thức giải quyết tranh chấp lao động phát sinh trong quan hệ lao động…
     
  4. saudam

    saudam New Member

    Tham gia ngày:
    3/4/08
    Bài viết:
    278
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Nơi ở:
    1,2 ,3 con rùa hê hê
    3. Trình tự thương lượng, ký kết thoả ước tập thể?


    – Hai bên đưa ra yêu cầu và nội dung cần thương lượng: Những yêu cầu và nội dung đưa ra đòi hỏi phải sát thực tế, khách quan, trên tinh thần hai bên cùng có lợi, tránh đưa ra những yêu cầu và nội dung trái pháp luật, hoặc có tính chất yêu sách đòi hỏi hoặc áp đặt.


    – Hai bên tiến hành thương lượng trên cơ sở xem xét các yêu cầu và nội dung của mỗi bên;


    – Mỗi bên tổ chức lấy ý kiến phía mình đại diện về dự thảo thoả ước;


    – Hai bên hoàn thiện dự thảo và tiến hành ký kết thoả ước khi có trên 50% số người của tập thể lao động trong doanh nghiệp tán thành nội dung của thoả ước.


    4. Vai trò của tổ chức công đoàn trong việc tổ chức thương lượng, ký kết thoả ước lao động tập thể được quy định như thế nào ?


    Theo quy định tại Điều 45 Bộ Luật Lao động, tổ chức công đoàn có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc tổ chức thương lượng, ký kết thoả ước lao động tập thể. Theo đó:


    – Tổ chức công đoàn (Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc Ban chấp hành công đoàn lâm thời) là đại diện cho người lao động tham gia thương lượng thoả ước tập thể.


    – Chủ tịch Ban chấp hành công đoàn cơ sở (hoặc người do Ban chấp hành công đoàn cơ sở uỷ quyền) là người có thẩm quyền đại diện cho tập thể lao động ký thoả ước lao động tập thể.


    – Sau ba tháng thực hiện (đối với thoả ước tập thể có hiệu lực dưới một năm) và sau sáu tháng (đối với thoả ước tập thể có hiệu lực từ một năm đến ba năm), Ban chấp hành công đoàn có quyền yêu cầu sửa đổi, bổ sung thoả ước.


    Như vậy, với chức năng bảo vệ quyền, lợi ích của người lao động, tổ chức công đoàn lãnh đạo, tổ chức, vận động, tập hợp người lao động tham gia quá trình thương lượng và là đại diện tập thể lao động trực tiếp thương lượng, ký kết thoả ước lao động tập thể. Thông qua việc thương lượng và ký kết thoả ước tập thể, công đoàn thể hiện vai trò quan trọng trong việc thực hiện chức năng bảo vệ người lao động và đoàn viên của mình. Qua đó, tạo sự tin tưởng, gắn bó của người lao động với tổ chức công đoàn.
     
  5. saudam

    saudam New Member

    Tham gia ngày:
    3/4/08
    Bài viết:
    278
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Nơi ở:
    1,2 ,3 con rùa hê hê
    5. Người sử dụng lao động từ chối thương lượng, ký kết thoả ước lao động tập thể bị xử lý như thế nào?


    Theo quy định tại Nghị định số 113/NĐ-CP ngày 16/4/2004 của Chính phủ. quy định về xử phạt vi phạm hành chính về hành vi vi phạm pháp luật lao động:


    – Người sử dụng lao động từ chối thương lượng để ký kết hoặc từ chối thương lượng sửa đổi, bổ sung thoả ước lao động tập thể khi nhận được yêu cầu của đại diện tập thể người lao động, thì sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng và bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả - buộc phải tiến hành thương lượng để ký kết hoặc sửa đổi, bổ sung thỏa ước lao động tập thể theo yêu cầu của đại diện tập thể người lao động.


    – Sau khi đã ký kết thoả ước lao động tập thể, người sử dụng lao động không đăng ký thoả ước với cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh thì sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000. Ngoài ra, còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả - buộc phải tiến hành đăng ký thỏa ước lao động tập thể với cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh theo quy định của pháp luật.


    congdoanvn.org.vn
     
  6. saudam

    saudam New Member

    Tham gia ngày:
    3/4/08
    Bài viết:
    278
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Nơi ở:
    1,2 ,3 con rùa hê hê
    Trình tự đăng ký:


    Trong thời gian 10 ngày, kể từ ngày ký kết thỏa ước lao động tập thể, người sử dụng lao động phải gửi bản thỏa ước lao động tập thể đến Sở Lao động - Thương binh và xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, nơi có trụ sở chính của doanh nghiệp hoặc tổ chức để đăng ký. Doanh nghiệp trong khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao (gọi chung là khu công nghiệp) đăng ký tại Ban quản lý khu công nghiệp theo ủy quyền của Sở Lao động – Thương binh và xã hội, nơi có trụ sở chính của Ban quản lý đó.


    THỦ TỤC:


    1. Đơn đăng ký thỏa ước lao động tập thể (theo mẫu);


    2. Biên bản lấy ý kiến tập thể người lao động hoặc trích Nghị quyết của Đại hội Công nhân viên chức;


    3. Bản thỏa ước lao động tập thể của Doanh nghiệp (1 bản).


    LỆ PHÍ: Không thu
     
  7. Viet - CiteHR Vietnam

    Viet - CiteHR Vietnam New Member

    Tham gia ngày:
    28/5/08
    Bài viết:
    26
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Giới tính:
    Nam
    - Không hiểu đồng chí hỏi hay trả lời cái câu Thỏa ước Lao động là gì?


    - Công ty không tổ chức công đoàn (<10 người) thì toàn bộ các cán bộ công nhân viên phải ký vào đó. Trong trường hợp này, Sở không đồng ý nhóm đại diện đâu vì đại diện thì phải có tổ chức công đoàn và 1 bên người sử dụng lao động


    - Thỏa ước lao động là thỏa thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động trong các vấn đề quy định về quyền và nghĩa vụ...của NLĐ trong Công ty. Nếu có công đoàn thì phải làm cái này mà không làm thì Sở sẽ kiểm tra và yêu cầu phải làm: Thỏa ước và Nội quy (nói tóm lại: trước sau gì cũng phải làm)


    - Tất cả các công ty phải đăng ký (họ quên và sở thì ít kiểm tra)....MÀ EM TỰ HỎI SAO SỞ KHÔNG LÀM CÁI NÀY NGAY TỪ ĐẦU ĐỂ HOÀN THIỆN BỘ HỒ SƠ ĐĂNG KÝ THANG BẢNG LƯƠNG NHỈ?


    - Câu cuối nhận đình đúng, trừ: thuế không xác định mình tính lương nào? Tax chỉ quan tâm chi và thu thuế phù hợp thôi.


    Việt
     
  8. vtnduc

    vtnduc Member

    Tham gia ngày:
    17/10/08
    Bài viết:
    42
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    6
    Giới tính:
    Nam
    Nơi ở:
    HCM
    Trường hợp cả 02 bên không thỏa thuận được thì việc tiến hành tiếp theo ntn?
     
  9. jinyong_93

    jinyong_93 New Member

    Tham gia ngày:
    7/3/12
    Bài viết:
    2
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    QUOTE(Chú Thích)(vtnduc @ Sep 15 2009, 02:15 PM)

    Trường hợp cả 02 bên không thỏa thuận được thì việc tiến hành tiếp theo ntn?


    theo mình nghĩ: kết thúc giai đoạn 2 "đàm phán" về nội dung thỏa ước lao động tập thể sẽ có 2 trường hợp xảy ra:
    1. thống nhất đưa ra được 1 bản dự thảo thỏa ước
    2. không thống nhất được vấn đề gì và trường hợp xấu nhất là không đạt được sự đồng tình ủng đi đến kí kết 1 bản thỏa ước ====> không có bản thỏa ước lao động tập thể (vì TUWLDDTT không bắt buộc mà)
    tuy nhiên, mình vẫn thắc mắc về các giai đoạn trong trình tự thủ tục thương lượng thỏa ước lao động tập thể. cụ thể ở giai đoạn 3 "tổ chức lấy ý kiến" của 1 doanh nghiệp A có tổng số công nhân là 1000 người. trong quá trình lấy ý kiến chỉ có 400 người đồng ý. 150 công nhân khác vì lý do ốm, gia đình không thể tham gia được trong buổi lấy ý kiến. mà theo quy định phải có >50% ý kiến đồng ý thì 2 bên mới có thể ký kết hợp đồng lao động được.
    vậy trong trường hợp này TƯLĐTT có thể ký kết được không? 150 công nhân vắng mặt ta phải xử lý trí thế nào?
    hy vọng nhận được những đóng góp ý kiến của các a c và các bn.
    Thân!
     
  10. nthung_vn

    nthung_vn New Member

    Tham gia ngày:
    26/8/11
    Bài viết:
    8
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    QUOTE(Chú Thích)(jinyong_93 @ Mar 7 2012, 11:05 AM)

    tuy nhiên, mình vẫn thắc mắc về các giai đoạn trong trình tự thủ tục thương lượng thỏa ước lao động tập thể. cụ thể ở giai đoạn 3 "tổ chức lấy ý kiến" của 1 doanh nghiệp A có tổng số công nhân là 1000 người. trong quá trình lấy ý kiến chỉ có 400 người đồng ý. 150 công nhân khác vì lý do ốm, gia đình không thể tham gia được trong buổi lấy ý kiến. mà theo quy định phải có >50% ý kiến đồng ý thì 2 bên mới có thể ký kết hợp đồng lao động được.
    vậy trong trường hợp này TƯLĐTT có thể ký kết được không? 150 công nhân vắng mặt ta phải xử lý trí thế nào?
    hy vọng nhận được những đóng góp ý kiến của các a c và các bn.
    Thân!


    Theo mình thì >50% ý kiến đồng ý trên tổng số người tham dự buổi họp hợp lệ là được.
    Còn cuộc họp có hợp lệ hay không thì tùy quy trình và quy định tổ chức hội nghị của công ty như: thời hạn gửi dự thảo TULĐTT, gửi thư mời (hoặc thông báo) trước khi họp, hay quy định phải có mặt đủ ít nhất 2/3 tổng số CBCNV, ...
     

Chia sẻ trang này

Share