Hỏi Đáp Thủ tục giải quyết trường hợp Nhân viên tự ý nghỉ việc không xin phép quá 5 ngày

Thảo luận trong 'TƯ VẤN LUẬT LAO ĐỘNG' bắt đầu bởi thuypnj, 11/9/10.

  1. QUY ĐỊNH DIỄN ĐÀN
    - Đăng bài viết bắt buộc có tiền tố
    - Không đăng bài Quảng Cáo
    - Chỉ được phép đăng bài Tuyển dụng trong lĩnh vực nhân sự, hành chính và liên quan
    - 1 nick chỉ được phép đăng tối đa 2 bài tuyển dụng 1 tuần
    - Bài tuyển dụng bắt buộc phải có thời hạn, và sẽ bị xóa sau khi hết hạn 3 ngày
    ------------------------------
    Liên hệ quản trị diễn đàn: nguyenbaoanh89@gmail.com
    Dismiss Notice
  1. thuypnj

    thuypnj New Member

    Tham gia ngày:
    15/8/10
    Bài viết:
    88
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Giới tính:
    Nữ
    Chào các bạn!


    Hiện công ty mình đang gặp trường hợp Một nhân viên nghỉ việc quá 5 ngày cộng dồn trong tháng. Theo quy đinh Luật lao động, nhân viên nghỉ việc quá 5 ngày cộng dồn trong tháng thì có thể sa thải nhân viên đó. Vậy thủ tục pháp lý để sa thải nhân viên đó bao gồm những gì? Các biên bản gì? các bạn chỉ giùm mình.


    Thanks nhiều
     
  2. Lê Lợi

    Lê Lợi New Member

    Tham gia ngày:
    11/9/10
    Bài viết:
    4
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
     
  3. athanhx

    athanhx New Member

    Tham gia ngày:
    11/9/10
    Bài viết:
    8
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Giới tính:
    Nam
    Nơi ở:
    KCN BH II
    Chào bạn!


    Nếu NLĐ nghỉ trên 5 ngày/tháng mà không có lý do chính đáng thì Cty có thể tiến hành sử lý xa thải:


    1. Triệu tập cuộc họp Hội đồng kỷ luật(bao gồm đại diện của Người sử dụng lao động, đại diện BCH Công đoàn cơ sở và Người lao động vi phạm). Người SDLĐ phải chứng minh được lỗi vi phạm của NLĐ và nếu được sự đồng thuận của đại diện Công đoàn cơ sở thì NSDLĐ có thể ra quyết định kỷ luật là Sa thải :( . Nếu người vi phạm cảm thấy không phục thì họ có thể nhờ Hội đồng hòa giải cơ sở giúp đỡ.


    2. NSDLĐ ra quyết định thôi việc và trả đầy đủ những gì thuộc về NLĐ như: Sổ lao động, Sổ HBXH, lương...


    3. Thông báo cho cơ quan quản lý lao động địa phương.


    (Phải có biên bản làm việc rõ ràng để tránh rắc rối về sau)


    Bạn tham khảo nha :lol:
     
  4. thuypnj

    thuypnj New Member

    Tham gia ngày:
    15/8/10
    Bài viết:
    88
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Giới tính:
    Nữ
    Vấn đề bay giờ là họ tự ý nghỉ việc, gọi điện mời họ đến giải quyết nhưng họ không đến. Nên trong biên bản không có người lao động vi phạm thì sao?


    Hiện tại mình mới chỉ làm biên bản ghi nhận sự việc về sự vắng mặt của nhân viên quá 5 ngày và đang tiến hành làm biên bản xử lý kỷ luật lao động (vắng mặt của đương sự vì họ không đến). Như vậy thủ tục đã đảm bảo chưa?
     
  5. mykhanh80

    mykhanh80 Member

    Tham gia ngày:
    24/7/09
    Bài viết:
    92
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    8
    Chào bạn! Mình xin góp ý thêm về hướng giải quyết nhé.


    - Nếu người lao động tự ý nghỉ việc liên tục 5 ngày trong 1 tháng thì bạn làm 1 biên bản ghi nhận sự việc về sự vắng mặt của nhân viên là hợp lý (chỉ cần có bằng chứng chứng minh những ngày tự ý nghỉ việc là những ngày NLĐ đã được thông báo là những ngày làm việc trong tháng của họ); nhưng nếu trường hợp 5 ngày NLĐ tự ý nghỉ việc là 5 ngày dàn trải trong tháng thì bạn phải tổng hợp các biên bản và tường tường trình của NLĐ đối với từng lần tự ý nghỉ việc.


    - Bạn lưu ý rằng chỉ có thể xử lý kỷ luật vắng mặt NLĐ khi đã 3 lần có văn bản thông báo mà không đến.


    Chúc bạn đạt kết quả tốt trong công việc!
     
  6. mykhanh80

    mykhanh80 Member

    Tham gia ngày:
    24/7/09
    Bài viết:
    92
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    8
    Chào các bạn!


    Các bạn cùng chia sẻ với mình về cách xử lý đối với trường hợp này với?


    1. NLĐ tự ý nghỉ việc liên tục 5 ngày trong 1 tháng: từ 27/7 đến 31/7 ( 5 ngày cộng dồn trong tháng); đủ điều kiện để xử lý kỷ luật sa thài theo quy đnịh của PL lao động.


    2. NLĐ tự ý nghỉ việc 5 ngày liên tục : từ 29/7 đến 02/8 (3 ngày tháng trước + 2 ngày tháng sau); chưa đủ điều kiện xử lý KL sa thải vì không đủ 5 ngày cộng dồn trong tháng


    vậy giải quyết như làm thế nào để NLĐ thấy công bằng vì mức độ vi phạm như nhau nhưng xử lý lại khác nhau?
     
  7. vthtram0912

    vthtram0912 New Member

    Tham gia ngày:
    29/4/09
    Bài viết:
    292
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Đành bó tay với các cao thủ này thôi bạn ạh. Luật tuy nghiêm mà không nghiem là thế đó bạn ạh, vì thế mới có việc lách luật do các khe hở trên. Bản thân chúng ta làm Nhân sự đôi lúc cũng phải lách luật đấy thôi, thì NLĐ cũng thế.
     
  8. athanhx

    athanhx New Member

    Tham gia ngày:
    11/9/10
    Bài viết:
    8
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Giới tính:
    Nam
    Nơi ở:
    KCN BH II
    Nếu vậy thì bạn nên sử dụng: mẫu form số 7: Ban hành kèm theo Thông tư số 19/2003/TT-BLĐTBXH ngày 22 tháng 9 năm 2003 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để gởi đến địa chỉ liên lạc của người này qua đường bưu điện(tối đa là 3 lần) mà họ vẫn không đến thì cty bạn có quyền xử lý kỷ luật vắng mặt. Trình tự thì cũng như tôi đã nói ở trên.


    Không được xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động đang trong thời gian:


    a) Nghỉ ốm đau, điều dưỡng; nghỉ việc được sự đồng ý của người sử dụng lao động.


    b) Bị tạm giam, tạm giữ.


    c) Chờ kết quả của cơ quan có thẩm quyền điều tra, xác minh và kết luận đối với hành vi vi phạm được quy định tại điểm a khoản 1 Điều 85 của Bộ Luật Lao động.


    d) Người lao động nữ có thai; nghỉ thai sản ; nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi. Người lao động nam phải nuôi con nhỏ dưới 12 tháng.


    Mấy cái vụ này cũng nhức đầu thiệt, ở Cty mình hiện có gần 3 ngàn LĐ, số lượng ra vô hàng ngày cứ như là đi chợ vậy :)
     
  9. Goalinmylife

    Goalinmylife Cộng tác viên

    Tham gia ngày:
    12/4/08
    Bài viết:
    130
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Giới tính:
    Nữ
    Nơi ở:
    Ha Noi
    Mình lại nghĩ theo hướng khác, Luật quy định là vậy, bộ phận Nhân sự trên cơ sở đó và đặc điểm, tình hình thực tế của DN để đưa ra các quy định phù hợp; nhằm xây dựng kỷ luật lao động, bảo vệ quyền lợi của DN và người sử dụng lao động.


    Trường hợp trên, bộ phận Nhân sự có các hướng giải quyết như sau:


    - Ghi nhận, theo dõi quá trình làm việc tiếp theo của người lao động. Trường hợp người lao động đó tiếp tục tự ý nghỉ việc trong các tháng tiếp theo (cộng dồn đủ 20 ngày/năm) -> áp dụng hình thức sa thải theo quy định của Luật lao động.


    - Trường hợp hiện tượng người lao động tự ý nghỉ việc diễn ra thường xuyên, phổ biến; DN quy định rõ trong Nội quy lao động: Người lao động tự ý nghỉ việc ? ngày/ tháng -> áp dụng hình thức kỷ luật (khiển trách, hạ bậc lương.....). Cộng dồn nhiều lần lần vi phạm:


    + Hoặc Người lao động sẽ nghỉ việc/bỏ việc vì thấy không tiếp tục đáp ứng được yêu cầu công việc


    + Hoặc người sử dụng lao động sẽ xử lý kỷ luật vì người lao động vì đã vi phạm nội quy lao động (vi phạm nhiều lần, lặp lại -> sa thải).
     
  10. xuanhuynh

    xuanhuynh New Member

    Tham gia ngày:
    29/6/09
    Bài viết:
    104
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Nơi ở:
    Hanoi
    Trường hợp này có thể tham khảo công văn 646 của BLĐTBXH để xử lý.


    BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM


    VÀ XÃ HỘI Độc lập - Tự do - Hạnh phúc


    -*- ---------------------------


    Số: 646/LĐTBXH-CSLĐVL Hà nội, ngày 6 tháng 3 năm 2003


    V/v: Thực hiện pháp luật lao động


    Kính gửi: Công ty chế biến XNK Thuỷ sản Bà Rịa – Vũng Tàu


    Trả lời công văn ngày 18/02/2003 của quý Công ty hỏi về việc ghi tại trích yếu, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có ý kiến như sau:


    1/ Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không đúng các quy định tại Điều 37 của Bộ Luật Lao động, vi phạm về thời gian báo trước hoặc điều kiện chấm dứt, thì không được trợ cấp thôi việc và phải bồi thường các khoản tiền theo quy định của pháp luật.


    2/ Khi người lao động tự ý bỏ việc liên tục từ 5 ngày trở lên mà không có lý do chính đáng, thì người sử dụng lao động gửi văn bản thông báo cho người lao động đến nơi làm việc để xem xét mối quan hệ lao động:


    a) Nếu trong thời hạn 5 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo, người lao động đến nơi làm việc đề đạt nguyên vọng được tiếp tục làm việc, thì người sử dụng lao động bố trí việc làm cho người lao động và tiến hành xử lý kỷ luật lao động. Trường hợp bị xử lý bằng hình thức sa thải, người lao động được trợ cấp thôi việc.


    B) Nếu quá thời hạn 5 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo, người lao động không đến nơi làm việc và không báo cáo lý do vắng mặt, thì người sử dụng lao động trao đổi, thống nhất với Ban chấp hành công đoàn cơ sở, báo cáo cơ quan quản lý Nhà nước về lao động địa phương biết và xử lý như trường hợp người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật./.


    Nơi nhận: TL.BỘ TRƯỞNG


    - Như trên; BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI


    - Lưu VP, Vụ CSLĐVL Vụ trưởng Vụ Chính sách Lao động và Việc làm


    Nguyễn Đại Đồng
     
  11. Võ Đức Huy

    Võ Đức Huy New Member

    Tham gia ngày:
    14/11/17
    Bài viết:
    1
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Giới tính:
    Nam
    Nơi ở:
    Xa La, Phúc La, Hà Đông, Hà Nội
    Em chào các anh chị, em mới phải đảm nhiệm thêm công việc hành chính, bên em cũng có 1 bạn tự ý nghỉ gọi điện không nghe máy. Các anh chị làm về nhân sự nhiều cho em xin các mẫu file để xử lý vụ này được không ah
     

Chia sẻ trang này

Share