Trợ cấp thôi việc

Thảo luận trong 'LUẬT LAO ĐỘNG, BHXH' bắt đầu bởi hoangthuy2601, 19/9/13.

  1. QUY ĐỊNH DIỄN ĐÀN
    - Đăng bài viết bắt buộc có tiền tố
    - Không đăng bài Quảng Cáo
    - Chỉ được phép đăng bài Tuyển dụng trong lĩnh vực nhân sự, hành chính và liên quan
    - 1 nick chỉ được phép đăng tối đa 2 bài tuyển dụng 1 tuần
    - Bài tuyển dụng bắt buộc phải có thời hạn, và sẽ bị xóa sau khi hết hạn 3 ngày
    ------------------------------
    Liên hệ quản trị diễn đàn: nguyenbaoanh89@gmail.com
    Dismiss Notice
  1. hoangthuy2601

    hoangthuy2601 New Member

    Tham gia ngày:
    20/10/08
    Bài viết:
    54
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Giới tính:
    Nữ
    Chào cả nhà,
    Em có thắc mắc về thời gian tính trợ cấp thôi việc như sau nhờ anh chị em giúp đỡ:
    - Theo điều 48 Luật lao động 2012:
    < 1. Khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 5, 6, 7, 9 và 10 Điều 36 của Bộ luật này thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương.
    2. Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc.>

    Như vậy: Ví dụ 1 NLD vào làm việc ngày 1/3/2012 ,thời gian thử việc 30 ngày ký HDLD ngày 1/4/2012, NLD nghỉ việc vào ngày 1/8/2013. Vậy khoảng thời gian thử việc 30 ngày công ty có phải trả trợ cấp thôi việc hay không? Vì thời gian này NLD không được tham gia BHTN.

    Thắc mắc tương tự cho thời gian NLD nữ nghỉ thai sản, thời gian này cũng không tham gia BHTN, vậy công ty có phải chi trả trợ cấp thôi việc hay không?
     
  2. simtota

    simtota New Member

    Tham gia ngày:
    10/5/10
    Bài viết:
    6
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Chào bạn,

    Vẫn phải tính trả trợ cấp thôi việc cho người lao động trong những trường hợp mà bạn thắc mắc bạn nhé.

    Duy có điều, nhiều người lao động không biết được trả chế độ trợ cấp thôi việc như trên.
     
  3. hoangvulenguyen

    hoangvulenguyen New Member

    Tham gia ngày:
    3/7/08
    Bài viết:
    44
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Giới tính:
    Nam
    QUOTE(Chú Thích)(hoangthuy2601 @ Sep 19 2013, 09:55 AM)

    Chào cả nhà,
    Em có thắc mắc về thời gian tính trợ cấp thôi việc như sau nhờ anh chị em giúp đỡ:
    - Theo điều 48 Luật lao động 2012:
    < 1. Khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 5, 6, 7, 9 và 10 Điều 36 của Bộ luật này thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương.
    2. Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc.>

    Như vậy: Ví dụ 1 NLD vào làm việc ngày 1/3/2012 ,thời gian thử việc 30 ngày ký HDLD ngày 1/4/2012, NLD nghỉ việc vào ngày 1/8/2013. Vậy khoảng thời gian thử việc 30 ngày công ty có phải trả trợ cấp thôi việc hay không? Vì thời gian này NLD không được tham gia BHTN.

    Thắc mắc tương tự cho thời gian NLD nữ nghỉ thai sản, thời gian này cũng không tham gia BHTN, vậy công ty có phải chi trả trợ cấp thôi việc hay không?


    Dear hoangthuy,
    - Trường hợp Công ty ký Hợp đồng thử việc với NLĐ thì không chi trả trợ cấp thôi việc cho khoản thời gian này vì theo luật định thì Cty chỉ trả trợ cấp thôi việc với các trường hợp ký Hợp đồng lao động.
    - Trường hợp thời gian nghỉ thai sản (hay nghỉ ốm dài hạn...) thì cũng không phải chi trả trợ cấp thôi việc cho khoản thời gian này vì thời gian NLĐ nghỉ thai sản... là thời gian người lao động không làm việc thực tế cho người sử dụng lao động.
    Best regards,
     
  4. hoangthuy2601

    hoangthuy2601 New Member

    Tham gia ngày:
    20/10/08
    Bài viết:
    54
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Giới tính:
    Nữ
    Mình cũng hiểu giống như bạn Hoàng Vũ, nhưng khách hàng đánh giá nhà máy lại hiểu giống như bạn simtota, chưa gặp trường hợp người lao động nào hỏi hoặc khiếu nại với công ty về phần này. Có cần gửi công văn hỏi Sở Lao Động không các anh chị?
     
  5. DOLIEU

    DOLIEU Member

    Tham gia ngày:
    10/10/08
    Bài viết:
    36
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    6
    Đọc câu hỏi của bạn này làm mình giật mình. Đúng là bình thường NSDLD thường không để ý đến thời gian thử việc.

    Theo quy định của pháp luật thì thời gian này phải được trả trợ cấp thôi việc, trừ khi doanh nghiệp tham gia BHXH, BHYT, BHTN cho người lao động cả thời gian thử việc.

    Bạn có thể tham khảo thêm ở link bên dưới nhé.

    http://danluat.thuvienphapluat.vn/nam-2012...viec-78005.aspx
     
  6. bi_ma2

    bi_ma2 Member

    Tham gia ngày:
    25/8/11
    Bài viết:
    362
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    18
    QUOTE(Chú Thích)(hoangvulenguyen @ Sep 19 2013, 02:26 PM)

    Dear hoangthuy,
    - Trường hợp Công ty ký Hợp đồng thử việc với NLĐ thì không chi trả trợ cấp thôi việc cho khoản thời gian này vì theo luật định thì Cty chỉ trả trợ cấp thôi việc với các trường hợp ký Hợp đồng lao động.
    - Trường hợp thời gian nghỉ thai sản (hay nghỉ ốm dài hạn...) thì cũng không phải chi trả trợ cấp thôi việc cho khoản thời gian này vì thời gian NLĐ nghỉ thai sản... là thời gian người lao động không làm việc thực tế cho người sử dụng lao động.
    Best regards,


    Dear lenguyen,
    Mình chưa đồng tình với quan điểm của bạn về vấn đề này. Vì thời gian thử việc và thời gian thai sản đều được tính là thời gian làm việc của người lao động. Do vậy, công ty vẫn phải trả TCTV cho người lao động trong thời gian này.
    Tuy nhiên, thực tế việc này ít được thực hiện, xuất phát do nhiều nguyên nhân cả từ phía người lao động và người sử dụng lao động.
    Đồng ý với ý kiến của DoLieu. Cảm ơn bạn đã chia sẻ.[​IMG]
     

Chia sẻ trang này

Share